10 điều bí ẩn về sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ mặt trời

Ngày nay, khi ngành khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh học ngày càng phát triển. Thì các nhà thiên văn càng có nhiều cơ hội để nghiên cứu sâu về sao Mộc hơn. Hãy cùng Đồng hồ Hải Triều khám phá chi tiết Top 10 sự thật thú vị mà bạn chưa biết về sao Mộc trong bài viết sau đây.

MỤC LỤC

› TOP 10 sự thật bạn chưa biết về sao Mộc

1. Kích thước khổng lồ

2. Không thể trở thành ngôi sao

3. Tốc độ quay nhanh nhất hệ Mặt Trời

4. Mây trên sao Mộc dày 50km

5. Sao Mộc có 67 Mặt Trăng

6. Từ trường gấp 17 lần Trái Đất

7. Đốm đỏ lớn

8. 7 lần thăm dò

9. Sao Mộc cũng có vành đai

10. Có thể quan sát bằng mắt thường

› Tổng hợp những hình ảnh sao mộc đẹp nhất

› Tổng kết

 

TOP 10 sự thật bạn chưa biết về sao Mộc

Thế giới vũ trụ bao la luôn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và kỳ thú mà con người luôn mong muốn được khám phá. Dưới đây là top 10 sự thật bí ẩn về hành tinh thứ 5 trong hệ Mặt Trời mà bạn chưa biết. 

 

Có thể bạn quan tâm:

10 vai trò của tầng ozon quan trọng đối với con người, vật

Hệ mặt trời là gì, có bao nhiêu hành tinh, thứ tự các sao

Sa mạc là gì? 10 sa mạc lớn nhất thế giới và cách sinh tồn

 

10 điều bí ẩn về sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ mặt trời - Ảnh 1

Khám phá Top 10 sự thật mà bạn chưa hề biết về Mộc tinh

 

1. Kích thước khổng lồ

Sao Mộc là gì? Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter – Tên của một vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần trong thời cổ đại. Nó có kích thước vô cùng khổng lồ, trọng lượng cực kỳ lớn và từ trường mạnh hơn bất kỳ hành tinh khác trong hệ Mặt trời.

Khối lượng của nó nặng gấp 318 lần Trái Đất, gấp 2.5 lần khối lượng của tất cả các hành tinh cộng lại. Tuy nhiên, hình dạng của nó sẽ trở nên nhỏ bé hơn nếu Mộc tinh sở hữu địa khối lớn hơn.

10 điều bí ẩn về sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ mặt trời - Ảnh 2

Tìm hiểu, khám phá sao Mộc cũng như những điều bí ẩn chưa ai biết đến về gã khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời này

 

Nếu sao Jupiter có khối lượng lớn hơn nữa thì mật độ vật chất bên trong sẽ dày hơn và khiến nó bắt đầu tự kéo các vật chất này lại với nhau. Các nhà khoa học ước tính khối lượng của Mộc tinh có thể tăng thêm gấp 4 lần hiện tại nhưng kích thước vẫn giữ nguyên.

 

2. Không thể trở thành ngôi sao

Chúng ta thường hay gọi nó là sao Mộc nhưng thực tế sao Mộc không thể trở thành ngôi sao. Lý do là bởi vì sao Jupiter được tạo thành từ các nguyên liệu giống như một ngôi sao gồm: heli và hydro. Nhưng gần như nó không đủ khối lượng để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi.

Các ngôi sao hình thành khi lõi bị nén mạnh bởi lực hấp dẫn của chính nó, hợp nhất nguyên tử hidro với nhau ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra heli, giải phóng nhiệt và ánh sáng. Để Mộc tinh kích hoạt được quá trình tổng hợp hạt nhân trở thành ngôi sao, nó cần phải tăng thêm 70 lần khối lượng kích thước hiện tại. 

10 điều bí ẩn về sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ mặt trời - Ảnh 3

Chính vì những lý do trên nên Mộc tinh vẫn sẽ là một hành tinh khí gas khổng lồ chứ không có hy vọng trở thành ngôi sao

 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sao Jupiter thuộc loại sao lùn nâu hay còn gọi là “sao thất bại”. Mặc dù có kích thước khổng lồ, gấp 2.5 lần tổng các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời.

 

3. Tốc độ quay nhanh nhất hệ Mặt Trời

Mộc tinh được xem là sao có ngày ngắn nhất trong hệ Mặt Trời. Nó chỉ cần tốn khoảng chưa đến 10 tiếng thì đã hoàn thành một vòng quay xung quanh trục với vận tốc 12.6 km/s tương đương 7.45 m/s hay 45.300 km/h (28.148 dặm/giờ).

Mộc tinh không phải là vật rắn, cộng với momen động lượng lớn dẫn đến việc bị phình ra ở phần xích đạo và hơi dẹt ở hai bên cực.  Khoảng cách trung bình từ Mộc tinh so với Mặt Trời là 778 triệu km tương đương 484 triệu dặm.

Sao Jupiter là hành tinh có tốc độ quay nhanh nhất trong hệ Mặt Trời - Ảnh 4

Sao Jupiter là hành tinh có tốc độ quay nhanh nhất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời

 

Nên thời gian để sao lùn nâu hoàn thành một vòng quanh ngôi sao chủ là 11.86 năm Trái Đất. Mất khoảng 43 phút để đi từ Mặt Trời đến sao Mộc. Với vận tốc quay nhanh nhất hệ Mặt Trời thì Mộc tinh sẽ tỏa ra từ trường rất mạnh cũng như tạo ra nhiều bức xạ nguy hiểm xung quanh.

 

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

4. Mây trên sao Mộc dày 50km

Mặc dù có kích thước khổng lồ tuy nhiên những đám mây xoáy và cơn bão tuyệt đẹp mà chúng ta quan sát được chỉ dày 50km. Đám mây này được hình thành từ các tinh thể Aminiac vỡ ra và tạo nên hai tầng mây khác nhau. 

Vật chất mà chúng ta nhìn thấy màu tối có thể là do những hợp chất sâu bên trong Mộc tinh nổi lên. Và khi chúng phản ứng với ánh sáng Mặt Trời sẽ dẫn đến việc đổi màu. Tầng mây bên dưới chứa thành phần chủ yếu là Heli và Hidro.

Các hình ảnh Mộc tinh cho thấy được những đám mây xoáy dày đặc - Ảnh 5

Các hình ảnh Mộc tinh cho thấy được những đám mây xoáy dày đặc nhưng thực tế chúng chỉ dày khoảng 50km

 

5. Sao Mộc có 67 Mặt Trăng

Không giống như Trái Đất chỉ có 1 Mặt Trăng, sao Mộc được mệnh danh là hành tinh “đào hoa nhất” vì có đến tận 67 Mặt Trăng. Thực tế sao Jupiter sở hữu đến 200 vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo xung quanh, nhưng chỉ có 67 vệ tinh chính thống và được đặt tên.

Mặt Trăng của sao Mộc có đường kính nhỏ hơn 10km và chỉ được khám phá sau năm 1975. Thời điểm tàu thăm dò Pioneer lần đầu tiên đến nơi đây. Mặt Trăng lớn nhất có tên là Galilean được phát hiện vào năm 1610 bởi Galileo Galilei. Thứ tự sắp xếp theo khoảng cách tới hành tinh chủ như sau: Io, Europa, Ganymede và Callisto. 

Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng? Hình ảnh các vệ tinh của sao Mộc - Ảnh 6

Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng? Hình ảnh các vệ tinh của sao Mộc – Ảnh minh họa

 

Trong đó, Ganymede là Mặt Trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời có kích thước khổng lồ vượt xa cả sao Thủy, có đường kính 5262km. Đứng thứ hai là mặt trăng Titan của sao Thổ.

 

TOP đồng hồ Seiko nam bán chạy

6. Từ trường gấp 17 lần Trái Đất

Từ trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất nhưng nếu quá mạnh thì nó sẽ trở nên nguy hiểm.  La bàn sẽ hoạt động được trên sao Mộc bởi vì đây là hành tinh có từ trường lớn nhất trong hệ Mặt Trời, gấp 17 lần Trái Đất. 

Các nhà thiên văn học cho rằng từ trường được tạo ra bởi dòng điện xoáy – tức là chuyển động xoáy của vật liệu dẫn điện bên trong lõi hydro của kim loại lỏng. Từ trường này bẫy những hạt sulfur dioxide từ các vụ núi lửa phun trào của Io, tạo ra ion lưu huỳnh và oxy. Kết hợp cùng với ion hydro có nguồn gốc từ bầu khí quyển của Mộc tinh, chúng sẽ tạo thành tấm plasma trong mặt phẳng xích đạo của sao Mộc.

Từ trường của sao Mộc cũng chịu trách nhiệm cho các đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh - Ảnh 7

Bên cạnh đó, từ trường của sao Mộc cũng chịu trách nhiệm cho các đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh từ vùng cực của hành tinh

 

Ngoài ra, sự tương tác từ quyển với gió mặt trời tạo nên hiện tượng vành đai phóng xạ nguy hiểm. Gây thiệt hại cho các tàu vũ trụ nếu muốn đến đây thăm dò, Mộc tinh có đến 4 mặt trăng lớn nhằm bảo vệ chúng khỏi gió Mặt Trời. 

 

7. Đốm đỏ lớn

Vết đỏ lớn hay đốm đỏ lớn là một cơn bão xoáy nghịch trên sao Mộc, nằm ở 22 độ phía Nam xích đạo, kéo dài 350 năm. Đường kính đo được khoảng 24000km và độ cao ước tính khoảng từ 12000 – 14000km. Theo lý thuyết, đốm đỏ lớn này có khả năng chứa từ 2 đến 3 hành tinh khác có kích thước tương tự như Trái Đất.

Lần đầu vết đỏ lớn này được nhà thiên văn học Giovanni Cassini phát hiện vào những năm 1665 thế kỷ 17. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, người ta mới đưa ra lý thuyết cụ thể về đốm đỏ lớn này chính là cơn bão – Hình thành bởi sự hỗn loạn do vận tốc xoay quanh trục của nó quá nhanh.

Giống như Mặt Trời, nó bao gồm thành phần chủ yếu là hydro, heli và các dải màu có sắc thái như vàng, đỏ, nâu và trắng - Ảnh 8

Sao Mộc có màu gì? Giống như Mặt Trời, nó bao gồm thành phần chủ yếu là hydro, heli và các dải màu có sắc thái như vàng, đỏ, nâu và trắng

 

Tuy nhiên, dường như nó đã bị thu hẹp kể từ thời điểm đó. Dựa trên các quan sát và nghiên cứu của Cassini, kích thước của đốm đỏ lớn ước tính là 40.000 km vào thế kỷ 17, lớn gấp đôi so với hiện tại.

 Các nhà thiên văn học cũng không biết được liệu nó có biến mất hoàn toàn hay không? Nhưng họ tương đối chắc chắn rằng sẽ có một vết đỏ lớn xuất hiện ở một nơi khác trên hành tinh.

 

8. 7 lần thăm dò

Mộc tinh đã được tàu vũ trụ viếng thăm 7 lần cụ thể:

  • Viếng thăm lần đầu tiên bởi tàu vũ trụ Pioneer 10 của NASA vào tháng 12/1973
  • Lần thứ hai là tàu vũ trụ Pioneer 11 vào tháng 12/1974.
  • Lần thứ ba là chuyến bay nganh qua của Du hành 1 và 2 vào năm 1979.
  • Sau một khoảng thời gian nghỉ dài đến tháng 2/1992, Ulysses đến viếng thăm.
  • Lần thứ năm tàu thăm dò vũ trụ Galileo đến vào năm 1995.
  • Lần thứ sáu, Cassini thực hiện chuyến bay ngang qua vào năm 2000 trên hành trình đi đến sao Thổ.
  • Lần cuối cùng, tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã thực hiện chuyến bay vào năm 2007. Đây là sứ mệnh cuối cùng bay ngang qua sao Mộc, nhưng các nhà khoa học chắc chắn sẽ không phải là sứ mệnh cuối cùng.

Tìm hiểu về sao mộc trong bản đồ sao - Thông tin về sao Mộc trong 7 lần thăm dò - Ảnh 9

Tìm hiểu về sao mộc trong bản đồ sao – Thông tin về sao Mộc trong 7 lần thăm dò

 

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số 

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

9. Sao Mộc cũng có vành đai

Nhắc đến vành đai xung quanh người ta thường nghĩ ngay đến sao Thổ. Tuy nhiên, tất cả các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời đều sở hữu vành đai cụ thể như: sao Mộc, sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Chỉ có điều là chúng mờ nhạt và cấp độ quan sát khó hơn nhiều so với vành đai của sao Thổ.

Các vành đai của sao Jupiter bao gồm 3 phân đoạn chính gồm: một vành đai hạt ở bên trong được gọi là vầng sáng. Một vành đai chính tương đối sáng và một vành đai mỏng ở bên ngoài. 

Vành đai sao Mộc mờ nhạt được tạo thành từ các hạt rất mịn chứ không phải các hạt băng như sao Thổ - Ảnh 10

Vành đai sao Mộc mờ nhạt được tạo thành từ các hạt rất mịn chứ không phải các hạt băng như sao Thổ

 

10. Có thể quan sát bằng mắt thường

Sao Jupiter là vật thể sáng thứ ba trong hệ Mặt Trời sau Mặt Trăng và sao Kim nên bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Vài tháng trong một năm Mộc tinh sẽ tỏa sáng rực rỡ trong vài giờ trước và sau giữa đêm nhờ vào kích thước khổng lồ của nó.

Nhiều người thích tìm kiếm sao Jupiter trên bầu trời. Vì đó là cách tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu khám phá khoa học mà không có đầy đủ thiết bị sử dụng, Nhằm mục đích có thể quan sát, nhìn thấy rõ hết cấu trúc chi tiết của các hành tinh thiên thể xa xôi.

Có thể, bạn đã nhìn thấy một ngôi sao sáng trên bầu trời nhưng không biết đó là sao Mộc - Ảnh 11

Sao Mộc cách Trái Đất bao xa? Khoảng cách từ Trái Đất đến sao Mộc là bao nhiêu? Có thể, bạn đã nhìn thấy một ngôi sao sáng trên bầu trời nhưng không biết đó là sao Mộc

 

Bạn đọc cũng có thể trang bị cho mình một chiếc ống nhòm hoặc kính thiên văn. Nhằm quan sát rõ hơn các đặc điểm của sao Jupiter như: vành đai, vết đỏ lớn, đốm sáng nhỏ quay quanh nó đó chính là mặt trăng Galilê,.. 

 

TOP đồng hồ Citizen nữ bán chạy

Tổng hợp những hình ảnh sao mộc đẹp nhất

Cận cảnh sao Jupiter qua kính thiên văn không gian James Webb - Ảnh 12

Cận cảnh sao Jupiter qua kính thiên văn không gian James Webb

 

Hình ảnh chụp sao Jupiter cực Nam từ tàu  Juno gửi về - Ảnh 13

Hình ảnh chụp sao Jupiter cực Nam từ tàu  Juno gửi về

 

Cận cảnh sao Mộc tinh và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 14

Cận cảnh sao Mộc tinh và hai mặt trăng kỳ ảo 

 

Vết đỏ lớn của sao Mộc - Ảnh 15

Vết đỏ lớn của sao Mộc

 

Đám mây ở bắc bán cầu của sao Mộc - Ảnh 16

Đám mây ở bắc bán cầu của sao Mộc

 

Hình ảnh sao Mộc nhìn từ Trái Đất - Chiêm ngưỡng sao Thổ và sao Mộc bằng mắt thường - Ảnh 17

Hình ảnh sao Mộc nhìn từ Trái Đất – Chiêm ngưỡng sao Thổ và sao Mộc bằng mắt thường

 

Tổng kết

Trên đây, Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc top 10 sự thật bí ẩn, thú vị về sao Mộc – Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về hành tinh khổng lồ vĩ đại và độc đáo này.

Tin tức liên quan:

Tam giác quỷ Bermuda là gì, nằm ở đâu? Giải mã 10 bí ẩn

Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất

Thôi miên quy hồi tiền kiếp là gì, có nguy hiểm, thật không?

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *