10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh

10 dau hieu bi can nhe, nguyen nhan va cach phong tranh

Cận thị là một tật khúc xạ mắt phổ biến, đặc biệt thường gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Cận thị không chỉ làm hạn chế tầm nhìn của mắt mà còn gây nhiều mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn cần biết những dấu hiệu bị cận cũng như nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ đôi mắt của chính mình.

MỤC LỤC

› 10 dấu hiệu bị cận nhẹ mà bạn đang không biết

1. Nhìn không rõ khi quan sát các vật ở xa

2. Thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát rõ hơn

3. Dấu hiệu mỏi mắt, chảy nước mắt

4. Dấu hiệu nhức đầu

5. Thường xuyên dụi mắt

6. Khó quan sát khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

7. Lạc chỗ khi đọc và phải dùng ngón tay để chỉ dẫn mắt

8. Tình trạng khô mắt

9. Chớp mắt quá mức

10. Một số dấu hiệu bị cận khác

› Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu mắt bị cận

› Cách phòng tránh khi có biểu hiện của cận thị

› Đo mắt cận miễn phí tại Kính Hải Triều

› Lời kết

10 dấu hiệu bị cận nhẹ mà bạn đang không biết

Cận thị được biết là một tật khúc xạ ở mắt, khiến cho người bị cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần và gặp trở ngại khi nhìn những vật ở xa. Chính vì vậy, cận thị sẽ làm cho cuộc sống của người bị cận gặp nhiều hạn chế.

Nhận ra những triệu chứng bị cận càng sớm sẽ giúp bạn càng có cơ hội đưa ra hướng xử lý kịp thời đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí để điều trị.

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho vấn đề làm sao để biết mình bị cận. Hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu về các dấu hiệu của bị cận ở mức độ nhẹ cũng như nguyên nhân gây ra cận thị và cách phòng tránh.

10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 1

Làm sao để biết mình bị cận thị là vấn đề được nhiều người quan tâm

1. Nhìn không rõ khi quan sát các vật ở xa

Nhìn các vật ở xa luôn bị mờ, không rõ nét là triệu chứng bị cận thường gặp nhất. Đây cũng là lý do vì sao mà một biểu hiện thường thấy ở những người bị cận đó là họ có xu hướng cầm mọi vật gần mắt để dễ dàng quan sát hơn.

Khi tình trạng cận càng nặng, họ lại càng phải đưa vật đến gần mắt hơn mới có thể nhìn rõ. Do đó, hãy đi khám mắt ngay nếu bản thân hoặc những người xung quanh bạn có biểu hiện này.

10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 2

Dấu hiệu bị cận thị đặc trưng nhất chính là không thể thấy rõ các vật ở xa

Để có thể quan sát biểu hiện này, dễ thấy nhất là khi bạn xem tivi, điện thoại hoặc đọc sách. Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc các thành viên trong gia đình thường xuyên nhìn màn hình tivi, điện thoại hay đọc sách ở cự ly gần, đây có thể là một dấu hiệu bị cận thị.

10 dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 3

Chỉ nhìn thấy rõ khi ngồi gần màn hình tivi là một dấu hiệu nhận biết mắt cận mà bạn không nên bỏ qua

2. Thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát rõ hơn

Dấu hiệu sắp bị cận nhẹ khác mà bạn có thể thấy chính là thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn. Thông thường, độ cận của mỗi bên mắt không giống nhau.

Điều này làm cho người bị cận thị có xu hướng tập trung nhìn bằng bên mắt có thể thấy rõ hơn và nhắm mắt còn lại. Tương tự như vậy khi họ nghiêng đầu, họ chủ yếu nghiêng về phía mắt nhìn rõ để quan sát thuận tiện hơn.

10 dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 4

Chỉ thấy rõ khi nheo mắt hoặc nghiêng đầu cũng cho thấy mắt có dấu hiệu bị cận thị

3. Dấu hiệu mỏi mắt, chảy nước mắt

Khi bị cận thị, do mắt cần phải liên tục điều tiết để nỗ lực nhìn những vật ở xa nên có thể sẽ dẫn đến tình trạng mắt bị mỏi, hay chảy nước mắt.

Tuy nhiên, đây không hẳn chính xác là một dấu hiệu bị cận thị. Khi mắt bạn hoạt động với cường độ cao, không được nghỉ ngơi hợp lý thì cũng sẽ có biểu hiện này. Dù vậy, bạn vẫn nên chú ý và nếu tình trạng mỏi mắt, chảy nước mắt kéo dài thì cần phải đi kiểm tra thị lực ngay.

10 dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 5

Thường xuyên mỏi mắt hay chảy nước mắt là một trong những dấu hiệu bị cận thị bạn cần lưu ý

4. Dấu hiệu nhức đầu

Nhức đầu là một dấu hiệu sắp bị cận nhẹ mà nhiều người dễ bỏ qua. Do có nhiều nguyên nhân gây ra nhức đầu nên ít ai nghĩ rằng đây là biểu hiện của cận thị.

Thế nhưng nếu dấu hiệu này thường xảy ra khi bạn xem tivi, dùng điện thoại thông minh, máy tính hay đọc sách thì khả năng cao là bạn đã gặp vấn đề về mắt. Hãy theo dõi các cơn đau đầu của bạn, nếu nó vẫn lặp đi lặp lại thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

10 dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 6

Đau đầu khi phải nhìn vào màn hình laptop quá lâu có thể là dấu hiệu mắt bị cận

5. Thường xuyên dụi mắt

Dụi mắt là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất khi có các vấn đề về mắt. Dụi mắt có thể là do khó chịu, mỏi mắt, ngứa mắt,… nhưng nếu thấy hành động này ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để có thể đánh giá tình trạng thị lực của mình.

10 dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 7

Nói về những dấu hiệu bị cận phổ biến thì không thể không nhắc đến việc thường xuyên dụi mắt

6. Khó quan sát khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

Đối với người trưởng thành, việc bị cận thị có thể gây ra khó khăn khi lái xe do tầm nhìn xa bị giới hạn. Nhất là vào ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng, bạn rất khó nhìn rõ, mọi thứ xung quanh bị mờ nhòe, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông.

10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 8

Khả năng quan sát giảm sút vào ban đêm cũng có thể là biểu hiện của cận thị

7. Lạc chỗ khi đọc và phải dùng ngón tay để chỉ dẫn mắt

Đối với người không mắc tật khúc xạ mắt, họ sẽ ít khi đọc lạc chỗ. Nhưng nếu bạn gặp phải vấn đề này thường xuyên và cần sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ muốn đọc mới có thể thấy rõ chữ thì rất có khả năng là triệu chứng bị cận thị.

Trường hợp nhà bạn có trẻ em ở độ tuổi tập đọc thì sẽ cần nhiều thời gian theo dõi hơn. Do trẻ đang làm quen với việc đọc đúng chỗ, đúng dòng nên khi trẻ đọc lạc chỗ cũng không nói lên được trẻ có bị cận hay không. Lúc này, bạn sẽ cần quan sát thêm các biểu hiện khác ở trẻ.

10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 9

Nhận biết được những dấu hiệu bị cận thị càng sớm, bạn càng có cơ hội điều trị tốt hơn

8. Tình trạng khô mắt

Một dấu hiệu bị cận khác mà bạn có thể thấy, đó là mắt sẽ bị khô. Khô mắt là biểu hiện phổ biến khi bạn mắc phải các vấn đề về thị giác. Tình trạng khô mắt kéo dài sẽ gây khó chịu và làm giảm khả năng hoạt động của đôi mắt.

Tuy đây không phải là triệu chứng bị cận rõ rệt nhưng bạn cũng cần chú ý và kịp thời đi đến các phòng khám chuyên khoa điều trị. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt theo chỉ định của các chuyên gia.

10 biểu hiện của cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 10

Khô mắt không hẳn là dấu hiệu bị cận nhưng vẫn phản ánh tình trạng sức khỏe đôi mắt của bạn

9. Chớp mắt quá mức

Chớp mắt là một phản xạ bình thường nhằm bảo vệ mắt trước ánh sáng hoặc các vật thể lạ, giúp mắt khỏi bị khô. Tuy nhiên, việc chớp mắt liên tục quá mức có thể phản ánh mắt đang mệt mỏi.

Các nguyên nhân gây ra chớp mắt quá mức bao gồm viêm mí mắt, dị ứng mắt, tật khúc xạ, lác mắt hoặc do căng thẳng. Một nguyên nhân hiếm gặp của chớp mắt quá mức, có thể là do chứng rối loạn thần kinh.

Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc chớp mắt quá mức cũng cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và cần được thăm khám.

10 biểu hiện của cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 11

Biểu hiện chớp mắt liên tục quá mức cũng nằm trong danh sách các dấu hiệu bị cận nhẹ và cần được đưa đi kiểm tra thị lực

10. Một số dấu hiệu bị cận khác

Bên cạnh các dấu hiệu bị cận thị thường gặp được liệt kê ở trên, bạn cũng cần chú ý đến những biểu hiện như cần người khác giúp nhìn hộ, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn khi vận động hay khi làm việc với màn hình máy tính, điện thoại thông minh,…

10 dấu hiệu mắt bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 12

Thường hay bị chóng mặt, buồn nôn lúc nhìn vào màn hình máy tính cũng là một dấu hiệu nhận biết bị cận khác mà bạn có thể lưu ý

Đối với trẻ em, một số dấu hiệu khi bị cận có thể kể đến như khi đến trường bé cần phải nhìn sang bạn ngồi cạnh để chép bài thay vì nhìn thẳng lên bảng, kết quả học tập sa sút,…

Tuy nhiên, trẻ thường không tự nhận biết được những dấu hiệu bị cận xuất hiện ở bản thân. Do đó, cần có sự quan sát của cả gia đình và thầy cô ở trường để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bé bị cận thị.

Khi trẻ có những biểu hiện của cận thị, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi kiểm tra thị lực ngay để hạn chế tình trạng cận thị ngày càng nghiêm trọng hơn cũng như đảm bảo chất lượng việc học cho bé.

10 dấu hiệu mắt bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 13

Người lớn cần chú ý quan sát các dấu hiệu bị cận ở trẻ em để kịp thời chữa trị

Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu mắt bị cận

Sau khi xác định được những dấu hiệu của cận thị thì nguyên nhân từ đâu mà các biểu hiện của cận thị lại xuất hiện chính là vấn đề tiếp theo được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Lý giải cho các dấu hiệu bị cận thị có thể là do di truyền nhưng phần lớn là do thói quen sống.

10 dấu hiệu bị cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 14

Biết được nguyên nhân gây ra cận thị để điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày là một điều cần thiết

Một thói quen phổ biến khiến nhiều người bị cận thị chính là ngồi học hoặc làm việc không đúng tư thế, cúi đầu quá gần sách vở. Khi đọc sách hoặc viết bài, khoảng cách lý tưởng từ mắt đến sách vở nên nằm khoảng từ 25 – 30 cm.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu tâm đến độ cao của bàn ghế có tương xứng với nhau hay không. Sự chênh lệch chiều cao của bàn và ghế cũng có thể ảnh hưởng đến tư thế ngồi và dẫn đến cận thị.

10 dấu hiệu bị cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 15

Bảo vệ đôi mắt bạn bằng cách chú ý đến khoảng cách khi đọc sách

Không cho mắt nghỉ ngơi, để mắt làm việc quá nhiều giờ liên tục chính là nguyên nhân tiếp theo. Điều này tưởng chừng như dễ nhận ra và khắc phục nhưng khi đã tập trung vào công việc, không ít người quên mất rằng đôi mắt mình cũng cần được thư giãn.

10 dấu hiệu của cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 16

Đôi mắt cần được nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian tập trung làm việc

Học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ dưỡng chất hay tiếp xúc quá nhiều với các nguồn sáng nhân tạo như máy tính, điện thoại thông minh,… cũng được liệt kê trong danh sách các nguyên nhân dẫn đến cận thị.

10 dấu hiệu của cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 17

Sử dụng máy tính bảng trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến cho nhiều trẻ em ngày nay bị cận từ khi còn rất nhỏ

Khi nhận thấy những điều trên xuất hiện trong lối sống của bản thân, bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình càng sớm càng tốt. Nếu vẫn tiếp tục duy trì những thói quen trên, những dấu hiệu bị cận thị sẽ rất nhanh chóng tìm đến bạn.

Cách phòng tránh khi có biểu hiện của cận thị

Bạn cần biết rõ dấu hiệu bị cận và cách khắc phục để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tật khúc xạ này gây nhiều cản trở, ngày càng nghiêm trọng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Để có thể hạn chế nguy cơ tiềm ẩn của tật cận thị, bạn cần nắm những cách khắc phục tật khúc xạ này và áp dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cũng như điều tiết tình trạng cận thị mà bạn có thể cân nhắc.

10 dấu hiệu của bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 18

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu bị cận thị thì ta cũng cần trang bị kiến thức về cách phòng tránh và điều trị

Đeo kính đúng số độ, nếu kính sai số độ có thể gây cảm giác khó chịu như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn hay thậm chí khiến mắt bị tăng độ cận. Để có thể xác định chính xác độ cận của mình, bạn nên đi đến những bệnh viện hay phòng khám có chuyên môn và uy tín để được kiểm tra chính xác.

10 dấu hiệu của bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 19

Khi có những dấu hiệu nhận biết mắt bị cận, hãy đến những địa điểm uy tín để được thăm khám chuẩn xác

Bên cạnh việc đeo kính, thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và omega 3 cũng là một cách hiệu quả để khắc phục cận thị.

Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là rau, củ, quả có màu cam, đỏ, vàng chẳng hạn như cam, cà rốt, bưởi, dâu tây, bí đỏ, đu đủ chín, ớt chuông,… để bổ sung vitamin A.

Về omega 3, bạn nên lựa chọn dùng cá tươi (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…) 2 – 3 lần/tuần cho các bữa ăn. Vì những loại cá này rất giàu omega 3 giúp mắt luôn sáng, khỏe đồng thời hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khô mắt,…

10 làm sao để biết mình bị cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 20

Cà rốt là một loại rau củ cực kì có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho đôi mắt

Ngoài ra, bạn cần cố gắng hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính,… Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị này có ảnh hưởng xấu đến mắt. Vì vậy, để bảo vệ mắt của mình, bạn cần kiểm soát thời lượng tiếp xúc với chúng.

Đừng quên chú ý đến tư thế ngồi làm việc, học tập cũng như điều kiện ánh sáng xung quanh. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe thị giác của bạn.

10 làm sao để biết mình bị cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 21

Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý vừa giúp cải thiện tình trạng cận thị cho mắt vừa hạn chế các bệnh lý khác về cột sống

Sau một lúc học tập và làm việc, hãy cho mắt thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đơn giản chỉ là nhắm mắt lại hoặc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên. Hoặc hơn thế, bạn có thể thực hiện mát xa mắt, đắp khăn ấm, dùng mặt nạ mắt,… để hỗ trợ mắt thư giãn tốt hơn.

Bạn có thể chọn khoảng thời gian làm việc liên tục tối thiểu là 30 phút và tối đa là 90 phút. Còn độ dài cho mỗi lần nghỉ ngơi, ngắn nhất là 2 phút và dài nhất là 7 phút, đủ để bạn rời khỏi bàn làm việc và thực hiện các cách giúp mắt giảm bớt mệt mỏi.

những dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 22

Đắp khăn lạnh hoặc nóng là một biện pháp thư giãn mắt nhanh gọn được nhiều người ưa chuộng

Thực hiện các bài tập tăng thị lực là một cách khác giúp mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện tình trạng cận thị mà bạn có thể cân nhắc. Hiện nay, không khó để bạn tìm thấy các bài tập này trên các kênh thông tin và dễ dàng lựa chọn một bài tập phù hợp với bản thân.

những dấu hiệu bị cận, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 23

Thực hiện các bài tập tăng thị lực sẽ góp phần bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi nhiều tật khúc xạ và hạn chế quá trình lão hóa mắt

Bên trên là các cách bạn có thể áp dụng để điều tiết tình trạng cận thị ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên những cách trên sẽ cần nhiều thời gian để bạn nhận thấy kết quả rõ rệt. Nếu bạn mong muốn chữa trị cận thị một cách tiết kiệm thời gian hơn thì có thể tìm hiểu về việc phẫu thuật khúc xạ.

Phương pháp này ngày nay thường được lựa chọn bởi tính hiệu quả nhanh chóng. Nếu lựa chọn phương pháp này, bạn cần tìm đến những bệnh viện uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.

dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: 24

Phẫu thuật mắt cận là một cách điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất hiện nay

Đo mắt cận miễn phí tại Kính Hải Triều

Bạn đang gặp phải những dấu hiệu bị cận nhẹ, nặng nhưng không biết chắc chắn kết quả? Vậy việc nên làm tiếp theo chắc chắn là tìm kiếm địa chỉ đo mắt uy tín và Kính Hải Triều là địa chỉ đo mắt bạn nên quan tâm.

  • Đo mắt miễn phí: Đến với Kính Hải Triều, khách hàng sẽ được thăm khám mắt cận miễn phí mà không tốn bất kỳ một khoản chi nào.
  • Dàn máy đo tự động nhập khẩu lên đến 1 tỷ đồng: Máy móc là yếu tố không nhiều khách hàng quan tâm. Đơn giản vì họ không sành sỏi về kỹ thuật. Bạn biết không, máy đo mắt xịn sẽ mang lại hiệu quả đo mắt chính xác hơn, không để lại sai số khi đo thủ công. Điều này, giúp mỗi khách hàng dễ dàng nhận biết tình trạng của mắt mà không cần dựa nhiều vào dấu hiệu bị cận nhẹ hay nặng.
  • Đặt lịch hẹn nhanh chóng: Không cần đến showroom, chỉ cần một cú click chuột tại nhà, bạn đã có thể đặt lịch khám mắt nhanh với thời gian phù hợp nhất.

YouTube video

Dễ dàng biết dấu mắt bị cận hay không qua việc đo mắt cận tại Kính Hải Triều

Lời kết

Qua bài viết trên, Đồng Hồ Hải Triều đã tổng hợp các dấu hiệu bị cận nhẹ thường gặp nhất đến bạn. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị.

Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn để luôn bảo vệ đôi mắt của bản thân cũng như những người thân yêu được sáng khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *