Chronos – Vị thần thời gian của Hy Lạp và thế giới đồng hồ

chronos - vi than thoi gian cua hy lap va the gioi dong ho

Chronos (Χρόνος ) có nghĩa là thời gian và đồng thời cũng là tên của vị thần thời gian trong tiếng Hy Lạp cổ. Trong thế giới đồng hồ, thần Chronos đóng vai trò to lớn để truyền tải những giá trị và ý nghĩa của thời gian hay những cảm hứng nghệ thuật khi chế tác, tên của thần còn được dùng trong “Chronograph” quen thuộc ngày nay.

MỤC LỤC

› Chronos – vị cổ thần thời gian của Hy Lạp

1. Thần Chronos – hiện thân của thời gian

2. Từ Chronos đến Cronus, Saturn và thứ bảy – Saturday

3. Sự hiện diện của thần thời gian Chronos ngày nay

› Các vị thần thời gian của Hy Lạp khác: Aion và Kairos

› Lời kết

Chronos – vị cổ thần thời gian của Hy Lạp

Chronos (tiếng Hy Lạp là Χρόνος), Chrónos, Khronos hay Chronus là vị thần thời gian trong thần thoại Hy Lạp. Ông là một trong những vị thần nguyên thủy tức cổ thần được sinh ra đầu tiên, thậm chí là thần có trước nhất trong tác phẩm Heptamychia (thế kỷ 6 trước công nguyên).

Vị thần Chronos đại diện cho thời gian - ảnh 1


Tác phẩm “Chronos cắt cánh của Cupid” (Time Clipping Cupid’s Wings) của Pierre Mignard năm 1694
Cái tên của thần Chronos cũng có nghĩa là thời gian mà ngày nay thường được viết dưới dạng “Chrono” trong tiếng Anh và xuất hiện rất nhiều trong những khái niệm có liên quan đến đồng hồ, khoa học đồng hồ và thời gian, tiêu biểu như Chronograph, Chronometer, Chronology, Chronic, Chronicle…

Còn trong các phiên bản thần thoại Hy Lạp, thần thời gian Chronos và người bạn đời của mình là nữ thần số phận Ananke (hiện thân của số phận, điều tất yếu, sự cưỡng ép) đã đan vào nhau rồi chia tách ra để hình thành vũ trụ trái đất, biển và bầu trời.

Sau hành động sáng tạo này, cặp vợ chồng thần nguyên thủy Chronos và Ananke đã đi vòng quanh vũ trụ thúc đẩy sự quay vòng của bầu trời và sự vĩnh cửu của thời gian. Sự kết hợp của họ cũng tạo ra định nghĩa về thời gian và số phận.

1. Thần Chronos – hiện thân của thời gian

Trong thời cổ, Chronos được xem là một vị thần vô hình, hình rắn hoặc có ba cái đầu – một là đàn ông, một là bò đực và một là sư tử. Ông cũng thường bị đồng nhất với titan (thần khổng lồ) Cronus (hay còn gọi là Saturn trong thần thoại La Mã) có hình dáng ông già cầm lưỡi liềm, lưỡi hái thu hoạch.

Từ thời Phục Hưng thì nhân dạng được biết đến phổ biến nhất của thần Chronos là một thanh niên với Bánh xe hoàng đạo hoặc một ông già thông thái với bộ râu dài trông rất giống với Cha thời gian (Father Time, phiên bản khác của titan Cronus, ông già có đôi cánh, cầm đồng hồ cát và lưỡi liềm hoặc lưỡi hái thu hoạch).

Chronos bị nhầm lẫn với Cronos - ảnh 2

Tác phẩm “Chronos và con của ông” (Chronos and his child) bởi Giovanni Francesco Romanelli, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, một mô tả thế kỷ 17 đồng nhất Chronos với Titan Cronus (và Cha Thời Gian) cầm lưỡi hái thu hoạch

Mặc dù ban đầu thần thời gian Chronos và titan Cronus (Κρόνος, Kronos) – thần thu hoạch (là cha thần Zeus tối cao trong các bản thần thoại Hy Lạp phổ biến ngày nay) là hai vị thần khác nhau nhưng cái tên đọc gần như giống hệt của họ đã khiến cho sự hợp nhất xảy ra giữa họ từ hàng ngàn năm trước.

Suốt hơn hai ngàn năm qua, người ta đã cho rằng Chronos và titan Cronus là một, từ đó ông cũng được đồng nhất với Cha Thời Gian kể từ thời Phục Hưng. Theo Plutarch (nhà tiểu luận và tiểu sử học La Mã cổ đại sống ở thế kỷ 1), người Hy Lạp tin rằng Cronus là tên ngụ ý của Chronos.

Ngoài cái tên, câu chuyện về Cronus nuốt con cái của ông cũng được hiểu như là một câu chuyện ngụ ngôn về nhiều khía cạnh cụ thể của thời gian. Cronus đại diện cho sự tàn phá của thời gian, thời gian trôi qua, tuổi già, sự suy kiệt đến, những điều mới mẻ xuất hiện, thế hệ lớn hơn đàn áp thế hệ nhỏ hơn, thế hệ trẻ thay thế thế hệ già.

Góc thần thoại Hy Lạp:

Sau khi lật đổ cha mình là thần bầu trời Uranus (vị thần này nhốt những đứa con có hình dạng quái dị của mình xuống địa ngục), titan Cronus đã thay cha trở thành vị thần tối cao. Nhưng cũng bởi hành vi của mình đã khiến ông lo sợ tương lai sẽ bị chính con cháu lật đổ như vậy.

Để an tâm, Cronus đã nuốt tất cả các con của mình khi chúng vừa được sinh ra, (gồm Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon) nhưng thật không may, vợ ông là titaness Rhea xót xa cho số phận của những đứa con đã tráo đứa con út của mình là Zeus bằng một tảng đá để đưa cho Cronus nuốt.

Khi lớn lên, Zeus đã cứu 5 anh chị của mình ra khỏi bụng Cronus và lãnh đạo các thần trẻ đứng lên lật đổ sự thống trị của của Cronus cùng các titan và titaness khác (các vị thần già). Từ đó, 6 anh chị em lãnh đạo thế giới và sinh sản thêm 6 vị thần nữa, đó chính là 12 vị thần đỉnh Olympia thường gặp ngày nay.

2. Từ Chronos Đến Cronus, Saturn và thứ bảy – Saturday

Nói về vị thần thu hoạch (nông nghiệp) Cronus thường bị đồng nhất/nhầm lẫn với thần Chronos cũng có vô số chuyện liên quan đến thời gian nhưng điều thú vị mà ít người biết đó là nguồn gốc của “Saturday” – Thứ Bảy trong tiếng Anh vốn bắt nguồn từ ông.

Do sự quan trọng của titan Cronus đối với người La Mã ở các vụ mùa, biến thể tên gọi trong tiếng La Mã của ông là “Saturn” đã có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa phương Tây và được dùng để gọi sao Thổ trong hệ Mặt Trời.

Từ đó, ngày thứ bảy của tuần lễ Do Thái giáo – Cơ đốc giáo được gọi bằng tiếng Latinh “Dies Saturni” (tức Ngày của sao Thổ), còn trong tiếng Anh thì ngày thứ Bảy từng là Ngày của thần Saturn (Saturn’s Day). Chúng dần trở thành nguồn gốc của từ tiếng Anh Saturday như bây giờ.

3. Sự hiện diện của Thần thời gian Chronos ngày nay

Elgin là thương sử dụng hình tượng Cha thời gian trong quảng bá - ảnh 3

Chronos hay nói chính xác là biến thể của titan Cronus là Cha Thời Gian (Father Time) được biết đến nhiều nhất khi dùng làm biểu tượng của công ty đồng hồ Elgin National (thương hiệu Elgin), một nhà sản xuất đồng hồ lớn của Mỹ từ năm 1864 đến năm 1968 (hiện nay thương hiệu này đã được bán cho công ty Trung Quốc MZ Berger Inc.).

Biểu tượng Cha Thời Gian của Elgin là một ông già râu dài có cánh, tay cầm lưỡi hái cán dài và một chiếc đồng hồ bỏ túi thay cho đồng hồ cát đang trong tư thế đi hoặc chạy. Hiện chiếc đồng hồ Father Time quà tặng của công ty Elgin vào năm 1926 đang đặt tại toà nhà Jewellers, hiện nó cũng là một biểu tượng của thành phố Chicago.

Trên đồng hồ đeo tay, nổi tiếng nhất là phiên bản Chronos được thể hiện bởi tác phẩm chế tác thủ công Konstantin Chaykin Carpe Diem của thợ đồng hồ người Nga Konstantin Chaykin. Mặt số đồng hồ đã khắc họa lại hình ảnh thần thời gian Chronos (biến thể đồng nhất với Cronus và Cha Thời Gian) thông qua bức phù điêu bằng bạc khối.

Dĩ nhiên, không thể không nhắc tới 2 thuật ngữ đã quá quen thuộc ở thế giới đồng hồ có chứa tên gọi của thần Chronos đó là Chronograph và Chronometer rồi. Trong khi Chronograph là chức năng Bấm Giờ làm hàng triệu tín đồ thể thao say mê thì Chronometer (máy đo thời gian) lại là độ chính xác tuyệt vời mà người yêu đồng hồ cơ nào cũng mong muốn.

Cũng với độ chính xác cao, các loại Marine Chronometer (đồng hồ hàng hải) xưa kia đã giúp vô số thương nhân, nhà thám hiểm, thủy thủ đoàn xác định được vị trí (kinh độ) của tàu thuyền khi họ vượt đại dương, đem lại sự lưu thông quốc tế cũng như khám phá những vùng đất mới, con người mới, trao đổi nền văn minh….

Đồng hồ Konstantin Chaykin Carpe Diem với bức phù điêu thần thời gian Chronos - ảnh 4

Đồng hồ Konstantin Chaykin Carpe Diem với bức phù điêu thần thời gian Chronos

Các vị thần thời gian của Hy Lạp khác: Aion và Kairos

Ngoài Chronos thì theo tôn giáo Hy Lạp còn có thêm 2 vị thần đại diện cho quan niệm thời gian là Aion và Kairos.

Trong đó:

Aion: đại diện cho thời gian vĩnh cửu, nó liên quan đến thế giới bên kia.

Vị thần thời gian Aion: đại diện cho thời gian vĩnh cửu - ảnh 5

Aion có tiếng Hy Lạp là Αἰών gắn liền với hình ảnh quả cầu hoặc vòng tròn bao quanh cung hoàng đạo và vũ trụ mang ý nghĩa vĩnh viễn

Kairos: đại diện cho vị thần cơ hội, thời điểm phải hành động để đạt được nhiệm vụ.

Vị thần thời gian Kairos đại diện cho cơ hội - ảnh 6

Kairos có tiếng Hy Lạp cổ là καιρός – mang ý nghĩa thời điểm quan trọng

Hiện nay, để dễ phân biệt, có thể hiểu đơn giản Chronos đại diện cho năm, Aion đại diện cho mùa và Kairos đại diện cho các dịp đặc biệt (trồng trọt hoặc thu hoạch).

Lời kết

Bài viết đã chia sẻ đến bạn thông tin thú vị về các vị thần thời gian nói chung và thần Chronos – vị cổ thần của Hy Lạp và thế giới. Tất cả những thông tin thú vị khác sẽ được cập nhật tại: Kiến thức hay về đồng hồ.

Tham khảo thêm lịch sử đồng hồ:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

4 thảo luận
  1. V
    Vinh

    Hay đấy.

    5 năm trước
    • Đồng Hồ Hải Triều

      Chào anh Vinh

      Dạ, cảm ơn sự quan tâm của anh giành cho Hải Triều. Hy vọng anh sẽ tiếp tục ủng hộ và theo dõi những bài viết tiếp theo của bên em nhé ^^

      Nếu cần thêm thông tin, anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
      Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.

      Chúc anh buổi trưa vui vẻ ạ!
      Trân trọng!
      -bn-

      5 năm trước
  2. D
    Do M. Phat

    Thần Chronos và vợ Ananke không được biết đến nhiều trong thần thoại Hy Lạp, hầu như mọi người đều chỉ xét đến thời đại của Chaos, Gaia. Bài viết hay.

    7 năm trước
    • Đồng Hồ Hải Triều.

      Chào anh Do M. Phat,

      Cảm ơn anh đã dành thời gian quan tâm đến Đồng hồ Hải Triều. Hi vọng anh sẽ dành thời gian đến với showroom đồng hồ của Hải Triều.

      Hải Triều có 7 chi nhánh:
      Chi nhánh 1 : 160 Âu Cơ, phường 9, Tân Bình. ( Cách ngã tư Lạc Long Quân – Âu Cơ = 300m)
      Chi nhánh 2 : 190D Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1 (Cách ngã ba Hai Bà Trưng – Trần Quang Khải = 50m)
      Chi nhánh 3 : 188A2 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, HCM
      Chi Nhánh 4: 92/2 Nguyễn Ảnh Thủ, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM
      Chi Nhánh 5: 182, Đường 30/4, KP3, Phường Thanh Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
      Chi Nhánh 6: 85B Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
      Chi Nhánh 7: 80 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

      Thời gian làm việc : 8h-21h30. (kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ ạ)

      Nếu cần thêm thông tin, anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
      Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.

      7 năm trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *