Vì sao đồng hồ gọi là đồng hồ và quay từ phải sang trái

Ai cũng biết đồng hồ dùng để xem giờ nhưng vì sao đồng hồ gọi là đồng hồ? Liệu từ đồng hồ này có nghĩa đúng là chiếc đồng hồ đeo tay mà chúng ta vẫn thường dùng? Và một điều nữa là cớ sao nó lại quay theo hình tròn từ phải sang trái mà không phải chiều ngược lại?

 

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ Và Quay Từ Phải Sang Trái

Đồng hồ rất gần gũi và quen thuộc, có ở khắp nơi, đủ mọi thể loại, mức giá nhưng rất nhiều người lại không biết vì sao đồng hồ gọi là đồng hồ tại Việt Nam và lý do nó chạy từ phải sang trái dù đã khá rành rẽ các thể loại, cách dùng, tính năng, thương hiệu đồng hồ chính hãng Thụy Sĩ, Nhật…

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ Và Quay Từ Phải Sang TráiĐồng hồ ngày nay vốn là một khái niệm hoàn toàn khác biệt với nghĩa của từ đồng hồ nguyên thủy

 

Đặt Nền Móng Cho Sự Phát Triển Của Ngành Đồng Hồ Là Những Thương Hiệu Thụy Sỹ

 

Dụng cụ đo thời gian gọi là đồng hồ và quay từ trái sang phải là một sự thật hiển nhiên tới mức không ai cần đi giải thích nó nhưng nếu yêu cầu giải thích thì đúng là làm khó. Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ biết ngay câu trả lời tận gốc rễ cho sự thật hiển nhiên đã “thách đố” nhiều chuyên gia trong ngành này.

 

Nghĩa Nguyên Gốc Của Đồng Hồ Là Gì?

Buổi ban đầu, từ đồng hồ là một từ Hán-Việt dùng để chỉ công cụ chỉ giờ chạy bằng nước của Trung Quốc (hoặc Hy Lạp) cổ đại. Công cụ này có hai phần:

+   Phần trên chứa nước và có lỗ để nước chảy xuống

+   Phần dưới chứa nước nhỏ xuống và có một cái cọc khắc vạch tạo thành một thước đo thời gian

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ Và Quay Từ Phải Sang Trái Đồng Hồ NướcHình vẽ một loại lậu hồ với hai bình bằng đồng

Khi một nước lên đầy thêm một vạch nghĩa là 14 phút 24 giây đã trôi qua, khoảng thời gian này được gọi là một khắc. Sau này, khi đồng hồ phương Tây du nhập phương Đông, một khắc lại được làm tròn thành 15 phút.

Công cụ này được gọi là lậu hồ có nghĩa là bình nhỏ giọt, bởi vì cả hai phần chứa nước đều làm bằng đồng nên nó còn được gọi là đồng hồ (bình bằng đồng), công cụ và từ này đã du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và được dùng phổ biến ở nước ta cho tất cả các công cụ thiết bị đo đạc thời gian thời xưa của chúng ta.

 

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ

Khi đồng hồ phương Tây du nhập vào nước ta (loại đồng hồ gõ kiểng – hán việt là “thì chung”) thì mặc dù chúng hoàn toàn không phải là chạy bằng nước lẫn làm bằng đồng nhưng vẫn được gọi là đồng hồ bởi thói quen đã có từ trước.

Từ đó, tất cả các loại công cụ đo thời gian đều được gọi là đồng hồ bất kể từ ngữ này đã sai hoàn toàn ý nghĩa ban đầu. Các loại đồng hồ khác lần lượt được phân biệt bởi những mô tả phía sau như đồng hồ gõ kiểng, đồng hồ cơ, đồng hồ pin, đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường.

Một điều nữa khá thú vị là mượn từ tiếng Hán nhưng Việt Nam lại dùng từ hoàn toàn khác chuẩn của Trung Quốc, Đài Loan hiện tại vì họ dùng từ “thủ biểu” để chỉ đồng hồ đeo tay và “chung biểu” chỉ đồng hồ.

 

Vì Sao Nói Một Tiếng, Hai Tiếng …Thay Vì Một Giờ, Hai Giờ…

Nguyên nhân có khái niệm một tiếng, hai tiếng, trong các câu đã làm một tiếng, đã hai tiếng rồi, … là bởi vì chiếc đồng hồ gõ kiểng tức là đồng hồ đánh chuông sẽ phát ra tiếng chuông mỗi giờ một lần, cứ thế, nghe được bao nhiêu tiếng gõ tức là bấy nhiêu giờ đã trôi qua.

Khái niệm này được dùng để nói rõ thời gian đã trôi qua, phân biệt rõ ràng hơn khi dùng một giờ, hai giờ chỉ nói lên thời gian chung chung. Ngày nay, để chỉ thời gian trôi qua thì vấn đề này đã không còn phân biệt nữa.

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ Và Quay Từ Phải Sang Trái Đồng Hồ Gõ KiểngMột loại đồng hồ gõ kiểng – đánh chuông thời xưa

 

Lý Do Đồng Hồ Quay Từ Trái Sang Phải

Đơn giản bởi vì hai nguyên nhân:

   Do ban đầu dùng mặt trời để tính thời gian dựa trên bóng chiếc cọc, công cụ này được gọi là đồng hồ mặt trời. Mặt trời đi từ Đông sang Tây nên bóng của cột chuyển động theo hướng Tây sang Đông.

   Dãy số tự nhiên tăng dần từ trái sang phải, do đó, nếu cho đồng hồ quay ngược lại, sẽ không phù hợp với quy ước này (trừ phi dùng số âm hoặc đặt ngược các số) nên không thuận mắt.

Vì Sao Đồng Hồ Gọi Là Đồng Hồ Và Quay Từ Phải Sang Trái Đồng Hồ Mặt TrờiHình vẽ giản lược mô tả đồng hồ mặt trời

 

Chiều Kim Đồng Hồ Trái Sang Phải Vì Nền Văn Minh Chủ Yếu Ở Bắc Bán Cầu

Bởi vì nền văn minh của con người phát triển ở Bắc Bán Cầu nên chúng ta chỉ ghi nhận được bóng cái cọc của đồng hồ mặt trời đi theo hướng Tây sang Đông, từ đó quy ước ra chiều kim đồng hồ hiện tại.

Nhưng nếu nền văn minh của chúng ta ở Nam Bán Cầu thì bóng cái cọc của đồng hồ mặt trời sẽ đi theo hướng Đông sang Tây, hẳn rằng sẽ có rất nhiều chuẩn mực trái ngược, hệ quy chiếu và những con số khác.

Dĩ nhiên, điều đó chỉ là “nếu” và nó đã không xảy ra, chiều kim đồng hồ vẫn là từ trái sang phải và con số vẫn là số tự nhiên đã trở thành những sự thật hiển nhiên chứ không còn là chuẩn mực của đồng hồ nữa.

PPLThao

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *