Hardlex Crystal là gì? Có trên loại đồng hồ nào?

hardlex crystal la gi co tren loai dong ho nao

Seiko đã giải được bài toán khó khi tìm ra chất kính đáp ứng đủ các tiêu chí: khả năng chống trầy, bảo vệ người dùng, độ bền cao cũng như có mức giá phải chăng. Và kính Hardlex Crystal là ứng cử viên sáng giá do thương hiệu đồng hồ Nhật Bản này lựa chọn để xuất hiện trên các loại sản phẩm đồng hồ khác nhau bởi tính năng vượt trội và đáp ứng tất cả tiêu chí này.

MỤC LỤC

› Những điều cần biết về kính Hardlex Crystal

1. Kính Hardlex Crystal là gì?

2. Ưu và nhược điểm của kính Hardlex

› Tại sao Seiko sử dụng kính Hardlex cho đồng hồ mà không phải là Sapphire?

› Sự khác biệt của kính Hardlex Crystal với các loại kính khác

1. Với kính Sapphire

2. Với kính Mineral Crystal

3. Với kính Acrylic hay Plexiglass Crystals

› Lời kết

Những điều cần biết về kính Hardlex Crystal

Là một tín đồ đam mê đồng hồ nhưng có lẽ bạn vẫn chưa biết rõ về chất liệu kính Hardlex Crystal cũng như loại kính này sẽ mang lại ưu-nhược điểm gì so với những dòng kính khác như kính Sapphire, Mineral Crystals, Acrylic hay Plexiglass Crystals. Do đó, bài viết này sẽ dành riêng cho bạn.

1. Kính Hardlex Crystal là gì?

Hardlex Crystal được tạo ra từ thuỷ tinh Borosilicate – là một trong những loại thuỷ tinh đắt tiền nhất. Nhờ vào quá trình nung nóng, xử lý hoá học cũng như bổ sung các thành phần phụ gia khác nên thuỷ tinh này đã gia tăng độ cứng, giúp chống trầy, chống nước tốt. Và loại kính này độc quyền do Seiko sản xuất.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mẫu mã mà trên mặt kính còn bổ sung thêm lớp AR (Anti Reflective Coating) – thường được dùng để chống ánh sáng phản chiếu trên bề mặt kính đồng hồ. Và khi nhìn nghiêng dưới ánh nắng, ta có thể thấy rõ lớp phủ có màu tím hoặc xanh với các công dụng như:

  • Cân bằng độ chói, độ lóa giúp mọi người dễ quan sát hơn dưới nắng
  • Ngăn chặn tia UV khi ánh sáng mặt trời chiếu vào đồng hồ 
  • Tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho đồng hồ

2. Ưu và nhược điểm của kính Hardlex

Vì sở hữu những tính năng đặc trưng của thuỷ tinh Borosilicate, nên kính Hardlex có khả năng chịu nhiệt tốt, giúp tăng tuổi thọ cho đồng hồ cũng như dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra, tùy theo loại đồng hồ mà Seiko sẽ đưa ra các phương pháp cắt kính khác nhau, chẳng hạn như về độ dày mỏng, góc cắt, cạnh vát, độ cong kính, …

Và mặt kính Hardlex sẽ được cắt thanh mảnh hơn đối với mẫu đồng hồ thường hoặc dày hơn đối với các mẫu đồng hồ thể thao, đặc biệt dày nhất sẽ là các loại đồng hồ lặn chuyên nghiệp.

Mang lại những ưu điểm như:

  • Kính đồng hồ có khả năng chống trầy tốt
  • Kính đồng hồ bền bỉ nhưng không quá dày
  • Chi phí đồng hồ không quá đắt đỏ
  • Khả năng chịu mài mòn tốt
  • Khả năng chống nước cao (lên đến 10ATM).

Nhược điểm: 

  • Khó để thay thế mặt kính vì đây là sản phẩm độc quyền của Seiko
  • Rất khó mua đại trà trên thị trường
  • Giới hạn lựa chọn sản phẩm 

Do là sản phẩm độc quyền được thiết kế từ nhà sản xuất đồng hồ Nhật Bản – Seiko nên kính Hardlex Crystal cũng bị hạn chế vì chỉ có các mẫu đồng hồ của Seiko mới sở hữu mặt kính này. Đồng thời còn giới hạn trong việc lựa chọn sản phẩm đối với người tiêu dùng. 

Tại sao Seiko sử dụng kính Hardlex cho đồng hồ mà không phải là Sapphire?

Sapphire là loại tinh thể có khả năng chống xước cũng như chống vỡ cực cao. Vì chúng được làm từ phiên bản tổng hợp của khoáng chất corundum tự nhiên nên rất thích hợp làm mặt kính cho đồng hồ. Theo thang đo Mohs, độ cứng của kính Hardlex là 7.5, kính Sapphire là 9.

Nhìn chung, chúng ta sẽ thấy Sapphire có độ “nhỉnh” hơn Hardlex. Tuy nhiên, Seiko vẫn lựa chọn Hardlex vì: 

  • Giá thành rẻ, phù hợp với phân khúc giá tầm trung, dễ dàng thay thế hơn kính Sapphire
  • Có khả năng chịu va đập và chống đập tốt hơn Sapphire
  • Khả năng chống trầy xước tốt hơn các loại kính Mineral Crystal hay Acrylic
  • Khả năng chống nước cao
  • Có thể đánh bóng khi xảy ra trầy xước
  • Không quá dày, thể hiện tính thẩm mỹ cho đồng hồ
  • Bảo vệ tốt người dùng khi xảy ra va đập bởi đặc tính không vỡ vụn của kính. Seiko hiện có nhiều sản phẩm đồng hồ thể thao như Seiko 5, Seiko Premier,… nên đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo, hỗ trợ tối đa cho các mẫu đồng hồ của Seiko.
Tìm kiếm nhiều:

Mẫu đồng hồ Seiko nam đẹp nhấtGiá đồng hồ Seiko Presage AutomaticSeiko 5 quân độiSeiko ProspexSeiko Limited EditionSeiko SolarSeiko Presage Cocktail

Ngoài ra, kính Hardlex còn phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như lặn, bơi, thể thao, … - Ảnh 2

Kính Hardlex còn phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như lặn, bơi, thể thao, … – Tham khảo mẫu SRPK09K1

Sự khác biệt của kính Hardlex Crystal với các loại kính khác

Để có thể hiểu rõ hơn về kính Hardlex Crystal, hãy cùng Hải Triều so sánh với các loại kính trên thị trường hiện nay xem có gì khác biệt nhé!

1. Với kính Sapphire

Sapphire còn là một trong những tinh thể đắt giá được sử dụng trong nhiều hãng đồng hồ khác như KOI, Orient, Tissot, Saga, Citizen, Casio, …Với đa dạng mẫu mã cũng như ứng dụng tốt trong đời sống. So với kính Hardlex Crystal thì Sapphire: 

  • Chi phí sản xuất và giá cả mắc hơn
  • Không thể tối ưu tính năng chống trầy xước như Hardlex
  • Khó thay thế, sửa chữa khi bị hư hỏng
  • Khi bị xước, kính chỉ có thay mới

Mặc dù nói đến độ cứng thì Sapphire chỉ đứng sau kim cương. Nhưng do cấu trúc tinh thể nhân tạo của nó không được bền như Hardlex Crystal nên vẫn chưa mang lại ứng dụng tuyệt đối trong sản xuất. 

KOI sử dụng kính Sapphire với phân khúc giá tầm trung trở lên, đem lại sự sang trọng và đẳng cấp cho người sử dụng - Ảnh 3

KOI sử dụng kính Sapphire với phân khúc giá tầm trung trở lên, đem lại sự sang trọng và đẳng cấp cho người sử dụng – Tham khảo mẫu K002.103.641.51.11.04

2. Với kính Mineral Crystal

Mineral Crystal (kính khoáng) là loại kính cường được cấu tạo từ soda-lime glass (thủy tinh vôi) và loại kính này sẽ tôi luyện thủy tinh với soda lime (vôi xút) cùng một số phụ gia khác tùy nhà sản xuất tạo thành. 

Ưu điểm: 

  • Giá thành rẻ, dễ dàng tìm kiếm ở các trung tâm sửa chữa đồng hồ
  • Độ trong suốt tốt
  • Khả năng chịu va đập tốt
  • Dễ đánh bóng khi bị trầy

Xem thêm: Cách đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước tại nhà

Nhược điểm: 

  • Khó thay thế, sửa chữa khi bị hỏng vì dễ bị nứt bể 
  • Dễ bị trầy xước

Và dựa theo thang độ cứng Mohs, tỷ lệ khoáng chất của Mineral ở mức 5-6/10, trong khi đó Hardlex lại có mức độ cứng là 7.5/10. Do đó, để làm gia tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho chiếc đồng hồ của bạn thì Hardlex Crystal sẽ là lựa chọn tối ưu. 

Kính khoáng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồng hồ với đa dạng mẫu mã, dễ tìm kiếm - Ảnh 3

Kính khoáng sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồng hồ với đa dạng mẫu mã, dễ tìm kiếm – Tham khảo mẫu 71836-SVSVRD-2

3. Với kính Acrylic hay Plexiglass Crystals

Acrylic hay Plexiglass – loại nhựa tổng hợp trong suốt hay còn gọi là Mica, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chế tạo đồng hồ. 

Với những ưu điểm như: 

  • Giá thành rẻ 
  • Dễ dàng sản xuất 
  • Dễ dàng thay thế, đánh bóng 
  • Khi vỡ thường không bị nứt, không rơi thành mảng miếng gây nguy hiểm cho người dùng 
  • Có độ trong suốt tự nhiên

Bên cạnh đó, còn có những nhược điểm như: 

  • Độ cứng chỉ đạt 300 vicker (VK) nên dễ trầy xước, gây mất thẩm mỹ sau thời gian sử dụng
  • Dễ bị ố vàng theo thời gian
  • Không thể đánh bóng
  • Không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ nên thường sử dụng cho đồng hồ trẻ em
Kính Acrylic có giá thành rẻ, dễ dàng sản xuất và thay thế khi hư hỏng  - Ảnh 4

Kính Acrylic có giá thành rẻ, dễ dàng sản xuất và thay thế khi hư hỏng – Tham khảo mẫu MRW-200H-1B2VDF

Lời kết

Thành lập năm 1881, Seiko nhanh chóng trở thành là thương hiệu đồng hồ biểu tượng và những phát minh của hãng đều là độc quyền. Ngoài kính Hardlex Crystal, nhà sản xuất còn nổi tiếng với bộ 3 phát minh TRIMATIC (cơ chế Diashock, cần gạt ma thuật Magic Lever, Spron), chất liệu phát quang Lumbrite trên đồng hồ dạ quang hay bộ máy Solar, Kinetic… Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt, giúp Seiko luôn được yêu thích cũng như săn đón tại Việt Nam.

Tham khảo thêm các vật liệu chế tác trên đồng hồ:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *