5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ

Khi nhắc đến tháng 5, không thể không kể đến những dịp lễ quan trọng như ngày quốc tế lao động được diễn ra vào ngày 1 tháng 5 hay ngày lễ tỏ tình diễn ra vào 20/5 hằng năm. Nếu chỉ đơn thuần nói về Dương lịch thì có thể nói là một thiếu sót rất lớn, bởi vì còn một ngày quan trọng đó là 5/5 Âm lịch. Vậy ngày 5/5 là ngày gì ? Hãy cùng Hải Triều tìm hiểu qua bài viết sau.

 

MỤC LỤC

› Ngày 5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

1. Ngày 5/5 là ngày gì?

2. Ngày 5/5 Âm là ngày gì?

3. Ngày 5/5 Dương lịch là ngày gì?

4. Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

5. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

6. Điều kiêng kỵ không nên làm vào 5/5

› Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

1. Hái lá thuốc

2. Tắm lá nước mùi

3. Khảo cây vào giờ Ngọ

4. Ăn bánh ú tro

5. Ăn cơm rượu nếp

6. Ăn trái cây giết sâu bọ

7. Ăn thịt vịt

› LỜI KẾT

 

Ngày 5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: “ngày 5/5 là ngày gì?” là bởi vì còn quá lạ lẫm vào ngày này, đặc biệt là những bạn trẻ.

Ngày 5/5 Âm lịch là một ngày lễ truyền thống và được phổ cập tại hầu hết các nước Đông Á. Mùng 5 tháng 5 Âm lịch mang trong mình một giá trị ý nghĩa đặc biệt song không hề kém cạnh với những các dịp lễ lớn khác ở Việt Nam.

 

Tin tức liên quan:

Ngày cá tháng tư là ngày gì, những câu nói dối, cách troll hay

 Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Lịch nghỉ Tết mới nhất

 25 mẫu thiệp chúc Tết đẹp, ý nghĩa và độc đáo nhất

 

5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2

Mùng 5/5 là ngày gì – đây vẫn còn là một ngày lễ xa lạ với rất nhiều người

 

1. Ngày 5/5 là ngày gì?

Ngày 5/5 là ngày gì? Nếu xét theo Âm lịch thì ngày 5/5 là Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ chiếm một phần rất quan trọng trong các ngày lễ truyền thống tại Việt Nam nói riêng và các nước Đông Á nói chung

Vào Tết Đoan Ngọ người ta thường làm những hoạt động như ăn bánh ú tro, ăn cơm rượu nếp, ăn thịt vịt…

Còn để nói đến ngày 5 tháng 5 Dương lịch thì thường không quá nhiều người biết về ngày này, thậm chí còn có ý kiến cho rằng đây chỉ là một ngày bình thường. 

Ngày 5 tháng 5 Dương lịch được giới làm ăn và phong thủy chú trọng vì trong ngày này mọi hoạt động náo nhiệt dường như phải hoàn toàn cấm kỵ mà chỉ tập trung vào cúng điếu là chính.

5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì, ngày 5 tháng 5 là ngày gì? – Là ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

 

2. Ngày 5/5 Âm là ngày gì

5/5 âm là ngày gì? Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 5 Âm lịch được gọi là ngày tết Đoan Ngọ, là một ngày lễ truyền thống lâu đời liên quan đến sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Có thể hiểu đơn giản và dân dã hơn đây là ngày bắt, diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng.

Ngoài cái tên Tết Đoan Ngọ, mọi người còn lan truyền tai nhau với những cái tên dân dã như Tết diệt sâu bọ, Tết Đoan Dương. Không chỉ tại Việt Nam và Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ còn được khắp nước tại khu vực Đông Á hưởng ứng mạnh mẽ.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là một ngày nên tổ chức các hoạt động sôi nổi hoặc là ngày diễn ra các bữa tiệc linh đình vì đây là một ngày dường như sẽ gột rửa hết mọi xui xẻo và đem lại may mắn cho ai thật sự tôn trọng ngày Tết Đoan Ngọ này.

Vào Âm lịch, ngày 5 tháng 5 là lễ hội gì của Nhật Bản? Có sự khác biệt về tình chất so với Việt Nam và các nước Đông Á, ngày 5/5 tại Nhật Bản là ngày quốc tế thiếu nhi.

Ngày này toàn thể nước Nhật Bản dành thời gian, yêu thương những trẻ nhỏ nhiều hơn và dành những lời chúc cho tất cả trẻ em luôn có một cuộc sống tươi đẹp và luôn ngây thơ hồn nhiên tại độ tuổi ấy.  

5/5 là ngày gì? Vì sao lại quan trọng với người Việt Nam? - Ảnh 4

Ngày 5/5 Âm là ngày gì? – Ngày này thường được gọi là ngày diệt sâu bọ

 

Ngày 1/6 là ngày gì? Gợi ý 30 quà tặng bất ngờ nhất cho bé

Ngày 1/6 là ngày gì? Gợi ý 30 quà tặng bất ngờ nhất cho bé

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Ngày 5/5 Dương lịch là ngày gì?

Mùng 5 tháng 5 dương lịch là ngày gì? Mùng 5 tháng 5 năm 2022 rơi vào ngày thứ 5. Xét theo lịch Âm là ngày 5 tháng 4 năm 2022, tức là ngày Mậu Ngọ tháng Ất Tỵ năm Nhâm Dần.

Sự phổ cập của ngày 5 tháng 5 Dương lịch còn rất hạn chế. Những người thiên hướng về thần số học hoặc có sự quan tâm đối với các ngày tháng trong năm thì mới thật sự hiểu được ngày này có ý nghĩa quan trọng như thế nào.

Đối với ngày ngày trong năm 2022 thì việc cúng tế là việc duy nhất nên làm. Các việc làm quan trọng khác như cầu phúc, đính hôn, sửa chữa, ký kết, khai trương, chữa bệnh… vì thường sẽ trở nên không thuận lợi, tệ hơn là rước những điềm xui xẻo về phía mình.

Ngày 5 tháng 5 là cung gì?

Đối với những người có ngày sinh vào ngày 5/5 Dương lịch thì sở hữu cho mình cung hoàng đạo là Kim Ngưu (từ 01/5 đến 20/5)

ngày 5 tháng 5 là cung gì? đáp án là Kim Ngưu - Ảnh 5

Kim Ngưu là câu trả lời của ngày 5 tháng 5 là cung hoàng đạo gì

 

4. Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

Vì là một ngày quan trọng và truyền thống của những đất nước thuộc Đông Á nên nguồn gốc của ngày này tại mỗi nước là khác nhau.

Việt Nam cũng có một câu chuyện đặc biệt đằng sau ngày Tết Đoan Ngọ, hãy cùng Hải Triều tìm hiểu về sự tích đằng sau ngày lễ đặc biệt này nhé!

Người dân tại một ngôi làng nọ đang mở tiệc ăn mừng linh đình vì có một mùa vụ bội thu, lúa thóc và hoa trái chất thành đống nhưng niềm vui chưa kéo dài bao lâu thì có một tai họa khốc liệt kéo đến.

Mọi cây trái và các thực phẩm đã thu hoạch vào hôm trước thì hôm nay đã bị lũ sâu bọ gặm nhấm và làm hỏng hết tất cả. Không khí ảm đạm và u tối bao trùm khắp ngôi làng.

Mọi người trong làng đau đầu tìm cách giải quyết cho vấn đề này nhưng đều không đi đến đâu.

mùng 5 tháng 5 là ngày mà sâu bọ tàn phá cây cỏ - Ảnh 6

Sâu bọ là nguyên khiến cho trái cây, hoa màu hư hại

 

Bất ngờ có một người lạ mặt xuất hiện và tự xưng danh là Đôi Truân.

Ông bày cho người dân nơi đây biện pháp đuổi lũ sâu bọ đi bằng cách mỗi nhà lập một đàn cúng với vật tế là bánh tro và trái cây rồi mỗi người ra trước nhà cơ động tập thể dục. Ai nấy đều thấy rất lạ lẫm và nghi ngờ về nghi thức này nhưng vẫn tích cực làm theo.

Chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ cứng đầu đã té ngã như rạ. Sau điều thần kỳ đó, ông còn cẩn thận dặn dò dân làng: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm cứ làm theo những gì ông dặn thì sẽ tiêu diệt được chúng. 

Dân chúng cảm kích và bất ngờ trước phép lạ. Họ có ý định đền ơn báo đáp cho Đôi Truân nhưng ông đã đi đâu mất.

Vì để tưởng nhớ và biết ơn phép lạ này, người dân nơi đây đã đặt cho ngày 5 tháng 5 là ngày Tết diệt sâu bọ, sau nhiều năm được chuyển thành tên “Tết Đoan Ngọ” vì việc cúng điếu thường diễn ra vào trong giờ Ngọ.

 

5. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Đầu tiên phải kể đến cái tên đặc biệt của ngày tết này tại Việt Nam – Tết diệt sâu bọ. Vì đây là khoảng thời gian mà chuyển mùa nên sâu bọ phát triển thuận lợi nhất. Và sự kiện này sẽ kéo theo các bệnh tật như cảm cúm, dịch bệnh, ốm đau…

Nên mỗi nhà phải chuẩn bị thật kĩ càng các biện pháp phòng và ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Kết hợp với những điều kiện vật chất ngày nay thì bên cạnh đó ông bà ta cũng đã truyền lại những bài thuốc hay có thể tránh khỏi bệnh tật trong khoảng thời gian khó khăn này.

Vì cũng được gọi là Tết nên bản chất hay sự quan trọng không hề kém cạnh so với Tết Đoàn Viên hay Tết Nguyên Đán.

Đây cũng là một dịp để mọi người sum họp lại với nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Người ở xa thì quay về đoàn tụ với gia đình, người ở lại thì chuẩn bị để đón một cái Tết linh đình. 

5/5 là ngày gì - bản chất đây là một ngày đoàn viên - Ảnh 7

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ cũng như những dịp Tết khác là sự sum vầy và đoàn viên

 

Đây cũng là khoảng thời gian mà mùa vụ và hoa màu đơm hoa kết trái mãnh liệt nhất. Tùy vào từng vùng miền khác nhau thì sẽ có những hoa trái đặc trưng tại nơi đó.

Tuy khác nhau về vị trí và sản phẩm thu hoạch nhưng mọi người đều chung một niềm vui là gặt hái được mùa vụ bội thu và đặc biệt hơn là không có sự phá bĩnh của lũ sâu bọ.

Ngày này có thể nói là một trong những ngày vui nhất trong năm, ai nấy đều hân hoan phấn khởi vì những thành tựu đã được gặt hái.

Việc cúng tổ tiên để thể hiện được lòng biết ơn và chia sẻ niềm vui với những người đi trước là một điều không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

 

Ngày 6/4 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và hoạt động phổ biến

Ngày 6/4 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và hoạt động phổ biến

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

6. Điều kiêng kỵ không nên làm vào 5/5

Ngày 5/5 là ngày gì đã được giải đáp ở trên. Như bạn cũng biết, mùng 5/5 là ngày rất quan trọng với dân làm ăn và người chú trọng vào phong thủy. Vì lẽ đó, vào mùng 5 tháng 5 âm, bạn cần phải kiêng kỵ một số điều để không ảnh hưởng đến sự nghiệp, bản thân và gia đình.

Những điều không nên làm vào ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì:

  • Không làm rơi hay mất tiền.
  • Không xuất hành lúc 12h trưa hay dừng chân ở nơi có nhiều góc tối, âm khí.
  • Không để giày dép lung tung, mũi quay vào trong. Nếu gia chủ làm vậy sẽ dễ khiến tà khí vào nhà.
  • Không soi gương sau 12h đêm

5/5 là ngày gì? Nguồn gốc, hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1

Xác định được 5/5 là ngày gì mang rất nhiều ý nghĩa

 

Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Trong ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra nhiều hoạt động với nhiều ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu về tính chất và ý nghĩa của các hoạt động đó nhé!

 

1. Hái lá thuốc

Đối với việc sử dụng các loại thuốc Tây được bào chế sẵn thì những người dân thành thị sẽ thấy khá lạ lẫm về hành động này.

Hái lá thuốc được hầu hết mọi người ở nông thôn hưởng ứng cực kì mạnh mẽ, đây là cũng là một phong tục trong ngày 5/5 Âm lịch hằng năm.

Người dân ở vùng nông thôn quan niệm rằng, 12 giờ trưa là khoảnh khắc mà dương khí trở nên hài hòa nhất vì ánh sáng mặt trời trong ngày hôm nay sẽ tỏa ra những tia nắng tốt nhất trong năm, vì thế những loại lá cây được hái trong thời gian này sẽ có những công dụng chữa bệnh thần kỳ nhất.

Những loài thường được hái là những nhóm cây cỏ có tác dụng chữa bệnh về da hoặc chữa trong hệ thống tiêu hóa, đường ruột.

Bằng cách sơ chế đơn giản như đun thành nước để uống hoặc băm nhỏ ra để bôi lên những phần cần được chữa trị thì sẽ có hiệu quả tốt nhất.

5/5 là ngày gì? Tại sao phải lấy lá thuốc? - Ảnh 8

Hái lá thuốc là một nét đẹp truyền thống của Tết Đoan Ngọ Việt Nam

 

Các loại cây cảnh tốt sức khỏe:

 

2. Tắm lá nước mùi

Cây mùi hay còn được biết đến với tên là ngò hoặc ngò rí. Là một loại cây rất thân thuộc với người Việt trong những bữa ăn và những bài thuốc tốt mà loài cây này có thể đem lại.

Theo phương pháp truyền thống đã được đúc kết và truyền dạy lại cho thế hệ đời sau, Việc lấy cây mùi, đun nước và tắm trong dịp Tết Đoan Ngọ sẽ giải trừ được các gió độc, các khí không tốt trong cơ thể sẽ được giải phóng, khỏi cảm và mang lại thể trạng tốt cho người tắm.

5/5 là ngày gì? Tại sao phải tắm lá nước mùi? - Ảnh 9

Tắm lá nước mùi sẽ giải trừ những khí xấu trong người

⇒⇒⇒ Xem Thêm: Lập xuân 2023 là ngày nào?

 

3. Khảo cây vào giờ Ngọ

Vào thời khắc mặt trời đã lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ đi khảo cây. Khảo cây như là một hành động đánh vào cây để kiểm tra, khảo sát tìm ra những vấn đề mà cây đó đang gặp phải. Những cây được khảo thường là những cây thường bị sâu bệnh và ít ra hoa trái.

Cần ít nhất 2 người để có thể thực hiện nghi thức này. Người thứ nhất sẽ có nhiệm vụ trèo lên cây để đóng vai là cây. Người thứ 2 sẽ cầm dao vào đưa ra các câu hỏi chẳng hạn như: Tại sao năm nay lại không ra trái? Mùa sau phải ra trái thật nhiều đấy nhé? …

Tương truyền rằng nếu làm theo phong tục này thì những mong muốn, ước nguyện của người khảo cây sẽ được trở thành hiện thực, nên người ta thường khảo cây để mong cho vụ mùa được sung túc và bội thu.

 

4. Ăn bánh ú tro

Bánh ú có công dụng là làm mát ruột với tính chất là dễ ăn và dễ tiêu hóa. Người dân gói bánh ý thành những hình kim tự tháp tí hon rồi luộc chúng theo từng chùm, mỗi chùm trung bình 10 cái để dễ đong đếm. 

Đây là một món ăn đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ. Một món ăn gần gũi, dễ làm và bánh ú như là một sợi dây liên kết để thắt chặt tình cảm của những người thân trong gia đình trong gia đình lại với nhau. Có ý kiến cho rằng nếu không có bánh ú vào ngày Tết Đoan Ngọ thì dịp đó không còn ý nghĩa gì nữa.

mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Bánh ú tro có tác dụng gì? - Ảnh 10

Bánh ú tro là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

 

5. Ăn cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được nấu bằng loại nếp cẩm được lên men cùng với rượu. Đây là món ăn có vị ngọt nhưng không quá nồng nặc mùi rượu. Đây được cho là món có thể chữa được các bệnh suy nhược hay đau bảo tử.

Vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, gia đình sẽ quây quần bên nhau để cùng thưởng thức món ăn này. Người ta thường nói “rượu vào thì lời ra”, sau khi ăn món này xong mọi người thường trở nên hoạt bát và vui tươi hơn hẳn, có thể thoải mái nói chuyện nô đùa và làm bầu không khí trong ngày này trở nên nhộn nhịp hơn.

5/5 âm là ngày gì? Ăn cơm rượu có tác dụng gì? - Ảnh 11

Cơm rượu nếp được cho là chữa được bệnh đau bao tử

 

6. Ăn trái cây giết sâu bọ

Vào ngày 5 tháng 5 hằng năm cũng là lúc đỉnh điểm của vụ mùa. Bao nhiêu những trái ngon quả ngọt sau khoảng thời gian trồng trọt thì cũng có thể gặt hái và thưởng thức.

Để biết ơn và trân trọng tổ tiên thì việc thưởng thức và cúng điếu tổ tiên bằng những loại hoa quả này là một điều rất quan trọng. Bên cạnh đó việc ăn trái cây cũng bổ sung được những dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng bảo vệ khỏi những bệnh tật nguy hại.

 

7. Ăn thịt vịt

Theo nghiên cứu cho thấy, thịt vịt có những dưỡng chất và tính mát có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Và việc bổ sung những chất tốt cho sức khỏe là một điều mà mọi người trong ngày Tết Đoan Ngọ luôn hướng tới.

5/5 là ngày gì? Tại sao phải ăn thịt vịt? - Ảnh 12

Thịt vịt là món khoái khẩu của mọi người trong Tết Đoan Ngọ

 

LỜI KẾT

Vừa rồi Hải Triều đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết như tết 5 5 là ngày gì? Ngày 5/5 là ngày gì? ngày 5 tháng 5 dương lịch là ngày gì? Sinh ngày 5 tháng 5 là cung gì? Những hoạt động vào ngày 5/5. Hi vọng các bạn thích bài viết và đừng quên cho Hải Triều biết cảm nghĩ của bạn về ngày 5/5 nhé!

Tin tức liên quan:

 Quà biếu tết nên mua gì? 20 món quà độc đáo và dễ mua nhất

 20 quà tết tặng sếp sang trọng, dễ gây ấn tượng tốt nhất

 20 món ăn ngày Tết ngon, dễ làm, đặc trưng theo vùng miền

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *