Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục, điều kiện lãnh

Bảo hiểm là hình thức đầu tư giúp bảo vệ bản thân trước những rủi ro có thể gặp, hạn chế tổn thất tài chính đáng kể. Vậy làm sao để biết được số tiền bảo hiểm mà mình nhận được là bao nhiêu? Cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Hải Triều sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết nhất.

MỤC LỤC

› Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Giấy tờ cần thiết

2. Điều kiện lãnh

3. Đối tượng được hưởng

4. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

5. Trình tự giải quyết nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

› Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Theo công thức

2. Tính online qua App

› Tổng kết

 

Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Trước khi hướng dẫn bạn đọc cách tính bảo hiểm xã hội. Hải Triều sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động cầm nắm trước. Giúp thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hơn.

 

Có thể bạn quan tâm:

Mua bảo hiểm y tế ở đâu, bao nhiêu, cách tra cứu mã BHYT

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục và điều kiện hưởng

Bảo hiểm nhân thọ là gì, mặt trái khi mua, 10 lưu ý về BHNT

 

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục, điều kiện lãnh - Ảnh 1

Thủ tục, hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

 

1. Giấy tờ cần thiết

Theo quyết định số 222/QĐ-BHXH quy định hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần cụ thể như sau:

 

1.1 Hồ sơ, giấy tờ nhận tiền

Hồ sơ nhận tiền bao gồm:

– Bản gốc của sổ bảo hiểm xã hội.

– Bản gốc của Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (Theo mẫu 14-HSB).

– Bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và hộ chiếu.

– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, tạm vắng KT3.

– Bản gốc Bảng kê khai thông tin cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ ở trong Quân đội có hưởng phụ cấp theo khu vực (Mẫu số 04B-HBQP). 

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục, điều kiện lãnh - Ảnh 2

Hồ sơ, giấy tờ cần thiết nhận tiền bảo hiểm xã hội bao gồm những gì? Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

 

– Trường hợp thanh toán tiền viện phí Giám định Y Khoa thì phải có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định. Và kèm theo bản gốc bảng kê khai các nội dung giám định.

– Một số giấy tờ yêu cầu bắt buộc khác tùy theo trường hợp hưởng. Cụ thể:

 

Trường hợp 1:  Người lao động ra nước ngoài định cư 

Cần phải nộp bản sao Giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch tại Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt có công chứng một số giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu được nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan ở nước ngoài có xác nhận về việc cho phép người lao động nhập cảnh với lý do định cư tại nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang trong quá trình làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ đăng ký cư trú, thường trú. Với thời gian từ 5 năm trở lên của cơ quan, đơn vị nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục, điều kiện lãnh - Ảnh 3

Người lao động ra nước ngoài định cư muốn nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần cần phải nộp Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam và một số giấy tờ có công chứng khác

 

Trường hợp 2: Người lao động bị bệnh

Bị bại liệt, ung thư, xơ gan cổ chướng, lao nặng, bệnh phong, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Phải có giấy trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng bệnh tình không tự phục vụ được.

Nếu mắc các bệnh lý khác phải có biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên của Hội động Giám định Y Khoa. Nhằm mục đích thể hiện tình trạng không thể phục vụ được.

 

1.2 Thủ tục thực hiện

Trong khoảng thời hạn 30 ngày bắt đầu tính từ thời điểm người lao động đủ điều kiện. Và đã nộp hồ sơ yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần  theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan BHXH.

Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày đơn vị có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả tiền cho người lao động. Trường hợp nếu hồ sơ, thủ tục không được giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản rõ ràng và nêu rõ lý do.

Thủ tục thực hiện, hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện - Ảnh 4

Thủ tục thực hiện, hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

TOP đồng hồ Citizen nam bán chạy

2. Điều kiện lãnh

Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có yêu cầu và thuộc một trong các trường hợp được nêu dưới đây.

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nhưng chưa đủ thời hạn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Người lao động ra nước ngoài định cư.
  • Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, lao nặng, xơ gan, HIV/AIDS. Và một số bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e trong Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Nhưng không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp lương hưu.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi về hưu, nghỉ việc, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết  - Ảnh 5

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi về hưu, nghỉ việc, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết

 

Nắm rõ 10 nguyên tắc đầu tư bất động sản “gối đầu giường”

Nắm rõ 10 nguyên tắc đầu tư bất động sản “gối đầu giường”

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Đối tượng được hưởng

Căn cứ vào hình thức tham gia bảo hiểm xã hội, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được chia ra hai trường hợp. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện và người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể:

 

3.1 Tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì những đối tượng được quy định tại Khoản 4, Điều 2 của Luật này. Bao gồm:

  • Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên. Và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Các cơ quan, tổ chức và cá nhân làm việc liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm những ai? - Ảnh 6

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm những ai?

 

3.2 Tham gia BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia bao gồm:

  • Người có hợp đồng lao động nhưng không có thời hạn xác định. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc làm một công việc cụ thể có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy Nhà nước.
  • Công nhân của Bộ quốc phòng, công an hoặc công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Người quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường và thị trấn.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân. 
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời gian. Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học và được hưởng phí sinh hoạt.
  • Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội.
  • Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người làm việc theo hợp đồng, cán bộ - Ảnh 7

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công viên chức làm việc trong nhà nước, sĩ quan,…

 

4. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

  • 1,5 tháng mức trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
  • 2 tháng mức trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở về sau.
  • Trường hợp, thời gian đóng tiền bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức hưởng bằng với số tiền đã đóng. Tối đa bằng 2 tháng trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

  • Khi tính tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp thời hạn đóng bảo hiểm có tháng lẻ từ 1 – 6 tháng tính là nửa năm. Từ 7 – 11 tháng được tính là 1 năm.
  • Trường hợp tính đến trước ngày 1/1/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ. Thì những tháng lẻ đó sẽ chuyển sang giai đoạn đóng tiền BHXH từ ngày 1/1/2014 trở đi để làm căn cứ tính mức hưởng BHXH 1 lần.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần người lao động nhận là bao nhiêu? - Ảnh 8

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần người lao động nhận là bao nhiêu? Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội khi về hưu, nghỉ việc, trên lương cơ bản

 

TOP đồng hồ Saga nữ bán chạy

5. Trình tự giải quyết nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người lao động có thể nộp hồ sơ nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bằng một trong 3 hình thức sau đây:

  • Thông qua giao dịch điện tử. Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. 
  • Dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp không thể chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ định dạng điện tử. Thì người lao động hãy gửi toàn bộ hồ sơ thủ tục cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH tại địa phương.

Bước 2: Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, trình tự nhận tiền bảo hiểm xã hội sau khi về hưu, nghỉ việc - Ảnh 9

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, trình tự nhận tiền bảo hiểm xã hội sau khi về hưu, nghỉ việc

 

Bước 3: Tiếp nhận kết quả

Người lao động sẽ nhận được:

– Hồ sơ các giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký nộp hồ sơ trước đó.

– Tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. 

  • Có thể nhận trực tiếp tại cơ quan, thông qua cổng giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích. Hoặc nhận thông qua tài khoản ngân hàng cá nhân.
  • Trường hợp người lao động ủy quyền cho người khác nhận thay. Phải thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp”. Hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền nhận tiền theo quy định của Pháp luật.

Sau khi cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ xong thì người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp - Ảnh 10

Sau khi cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ xong thì người lao động sẽ nhanh chóng nhận được tiền trợ cấp

 

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

Hiện nay có hai cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa theo công thức và tính online thông qua app. Chi tiết hai cách tính như sau:

 

1. Theo công thức

Để tính được mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn sẽ tiến hành tính theo các bước sau đây.

 

12 cách đầu tư vàng hiệu quả hơn chứng khoán, ngân hàng

12 cách đầu tư vàng hiệu quả hơn chứng khoán, ngân hàng

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

1.1  Tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội

Tính tổng số năm bạn tham gia BHXH trong giai đoạn trước năm 2014. Tức là tính đến hết tháng 12 của năm 2013, xem tổng thời gian tham gia BHXH là bao nhiêu tháng. Sau đó bạn tính tròn lên năm, số tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn sau năm 2014.

Tính tổng số năm bạn tham gia BHXH bắt đầu từ giai đoạn 2014 trở đi. Tính tổng tất cả các tháng tham gia đóng tiền BHXH cộng với số tháng lẻ trong giai đoạn trước năm 2014. Cuối cùng, tính tròn lên năm, nếu có tháng lẻ dao động từ 1 – 6 tháng thì được tính là nửa năm, từ 7 – 11 tháng tính là một năm.

Người lao động cần biết được tổng số năm tham gia BHXH trước khi thôi việc, về hưu - Ảnh 11

Cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người lao động cần biết được tổng số năm tham gia BHXH trước khi thôi việc, về hưu

 

1.2 Tính mức bình quân tiền lương mỗi tháng đóng BHXH

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Số tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = [(1.5 tháng x Tổng số năm trước 2014) +(2 tháng x Tổng số năm từ 2014 trở đi)] x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mbqlt) = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh tiền hàng năm)/Tổng số tháng người lao động đóng tiền BHXH.

Công thức, cách tính bảo hiểm xã hội trên lương cơ bản mỗi tháng đóng BHXH - Ảnh 12

Công thức, cách tính bảo hiểm xã hội trên lương cơ bản mỗi tháng đóng BHXH

 

Căn cứ vào Điều 2 thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH như sau:

– Đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Năm

Mức điều chỉnh

Năm

Mức điều chỉnh

2008

1.86

2014

1.11

2009

1.74

2015

1.10

2010

1.59

2016

1.07

2011

1.34

2017

1.04

2012

1.23

2018

1.00

2013

1.15

2019

1.00

   

2020

1.02

   

2021

1.00

   

2022

1.00

– Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Năm

Mức điều chỉnh

Năm

Mức điều chỉnh

<1995

4.72

2007

2.28

1995

4.01

2008

1.86

1996

3.79

2009

1.74

1997

3.67

2010

1.59

1998

3.41

2011

1.34

1999

3.26

2012

1.23

2000

3.32

2013

1.15

2001

3.33

2014

1.11

2002

3.20

2015

1.10

2003

3.10

2016

1.07

2004

2.88

2017

1.04

2005

2.66

2018

1.00

2006

2.47

2019

1.00

   

2020

1.02

   

2021

1.00

   

2022

1.00

 

TOP đồng hồ Orient nữ bán chạy

1.3  Ví dụ cụ thể về cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Anh An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt đầu từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 cụ thể:

  • Từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016: Mức lương 5.000.000 VNĐ.
  • Từ tháng 01/2017 đến tháng 03/2018: Mức lương 5.500.000 VNĐ.
  • Tháng 04/2018: Mức lương 6.278.000 VNĐ.

Anh An có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng mức lương hưu. Và anh có nguyện vọng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. 

Ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc - Ảnh 13

Ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

 

Thời gian tham gia BHXH của anh An trước năm 2014 là 0. Và thời gian tham gia BHXH của anh An sau ngày 1/1/2014 (Từ năm 2016 – 2018) do đó thời gian đóng BHXH của anh là 1 năm 6 tháng (1.5 năm).

Áp dụng công thức cách tính bảo hiểm xã hội trên lương cơ bản. Ta có:

(Mbqlt) = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh tiền hàng năm)/Tổng số tháng người lao động đóng tiền BHXH

= (2 x 5.000.0000 x 1.07 + 12 x 5.500.000 x 1.04 + 3 x 5.500.000 x 1.00 + 1 x 6.278.000 x 1.00)/ 18 

= 5.673.222 VNĐ/tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = [(1.5 tháng x Tổng số năm trước 2014) +(2 tháng x Tổng số năm từ 2014 trở đi)] x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

= [(0 + (2 x 1.5 x 5.673.222)]

= 17.019.666 VNĐ

Vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của anh An là 17.019.666 VNĐ.

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần khi thôi việc theo công thức - Ảnh 14

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần khi thôi việc theo công thức

 

Trái phiếu là gì, có mấy loại? 8 cách đầu tư không bị lừa

Trái phiếu là gì, có mấy loại? 8 cách đầu tư không bị lừa

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

2. Tính online qua App

Việc áp dụng cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần theo công thức như trên. Đôi khi làm cho người lao động gặp khó khăn và nhầm lẫn trong việc tính toán. Dưới đây, Hải Triều sẽ hướng dẫn bạn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần online thông qua app VssID.

Bước 1: Tải ứng dụng VssID trên ứng dụng CH Play hoặc Appstore.

Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân hoặc đăng nhập thông tin vào ứng dụng. Tại giao diện màn hình Quản lý cá nhân, ấn chọn “Thông tin hưởng”.

Bước 3: Tại mục “Một lần”, người lao động sẽ nhìn thấy thông tin hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của mình. Bên cạnh đó, chọn vào mục “Quá trình tham gia” => “BHXH” để tra cứu quá trình tham gia BHXH của mình.

Cách tính bảo hiểm xã hội thông qua App VssID - Ảnh 15

Cách tính bảo hiểm xã hội thông qua App VssID

 

Bước 4: Truy cập vào hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần tại website: https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html. 

Bước 5: Nhập giai đoạn tham gia và mức lương đóng BHXH. Nhấn vào “Tính BHXH” là bạn đã có ngay kết quả số tiền bảo hiểm xã hội được nhận.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trong từng giai đoạn nộp và mức lương đóng tiền BHXH - Ảnh 16

Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trong từng giai đoạn nộp và mức lương đóng tiền BHXH

 

Lưu ý:

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên ứng dụng VssID áp dụng cho:

  • Người lao động có toàn thời gian tham gia đóng tiền BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
  • Thời gian đóng BHXH từ 1 năm trở lên.
  • Số tiền BHXH 1 lần được tính đã bao gồm hệ số trượt giá tại lúc tra cứu.

 

Tổng kết

Trên đây, Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cũng như thủ tục nhận tiền BHXH đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Luật bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Tin tức liên quan:

Tiền nhàn rỗi, nên mua vàng hay gửi tiết kiệm để sinh lời

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất, lời nhiều?

Cách tính lãi suất vay ngân hàng, so sánh lãi các ngân hàng

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *