Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất

Hình ảnh cây sâm đất gắn liền với tuổi thơ của người dân sống ở các tỉnh trung du, miền núi Việt Nam. Nó thường xuất hiện trên bàn ăn hàng ngày hoặc trồng làm thuốc, cây cảnh trong vườn. Vậy loại thảo dược hoang dại này có mấy loại, đem lại tác dụng gì cho sức khỏe con người? 

 

MỤC LỤC

› Đặc điểm cây sâm đất

1. Cây sâm đất là cây gì?

2. Cây sâm đất có mấy loại?

3. Cây sâm đất mọc ở đâu?

› Giải đáp: Cây sâm đất có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả

1. Bổ huyết

2. Trị liệu, giải độc cho gan

3. Điều trị chứng ho lâu ngày

4. Điều trị tiểu đường

5. Điều trị bệnh xương khớp

6. Điều trị bệnh tiêu chảy

7. Chữa bệnh táo bón

› Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì?

2. Cây sâm đất ăn được không?

3. Cây sâm đất có giảm cân không?

4. Rễ cây sâm đất có tác dụng gì?

5. Uống nước cây sâm đất có tác dụng gì?

› Một số lưu ý cần biết khi dùng

1. Lưu ý về liều lượng

2. Lưu ý về đối tượng sử dụng

3. Lưu ý về tác dụng phụ

› Lời kết

 

Đặc điểm cây sâm đất

Trước khi tìm hiểu về cây rau sâm đất có tác dụng gì cho sức khỏe con người thì bạn cần biết về đặc điểm, thổ nhưỡng gieo trồng, các chủng loại,… Bởi nếu không thể nhận biết được về dáng hình, đặc tính thì bạn dễ dàng nhầm lẫn loại thảo dược này với những loài thực vật khác. Điều này rất nguy hại đấy! Trong chuyên mục này, Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật về cách nhận biết cây sâm đất nhé!

 

Tin tức liên quan:

 

1. Cây sâm đất là cây gì?

Trong từ điển Y học cổ truyền Việt Nam, cây sâm đất là một trong những loại thảo dược quý, có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh. Loài thực vật này có một số đặc điểm về hình dáng như sau:

  • Thân cây: Sâm đất có phần thân nhẵn, mọc đường và càng lên cao thì phân thành nhiều nhánh.
  • Bộ phận lá: Lá cây có hình dáng trái xoan thuôn, thường thót lại ở phần gốc để tạo thành bộ phận cuống ngắn. Ngoài ra, lá dày, bóng hai mặt, mọc so le và có hình tựa lượn sóng.
  • Bộ phận hoa: Hoa cây sâm đất tương đối nhỏ, dài khoảng 30 – 35cm và có màu hồng tím. Chúng mọc thành từng chùm thưa ở phần ngọn và các nhánh. Ngoài ra, cây nở hoa vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7. 
  • Bộ phận hạt và quả: Hạt sâm đất rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh. Ngoài ra, cây thường kết quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Quả sâm đất cũng tương đối nhỏ, khi chín tới thì ngả sang màu đỏ nâu hoặc xám tro.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 1

Tất tần tật những gì bạn cần biết về hình dáng cây sâm đất Việt Nam

 

2. Cây sâm đất có mấy loại?

Bản chất của cây sâm đất không phải là một cái tên riêng mà là tên gọi chung cho tất cả những loại cây nhân sâm đất mọc hoang dại hoặc được trồng tại các vùng miền núi. Sau đây, Đồng Hồ Hải Triều sẽ gửi đến độc giả các loại cây sâm đất rừng, mọc tự nhiên của nước ta nhé!

 

2.1. Cây sâm Ngọc Linh

Vào năm 2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến tỉnh Quảng Nam và khẳng định “Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam”. Từ câu nói này đã cho thấy loại cây nhân sâm này không chỉ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người mà còn có giá trị cao về mặt kinh tế. Do vậy, là người Việt Nam, hãy ưu tiên lựa chọn mặt hàng sâm Ngọc Linh của Việt Nam để vừa ích nước lợi nhà vừa tốt cho sức khỏe.

Loài cây này mọc chủ yếu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và địa phận tỉnh Kon Tum, miền Trung Việt Nam. Thân cây chỉ cao khoảng 40 đến 100cm và chủ yếu phát triển ở bộ rễ, củ chôn sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh không chỉ có tác dụng chống oxy hóa, đẹp da mà còn giúp phục hồi triệu chứng trầm cảm, giảm stress và tăng cường sinh lực cho cả phái nam lẫn nữ.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 2

Sâm Ngọc Linh là một trong các loại cây sâm đất quý hiếm của Việt Nam

 

2.2. Cây sâm Cau Rừng

Cây sâm Cau Rừng là một loài thực vật mọc hoang dại tại các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Cao Bằng. Thân cây cao từ 25 – 30cm và chất dinh dưỡng được tập trung chủ yếu ở phần củ. Ngoài ra, tác dụng của sâm Cau Rừng là giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe não bộ, hỗ trợ cải thiện sinh lý nam giới và giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người.

 

2.3. Cây sâm Đá Trắng

Sâm Đá Trắng là một trong những loại cây sâm đất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng sở hữu một chiều cao tương đối khiêm tốn, chỉ từ 3 đến 12cm, thấp hơn hẳn so với các loài sâm đất khác. Ngoài ra, loài nhân sâm này thường mọc thành cụm, sống gần nhau nên khi tìm được một cây là sẽ thu hoạch được rất nhiều củ tương tự.

Mặt khác, giống sâm Đá Trắng thường được tìm thấy ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, tỉnh Hà Giang hoặc Sapa trực thuộc tỉnh Lào Cai. Về tác dụng, loại dược liệu này có công dụng trị liệu người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu cũng như ổn định huyết áp.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 4

Sâm Đá Trắng là loại dược liệu có công dụng điều trị cho người bị suy nhược, thiếu máu và mắc bệnh liên quan đến huyết áp

 

2.4. Hoàng Sin Cô

Nhắc đến các loại cây khoai sâm đất thì không thể không nhắc đến Hoàng Sin Cô. Bộ phận củ của cây này lớn lên giống củ khoai và thường mọc so le với nhau. Điểm cộng lớn nhất của loài cây này là có thể ăn trực tiếp mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng như đã qua chế biến.

Ngoài ra, các phương pháp sử dụng củ sâm đất này là sắc thành nước thuốc, phơi khô, ngâm rượu,… tựa các loại nhân sâm khác.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 5

Giải đáp thắc mắc cây sâm đất có ăn được không

 

2.5. Cây sâm Đương Quy

Cây sâm Đương Quy là loại nhân sâm chuyên dụng dành cho phái nữ. Loài dược liệu này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và thường mọc ở độ cao từ 2000 đến 3000m. Vì thế, giống cây này tương đối khó khai thác. Ngoài ra, tại Việt Nam thì sâm Đương Quy được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc chẳng hạn Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,…

Mặt khác, sâm Đương Quy mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như chữa trị chứng co thắt cơ, viêm họng, viêm amidan, đau bụng và hạ huyết áp. Ngoài ra, loại sâm này cũng chứa rất nhiều vitamin, giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 6

Sâm Đương Quy có công dụng chữa co thắt co, hạ huyết áp, viêm amidan và đau bụng

 

Citizen thân thiện với môi trường

2.6. Cây sâm Tanh Tách

Nếu bình chọn loại cây sâm đất nào quen thuộc với người dân Việt nhất thì chắc chắn cây sâm đất trái nổ sẽ xếp hạng đầu tiên. Bạn có thể tìm thấy loại dược liệu này ở khắp mọi nơi trên cả nước. Thậm chí, loại thực vật này còn thường được nhiều em bé ở các vùng nông thôn hái về để nghịch nước, nổ bôm bốp.

Tên khoa học của cây quả nổ là sâm Tanh Tách. Phần rễ của nó được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Bạn có thể chọn loại dược liệu này để điều trị các bệnh như sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo, giảm nóng sốt,…

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 7

Giải đáp câu hỏi cây nổ sâm đất trị bệnh gì

 

2.7. Cây sâm Tam Thất

Sâm Tam Thất hay còn được gọi là Tam Thất Bắc. Đây là một loại nhân sâm sinh trưởng ở độ cao 1500m so với mực nước biển. Nó thường được trồng chủ yếu ở các vùng núi như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,… Ngoài ra, sâm Tam Thất có vị ngọt, có thể trộn chung với mật ong để chữa bệnh.

Mặt khác, tác dụng chính của sâm Tam Thất là kháng vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các chủng virus khi xâm nhập vào cơ thể. Thậm chí, người cao tuổi cũng có thể chọn dùng Tam Thất Bắc nhằm làm chậm quá trình suy giảm chức năng trong cơ thể. Nhờ đó, cơ bắp cùng nhiều chức năng khác vẫn hoạt động dễ dàng.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 8

Sâm Tam Thất sinh trưởng ở độ cao 1500m so với mực nước biển

 

3. Cây sâm đất mọc ở đâu?

Như Hải Triều đã đề cập ở trên, mỗi loại cây sâm đất khác nhau sẽ mọc ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các loại nhân sâm quý hiếm đều thường mọc hoang dại trước khi được các chuyên gia nghiên cứu và đưa vào gieo trồng. Bên cạnh đó, hầu hết các loại cây sâm đất thường mọc ở các vùng núi cao, rải rác đều từ miền Bắc đến miền Trung Việt Nam.

 

Giải đáp: Cây sâm đất có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả

Tất cả mọi người đều biết cây nhân sâm có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Vậy loại dược liệu quý hiếm này chính xác là có những công dụng gì, phù hợp với các đối tượng bệnh nhân nào thì ít ai trả lời được. Trong chuyên mục này, Hải Triều đã tổng hợp tư liệu tham khảo về cây sâm đất từ bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để giúp độc giả hiểu hơn về cây sâm đất chữa bệnh gì nhé!

 

Xem thêm:

 

1. Bổ huyết

Một trong những công dụng cây sâm đất là bổ huyết. Để có thể cải thiện được tình trạng này, các bạn cần tiến hành chuẩn bị và chế biến sâm đất như sau:

▶ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g sâm đất
  • 12g ý dĩ
  • 12g thục địa
  • 12g liên nhục
  • 12g hoài sơn
  • 10g bạch truật
  • 10g đương quy
  • 10g mạch môn
  • 8g ngưu tất
  • 6g táo nhân

▶ Cách chế biến: Sao lần lượt các nguyên liệu bạch truật, mạch môn, táo nhân và hoài sơn. Sau đó, trộn chung với những vị thuốc còn lại và đem sắc lấy nước uống. Nhờ đó, bạn sẽ có thể bổ huyết nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm công thức pha chế Hồng trà sâm Đương Quy như sau để mang đến hiệu quả bổ huyết, làm đẹp tốt nhất nhé!

YouTube video

 

Khám phá công thức pha chế Hồng trà sâm Đương Quy giúp bổ huyết, đẹp da

 

2. Trị liệu, giải độc cho gan

Về tác dụng của cây rau sâm đất, giải độc cho gan là công dụng tuyệt vời mà bạn nên bỏ túi. Sau đây là bài thuốc giải độc, trị liệu gan mà độc giả nên tham khảo:

▶ Chuẩn bị nguyên liệu: 10g – 15g sâm đất khô

▶ Cách chế biến: Bạn có thể chọn 1 trong 3 phương pháp sau để sử dụng sâm đất.

  • Cách 1: Sắc sâm đất khô với nước rồi dùng để uống thay trà mỗi ngày
  • Cách 2: Tán sâm đất thành bột mịn rồi sắc với nước để uống
  • Cách 3: Sử dụng lá sâm đất để làm thành món canh ăn hàng ngày

Mặt khác, ngoài sử dụng dược liệu sâm đất thì bạn cũng có thể thay thế bằng nhiều loại thực phẩm khác để giải độc cho gan. Tham khảo video sau để biết thêm nhé!

YouTube video

 

Bỏ túi 5 cách giải độc gan từ thực phẩm tại nhà mà các mẹ nên biết

 

3. Điều trị chứng ho lâu ngày

Khi bị lo lâu ngày mà mãi không khỏi bệnh thì bạn nên dùng sâm đất để điều trị triệu chứng này. Sau đây là một số thông tin chuyên trị ho mà bạn cần nắm:

▶ Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 20g sâm đất
  • 20g thông thảo
  • 20g hà thủ ô trắng
  • 400g con gà nhỏ

▶ Cách chế biến: Thả các dược liệu đã chuẩn bị với gà đã được làm sạch vào nồi hầm. Khi hầm nhừ hoàn tất thì vớt, loại bỏ phần mỡ nổi ở trên là có thể ăn được cả phần cái lẫn nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về một cách trị liệu khác về chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày,… như video của chùa Pháp Tạng bên dưới:

YouTube video

 

Những điều bạn cần biết về bài thuốc hay trị bệnh ho tại nhà, chóng khỏi

 

4. Điều trị tiểu đường

Nhiều người thường thắc mắc về bài thuốc cây sâm đất trị tiểu đường. Sau đây, Hải Triều sẽ hướng dẫn bạn phương pháp điều trị bệnh này bằng dược liệu dân gian quý nhé!

▶ Chuẩn bị nguyên liệu: 25g sâm đất khô hoặc 75g sâm đất tươi

▶ Cách chế biến: Sắc toàn bộ dược liệu sâm đất đã chuẩn bị với khoảng 1 lít nước. Bật lửa nhỏ và đun trong vòng 10 – 15 phút. Lưu ý, chỉ nên dùng 1 thang thuốc duy nhất trong vòng 1 tháng liên tục thì mới có thể điều trị bệnh đái tháo đường này.

Mặt khác, độc giả nên tham khảo chi tiết về cách trị liệu bệnh tiểu đường mà VTC Now đã chia sẻ theo video bên dưới nhé!

YouTube video

 

Cách trị liệu bệnh tiểu đường

 

5. Điều trị bệnh xương khớp

Nếu bạn đang bối rối không sử dụng cây sâm đất như thế nào để trị bệnh xương khớp thì chuyên mục này dành cho bạn. Sau đây, Hải Triều sẽ hướng dẫn độc giả chi tiết về cách trị bệnh này nhé!

▶ Chuẩn bị nguyên liệu: 700g sâm đất tươi, 5 lít rượu và 1 bình thủy tinh

▶ Cách ngâm rượu làm thuốc: 

  • Rửa sạch sâm đất, ngâm qua nước muối loãng rồi để ráo nước
  • Thả sâm đất vào bình, đổ rượu vào rồi đậy kín nắp
  • Cất bình rượu ở nơi thoáng mát và ủ trong vòng 6 tháng
  • Lưu ý, sau 6 tháng, bạn có thể bắt đầu uống và chỉ nên uống 2 lần mỗi ngày và 1 lần không dùng quá 25ml

Bên cạnh đó, để trị bệnh xương khớp tốt nhất, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày chứ không thể chỉ uống rượu sâm đất là có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tham khảo thêm về chia sẻ các món ăn tốt dành cho người mắc bệnh xương khớp của lương y Nguyễn Công Đức nào!

YouTube video

 

Chia sẻ của lương y Nguyễn Công Đức về các món ăn, bài thuốc trị xương khớp

 

6. Điều trị bệnh tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở người. Trong đó, nếu bạn mắc bệnh này do hệ tiêu hóa hoạt động kém thì có thể trị liệu bằng cách sử dụng sâm đất kết hợp với đại táo.

▶ Chuẩn bị nguyên liệu: 15g – 30g sâm đất, 15g đại táo và 1.5 lít nước

▶ Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu và thả vào nồi nước để đun sôi. Khi nước thuốc sôi lên thì có thể uống trong ngày giống nước lọc nhưng lưu ý, chỉ uống 1 thang thuốc này trong quá trình trị bệnh.

Ngoài ra, trường hợp bị tiêu chảy và muốn trị cấp tốc thì bạn cũng có thể tham khảo thêm ở video dưới đây để xử lý nhanh.

YouTube video

 

Khám phá cách trị bệnh tiêu chảy cấp tốc

 

7. Chữa bệnh táo bón

Khi bị táo bón mà mãi không hết bệnh thì bạn có thể chọn dùng sâm đất để điều trị. Sau đây là một số bước để chế biến dược liệu này thành món ăn để xử lý bệnh táo bón:

▶ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g lá sâm đất
  • 30g lá vông non
  • 30g vừng đen rang nổ
  • 20g rễ đinh lăng
  • 20g lá thiên lý non

▶ Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước rồi để ráo. Sau đó, thả các nguyên liệu kể trên vào nồi nước, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng để làm thành món canh thang dân dã. Lưu ý, bạn nên nấu canh này và ăn mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.

Bên cạnh đó, ngoài dược liệu sâm đất thì còn rất nhiều thực phẩm tốt khác có thể giúp chữa bệnh táo bón triệt để. Cùng khám phá qua video bên dưới nhé!

YouTube video

 

Bỏ túi các thực phẩm tốt giúp điều trị táo bón

 

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Sau khi đã tìm hiểu xong cây sâm đất có công dụng gì cũng như lá cây sâm đất có tác dụng gì và các bài thuốc hay để trị bệnh thì có rất nhiều độc giả đặt ra các câu hỏi về loại dược liệu quý này. Trong chuyên mục hỏi xoáy – đáp xoay về câu hỏi liên quan đến tác dụng, cách sử dụng cây sâm đất, Hải Triều sẽ chọn lọc một số thắc mắc điển hình để giải đáp nhé!

 

Vòng tay cầu sức khỏe

1. Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì?

Rượu sâm đất có rất nhiều công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe người uống. Có thể kể đến như khả năng bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi, nhuận tràng, điều trị ho, tiểu đường, viêm khớp,… Tuy nhiên, dù rượu có tốt đến đâu thì phụ nữ mang thai cũng không được sử dụng. Ngoài ra, nên hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trị liệu khi dùng loại rượu này.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 10

Bỏ túi về công dụng của rượu sâm đất

 

2. Cây sâm đất ăn được không?

Ở chuyên mục phân loại về các chủng cây sâm đất thì Hải Triều có đề cập đến một số loại có thể ăn trực tiếp hoặc nấu thành canh để sử dụng. Nói cách khác, tùy vào từng loại sâm đất, bạn có thể ăn trực tiếp phần củ, nấu bộ phận lá cây thành món ăn hoặc sắc làm nước thuốc để uống.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 11

Giải đáp thắc mắc lá cây sâm đất có ăn được không

 

3. Cây sâm đất có giảm cân không?

Theo các bác sĩ đến từ bệnh viện đa khoa Vinmec, củ sâm đất không chứa tinh bột cũng như lượng calo thấp nên có tác dụng giảm cân. Thậm chí, khi ăn phần củ này, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, ít tiêu thụ thức ăn và thúc đẩy quá trình bài tiết của cơ thể. Vì thế, đây là dược liệu tuyệt vời mà các chị em phụ nữ nên bỏ túi.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 12

Tồn tại có mấy loại cây sâm đất có khả năng giảm cân cho phái đẹp?

 

4. Rễ cây sâm đất có tác dụng gì?

Theo từ điển Đông y ghi lại, rễ cây sâm đất có tác dụng trị các chứng ho lâu ngày không khỏi rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các bộ phận lá, củ của loại dược liệu này còn có tác dụng giải độc gan cùng nhiều căn bệnh khác.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 13

Những điều bạn cần biết về tác dụng của rễ cây sâm đất

 

5. Uống nước cây sâm đất có tác dụng gì?

Hầu hết các bài thuốc trị liệu bằng cây sâm đất mà Hải Triều chia sẻ đều được sắc thành nước thuốc. Chẳng hạn như bổ huyết, giải độc gan, tiểu đường, xương khớp,… Để hiểu hơn về công dụng và các bài thuốc này, mời độc giả xem lại chuyên mục giải đáp về tác dụng của cây sâm đất ở trên nhé!

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 14

Sơ lược về cây sâm đất và công dụng

 

Một số lưu ý cần biết khi dùng

Bất kỳ loại thảo dược hoặc dược liệu nào dù quý hiếm và tốt đến đâu thì cũng tồn tại những tác dụng phụ cũng như các lưu ý trong quá trình sử dụng. Sau đây, Đồng Hồ Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn 3 cái tips lưu ý cực kỳ quan trọng trong việc dùng cây sâm đất nhé!

 

1. Lưu ý về liều lượng

Mỗi loại sâm đất khác nhau có những tác dụng chữa bệnh riêng biệt. Thậm chí, cùng là một loại dược liệu nhưng phương pháp chế biến khác nhau thì liều lượng cũng được điều chỉnh tương ứng. Do vậy, khi sử dụng sâm đất, bạn cần phải chú ý kỹ về liều lượng.

Nếu như không chắc chắn rằng nên uống bao nhiêu lần trong ngày, duy trì trong bao lâu thì bạn nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để tìm ra câu trả lời chính xác về liều lượng cũng giải pháp trị liệu tốt nhất.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 15

Lưu ý về liều lượng sử dụng sâm đất mà độc giả nên chú tâm

 

2. Lưu ý về đối tượng sử dụng

Mặc dù là dược liệu có nhiều giá trị cao trong vai trò chữa bệnh nhưng sâm đất cũng tồn tại nhiều lưu ý cho các đối tượng sử dụng. Trường hợp người bệnh dùng nhưng xuất hiện các dấu hiệu chẳng hạn nôn ói, ra mồ hôi hoặc đau thắt dạ dày thì cần ngưng sử dụng ngay.

Mặt khác, đối với trẻ em, phụ nữ mang thai thì cũng cần tránh dùng sâm đất để chữa bệnh. Ngoài ra, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ hoặc người có kiến thức về loại dược liệu này.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 16

Tất tần tật lưu ý về các đối tượng không nên sử dụng sâm đất

 

3. Lưu ý về tác dụng phụ

Có thể khẳng định rằng, không tồn tại bài thuốc hay nào mà không có bất kỳ tác dụng phụ cho người sử dụng. Cây rau sâm đất cũng không nằm ngoại lệ. Trong từ điển Đông y, loại dược liệu này có tính hàn, cay và có vị hơi đắng. Thậm chí, bộ phận lá sâm đất hơi độc nên tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều.

Mặt khác, trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh trong bất kỳ trường hợp nào. Ngoài ra, cần phải thăm khám, hỏi thăm ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng sâm đất để trị liệu. Đặc biệt, phải được sự đồng ý từ bác sĩ khi dùng sâm đất kết hợp với các bài thuốc chuyên dụng khác để chữa bệnh để tránh xảy ra trường hợp xung đột về dược tính.

Cây sâm đất có mấy loại, tác dụng gì, hình ảnh cây sâm đất - Ảnh 17

Bỏ túi về các tác dụng phụ của cây rau sâm đất và lời khuyên khi sử dụng dược liệu

 

Lời kết

Thông tin trong bài viết tác dụng của cây sâm đất ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng với nguồn tư liệu về cây sâm đất trị bệnh gì mà Hải Triều đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến độc giả sẽ là cẩm nang gối đầu giường, giúp bạn chăm sóc sức khỏe của gia đình nói chung lẫn bản thân nói riêng một cách toàn diện nhất.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Nguồn tham khảo:

  • Website Thuốc Dân Tộc. Link tham khảo: https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/cay-sam-dat
  • Website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Link tham khảo: https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/sam-dat
  • Website Bệnh viện đa khoa Vinmec. Link tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/rau-sam-dat-co-tac-dung-gi/
Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

4 thảo luận
  1. L
    Le

    Hoa từ 30 đến 35cm thì lớn gấp đôi hoa sen rồi sao bảo là hoa nhỏ..??

    10 tháng trước
    • ĐỒNG HỒ HẢI TRIỀU

      Chào anh, chị

      Cảm ơn chia sẻ từ mình ạ. Bài viết trên đem tính chất tham khảo thêm cho mình thôi ạ

      Rất mong mình thường theo dõi nhiều bài viết mới bên em

      Em cảm ơn

      -nh-

      10 tháng trước
    • V
      Vi

      Kích thước này họ ghi theo chùm hoa chứ ko theo từng bông á b. Chứ bông nó nhỏ xíu à

      10 tháng trước
      • ĐỒNG HỒ HẢI TRIỀU

        Dạ chào anh/chị Vi
        Cám ơn mình đã đóng góp thông tin ạ ^^
        Chúc mình một ngày tốt lành
        Em cám ơn
        -dh-

        10 tháng trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *