Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là cây trâm ổi, một loài cây cảnh được sử dụng làm nhiều bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Hãy cùng Hải Triều tìm hiểu chi tiết hơn về loài hoa thú vị này nhé.

 

MỤC LỤC

› Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì?

1. Cây hoa ngũ sắc có độc không?

2. Cây hoa ngũ sắc có tác dụng gì?

3. Các bài thuốc từ cây hoa ngũ sắc

› Cách trồng hoa ngũ sắc các màu đẹp, tươi lâu

› Tác dụng chữa bệnh của một số loài hoa bạn nên biết

1. Hoa Atiso

2. Hoa hồng

3. Hoa cúc

4. Hoa sứ

5. Hoa mộc miên

› Địa chỉ bán vòng tay phong thủy cầu bình an, sức khỏe

› Lời kết

 

Tin tức liên quan:

Ý nghĩa cây hoa đào ngày Tết 2023, cách chọn, chăm sóc đúng

Ý nghĩa hoa hồng xanh, tặng cho ai, vào dịp nào là đúng?

Ý nghĩa hoa hướng dương, Tặng cho ai? Tặng dịp nào?

 

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì?

Cây trâm ổi là dạng cây bụi thân nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 1-2m hoặc có thể cao hơn. Thân hình vuông, bề mặt phủ nhiều lông nhám, kèm với đó là gai mọc quặp xuống dưới.

Toàn thân cây hoa toả ra mùi hăng đặc biệt. Quả của cây hoa trâm ổi ra vào tháng 4 đến tháng 9, hình cầu, khi chín sẽ có màu đen, bên ngoài có hình dạng xù xì.

Cây trâm ổi ngũ sắc thường được trồng làm cảnh ở khu sinh thái. Trong y học cổ truyền, loài cây này dùng làm thuốc chữa bệnh đau đầu, ngoài da, đái tháo đường,… cực kỳ hiệu quả.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 1

Cách chăm sóc cây trâm ổi, Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà để trang trí

 

1. Cây hoa ngũ sắc có độc không?

Cây ngũ sắc được biết đến dùng làm thuốc chữa bệnh là vậy. Tuy nhiên, cần sự tham vấn của bác sĩ mới được sử dụng, bởi trong sách Đông y có nói rằng, đây là loài cây có chứa độc tố. Khi sử dụng cần chú ý về liều lượng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vài hoạt chất độc tố như lantanin alkaloid, lantadene A. Chất độc của hoa biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hoá.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 2

Cây trâm ổi có độc không? Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc

 

Nếu bạn sử dụng quá liều (trên 30g) có thể gặp các triệu chứng như táo bón, tiết nước bọt, buồn nôn, đau bụng dữ dội, phân đen có mùi hôi, nhạy cảm với ánh sáng, dáng đi không ổn định, sốt cao, vàng da,…

Khi mắc phải các trường hợp này cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến bệnh viện để triều trị cấp cứu.

 

 Truyền thuyết, ý nghĩa hoa bỉ ngạn và mục đích sử dụng

Truyền thuyết, ý nghĩa hoa bỉ ngạn và mục đích sử dụng

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

2. Cây hoa ngũ sắc có tác dụng gì?

Dùng làm thuốc

Người ta có thể dùng hoa, rễ và lá của cây ngũ sắc để dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, lá cây trâm ổi có tính mát, vị đắng, hôi, hơi có độc, rễ có vị dịu, hoa có vị ngọt.

Từ thuở xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng loài cây này để điều trị các loại bệnh như:

  • Hạ sốt
  • Tiêu Độc
  • Giảm đau
  • Thuỷ đậu
  • Ngứa da
  • Sỏi
  • Quai bị
  • Đau xương, phong thấp
  • Cầm máu
  • Loét da
  • Chấn thương bầm dập

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 3

Tác dụng của hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ ít ai biết, cây hoa ngũ sắc chữa bệnh gì

 

Trang trí hàng rào

Từ thế kỷ 19, cây ngũ sắc là một trong số loài hoa dùng để trang trí vườn nhà hoặc trồng trong chậu cảnh ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Với điều kiện khí hậu ôn hoà, chúng vẫn được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh. Ở Việt Nam, người ta còn sử dụng chúng để tạo ra các thế bonsai bắt mắt.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 4

Cách trồng hoa ngũ sắc tím, Hoa ngũ sắc dùng làm trang trí hàng rào

 

Ngăn ngừa xói mòn đất

Tại một số khu vực miền núi, cây hoa ngũ sắc từng được xem là lớp phủ giúp ngăn ngừa xói mòn đất cực kỳ tốt.

Các tác dụng khác

Sử dụng làm thức ăn cho cừu con

Sử dụng cành để làm củi

Chiết suất tinh dầu từ lá hoa ngũ sắc có tác dụng xua đuổi côn trùng, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy chúng được sử dụng loại bỏ sự tàn phá của sâu bướm đối gây hại cho củ khoai tây Phthorimaea operculella.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 5

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc giúp xói mòn đất ở các vùng cao nguyên

 

MẪU BÔNG TAI NHỎ NHẮN, SANG TRỌNG

3. Các bài thuốc từ cây hoa ngũ sắc

Điều trị cảm lạnh, sốt: Rửa sạch 15gram hoa ngũ sắc tươi, sắc với 200ml nước cho đến khi cạn còn 50ml. Uống hết trong 1 lần. Uống liên tục 5 ngày sẽ có hiệu quả.

Chữa bệnh viêm da: Rửa sạch 1 nắm hoa ngũ sắc, ngâm với nước muối pha loãng tầm 15 phút để khử khuẩn. Sau đó nhã nhuyễn, chiết lấy nước cốt và thoa đều lên vùng da đang bị viêm. Thực hiện 2-3 lần/ ngày.

Điều trị mẩn ngứa: Rửa sạch 200 gram cành và lá cây hoa ngũ sắc, nấu với 1-2 lít nước, để nguội rồi lấy ngâm hoặc rửa vùng da bị ngứa. Thực hiện 3 lần/ ngày. Nếu vùng da bị mẩn ngứa quá lớn, bạn có thể pha thêm nước sạch sử dụng như nước tắm.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 6

Ý nghĩa hoa ngũ sắc tượng trưng cho vẻ đẹp và sự hài hoà của cuộc sống. Ngoài ra chúng còn thể hiện ý chí kiên cường, sự bền bỉ trước những khó khăn

 

Điều trị quai bị, kháng viêm: Lấy 15gram cây ngũ sắc khô (lấy cả lá, cành, hoa), 30 gram cây ngũ sắc tươi, sắc ký lấy 300ml nước cốt, uống 2 lần/ ngày. Uống đều đặn hàng ngày cho đến khi dứt điểm bệnh.

Điều trị lao phổi, ho ra máu, kết hạch ở phổi: Lấy 8gram hoa khô, 20 gram hoa tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi cùng 3 bát nước. Đun cạn còn 1 nữa và chia thành 3 lần uống trong 1 ngày.

Điều trị mụn nhọt, chàm: Lấy một nắm lá cây ngũ sắc tươi nấu với lượng nước vừa đủ, dùng để rửa khu vực bị thương. Thực hiện 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 7

Ý nghĩa của hoa ngũ sắc và công dụng hoa ngũ sắc trong việc điều trị bệnh ngoài da

 

Sát khuẩn, cầm máu: Dùng hoa và lá cùng với vài lát gừng theo tỷ lệ 3:3:1, phơi khô và nghiền nhuyễn thành bột mịn để cất dùng dần. Khi dùng, lấy 1 lượng bột vừa đủ rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại. Thực hiện hàng ngày cho đến khi vết thương khô lại.

Chữa đau nhức xương khớp: Lấy 15gram rễ cây hoa ngũ sắc khô, rượu trắng đem nấu với nửa rượu, nửa nước trong vòng 60 phút. Sau đó luộc một quả trứng vịt màu xanh ăn và uống với nước.

 

Cách trồng hoa ngũ sắc các màu đẹp, tươi lâu

Chuẩn bị

Chậu hoặc khay để trồng

Đất có độ tơi xốp để dễ thoát nước. Bạn có thể mua ở các cửa hàng bán cây hoặc trộn thêm phân hữu cơ vào đất để cây có chất dinh dưỡng phát triển tốt hơn.

Trồng theo phương pháp: Giâm cành và gieo hạt.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 8

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc giúp thanh nhiệt, cầm máu, tiêu độc

 

Cách thực hiện

Phương pháp giâm cành: Lấy phần cành từ cây mẹ, chọn cành dài khoảng 15cm, không sâu bệnh, khoẻ mạnh. Sau đó, cắm cành vào chậu rồi chăm sóc bình thường cho đến khi cây phát triển ra chồi non.

Phương pháp gieo hạt: Lấy hạt ở bên trong cây ngũ sắc chín đem gieo vào chậu có đất đã chuẩn bị, sau đó tưới nước vào. Sau 3-4 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và cây con bắt đầu phát triển sau 2 tuần.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 9

Tác dụng chữa bệnh của cây hoa ngũ sắc

 

Ý nghĩa cây hoa mai vàng Tết 2023, cách chọn, chăm sóc đúng

Ý nghĩa cây hoa mai vàng Tết 2023, cách chọn, chăm sóc đúng

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

Tác dụng chữa bệnh của một số loài hoa bạn nên biết

Hoa tươi không chỉ dùng để trang trí mà đôi khi chúng còn có công dụng khác tuyệt vời hơn đó là dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải loài hoa nào cũng có thể dùng làm thảo dược chữa bệnh, trong vô số loài hoa tươi đẹp ở ngoài kia chỉ có một vài loại mang trong mình sứ mệnh tuyệt vời này.

 

1. Hoa Atiso

Hoa Atiso hay còn gọi là cây bụp giấm. Trong dân gian chúng thường dùng làm nước uống giải khát. Tuy nhiên, công dụng mà ít ai biết đến là chúng vô cùng hữu ích đối với sức khoẻ của chúng ta.

Các nghiên cứu cho thấy loài hoa này có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh về gan bởi chúng có khả năng dọn sạch độc tố trong cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó hoa Atiso còn hỗ trợ chức năng của túi mật, hệ tiêu hoá, lợi tiểu,…

Người già dùng hoa Atiso giúp nhuận tràng tốt, không gây tiêu chảy ồ ạt và tác dụng phụ. Trong loại hoa này có chứa silymarin và cynarin là 2 hoạt chất chống oxy hóa rất có lợi cho gan.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng ảnh 10

Cây trâm ổi hay còn gọi là cây hoa ngũ sắc được xem là thần dược trong Đông y

 

Ngoài ra, chúng còn giúp da dẻ đẹp mịn màng, tươi sáng và chống khô ráp, ít mụn và ngăn ngừa lão hoá. Người sử dụng hoa Atiso lâu sẽ rất thích bởi vị dịu nhẹ, thơm ngon của chúng.

Hoa Atiso đỏ khi ép lấy dầu có tác dụng kháng khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Aspergillus, Trychophyton,…

Đài của hoa Atiso có công dụng chống co thắng cơ trơn, trị ho, viêm họng, giãn cơ trơn tử cung, hạ huyết áp. Nước hãm từ đài hoa Atiso có chứa acid hữu cơ giúp lợi tiểu, lọc máu, lợi mật, kích thích nhu động ruột và nhuận tràng rất tốt.

 

2. Hoa hồng

Đây có lẽ là loài hoa phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất tại Việt Nam bởi nét đẹp kiêu sa và quyến rũ của chúng. Tuy nhiên, ít ai biết đến loài hoa xinh đẹp này lại có thể dùng làm thảo dược để chữa bệnh cực hiệu quả.

Trong y học, hoa hồng có tính ấm, vị ngọt đặc trưng giúp tiêu sưng, tiêu viêm,… Vì vậy, người ta thường dùng chúng để tạo ra các loại thuốc chữa các vấn đề liên quan đến gan, túi mật hay đường ruột.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng ảnh 13

Cây trâm ổi trị bệnh gì? Sử dụng cây hoa ngũ sắc trong việc điều trị bệnh ngứa da, hạ sốt, kháng khuẩn

 

Bên cạnh đó, hoa hồng còn có mùi thơm đặc biệt cũng có khả năng chữa các bệnh “vô hình” khá tốt, giúp tinh thần của con người trở nên thư thái và phấn chấn hơn.

Từ thời cổ đại, loài hoa này được sử dụng như một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể như làm đẹp da, tác động vào tâm trí. Cánh hoa hồng chứa nhiều hoạt chất flavonoid, vitamin A, C, D, E và B3 giúp sát trùng, kháng khuẩn, chữa lành vết thương.

Trong việc làm đẹp của các chị em, nước hoa hồng giúp làm dịu da, giảm viêm, mụn nhọt. Hơn thế nữa, người ta còn sử dụng hoa hồng trắng đem trộn cùng với đường phèn rồi hấp cơm để chữa bệnh ho cho em bé và phụ nữ mang thai.

 

DÂY CHUYỀN MẢNH MAI, THANH LỊCH

3. Hoa cúc

Hoa mẫu tử hay còn được mệnh danh là hoa cúc. Chúng không chỉ đẹp về hình dáng, màu sắc mà còn đẹp hơn trong lòng mỗi người khi mang công dụng là một vị thuốc quý. Hoa cúc có nhiều loại như cúc đỏ, cúc trắng, cúc vàng,…

Ngày nay, người ta thường lai tạo, cấy ghép ra nhiều giống bông cúc có màu sắc và hình thù độc đáo. Tuy vậy, để sử dụng trong điều trị bệnh thì vẫn là loài cúc thuần nguyên thuỷ. Chẳng hạn như cúc trắng có vị hơi đắng, ngọt và tính hàn, cúc vàng có vị hơi cay, đắng và tính ôn hoà.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng ảnh 11

Cây hoa ngũ sắc dùng để trang trí vườn nhà siêu đẹp và bắt mắt

 

Trong Đông y, hoa cúc được dùng để bào chế thành thuốc chữa các chứng bệnh như cao huyết áp, đau đầu, sốt, đau mắt và sử dụng ở dạng thuốc sắc. Ngoài ra, trong loài hoa này có chứa nhiều hoạt chất có lợi như tannin, chất nhầy, flavonoid, axit hữu cơ, tinh dầu,…

Những thành phần này tìm thấy ở các bộ phận của cây và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đa phần hoa cúc thường dùng để làm trà, thức uống thanh tao giúp mang lại cảm giác thư giãn.

Cách pha trà hoa cúc siêu đơn giản là dùng một vài bông cúc khô cho vào tách nước nóng và ngấm khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra và bạn sẽ có 1 tách trà nóng hổi, thơm ngon. Mỗi ngày bạn nên uống 3 tách nhỏ để cảm nhận được tối đa tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe.

 

4. Hoa sứ

Hoa sứ thuộc họ của trúc đào. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh. Bộ phận được dùng nhiều nhất trong các bài thuốc chính là hoa sứ.

Trong loài cây hoa này có chứa chất kháng sinh fulvo plumierin giúp ức chế tăng trưởng và phát triển của một vi khuẩn.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng ảnh 12

Cây hoa ngũ sắc, hoa sứ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

 

Trong Đông y, hoa sứ có công dụng thông phế khí, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Hoa sứ có mùi thơm nhẹ. Ngày xưa, dân gian sử dụng loài hoa này phơi khô để dùng làm thuốc chữa kiết lị, ho, đi lỏng. Lá cây hoa sứ được dùng chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt.

Hiện nay, hoa sứ còn dùng để trị bệnh cao huyết áp,… Mỗi ngày, cần sử dụng 12-20 gram hoa sứ khô, sắc lấy nước uống để trị bệnh huyết áp. Đối với lá hoa sứ, bạn giã nhỏ đắp vào vết thương hoặc chỗ đau sẽ rất mau lành.

Người già yếu, suy nhược, phụ nữ đang mang thai, người tiêu chảy không nên dùng vỏ rễ, thân, mủ cây hoa sú vì hơi độc và tẩy xổ mạnh.

 

5. Hoa mộc miên

Bombax ceiba là tên khoa học của hoa mộc miên, hay còn có tên gọi khác như hồng miên, hoa gạo, hoa Pơ-lang,…

Loài hoa này bắt nguồn từ Ấn Độ, nhưng hiện nay đã xuất hiện phổ biến tại nhiều nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia,… trong đó có Việt Nam.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng ảnh 15

Cây hoa ngũ sắc được trồng phổ biến tại Việt Nam

 

Đặc biệt hoa mộc miên rất quen thuộc và nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Ngoài việc dùng để trang trí nhà cửa giúp tô điểm cho không gian đẹp rực rỡ. Trong y học phương Đông hoa mộc miên còn rất hữu ích trong việc điều trị bệnh: Vỏ cây giúp giảm sưng đau, thanh nhiệt, hoa dùng để pha trà, giải độc,…

Quả của cây mộc miên khi chín có thể chế biến làm thành chăn, sợi bông, chăn, nệm, gối,… rất mát và mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hoa, lá, rễ cây để tạo nên các món ăn hấp dẫn, thơm ngon mà lại không kém phần bổ dưỡng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

TOP VÒNG TAY MANG LẠI SỨC KHOẺ, MAY MẮN

Địa chỉ bán vòng tay phong thủy cầu bình an, sức khỏe

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán các loại vòng tay phong thuỷ cầu sức khoẻ, bình an.

Hải Triều là một trong những nơi bạn có thể quan tâm bới ở đây có đầy đủ các loại vòng tay, lắc tay phong thuỷ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Đơn cử là mẫu vòng phong thủy đẹp mắt, chính hãng đến từ nhà Sokolov.

Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng - ảnh 15

Hải Triều – Địa chỉ bán vòng tay phong thuỷ uy tín, chất lượng

 

Hơn thế nữa, tại đây cung cấp các sản phẩm với các kiểu dáng khác nhau phù hợp cho cả nam và nữ hoặc có thể dùng làm vòng cặp đều được.

Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, nên khi đến mua trực tiếp tại cửa hàng bạn sẽ được tư vấn sản phẩm nào phù hợp với bản thân. Nếu muốn sở hữu cho mình một chiếc vòng tay vừa thời trang vừa mang lại may mắn hãy ghé đến Hải Triều ngay nhé!

 

YouTube video

 

Vì sao con gái cần phải có một chiếc đồng hồ

 

Lời kết

Giờ đây chắc hẳn bạn đã nạp được kha khá thông tin về hoa ngũ sắc và một số loài hoa khác rồi phải không nào? Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ tận dụng được các loài hoa hữu ích trên vào trong cuộc sống để có thể cải thiện sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần.

 

Có thể bạn quan tâm:

10 loại hoa 8/3 đẹp, ý nghĩa nhất để tặng mẹ, vợ, người yêu

Hoa ưu đàm là gì, mọc ở đâu, báo hiệu điều gì, có độc không?

Cách làm hoa bằng giấy đơn giản, ý nghĩa tặng 20/10, 8/3

 

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *