Cây kim ngân hợp mệnh gì? Hợp tuổi nào? Có tác dụng gì?

Với ý nghĩa mang lại sự sung túc và tài lộc, cây kim ngân được nhiều gia đình người Việt yêu thích và mua về trồng, đặt làm cảnh trong nhà và nơi làm việc. Vậy mệnh gì hợp, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân như thế nào? Hãy cùng Hải Triều tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

 

MỤC LỤC

› Tìm hiểu cây Kim Ngân hợp mệnh gì, tác dụng, ý nghĩa,…

1. Cây Kim Ngân hợp mệnh gì?

2. Tác dụng của cây Kim Ngân

3. Ý nghĩa cây Kim Ngân

4. Uống cây Kim Ngân có tác dụng gì?

5. Phong thủy cây Kim Ngân hợp tuổi nào?

› Cách trồng, chăm sóc và nhân giống cây kim ngân đúng

1. Cách trồng cây kim ngân

2. Cách chăm sóc cây kim ngân

3. Đặc điểm cây kim ngân

4. Cách nhân giống cây kim ngân

5. Vị trí đặt cây Kim Ngân

6. Một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân

› Giá bán và mua cây kim ngân ở đâu uy tín nhất?

1. Giá cây kim ngân bao nhiêu tiền?

2. Mua cây kim ngân ở đâu uy tín?

› Tổng kết

 

Tìm hiểu cây Kim Ngân hợp mệnh gì, tác dụng, ý nghĩa,…

Cây Kim Ngân được nhiều người biết đến là một trong những loài cây mang lại sự may mắn, điều tốt lành và mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Chính vì thế mà cây luôn được ưa chuộng.

Cây kim ngân hợp mệnh gì hợp tuổi nào có tác dụng gì - ảnh 1

Cây kim ngân có tác dụng gì, ý nghĩa thực sự?

 

Tin tức liên quan:

10 quà tặng phong thủy may mắn, tài lộc dành cho gia chủ

Cách chọn vòng tay phong thủy hợp mệnh đơn giản nhất

Vòng trầm hương đeo tay có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?

 

1. Cây Kim Ngân hợp mệnh gì?

Về bản chất, cây kim ngân là một loài thực vật được xếp vào hành Mộc. Trong phong thủy người hợp với cây sẽ là người có mệnh Hỏa và Mộc vì Mộc sinh Hỏa (tương sinh). Tuy nhiên đây là loài cây phong thủy tốt nên mệnh nào cũng có thể phù hợp nếu biết cách cân bằng âm dương ngũ hành bằng nhiều cách khác nhau.

Cây kim ngân hợp mệnh gì hợp tuổi nào có tác dụng gì - ảnh 2

Cây kim ngân thuộc mệnh Mộc

 

Cách chọn cây kim ngân và phối màu theo mệnh:

Mệnh Mộc: nên trồng cây trong chậu có hình dáng cao, thẳng đứng hoặc uốn cong cách điệu, không nên trồng chậu tròn hoặc có góc nhọn. Mệnh Mộc trồng trong chậu thủy sinh sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mệnh Hỏa: không nên trồng chậu thủy sinh. Nên chọn chậu có góc nhọn hoặc hình kim tự tháp. Tránh chậu vuông, chữ nhật hay uốn lượn.

Cây kim ngân hợp mệnh gì hợp tuổi nào có tác dụng gì - ảnh 3

Chọn chậu cây theo màu sắc và kích để hòa hợp với mệnh của gia chủ

 

Mệnh Thổ: Cây là mệnh Mộc sẽ hút chất dinh dưỡng từ đất (mệnh Thổ) nên sẽ tương khắc, để cân bằng âm dương nên chọn chậu màu đỏ lửa hoặc màu cam.

Mệnh Kim: người mệnh này nên trồng cây trong chậu thủy sinh. Kim sinh Thủy sẽ hòa hợp cân bằng âm dương.

Mệnh Thủy: đối với mệnh này nên chọn chậu màu trắng hoặc màu đen để hỗ trợ tốt trong phong thủy.

 

2. Tác dụng của cây Kim Ngân

Cây không những cung cấp oxi mà còn có tác dụng lọc không khí độc rất tốt, giúp làm mát không gian nhà ở. điều hòa không khí. Cây còn có tác dụng trang trí thẩm mỹ dùng để ở góc nhà hay bàn làm việc ở văn phòng, công ty.

Những người kinh doanh rất thích cây kim ngân. Ngoài khả năng lọc không khí môi trường, cây còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.

Kim ngân là một loài cây giúp thanh lọc không gian sống - ảnh 4

Là một loài cây giúp thanh lọc không gian sống

 

Trong phong thủy cây còn đem lại sự may mắn về sự nghiệp, tiền tài và vật chất cho chủ nhân. Ngoài ra nó còn là biểu tượng của sự bất khuất, kiên cường và sự uy quyền.

Cây có tác dụng đem lại sinh khí giúp bạn luôn trong trạng thái nhiều năng lượng nhất để làm việc gia tăng nguồn tài chính của bản thân.

Ngoài ra cây có khả năng cân bằng ngũ hành tương sinh cho công ty hay căn nhà nơi đặt cây. Xua đuổi tà khí. Hạn chế thất thoát tiền bạc.

Nếu bạn là một người đang kinh doanh thì đây sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.

 

3. Ý nghĩa cây Kim Ngân

Những ai trồng cây Kim Ngân đều sẽ được mang lại sự may mắn, tiền tài. Cây mang vẻ đẹp đơn giản, không cầu kỳ tạo cảm giác nhẹ nhàng, không vướng bận những điều tiêu cực trong cuộc sống.

Cây có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Là sự giàu sang, thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn cho chủ nhân. Cây có 5 lá biểu tượng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Giúp cho ngôi nhà được ổn định và hài hòa.

Theo các chuyên gia về phong thủy, cây có tác dụng cân bằng các nguồn năng lượng, ổn định tài chính của bạn.

Cây kim ngân mang ý nghĩa phong thủy may mắn, thu hút tiền tài - ảnh 5

Cây kim ngân mang ý nghĩa phong thủy may mắn, thu hút tiền tài

 

Sự may mắn, tiền tài  mà cây kim ngân mang lại, bạn có thể dùng “san sẻ” với người thân, bạn bè bằng cách chiết 1 cành để tặng cho họ.

Khi bạn làm việc trong không gian có cây kim ngân, bạn sẽ có cảm giác bình yên, tinh thần thoải mái. Không khí nơi làm việc thể hiện sự thuận buồm xuôi gió, mối quan hệ với khách hàng và công việc sẽ tốt hơn.

Với mỗi chậu có số lượng cây khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Thường chậu sẽ có 1,3 hoặc 5 cây.

Nếu là chậu 1 cây được gọi là “trụ thiên” mang ý nghĩa kiên cường, bất khuất, chọc trời khuấy nước. Đặt một chậu cây nơi làm việc để luôn nhắc nhở mình luôn phải nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp.

Chậu 1 cây còn được gọi là trụ thiên - ảnh 6

Chậu 1 cây còn được gọi là ‘trụ thiên”

 

Chậu 3 cây có nghĩa là “tam tài”, “tam giáo” ý nghĩa là thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Theo một số tài liệu phong thủy khác thì số 3 tượng trưng cho phúc lộc thọ. Dù bạn là ai cũng nên có một chậu như này để nhớ đến 3 yếu tố thành công trong cuộc sống.

Chậu 5 cây được xem là ngũ phúc: phúc, lộc, thọ, an khang. Thường chậu 5 cây sẽ được thắt gốc lại với nhau như bím tóc. Thể hiện sự gắn kết yêu thương lẫn nhau.

 

TOP đồng hồ nam bán chạy

4. Uống cây Kim Ngân có tác dụng gì?

Hoa của cây Kim Ngân là dược liệu có khả năng ức chế các hoạt chất prostaglandin E2 và histamin (là hoạt chất thường xuất hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm). Cho nên chúng được áp dụng để điều trị các bệnh như viêm da do mụn nhọt, viêm họng, trị viêm ruột thừa, lở ngứa…

Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt chất này còn khả năng kháng khuẩn rất tốt và mạnh hơn rất nhiều so với các thảo dược khác. Đặc biệt là kháng được chủng S.aureus (vi khuẩn đường hô hấp) và E.coli (vi khuẩn đường ruột). Ngoài ra hoa Kim Ngân còn có tác dụng kháng khuẩn với các loại nấm…

Ngoài tác dụng về phong thủy, cây còn được ứng dụng trong chữa bệnh - ảnh 7

Ngoài tác dụng về phong thủy, cây còn được ứng dụng trong chữa bệnh

 

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, Kim Ngân hoa còn có khả năng ức chế các loại virus khác chữa bệnh khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là thành phần quý giá trong các loại thuốc giúp chống mầm bệnh.

Để có thể làm được điều này là do chúng có chứa chiết xuất như caffeoylquinic, axit chlorogenic, flavonoid… Đây là những hoạt chất ức chế kháng virus trong hệ hô hấp, giác mạc, phổi…

Cây kim ngân Có khả năng ức chế các loại virus - ảnh 8

Có khả năng ức chế các loại virus

 

Dược liệu này còn có thể ức chế và là gián đoạn phản ứng của chuỗi gốc tự do trong dầu. Thế nên chúng có khả năng chống oxy hóa với các loại dầu như dầu hạt cải, dầu đậu phộng…

Hoa Kim Ngân có thể tập hợp được lympho và các đại thực bào.Nên chúng thúc đẩy hoạt động miễn dịch tế bào. Cơ thể con người lúc này như được tạo “một lớp áo giáp” để chống chọi với bệnh tật.

Ngoài ra, vị thuốc Đông y này còn có tác dụng khác như giảm triglyceride trong máu, bảo vệ gan, hạ sốt, hệ tiêu hóa…

 

Tính cách của 12 cung hoàng đạo bình thường và khi yêu Xem thêm: Sim số đẹp là gì? Cách chọn sim số đẹp phong thủy cho công việc thuận lợi

 

5. Phong thủy cây Kim Ngân hợp tuổi nào?

Lá cây Kim Ngân xòe ra 5 nhánh thể hiện được yếu tố cân bằng trong ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Nên hầu như không có tương khắc với các mệnh trong phong thủy. Nhưng có những sự kết hợp sau sẽ tạo ra tiền tài vật chất, phát triển hơn:

  • Thân cây chiếm 50% toàn thể và có màu nâu sẽ hợp với mệnh thổ và kim
  • Tán lá xanh và rộng nên hợp mệnh mộc và hỏa
  • Tương sinh với cây sẽ mệnh hỏa và thủy

Bất kể là tuổi nào vẫn có thể sở hữu cây kim ngân - ảnh 9

Bất kể là tuổi nào vẫn có thể sở hữu cây kim ngân

 

Cây Kim Ngân hợp với hầu hết các tuổi, khắc phục nhược điểm về tính cách của người tuổi tý, thân, tuất. Kim Ngân sẽ mang lại sự cân bằng trong tính cách, chỉ đường công việc của họ theo đúng hướng thành công.

Người tuổi Tuất nhạy bén, thông minh hay giúp đỡ người khác. Kim Ngân giúp họ khẳng định vị thế, thuận lợi trong công việc.

Người tuổi Thân thông minh, khéo léo, nhanh nhẹn trong công việc kinh doanh. Họ cũng là người có tinh thần cầu tiến cao và rất tự tin. Sở hữu cây Kim Ngân giúp họ tích cóp được tiền của, tài vận vững vàng.

Người tuổi Tý rất có ý thức trong tiết kiệm, biết cách kiếm tiền nhưng thiếu sự linh hoạt, nhạy bén trong đầu tư. Cây Kim Ngân sẽ giúp họ có thêm nhiều vận may và cơ hội mới.

Những người tuổi còn lại đều được tôn lên những vẻ đẹp về tính cách, thuận buồm xuôi gió trong công việc và kinh doanh.

 

15 thương hiệu trang sức phong thủy được ưa chuộng nhất

15 thương hiệu trang sức phong thủy được ưa chuộng nhất

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

Cách trồng, chăm sóc và nhân giống cây kim ngân đúng

Với những ý nghĩa mà cây mang lại thì việc sở hữu cho mình cây kim ngân là điều nên làm. Thế nhưng cách trồng, chăm sóc và nhân giống cây kim ngân như thế nào không phải ai cũng biết.

Cách chăm sóc và nhân giống cây - ảnh 10

Cách chăm sóc và nhân giống cây

 

1. Cách trồng cây kim ngân

Có hai cách trồng đó là trồng chậu và trồng thủy sinh.

Trồng cây trong chậu:

Đất trồng: lựa chọn đất vi sinh chứa nhiều chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của cây. Hoặc có thể lựa chọn đất tơi xốp trộn lẫn với vỏ trấu hoặc gỗ mùn để tăng độ thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt.

Chọn chậu cây: Tùy vào mục đích của bạn để có thể chọn chậu phù hợp. Thông thường cây trồng để làm cảnh trong nhà hoặc để bàn làm việc thì chậu không cần quá to.

Lưu ý kích thước chậu phải phù hợp để rễ cây kim ngân có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Chiều cao của chậu phải phù hợp với kích thước của cây (nếu trồng từ cây con thì bạn nên đoán chừng cây lớn sẽ như nào).

Chiều cao của chậu phải phù hợp với kích thước của cây - ảnh 11

Chiều cao của chậu phải phù hợp với kích thước của cây

 

Nên lựa chọn cây giống phải to, khỏe, không có sâu bệnh. Nên lựa chọn cây có chiều cao vừa phải sẽ đẹp nhất.

Trồng cây thuỷ sinh:

Sử dụng bình thủy tinh để trồng cây kim ngân. Bình trong suốt dễ dàng quan sát cây trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng, phát hiện kịp thời cây bị bệnh nấm hay thối rễ. Một số vấn đề bạn cần lưu ý:

  • Chỉ ngâm phần rễ vào nước, nếu thân ngâm nước sẽ dễ bị thối và chết cây.
  • Lượng nước khoảng 2 phần 3 bình, có thể dùng sỏi để trang trí thêm cho bình.
  • thay nước 1 tháng 1 lần.
  • Mẹo: bình hoặc lọ thủy tinh có thể cho cá nhỏ vào nuôi để làm sạch bọ gậy và tảo gây bệnh cho cây.

 

2. Cách chăm sóc cây kim ngân

Với kỹ thuật chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những thứ sau:

Nước tưới: Cây không cần nước quá nhiều. Nếu trồng trong chậu đặt trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần 1 tuần. Trồng ngoài trời thì 1,5 tuần 1 lần tưới ngập gốc.

Dinh dưỡng: Phân bón thích hợp nhất là NPK. Bạn hòa tan phân bón với nước rồi tưới quanh gốc, bón mỗi 1 – 2 tháng 1 lần là được.

Cách chăm sóc đơn giản vì cây dễ sống - ảnh 12

Cách chăm sóc đơn giản vì cây dễ sống

 

Nhiệt độ: Cây sống tốt ở nhiệt độ từ 10 – 40 độ C. Nhiệt độ phòng từ 15-25 độ C là thích hợp nhất. Nên đặt cây ở nơi râm mát. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, cây sẽ chết lá.

Ánh sáng: Cây không cần nơi quá nắng gắt vì vậy hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ là được.

 

3. Đặc điểm cây kim ngân

Cây có thân chắc chắn, dẻo dai. Chiều cao đạt tối đa 6m. Lá cây to xòe rộng bắt mắt. Kim Ngân rất ít khi nở hoa, thường chỉ nở vào ban đêm từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa Kim Ngân có màu kem nhạt, mùi thơm dịu nhẹ.

Cách chăm sóc đơn giản vì cây dễ sống - ảnh 13

Đặc điểm của loài cây này là thân xoắn vào nhau

 

Cây sống ở khu vực đầm lầy. Nên thân cây thường xoắn rất độc đáo nên dân gian hay gọi là cây bím tóc, cây thắt bím. Cây kim ngân là loài thực vật ưa bóng râm, thích ánh sáng yếu nên trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt. Cây có 2 dạng chính:

Cây cảnh: thường được trồng trong chậu hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.

Cây ngoài tự nhiên: Chiều cao có thể đặt tới 18m, có hoa và kết trái.

Cây kim ngân nở hoa nghĩa thành công và may mắn.

 

4. Cách nhân giống cây kim ngân

Cây Kim Ngân có ba cách chính để nhân giống đó là gieo hạt, chiết cành và giâm cành.

Đối với phương pháp giâm cành, bạn nên chọn những cành già, cứng cáp. Tránh chọn những cành quá non và nên cắt bớt lá trên cành đấy để cho cây phát triển nhanh hơn. 

Phương pháp hay dùng để nhân giống cây là giâm cành - ảnh 14

Phương pháp hay dùng để nhân giống cây là giâm cành

 

Cách thực hiện tương đối đơn giản, các bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Các vật dụng cần thiết cho việc giâm cành gồm có như chậu đất trồng cây, một chậu có lỗ thoát nước, thuốc kích mọc rễ và các vật dụng dao, kéo.

  • Bước 2: Chọn cành Kim Ngân

Bạn nên chọn những cành già, đã phát triển một thời gian thì khi giâm cành sẽ có tỉ lệ sống cao hơn. Ưu tiên các cành có lá và mầm non đang ra thì chất lượng tốt hơn.

Chọn cách cành Kim Ngân có độ dài khoảng từ 15 cm, gốc nên cắt vát để tăng diện tích tiếp xúc của phần cành với thuốc giúp rễ mọc nhiều và nhanh hơn. Ngoài ra lá nên cắt bớt nhưng không bỏ hết để cây còn có thể quang hợp.

  • Bước 3: Ngâm cành vừa cắt vào thuốc mọc rễ

Thành phần trong thuốc gồm có P205, Đạm, BO…. đều là những chất giúp cho rễ cây phát triển tốt. Ngoài ra còn có kẽm, đồng, mangan… giúp cây phát triển sinh trưởng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên pha thuốc mọc rễ theo như trong hướng dẫn. Ngâm khoảng 20 phút sau đó mang ra trồng ở chậu.

  • Bước 4: Trồng cây Kim Ngân xuống cát

Sử dụng loại cát đen đã chuẩn bị bỏ vào chậu. Cắm cành đã ngâm thuốc vào độ sâu từ 5 – 7 cm. Đặt chậu ở nơi thoáng mát và tưới nước cho chậu tránh làm cây bị lung lay.

  • Bước 5: Chăm sóc hàng ngày

Cây mới giâm nên được tới nước hàng ngày. Trường hợp mưa nhiều, độ ẩm không khí cao thì nên tưới 2 ngày 1 lần.

  • Bước 6: Chuyển cây sang chậu đất

Sau khoảng 1 tháng thì bạn có thể mang cây sang chậu đất để trồng. Khi lấy cây ra khỏi chậu cát nên nhẹ nhàng và tránh làm rễ cây bị hư tổn. Đối với những lá, rễ bị thối nên loại bỏ ngay để cây tiếp tục phát triển.

 

5. Vị trí đặt cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân vừa mang ý nghĩa phong thủy tiền tài đầy đủ mà còn rất đẹp phù hợp cho trang trí. Vị trí đặt cây thường là ở những nơi kinh doanh như văn phòng làm việc, quầy thu ngân. Nơi mà hoạt động kinh doanh buôn bán luôn diễn ra hàng ngày sẽ giúp cho vận khí tốt sẽ đến với chủ nhân của nó.

Thường sẽ đặt cây ở bàn làm việc, quầy thu ngân - ảnh 15

Thường sẽ đặt cây ở bàn làm việc, quầy thu ngân

 

Ngoài ra cây còn có thể đặt trang trí ở một số nơi như hòn non bộ, khuôn viên sân nhà giúp tăng thêm vẻ đẹp cũng như không khí xung quanh.

Cây còn giúp làm thanh lọc không gian nơi ở nên có thể đặt ở trong nhà nơi có nhiều người qua lại thường xuyên như cầu thang, bàn sofa. Nhà có trẻ nhỏ và người lớn tuổi sẽ rất phù hợp vì cây tạo cho họ không gian dễ chịu, hài hòa. Nhưng vẫn phải chú ý đến vị trí có thuận lợi cho việc phát triển của cây.

Cây kim ngân khi trồng phòng thủy nên đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam. Lý do nên đặt 2 hướng này:

  • Hướng đặt cây dựa theo Hậu thiên bát quái: chúng ta đã biết trong phong thủy có rất nhiều trường phái nhưng những y cứ lý luận cốt lõi trong phong thủy luôn là gốc rễ của tất cả. Một trong số đó là Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái.

Theo hậu thiên bát quái thì cung Tốn ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc và cung Chấn ở hướng Đông cũng thuộc hành Mộc. Hai hướng này rất thích hợp đặt các vật phong thủy mang tính mộc như cây kim ngân.

  • Hướng đặt cây dựa theo cung tài lộc: theo bát quái thì có 9 cung phong thủy là cung tài lộc, cung danh vọng, cung học thức, cung tử tức, cung quý nhân, trung cung, cung giao đạo, cung tình duyên, cung quan lộc.

Bạn có thể đặt cây ở những cung như trên để đạt được mục đích. Cây kim ngân là cây tài lộc nên đặt ở cung tài lộc để phát huy tối đa công dụng của nó.

Hướng Đông Nam và hướng Đông là vị trí phù hợp để đặt cây - ảnh 16

Hướng Đông Nam và hướng Đông là vị trí phù hợp để đặt cây

 

Trong phong thủy học thì “khí” là một yếu tố rất quan trọng. Phong thủy học quan niệm rằng khí gặp gió sẽ tán, gặp thủy sẽ ngưng. Cách bố trí không gian trong nhà cần phải xem xét yếu tố này để có thể tụ khí tài lộc.

Ví dụ như ở phòng khách, góc với chéo với cửa ra vào sẽ là nơi tụ khí, tụ tài. Đặt cây ở vị trí này để có thể giúp tụ tài tốt hơn.

Cách đặt cây theo hướng hợp với mệnh chủ: mỗi người sẽ có năm sinh, giới tính khác nhau nên sẽ có hướng, mệnh và cung riêng. Tính mệnh như này gọi là cung phi Bát Trạch. Các bạn có thể đặt cây dựa theo cung phi này. 

Cách đặt cây theo hướng hợp với mệnh chủ - ảnh 17

Cách đặt cây theo hướng hợp với mệnh chủ

 

6. Một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân

Cây kim ngân thường ít khi bị bệnh chủ yếu là các bệnh vàng lá và bị khô héo.

Cây bị vàng lá

Nguyên nhân: tưới nhiều nước và không khí xung quanh lưu thông kém nên cây bị vàng lá dẫn đến rụng lá.

Biện pháp khắc phục: đối với cây bị vàng lá do tưới nhiều nước nên ngưng tưới lại và mang cây ra nơi thoáng khí. Để đất khô mới tưới lại, nên lưu ý lượng nước tưới lại.

Với những cây bị yếm khí nên đặt cây ở những nơi lưu thông không khí tốt để cây phục hồi trở lại, không đặt cây ở chỗ tối.

Bệnh vàng lá ở cây do tưới quá nhiều nước - ảnh 18

Bệnh vàng lá ở cây do tưới quá nhiều nước

 

Cây bị khô héo

Tránh đặt cây ở những nơi mặt trời rọi thẳng vào cây, mang cây ra chỗ thoáng đãng không khí trong lành.

Cắt bỏ những lá đã khô héo. bổ sung thêm một hàm lượng đạm nhỏ vào nước tưới cho cây 1 tuần 1 lần. Sau khi cây đã hồi phục trở lại thì nên thay đất mới trong chậu.

Cây bị khô héo nên bổ sung thêm đạm - ảnh 19

Cây bị khô héo nên bổ sung thêm đạm

 

Giá bán và mua cây kim ngân ở đâu uy tín nhất?

Trước những lợi ích trên thì việc lựa chọn địa điểm mua và giá bán như nào thế nào cũng rất được quan tâm.

 

1. Giá cây kim ngân bao nhiêu tiền?

Những dịp tết đến xuân về, khai trương, thăng chức… cây Kim Ngân luôn là món quà được lựa chọn hàng đầu. Giá của từng loại cây cụ thể như sau:

  • Cây xoắn 3 thân: 210.000 đồng
  • Cây đơn thân to: 350.000 đồng
  • Cây chậu con voi: 270.000 đồng
  • Cây đơn thân cao 40cm: 280.000 đồng
  • Cây 3 thân: 160.000 đồng
  • Cây xoắn cao 1m3: 630.000 đồng
  • Cây thủy sinh: 180.000 đồng
  • Cây để bàn: 135.000 đồng

Giá cây tùy thuộc vào mỗi cửa hàng - ảnh 20

Giá cây tùy thuộc vào mỗi cửa hàng

 

2. Mua cây kim ngân ở đâu uy tín?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi bán tuy nhiên bạn cần lưu ý một số đặc điểm để có thể lựa chọn được nơi uy tín nhất:

  • Cửa hàng bán có bảo hành cho cây
  • Giá thể trồng cây cần phải tơi xốp
  • Hỗ trợ nếu cây có vấn đề
  • Nên mua những nơi đã kinh doanh lâu năm

Cách mua cây tốt, chất lượng - ảnh 21

Cách mua cây tốt, chất lượng

 

Tổng kết

Như vậy là Đồng Hồ Hải Triều đã giải đáp các thắc mắc về cây kim ngân hợp với mệnh gì, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây. Hy vọng bài viết đã bổ sung thêm cho bạn những kiến thức bổ ích.

 

Có thể bạn quan tâm:

10 loại đá phong thủy mệnh Thủy thu hút may mắn, tiền tài

Gợi ý 30 loại cây phong thủy dễ trồng, hợp nhiều tuổi mệnh

Nhẫn kim tiền là gì? Đeo ngón nào? Ý nghĩa trong phong thủy

 

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *