Đồng hồ Rado nam, nữ chính hãng 100%, mẫu mới
Bộ sưu tập
Tìm kiếm nhiều:
Đồng hồ cao cấpRado dây daRado dây kim loạiRado dây đáRado QuartzRado AutomaticRado đính kim cươngĐồng hồ Thụy Sỹ
Bộ lọc
Rado là cái tên đã được khắc ghi vào biên niên sử của ngành đồng hồ với những thiết kế kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và chất liệu. Hãy cùng tìm hiểu xem thương hiệu này đã làm gì để định vị bản thân trong thế giới cỗ máy thời gian rộng lớn qua bài viết dưới đây!
Quá trình hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ của thương hiệu Rado
Một điều thú vị khiến nhiều người bất ngờ đó là Rado không xuất phát từ một thương hiệu đồng hồ chính gốc. Tiền thân của hãng là một xưởng sản xuất linh kiện, phụ kiện tên Schlup & Co, ra đời vào năm 1917 tại Thụy Sỹ. Người sáng lập là 3 anh em thợ đồng hồ Fritz, Ernst, và Werner Schlup.
Tính đến hiện tại, Rado đã trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển rực rỡ cùng nhiều cột mốc đáng nhớ.
Giai đoạn 1: Sáng tạo ban đầu (1917 – 1957)
Vào thời gian đầu thành lập, Schlup & Co chỉ tập trung sản xuất phụ kiện cho đồng hồ. Đến cuối Thế chiến thứ hai (1939 – 1945), nhà máy của anh em Schlup trở thành một trong những công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới.
Điều này đã thôi thúc nhà người sáng lập tạo ra một thương hiệu cung cấp cỗ máy thời gian của riêng mình. Năm 1957, Rado Golden Horse – một chiếc đồng hồ tự động với tính năng chống nước đầu tiên của thế giới được trình làng.
Sau 40 năm đứng sau cung cấp phụ kiện cho các ông lớn, Rado chính thức ra mắt giới mộ điệu toàn cầu bằng thiết kế riêng của mình. Sự kiện này cũng khởi đầu cho thời kỳ phát triển đầy hứa hẹn của hãng.
Giai đoạn 2: Đột phá (thập niên 1960 – 1970)
Trong những năm 1960, anh em nhà Schlup đầu tư mạnh mẽ vào công cuộc phát triển xưởng sản xuất thành một nhà máy hiện đại, chuyên nghiệp.
Năm 1962, Rado Diastar – chiếc đồng hồ chống trầy xước đầu tiên trên thế giới được ra mắt. Thiết kế này chế tác từ một loại kim loại cứng siêu bền do hãng phát minh, đặt nền móng cho sự nghiên cứu và phát triển chất liệu đặc biệt của Rado về sau.
Cũng trong năm 1962, hãng cho trình làng Captain Cook – mẫu đồng hồ Rado lặn đầu tiên lấy cảm hứng từ vị Thuyền trưởng Cook vĩ đại của nước Anh. Hình ảnh mỏ neo trên mặt số đã trở thành biểu tượng của nhà sản xuất Thụy Sỹ cho đến ngày nay, minh chứng là nhiều người vẫn sử dụng tên gọi đồng hồ Rado mỏ neo để gợi nhắc đến sản phẩm nhà Rado.
Giai đoạn 3: Sự đổi mới về công nghệ (1980 – 2000)
Giai đoạn này, Rado tiếp tục đổi mới bằng cách sử dụng vật liệu đặc biệt như gốm và sapphire cao cấp vào các thiết kế của mình. Điều này thể hiện tâm huyết của hãng với sứ mệnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến.
Điểm sáng xuất hiện vào năm 1986, Rado chính thức gia nhập Swatch Group. Mục tiêu chính của hãng là tận dụng lợi thế về công nghệ và thương hiệu của tập đoàn này để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, Rado có thể ứng dụng những cỗ máy đạt chuẩn COSC bền bỉ, chất lượng của ETA – nhà máy sản xuất bộ máy cho Swatch Group.
Cũng trong năm 1986, hãng cho trình làng Rado Integral, mở ra một cuộc cách mạng trong ngành đồng hồ. Thiết kế này sử dụng gốm công nghệ cao chống trầy xước cực tốt, là loại vật liệu phổ biến trong ngành hàng không.
Các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch (cập nhật đến tháng 4/2024)
Giai đoạn 4: Khẳng định vị thế thương hiệu (2000 – nay)
Năm 2002, nhà sản xuất Thụy Sỹ đã cho ra mắt Rado V10K – thiết kế được sách kỷ lục Guinness ghi danh là chiếc đồng hồ cứng nhất thế giới.
Không ngủ quên trên chiến thắng, Rado tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong làng phụ kiện xem giờ xa xỉ khi ra mắt True Thinline. Hãng đã cải tiến trong bộ máy và sử dụng bộ vỏ nguyên khối bằng gốm công nghệ cao, mang lại độ dày chỉ 4,9mm và trọng lượng siêu nhẹ.
Năm 2021, thương hiệu Thụy Sỹ hợp tác cùng Le Corbusier – một kiến trúc sư được xem là có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ 20 để cho ra mắt True Thinline Les CouleursTM sở hữu 9 màu sắc sống động (mỗi màu giới hạn 999 chiếc).
Cũng trong năm này, Rado Captain Cook trở lại với chất liệu gốm sứ công nghệ cao hiện đại, tái hiện lại vẻ đẹp cổ điển của những phiên bản đời đầu.
Nhờ kết hợp hài hòa giữa sự sáng tạo, công nghệ hiện đại và giá trị thẩm mỹ đặc biệt, Rado đã trở thành một biểu tượng trong ngành đồng hồ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến nay.
Những chất liệu làm nên tên tuổi của “Bậc thầy chế tác vật liệu” Rado
Từ ngày đầu thành lập, Rado đã theo đuổi phương châm “If we can imagine it, we can make it. And if we can make it, we will.” (Tạm dịch: Nếu có thể tưởng tượng ra, chúng ta có thể làm được. Và nếu nghĩ rằng mình có thể làm được, ta chắc chắn sẽ làm được).
Trên tinh thần đó, hãng luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo ra nhiều chất liệu mới cao cấp hơn. Từ đó, giới mộ điệu đã ưu ái gọi thương hiệu này bằng một biệt danh hoa mỹ là “Bậc thầy chế tác vật liệu”. Hãy cùng điểm qua các vật liệu cao cấp của Rado ngay sau đây!
1. Gốm sứ công nghệ cao (High-Tech Ceramic)
Lần đầu tiên gốm công nghệ cao xuất hiện trên đồng hồ Rado chính hãng là năm 1986 với thiết kế Rado Integral huyền thoại.
Chất liệu này mang tính đột phá, khác hoàn toàn loại gốm chế tạo đồ thủ công, mỹ nghệ thông thường. Gốm sứ là một vật liệu vô cơ, phi kim loại nung dưới nhiệt độ cao lên đến 1.000 độ C.
Ưu điểm của vật liệu này so với gốm thông thường là có mật độ hạt cao, khó vỡ hơn, độ sáng bóng cao hơn mà không phải tráng men. Ngoài ra, Ceramic còn mang đến trọng lượng nhẹ nhàng cho phụ kiện mà không chứa niken gây dị ứng da.
Phiên bản Rado sử dụng dây đeo High-tech Ceramic
2. Gốm sứ công nghệ cao Plasma (Plasma High-Tech Ceramic)
Từ gốm sứ công nghệ cao, Rado đã ứng dụng công nghệ Plasma để tăng thêm độ bền bỉ, sáng bóng cho chất liệu.
Vật liệu High-tech Ceramic sau khi xử lý sẽ đưa vào lò nung có cột plasma kích hoạt khí gas ở 20.000 độ C. Quá trình này sẽ làm tăng hàm lượng cacbon trong hợp chất, mang lại thành phẩm có ngoại diện bóng bẩy như kim loại dù không chứa thành phần kim loại.
Plasma High-Tech Ceramic vẫn giữ được độ cứng cao, trọng lượng nhẹ như ceramic công nghệ cao nhưng có vẻ ngoài như kim loại, cho phép nhà sản xuất đánh bóng, tạo ra nhiều màu sắc đa dạng.
Mẫu True Square Automatic có vỏ và dây đeo bằng Plasma High-Tech Ceramic
3. Kim loại cứng (Hardmetal)
Đây là chất liệu đặc biệt xuất hiện lần đầu tiên trên phiên bản Rado DiaStar (The Original) năm 1962. Kim loại cứng được chế tạo bằng cách trộn gốm, cacbua vonfram và chất kết dính theo tỷ lệ chính xác.
Sau đó, hỗn hợp sẽ trải qua quá trình xử lý bằng phương pháp ép phun tương tự như gốm công nghệ cao. Đến nhiệt độ nhất định, hợp chất sẽ nóng chảy, kết dính với nhau. Sau khi để nguội và đánh bóng bởi công cụ bằng kim cương, thành phẩm sẽ cứng cáp và bền bỉ, có khả năng chống trầy xước cao hơn cả gốm công nghệ cao. Điểm trừ của loại vật liệu này khá dày và nặng tay.
Đồng hồ Rado Original Automatic có vỏ làm bằng kim loại cứng
4. Ceramos™
Đây là vật liệu composite tiên tiến, kết hợp ưu điểm của kim loại và gốm sứ công nghệ cao. Thành phẩm mang ngoại diện vừa cứng cáp vừa bóng bẩy nhưng lại nhẹ hơn kim loại cứng nhiều lần.
Vào lần đầu giới thiệu trên mẫu Rado Sintra năm 1993, vật liệu composite này không thể tạo hình bằng phương pháp ép phun như kim loại cứng. Đến năm 2011, Rado đã phát triển ra công nghệ mới có thể ứng dụng để chế tạo Ceramos™ và đưa vào phiên bản Diastar Original năm 2022.
Phiên bản Diastar Original 2022 sử dụng vỏ Ceramos™
5. Tinh thể Sapphire
Sapphire là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong chế tác đồng hồ hiện nay. Trên thực tế, Rado đã có đóng góp rất lớn vào kết quả này khi trở thành thương hiệu đầu tiên đưa Sapphire vào mẫu Rado Diastar 1962, trong lúc những hãng khác còn sử dụng kính nhựa, kính cứng.
Vật liệu này có độ cứng 9/10 trên thang Mohs, chỉ đứng sau kim cương, chịu lực và chống trầy rất tốt. Quy trình chế tác sapphire đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao, giai đoạn mài và cắt phải dùng dụng cụ kim cương, giúp cho đồng hồ Rado sapphire có độ cứng, khả năng chống xước vượt trội.
Mặt kính trong suốt, cứng cáp trên đồng hồ Rado sapphire
6. Thép không gỉ
Phần lớn nhà sản xuất đều ưa chuộng thép không gỉ vì có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt cực tốt. Hàm lượng crom tối thiểu trong thép không gỉ là 11% để đảm bảo khả năng chống ăn mòn của vật liệu.
Với Rado, hãng sử dụng thép không gỉ 1.4435 – một loại thép austenit chất lượng cao có tỷ lệ thành phần crom lên đến 18% và chứa rất ít carbon. Chất liệu này là tiêu chuẩn chế tác cho tất cả các bộ phận bên ngoài của đồng hồ, giúp phụ kiện chống ăn mòn tốt hơn, độ bền bỉ vượt thời gian.
Phiên bản Rado có vỏ và dây làm từ thép không gỉ bền bỉ
7. Titanium
Titanium là kim loại nhẹ hơn thép 45% nhưng có độ bền cơ học tương đương, khả năng chống ăn mòn cao và không chứa thành phần gây dị ứng. Rado sử dụng Titan loại 2 (gồm Titan nguyên chất chứa một lượng nhỏ oxy) có độ cứng cao để chế tạo khóa gập trên dây đeo hoặc mặt lưng. Ngoài ra, hãng còn dùng Titan loại 5 (hợp kim của Titan, nhôm và Vanadi) để gia công một số móc cài, mắt xích cho phụ kiện.
Phiên bản Rado có vỏ Titanium cao cấp
8. Đồng
Đồng được xem là một trong những hợp kim luyện kim nhân tạo đầu tiên của nhân loại, sử dụng phổ biến trong chế tác đồ gia dụng hàng ngày, trang sức, vũ khí, công nghiệp chế tạo,… Tuy nhiên, vật liệu này lại rất hiếm khi xuất hiện trên phụ kiện xem giờ.
Với sự sáng tạo đặc biệt, Rado đã đưa hợp kim đồng – nhôm không chứa chất gây dị ứng (sử dụng rộng rãi trong chế tạo chân vịt cho thuyền) vào gia công vỏ đồng hồ trên phiên bản Captain Cook.
Đồng hồ Rado Captain Cook có vỏ bằng đồng độc đáo
Các bộ sưu tập đồng hồ Rado bán chạy mọi thời đại
Tính đến nay, thương hiệu Thụy Sỹ đã trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển, để lại cho ngành đồng hồ một kho tàng tuyệt tác đẳng cấp. Không hề quá lời khi nói rằng người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi cái “nhất” trong tất cả bộ sưu tập nổi tiếng của Rado: độc đáo nhất, thời thượng nhất và cao cấp nhất.
Những điều này sẽ được minh chứng rõ nét qua 8 dòng sản phẩm bán chạy nhất của nhà Rado ngay dưới đây!
1. Rado Captain Cook
Màn chào sân đầu tiên của Rado Captain Cook diễn ra vào năm 1962 với thông điệp quảng cáo đặc biệt: “Các bác sĩ, kỹ sư, vận động viên, thợ lặn biển sâu, tay đua xe… đây là chiếc đồng hồ dành cho bạn!”.
Như tên gọi, bộ sưu tập này lấy cảm hứng từ vị thuyền trưởng đại tài của nước Anh – James Cook. Ông là nhà thám hiểm có đóng góp rất lớn vào việc xây dựng bản đồ cho Anh quốc, từng nắm giữ chức vụ thuyền trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh, được ghi nhận là người châu Âu đầu tiên phát hiện ra quần đảo Hawaii,…
Chính sự tài ba và tinh thần mạo hiểm của James Cook đã trở thành nguồn cảm hứng độc đáo để thương hiệu Thụy Sỹ giới thiệu Rado Captain Cook.
Kích cỡ:
- Phiên bản nam: đường kính mặt số 42 – 43mm, phù hợp với cổ tay 18,5 – 19cm.
- Một số mẫu đồng hồ Rado nữ và unisex có kích thước 37mm, vừa vặn cổ tay 16,5 – 17cm.
Thiết kế: Rado Captain Cook mang những đường nét đặc biệt của một chiếc đồng hồ lặn, thể hiện qua cọc số to bản và bộ kim Arrow phủ Super-LumiNova – một loại sơn dạ quang 100% nguyên liệu Thụy Sỹ, giúp người dùng quan sát thời gian dễ dàng trong điều kiện thiếu sáng. Một số phiên bản có múi giờ đính kim cương lấp lánh, sang trọng.
Điểm chung nổi bật nhất của bộ sưu tập này là hình ảnh mỏ neo ở góc 12 giờ. Đây là một chi tiết mang tính biểu tượng xuất hiện trên mẫu Captain Cook đầu tiên năm 1962, có thể hoạt động và báo hiệu khi nào phụ kiện cần bảo dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay chiếc mỏ neo này không còn khả năng hoạt động như nguyên bản năm 1962 mà trở thành một đặc điểm nhận diện nổi bật của bộ sưu tập Rado Captain Cook.
Ngoài ra, Rado đã tài tình tạo ra những chi tiết đắt giá riêng để làm điểm nhấn cho từng phiên bản, chẳng hạn như: thiết kế lộ máy skeleton độc đáo, kim giây có họa tiết nhịp tim sống động,…
Biểu tượng mỏ neo nằm trên logo Rado của hãng
Chất liệu đặc biệt: Bên cạnh trang bị mặt kính sapphire chống trầy xước cao cấp, hãng còn đưa vào Rado Captain Cook các vật liệu gia công vỏ và dây đeo đặc biệt như: gốm sứ công nghệ cao, gốm sứ công nghệ cao Plasma, Titanium,… Ngoài ra, Rado còn cung cấp thêm dây đeo bằng da, vải nato và cao su, để người dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn.
Bộ máy: Toàn bộ là đồng hồ Rado Automatic với cỗ máy cơ khí hiện đại, thời gian trữ cót từ 60 đến 80 giờ. Đây là con số không hề thua kém, thậm chí có phần nhỉnh hơn các dòng sản phẩm khác đến từ Thụy Sỹ như Longines Master Collection (~70 giờ), Longines Flagship (72 giờ), Tissot Le Locle (80 giờ),…
Tính năng: Chỉ số chống nước tối thiểu của Rado Captain Cook là 10ATM, đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày, bơi lội. Một số phiên bản nâng cấp lên mức 20ATM, 30ATM, hỗ trợ cho hoạt động chơi thể thao dưới nước, lặn biển,…
Ngoài ra, đồng hồ Rado mỏ neo còn trang bị lịch ngày tiện lợi, vòng bezel giúp người dùng kiểm soát thời gian lặn, tính năng chronograph cho phép đo thời gian luyện tập, chơi thể thao,…
Người dùng phù hợp: Vận động viên, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, những người yêu thích thiết kế năng động. Một số phiên bản Rado Captain Cook cũng được nhiều người lựa chọn đeo hàng ngày vì sở hữu vẻ đẹp sang trọng, không quá hầm hố như đồng hồ thể thao khác.
Rado Captain Cook có thể đồng hành cùng người đeo trong mọi tình huống
2. Rado True Square
Đúng như tên gọi (Square có nghĩa là hình vuông), bộ sưu tập Rado True Square tập hợp những chiếc đồng hồ Rado mặt vuông độc đáo nhất của hãng. Trong lịch sử, thời kỳ hoàng kim của phụ kiện xem giờ mặt vuông là vào đầu thế kỷ 20 và sự xuất hiện của Rado True Square đã mang vẻ đẹp của dòng thiết kế này trở lại với công chúng.
Kích cỡ:
- Đa số là mẫu unisex có kích thước cạnh vuông 38mm, phù hợp cổ tay nam nữ 17 – 17,5cm.
- Vài phiên bản nữ có cạnh khoảng 29mm, dành cho quý cô có cổ tay nhỏ khoảng 13 – 13,5cm.
Thiết kế: Điểm nổi bật nhất của bộ sưu tập này chính là mặt số vuông vức được bo góc tinh tế. Tùy thuộc vào phiên bản, các chi tiết bên trên mặt dial sẽ thay đổi đa dạng: vạch số mỏng, cọc số đính kim cương sang trọng, nền khảm xà cừ tạo hiệu ứng chuyển sắc bắt mắt,…
Đặc biệt, một số mẫu Rado True Square có cửa sổ Open Heart độc đáo hoặc thiết kế Skeleton phức tạp, phô diễn toàn bộ sự chuyển động của các linh kiện cơ khí trong bộ máy. Hãng cũng thể hiện sự tinh tế trong cách phối màu sắc “tone sur tone” đồng bộ từ mặt dial đến dây đeo, hiện có phiên bản màu đen, trắng, hồng, xanh dương,…
Mẫu Rado mặt vuông lộ cơ skeleton độc đáo
Chất liệu đặc biệt: Thương hiệu Thụy Sỹ sử dụng kính sapphire chống trầy xước, phủ lớp chống phản chiếu để mang lại trải nghiệm xem giờ tốt nhất cho người dùng. Phần lớn bộ khung vỏ và dây đeo làm từ gốm sứ công nghệ cao hoặc Titanium mạ PVD cao cấp, số ít làm từ gốm sứ công nghệ cao Plasma, thép không gỉ,… Hãng còn cung cấp vài phiên bản dây da dành cho những người yêu thích sự thanh lịch.
Bộ máy: Dòng đồng hồ Rado Automatic chiếm ưu thế với số lượng hơn một nửa trong bộ sưu tập, mức trữ cót lên đến 80 giờ. Một số mẫu trang bị bộ máy Quartz của nhà sản xuất ETA, có sai số thấp, hoạt động ổn định.
Tính năng: Phần lớn phiên bản Rado True Square có chỉ số chống nước 5ATM, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày như rửa tay, tắm gội, đi mưa lớn,… Ngoài ra, hãng trang bị thêm lịch ngày trên một vài mẫu để tăng thêm tính hữu ích cho sản phẩm.
Người dùng phù hợp: Tín đồ yêu thích vẻ đẹp đặc biệt của đồng hồ mặt vuông, tìm kiếm một món phụ kiện độc đáo để đeo hàng ngày. Một số mẫu khảm xà cừ, đính kim cương là lựa chọn thích hợp cho buổi tiệc tối sang trọng.
3. Rado Centrix
Đây là bộ sưu tập ra mắt lần đầu vào năm 2010, thể hiện mong muốn của thương hiệu Thụy Sỹ trong việc mang đến những chiếc phụ kiện xem giờ phổ biến, đáp ứng mọi sở thích, phong cách của người dùng.
Kích cỡ:
- Các phiên bản unisex chiếm đa số, có đường kính 38 – 39,5mm, phù hợp với cổ tay nam nữ 17 – 17,5cm.
- Mẫu nữ có kích thước khoảng 30,5 – 33mm, vừa vặn cổ tay nhỏ khoảng 13 – 15cm.
- Đồng hồ Rado nam trong bộ sưu tập có đường kính 40mm, dành cho cổ tay khoảng 18cm.
Thiết kế: Nét đẹp đặc trưng của Rado Centrix đến từ sự tối giản và sang trọng. Hãng lựa chọn mặt dial màu đen, trắng, nâu để làm nổi bật vạch số mỏng hoặc những viên kim cương lấp lánh trên cọc số.
Để thể hiện vẻ đẹp đơn giản, Rado còn lược bỏ toàn bộ múi giờ trên một số phiên bản, chỉ giữ lại 4 viên kim cương tại vị trí 3, 6, 9 và 12 giờ. Một vài mẫu có cửa sổ Open Heart độc đáo ở góc 6 và 12 giờ, cho phép người đeo quan sát bộ máy cơ khí bên trong.
Chất liệu đặc biệt: Ngoại diện của phụ kiện được hoàn thiện bằng mặt kính sapphire và bộ vỏ thép không gỉ mạ PVD bền bỉ. Về phần dây đeo, hãng mang đến đa dạng chất liệu từ gốm sứ, Titan đến thép không gỉ, để người dùng tùy chọn theo sở thích.
Bộ máy: Rado Centrix sử dụng hai dòng máy là automatic và quartz. Những phiên bản sử dụng máy automatic sẽ có hình ảnh chiếc mỏ neo đặc trưng trên mặt số, thời gian trữ cót dao động từ 50 đến 80 giờ tùy mẫu. Các mẫu máy quartz hoạt động chuẩn xác, bền bỉ, phù hợp với người dùng bận rộn, không có thời gian chăm sóc bộ máy cơ thường xuyên.
Tính năng: Vì hướng đến tiêu chí phục vụ nhu cầu sử dụng phổ biến hàng ngày, hãng chỉ trang bị cho bộ sưu tập khả năng kháng nước 5ATM, phù hợp để rửa tay, tắm rửa, đi mưa. Phần lớn mẫu Rado Centrix có ô lịch ngày hữu ích, hỗ trợ người đeo sắp xếp lịch trình nhanh chóng, thuận tiện.
Người dùng phù hợp: Bộ sưu tập này là lựa chọn hoàn hảo để đồng hành cùng người dùng trong mọi tình huống: đi làm, dạo phố đến dự tiệc tối.
Mẫu Rado Centrix đính kim cương sang trọng
4. Rado True Thinline
Ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2011, Rado True Thinline là dòng thiết kế tập hợp những chiếc đồng hồ mỏng nhất của thương hiệu Thụy Sỹ.
Kích cỡ:
- Phiên bản unisex có đường kính mặt số khoảng 39 – 40mm, vừa vặn với cổ tay 17,5 – 18cm.
- Một vài mẫu dành riêng cho phái nữ có kích thước 30mm, dành cho cổ tay 13 – 14cm.
Thiết kế: Như tên gọi, điểm đặc trưng của Rado True Thinline là mặt số siêu mỏng dưới 5mm. Đây là một con số vượt trội hơn nhiều thương hiệu Thụy Sỹ khác, thậm chí những phiên bản mỏng nhất của nhà Longines, Tissot độ dày cũng lên đến trên dưới 7mm.
Phần lớn thiết kế Rado True Thinline đi theo phong cách tối giản, thể hiện rõ qua việc hãng lược bỏ chi tiết rườm rà trên mặt dial, đặc biệt là một số mẫu không có cọc số. Vài mẫu đính kim cương sang trọng, phủ nền kim tuyến lấp lánh hoặc có thiết skeleton lộ khung xương độc đáo.
Đặc biệt, trong bộ sưu tập True Thinline Les CouleursTM ra mắt năm 2021, Rado mang đến 9 phiên bản mang 9 màu sắc nổi bật, “tone sur tone” từ mặt dial, cọc số đến dây đeo.
Các màu sắc nổi bật trong bộ sưu tập True Thinline Les CouleursTM
Chất liệu đặc biệt: Rado True Thinline được trang bị mặt kính sapphire chống trầy cao cấp, độ cứng chỉ xếp sau kim cương. Bộ vỏ của phụ kiện làm từ High-Tech ceramic, Plasma High-Tech ceramic, Titanium, thép không gỉ. Hãng cung cấp dây đeo làm từ gốm sứ và Titan, không có phiên bản dây thép.
Bộ máy: Khác với những bộ sưu tập ưa chuộng máy cơ, Rado True Thinline sử dụng máy quartz là chủ yếu. Bộ chuyển động này có sai số thấp, hoạt động ổn định và đặc biệt là giúp giảm độ dày của phụ kiện, mang lại ngoại diện mỏng nhẹ thanh lịch.
Tính năng: Đề cao vẻ đẹp tối giản, bộ sưu tập không tích hợp các tính năng phức tạp vào bộ máy mà chỉ cung cấp lịch ngày cơ bản trên một vài mẫu. Chỉ số chống nước ở mức cơ bản 3ATM phù hợp để người dùng rửa tay, đi mưa nhỏ.
Người dùng phù hợp: Những ai yêu thích sự mỏng nhẹ, gọn gàng và đề cao chủ nghĩa tối giản Minimalism. Đồng hồ Rado True Thinline thích hợp để phối cùng trang phục công sở thanh lịch, outfit dạo phố năng động, một số mẫu đính kim cương sang trọng có thể đeo đi dự tiệc tối.
Mẫu đồng hồ Rado sapphire đính kim cương cao cấp trong BST Rado True Thinline
5. Rado DiaMaster
Đây là bộ sưu tập đi theo phong cách cổ điển, đơn giản và được đánh giá có chất lượng bền bỉ nhất của thương hiệu Thụy Sỹ.
Kích cỡ:
- Đồng hồ Rado nam trong bộ sưu tập DiaMaster có đường kính 40 – 43mm, thích hợp cổ tay 18 – 19cm.
- Phiên bản nữ có kích thước 33 – 35mm, vừa vặn cổ tay 15 – 16cm.
Thiết kế: Một số mẫu có vẻ đẹp tối giản với cọc số mỏng, số khác đính kim cương sang trọng. Điểm nhấn nằm ở kim giây đặt lệch trục hoặc bố trí riêng trên một mặt số phụ, vài phiên bản lược bỏ hoàn toàn để tăng thêm nét đẹp tối giản cho phụ kiện. Ngoài ra, hãng còn đưa vào cửa sổ lộ tim máy Open Heart hoặc thiết kế skeleton độc đáo, tạo ra điểm nhấn đặc biệt trên đồng hồ Rado DiaMaster.
Mẫu Rado có mặt số giây bố trí riêng biệt
Chất liệu đặc biệt: Bề ngoài được hoàn thiện bằng mặt kính sapphire bền bỉ, bộ vỏ bằng vật liệu Ceramos™, gốm công nghệ cao Plasma, Titanium hoặc thép không gỉ. Rado mang đến hai loại dây đeo chính là da và kim loại, giúp người đeo dễ dàng lựa chọn phù hợp phong cách.
Bộ máy: Phần lớn sử dụng cỗ máy automatic trữ cót từ 72 đến 80 giờ, số ít dùng bộ máy quartz được cung cấp bởi nhà máy ETA.
Tính năng: Hãng trang bị cho bộ sưu tập chỉ số chống nước trung bình 5ATM, đáp ứng nhu cầu rửa tay, tắm gội, đi mưa hàng ngày. Một số phiên bản có ô lịch ngày tiện lợi ở góc 6 giờ, hỗ trợ người đeo quản lý thời gian hiệu quả.
Người dùng phù hợp: Các tín đồ ưa chuộng phong cách cổ điển, tối giản, không yêu cầu quá cao về tính năng, tìm kiếm phiên bản phù hợp đeo hàng ngày.
6. Rado HyperChrome
Dòng sản phẩm này ra mắt lần đầu vào năm 2012, tái hiện lại vẻ đẹp của những phiên bản Rado cổ điển, được định vị là chiếc phụ kiện xem giờ mang tất cả các chức năng và phong cách mà người dùng tìm kiếm.
Kích cỡ:
- Đồng hồ Rado nam trong bộ sưu tập DiaMaster có đường kính 42 – 45mm, thích hợp cổ tay 18 – 20cm.
- Mẫu dành cho nữ có kích thước 36mm, vừa vặn cổ tay 16 – 16,5cm.
Thiết kế: Bộ sưu tập này có sự phân biệt rõ rệt trong đường nét chế tác giữa phiên bản nam và nữ, cụ thể:
- Phần lớn phụ kiện dành cho phái mạnh có vòng bezel đậm chất thể thao, số khác có cửa sổ Open Heart, skeleton làm điểm nhấn. Một số mẫu đeo hàng ngày được hãng lược bỏ vòng bezel, sử dụng cọc số và bộ kim chỉ mỏng để thêm phần thanh lịch nơi cổ tay người dùng.
- Các mẫu đồng hồ Rado nữ trong bộ sưu tập này không có vòng bezel mà sử dụng vạch số mỏng, số ít đính kim cương lên múi giờ. Đặc biệt hơn, một số phiên bản được đính kim cương full viền mặt số hoặc khảm lên nền mặt số, số khác khảm xà cừ độc đáo.
Thiết kế Skeleton trên phiên bản Rado HyperChrome
Chất liệu đặc biệt: Thương hiệu Thụy Sỹ lựa chọn kính sapphire phủ lớp chống phản chiếu cao cấp. Bộ khung vỏ và dây đeo làm từ High-Tech ceramic, High-Tech ceramic Plasma, Ceramos™, Titanium, thép không gỉ mạ PVD,…
Bộ máy: Rado HyperChrome sử dụng hai cỗ máy chính là automatic trữ cót từ 44 đến 80 giờ tùy phiên bản và máy quartz tinh gọn, dễ tháo lắp, sửa chữa.
Tính năng: Chỉ số kháng nước dao động từ 5ATM (tắm rửa, đi mưa) đến 10ATM (có thể bơi lội ở hồ), tích hợp các chức năng cao cấp như bezel hỗ trợ tính giờ lặn, Tachymeter đo tốc độ, chronograph và lịch ngày hữu ích.
Người dùng phù hợp: Bộ sưu tập này có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người mua từ đeo hàng ngày, đi dạo phố đến dự tiệc tối sang trọng.
Tính năng chronograph trên Rado HyperChrome
7. Rado Florence
Tên gọi của bộ sưu tập này bắt nguồn từ một thành phố ở nước Ý – nơi lưu giữ nguyên vẹn những đường nét kiến trúc Phục Hưng từ thế kỷ 15. Hình ảnh mái vòm nguy nga, tòa tháp tráng lệ và ánh đèn lung linh của Florence đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để hãng giới thiệu dòng sản phẩm này.
Kích cỡ:
- Phần lớn là phiên bản unisex có đường kính 38mm, dành cho cổ tay 17 – 17,5cm.
- Các mẫu đồng hồ Rado nữ có kích thước 30mm, phù hợp cổ tay 13 – 14cm.
Thiết kế: Điểm nhấn của Rado Florence nằm ở mặt dial tối giản, lược bỏ toàn bộ vạch số hoặc đính những viên kim cương nhỏ lên múi giờ. Một số phiên bản khảm xà cừ, tạo hiệu ứng chuyển sắc lấp lánh như mô phỏng lại ánh đèn trên đường phố Florence lãng mạn.
Vẻ đẹp tối giản, sang trọng của Rado Florence
Chất liệu đặc biệt: Bộ sưu tập này không ứng dụng quá nhiều vật liệu công nghệ mới của hãng để giữ lại tinh thần cổ điển đặc trưng. Ngoại diện của phụ kiện được hoàn thiện bằng mặt kính sapphire chống trầy xước, bộ vỏ và dây kim loại làm từ thép không gỉ, một số mạ PVD giúp tăng thêm tuổi thọ sản phẩm.
Bộ máy: Toàn bộ là đồng hồ Rado quartz, sử dụng bộ chuyển động từ nhà máy ETA – công xưởng chuyên cung cấp cỗ máy cho các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch. Điểm cộng của máy quartz là nhỏ gọn, sai số thấp, không tốn thời gian chăm sóc như máy cơ.
Tính năng: Hãng trang bị khả năng chống nước 5ATM – mức vừa đủ để người dùng an tâm rửa tay, tắm gội, đi mưa hàng ngày. Tất cả phiên bản đều có chức năng lịch ngày tiện lợi, hỗ trợ sắp xếp lịch trình hiệu quả.
Người dùng phù hợp: Các tín đồ đam mê vẻ đẹp cổ kính, sang trọng của khung cảnh thơ mộng tại Florence, Ý. Hoặc đơn giản là những người tìm kiếm một chiếc phụ kiện hoài cổ, thanh lịch để đeo hàng ngày hay cho dịp đặc biệt.
8. Rado Coupole
Đây là dòng thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ Rado ra đời vào những năm 1960, kết hợp với các đường nét và chất liệu hiện đại, mang đến vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng.
Kích cỡ:
- Đồng hồ nam Rado Coupole và mẫu unisex có đường kính 37,7 – 41mm, thích hợp chu vi cổ tay 16,5 – 18cm.
- Phiên bản nữ có kích thước 27 – 34mm, vừa vặn cổ tay 13 – 15,5cm.
Thiết kế: Vẻ đẹp đặc trưng của bộ sưu tập nằm ở vạch số mỏng, một số mẫu có cọc số La Mã cổ điển, số khác đính kim cương lên múi giờ sang trọng. Họa tiết Guilloché được điêu khắc tinh xảo, mang lại cảm giác hoài cổ, thanh lịch. Vài mẫu đồng hồ Rado Automatic có 2 cửa sổ lộ cơ tại vị trí 6 và 12 giờ, phô diễn sự chuyển động mượt mà của các linh kiện cơ khí bên dưới.
Chất liệu đặc biệt: Nhằm giữ nguyên đường nét hoài cổ của những phiên bản năm 1960, Rado Coupole không có quá nhiều vật liệu công nghệ mới mà chỉ sử dụng kính sapphire, thép không gỉ, Titanium giúp nâng cao sự bền bỉ của phụ kiện.
Bộ máy: Hơn 2/3 bộ sưu tập sử dụng bộ chuyển động automatic, hỗ trợ lên cót thủ công, thời gian dự trữ năng lượng từ 44 đến 80 giờ. Phần còn lại ứng dụng cỗ máy quartz đạt chuẩn Swiss Made, hoạt động bền bỉ.
Tính năng: Mức chống nước trung bình 5ATM là vừa đủ để người dùng đeo hàng ngày, thoải mái rửa tay, tắm gội, đi mưa. Hãng không trang bị những tính năng quá phức tạp mà chỉ cung cấp ô lịch ngày cơ bản.
Đặc biệt, dòng Rado Coupole có một số phiên bản sở hữu thang đo dự trữ năng lượng Power Reserve. Đây là chức năng rất hữu ích trên đồng hồ cơ, báo hiệu khi nào bộ máy cần được nạp cót.
Người dùng phù hợp: Các tín đồ tìm kiếm một chiếc phụ kiện đơn giản mà sang trọng, để đeo đi làm hàng ngày hoặc dạo phố, dự tiệc,…
Cách sử dụng đồng hồ Rado có tuổi thọ cao
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để giúp đồng hồ Rado có thể đồng hành cùng mình lâu dài hơn:
- Không để phụ kiện rơi vỡ, ma sát mạnh với các vật sắc, nhọn.
- Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
- Vệ sinh đồng hồ Rado bằng khăn vải mềm hàng ngày để làm sạch bụi bẩn.
- Các phiên bản sử dụng máy cơ cần được lên cót đúng cách.
- Mang sản phẩm đi bảo dưỡng định kỳ để kiểm tra linh kiện, lau dầu và thay pin (máy quartz).
- Đối với đồng hồ Rado lặn, người dùng cần vệ sinh lại phụ kiện bằng nước ngọt sau khi tắm biển, hạn chế xoay núm vặn dưới nước vì dễ làm nước tràn vào bộ máy.
Một số câu hỏi thường gặp khi mua đồng hồ Rado chính hãng
Thấu hiểu được những vấn đề mà người mua thường đắn đo khi chọn mua phụ kiện xem giờ nhà Rado, dưới đây là lời giải đáp của Hải Triều.
1. Đồng hồ Rado chính hãng giá bao nhiêu?
Giá đồng hồ Rado chính hãng tại Hải Triều dao động từ 22 đến 95 triệu đồng, cụ thể:
- Rado Captain Cook: 62 – 85 triệu đồng.
- Rado True Square: ~77 triệu đồng.
- Rado Centrix: 40 – 65 triệu đồng.
- Rado True Thinline: 69 – 85 triệu đồng.
- Rado DiaMaster: ~95 triệu đồng.
- Rado HyperChrome: ~57 triệu đồng.
- Rado Florence: ~31 triệu đồng.
- Rado Coupole: 35 – 40 triệu đồng.
- Các phiên bản Classic không thuộc bộ sưu tập có giá trên dưới 20 triệu đồng.
Ngoài ra, giá đồng hồ Rado nam có phần cao hơn mẫu nữ vì thường sử dụng bộ máy cơ, trang bị nhiều tính năng và thiết kế phức tạp hơn.
2. Có nên mua đồng hồ Rado xách tay không?
Đồng hồ Rado xách tay có thể rẻ hơn 10 – 30% khi mua tại đại lý ở Việt Nam nhưng lại tiềm ẩn một số rủi ro đáng lo ngại như: nhà cung cấp không uy tín, mua phải hàng lỗi, kém chất lượng nhưng không được đổi trả, bảo hành chính hãng. Vì vậy mà nhiều người vẫn lựa chọn mua từ các nhà cung cấp Việt Nam.
3. Làm thế nào để phân biệt đồng hồ Rado thật giả?
Rado là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu nên tình trạng hàng giả là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt là giá đồng hồ Rado chính hãng ở mức khá cao trong khi nhiều người muốn mua với ngân sách rẻ, trở thành cơ hội để hàng kém chất lượng xuất hiện trên thị trường. Để đảm bảo mua được hàng thật, người đọc cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Phụ kiện đi kèm gồm hộp, phiếu bảo hành,…
- Ngoại diện của sản phẩm: mặt kính, chi tiết trên, logo của hãng phải được thể hiện rõ ràng trên mặt số, không nhòe, mờ, mất nét hay sai chính tả.
- Các tính năng: dạ quang phải phát sáng trong tối, cơ chế lên cót thủ công, Hacking Stop trên phụ kiện phải hoạt động trơn tru.
Theo thông tin từ website hãng, cách duy nhất để chắc chắn 100% mua đồng hồ Rado chính hãng là mua trực tiếp từ cửa hàng Rado, từ nhà bán lẻ có ủy quyền, xác nhận thực của hãng.
4. Mua đồng hồ Rado chính hãng ở đâu?
Ở Việt Nam, Đồng Hồ Hải Triều là đại lý bán lẻ đồng hồ Rado được xác thực bởi hãng, cam kết bán đúng giá niêm yết của hãng, cung cấp hàng loại 1 và chính sách bảo hành lên đến 5 năm. Đây là địa chỉ uy tín mà người mua có thể tìm đến để sở hữu các loại đồng hồ Rado mới nhất, chất lượng tốt.
5. Rado có gì đặc biệt hơn những thương hiệu cùng phân khúc?
Phân khúc giá từ vài chục triệu đến trên dưới 100 triệu như Rado là “sân chơi” của nhiều thương hiệu cao cấp đến từ Nhật Bản, Thụy Sỹ. Điều khiến cho Rado trở nên khác biệt so với phần còn lại nằm ở chất liệu chế tác cao cấp và phong cách thiết kế độc đáo.
Các vật liệu như gốm sứ công nghệ cao, gốm sứ công nghệ cao Plasma, kim loại cứng hay Ceramos™ là những phát minh độc quyền của Rado, tạo nên chất lượng cao cấp và giá trị đặc biệt cho sản phẩm.
Ngoài ra, từng đường nét thẩm mỹ trên phụ kiện đều mang hơi thở của một thương hiệu trên 100 năm tuổi, vừa cổ kính vừa sang trọng, giúp Rado trở nên khác biệt và khẳng định vị trí trong lòng giới mộ điệu.
TOP 6 điều thú vị khiến Rado trở nên đặc biệt và nổi tiếng
Từ khi bước ra khỏi giới hạn của một xưởng sản xuất bộ máy, định vị bản thân là một thương hiệu đồng hồ cao cấp, Rado luôn nỗ lực tạo ra nhiều dấu ấn đặc biệt cho riêng mình. Dưới đây là 6 thông tin thú vị có 1-0-2 về Rado sẽ khiến giới mộ điệu phải bất ngờ.
1. Đồng hồ Rado VK10 đạt kỷ lục Guinness
Những thiết kế của Rado không chỉ chứa đựng giá trị vô hình mà còn được cụ thể hóa bằng sự công nhận của toàn thế giới.
Mẫu Rado V10K do nhà sản xuất Thụy Sỹ trình làng vào năm 2002 đã gây ra sự chấn động to lớn khi được ghi vào Kỷ lục Guinness Thế giới với tư cách là chiếc đồng hồ cứng nhất thế giới.
Rado V10K chế tác từ kim cương công nghệ cao nung trong áp suất tương đương áp suất khí quyển của sao Mộc. Trải qua hơn 2.000 cuộc nghiên cứu, thử nghiệm, thành phẩm đã đạt độ cứng đến 10.000 Vickers, trở thành một dấu son chói lọi trong lịch sử Rado.
2. Chế tạo mẫu đồng hồ gốm công nghệ cao mỏng nhất thế giới
Năm 2011, thương hiệu Thụy Sỹ cho ra mắt kiệt tác gốm sứ Rado True Thinline, có độ dày mặt số chỉ 4,9mm. Thiết kế này trở thành mẫu đồng hồ gốm sứ mỏng nhất thế giới.
Ngoài ra, Rado True Thinline còn có khối lượng rất nhẹ nhàng, mang đường nét tối giản theo đúng phong cách của hãng từ thuở sơ khai.
Rado True Thinline có mặt số siêu mỏng
3. Là thương hiệu đầu tiên ra mắt mẫu đồng hồ cảm ứng bằng gốm
Năm 2013, hãng chế tạo thành công Essenza Ceramic Touch – đồng hồ Rado cảm ứng làm từ gốm đầu tiên trên thế giới, là sự kết hợp giữa kinh nghiệm dày dặn của Swatch Group và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của Rado.
Thiết kế này không có núm vặn mà cho phép người dùng điều chỉnh thời gian bằng cách vuốt tay. Sự ra đời của Essenza Ceramic Touch như một lời khẳng định mạnh mẽ của Rado trong thế giới phụ kiện xem giờ xa xỉ.
4. Rado thuộc phân khúc sang trọng, ngang tầm với Gucci, Longines
Có lịch sử thành lập lâu đời, chất lượng cao cấp cùng những công nghệ hiện đại, Rado hoàn toàn đứng ngang hàng cùng nhiều ông lớn trong phân khúc Quasi-Luxury như Gucci, Longines, Raymond Weil,…
Một số hãng cùng phân khúc Quasi-Luxury
5. Là nhà tài trợ cho nhiều giải thể thao
Ngoài tập trung vào công nghệ chế tác đồng hồ, thương hiệu Thụy Sỹ còn đầu tư mạnh mẽ vào các giải đấu thể thao nổi tiếng.
Năm 2023, Rado đăng ký trở thành đối tác bấm giờ chính thức của giải đấu quần vợt Mubadala Citi DC Open. Trước đó, hãng là đối tác lớn của giải quần vợt Thụy Sỹ từ năm 2016, Giải Quần vợt Vienna Mở rộng (Erste Bank Open) của Áo, Giải Quần vợt Mexico Mở rộng (Abierto Mexicano Acapulco) ở Mexico,…
Rado là Nhà bấm giờ chính thức tại giải Kremlin Cup lần thứ 25
6. Nhận hơn 30 giải thưởng danh giá trong ngành
Rado đã chứng minh danh tiếng của mình bằng hơn 30 giải thưởng danh giá từ các tổ chức và cuộc thi thế giới, nổi bật là Grand Prix của Triển lãm Watches and Wonders – một trong những triển lãm đồng hồ xa xỉ nhất thế giới.
Sản phẩm của Rado còn nhận giải iF Design có lịch sử lâu đời (từ năm 1953) dành cho thiết kế nổi bật, giải thưởng thiết kế toàn cầu – Good Design Award trong nhiều năm,…
Các giải thưởng này không chỉ ghi nhận sự sáng tạo và chất lượng của Rado mà còn là một minh chứng cho việc thương hiệu này luôn tiên phong đưa chất liệu, công nghệ tiên tiến vào sản phẩm.
Rado True Square Tej Chauhan đạt giải Good Design Award 2022
Chính sách bảo hành khi mua đồng hồ Rado chính hãng tại Hải Triều
Đối với những thiết kế đến từ Thụy Sỹ như Rado, Hải Triều cung cấp chế độ RED GUARANTEE vượt trội cùng các điều khoản như sau:
- Thời gian bảo hành: 5 năm về máy, 2 năm về pin của hãng. Trong trường hợp khách hàng mất phiếu của hãng, vẫn được hưởng chế độ bảo hành 4 năm về máy, miễn phí thay pin trọn đời của Hải Triều.
- 4 năm đánh bóng đồng hồ miễn phí.
- 1 đổi 1 trong vòng 7 ngày nếu người mua không hài lòng hoặc có lỗi do sản xuất.
- Miễn phí vận chuyển, COD.
- Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%.
- Được ưu tiên bảo dưỡng tại trung tâm của Hải Triều.
- Tư vấn và cập nhật tình trạng bảo hành sản phẩm nhanh chóng qua điện thoại cho khách hàng.