10 vai trò của tầng Ozon quan trọng đối với con người, vật

Tầng ozon được ví như là một chiếc áo giáp bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím gây hại từ Mặt Trời. Nghiên cứu khoa học vũ trụ giúp ta hiểu hơn về vai trò của tầng ozon là gì? Có những nguyên nhân nào gây thủng tầng ozon? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Hải Triều giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.

MỤC LỤC

› Tìm hiểu ý nghĩa và vai trò của tầng ozon

1. Tầng ozon là gì?

2. Vai trò của tầng ozon

› Giải mã hiện tượng suy giảm tầng ozon

1. Nguyên nhân

2. Hậu quả

› Các biện pháp bảo vệ tầng ozon

1. Trồng thật nhiều cây xanh

2. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

3. Xử lý các khí thải, nước thải trước khi xả ra môi trường

4. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp

5. Hạn chế sử dụng các loại phương tiện giao thông đi lại

6. Giảm sử dụng túi nilon

7. Tuyên truyền, nâng cao ý thức sống người dân

8. Việt Nam đã làm gì để bảo vệ tầng ozon?

› Tổng kết

 

Tìm hiểu ý nghĩa và vai trò của tầng ozon

Vai trò của tầng ozon là gì? Tại sao ngày nay mọi người đang nỗ lực bảo vệ chúng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Có thể bạn quan tâm:

Nguyệt thực toàn phần, một phần là gì, xảy ra khi nào?

Sa mạc là gì? 10 sa mạc lớn nhất thế giới và cách sinh tồn

Tam giác quỷ Bermuda là gì, nằm ở đâu? Giải mã 10 bí ẩn

 

10 vai trò của tầng ozon quan trọng đối với con người, vật - Ảnh 1

Tìm hiểu chi tiết ý nghĩa và vai trò của tầng ozon đối với con người và Trái Đất

 

1. Tầng ozon là gì?

Tầng ozon được nhà vật lý học người Pháp là Charles Fabry và Henri Buisson phát hiện vào năm 1913. Tầng ozon là lớp nằm sâu bên trong tầng bình lưu, bao quanh lớp vỏ Trái Đất và chứa lượng lớn ozon. Chúng có khả năng hấp thụ lên đến 99% các tia bức xạ cực tím trong ánh nắng Mặt Trời.

Ozon xuất hiện ở cả trên mặt đất với nồng độ thấp. Và chỉ khi ở tầng bình lưu thì chúng mới đậm đặc, sau đó kết thành lớp áo giáp để bảo vệ Trái Đất. Tầng ozon có độ dày dao động từ 3 – 5 mm tùy vào khu vực địa lý và theo mùa.

10 vai trò của tầng ozon quan trọng đối với con người, vật - Ảnh 2

Ozon được hình thành từ tia cực tím khi chúng phá vỡ phân tử O2 để tạo thành oxi nguyên tử. Rồi sau đó kết hợp với nguyên tử oxi khác để tạo thành O3

 

Hiện nay, ozon được phân chia thành 2 loại chính:

  • Ozon tốt. Được tạo ra từ tự nhiên, nằm trong tầng bình lưu phía bên trên. 
  • Ozon xấu hay còn gọi là tầng ozon đối lưu/tầng mặt đất. Được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Vai trò của tầng ozon là gì? Lớp này có vai trò hấp thụ tia tử ngoại gây hại - Ảnh 3

Vai trò của tầng ozon là gì? Lớp này có vai trò hấp thụ tia tử ngoại gây hại

 

2. Vai trò của tầng ozon

Nhiệm vụ chính của tầng ozon là hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời, không cho chúng chiếu xuống Trái Đất. Vì thế nên con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh lý về da liễu và thậm chí là ung thư da. 

Tầng ozon có vai trò gì? Giúp con người tránh được nguy cơ mắc bệnh về da, mắt - Ảnh 4

Vai trò của tầng ozon đối với con người là gì? Tầng ozon có vai trò gì? Giúp con người tránh được nguy cơ mắc bệnh về da, mắt 

 

Đồng thời, ngăn cản những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học. Bảo vệ cân bằng sinh thái, duy trì khí hậu ôn hòa cho các vùng trên Trái Đất. Ngoài ra, ozon được con người nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như:

  • Làm chất sát khuẩn. Ozon là hợp chất có tính khử trùng cực kỳ cao. Bởi lẽ đó, mà nó được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, khử trùng nước sinh hoạt thay cho Clo.
  • Cải tạo nguồn nước. Ozon có khả năng cải tạo lại nguồn nước thải, khử độc thuốc trừ sâu, hợp chất hữu cơ gây bệnh, Phenol,…
  • Trong lĩnh vực thủy hải sản. Nhờ có ozon mà người ta tiết kiệm được nhiều thời gian xử lý hóa chất trong hồ nước. Giữ cho ao nuôi không bị ô nhiễm, tạo môi trường sống tự nhiên cho các loài thủy hải sản.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp. Khử trùng nước uống trước khi tiến hành đóng chai, làm sạch và tẩy trắng vết ố trên vải.

Tầng ozon được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau - Ảnh 5

Vai trò của tầng ozon là gì? Tầng ozon có tác dụng gì? Tầng ozon được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau cụ thể như y tế, công nghiệp, chăn nuôi hải sản 

 

TOP đồng hồ Orient nữ bán chạy

Giải mã hiện tượng suy giảm tầng ozon

Hiện nay, vấn đề thủng tầng ozon đang ở mức báo động cao. Các nhà khoa học thực sự rất lo lắng về lỗ thủng sẽ ngày càng lớn dần. Vậy nguyên nhân thủng tầng ozon xuất phát từ đâu? Và nếu một ngày nào đó tầng ozon bị suy giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào?

 

1. Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của tầng ozon đó chính là. Nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên và do hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.

 

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

1.1 Nguyên nhân tự nhiên

Việc thay đổi khoảng cách của Mặt Trời, tầng bình lưu và gió. Là một trong những yếu tố chính gây ảnh hưởng đến tầng ozon. Ngoài ra, hiện tượng núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng cho tầng ozon. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác động mang tính tạm thời và chúng không vượt quá 2%. 

Nguyên nhân thủng tầng ozon tự nhiên chính là do núi lửa phun trào - Ảnh 6

Vai trò của tầng ozon? Nguyên nhân thủng tầng ozon tự nhiên chính là do núi lửa phun trào 

 

1.2 Nguyên nhân từ hoạt động con người

Tầng ozon suy giảm đến mức báo động là do hoạt động sinh hoạt của con người. Sự giải phóng quá mức từ các hợp chất nhân tạo chứa Brom và Clo. Điển hình như CFC, CH3CCl3 (Methyl Chloroform), CCl4 (Carbon Tetrachloride),… Các chất này được gọi tắt là ODS – Chất làm thủng tầng ozon.

Khí CFC là một loại khí rất phổ biến có trong tủ lạnh và điều hòa của nhiều hộ gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chính khí này là tác nhân làm thủng tầng ozon. Đặc biệt đáng báo động ở khu vực Nam Cực.

Khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp gây thủng tầng ozon - Ảnh 7

Ngày nay, nền công nghiệp của các nước trên thế giới ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của khí CO2, NO,… Bay vào bầu khí quyển càng nhiều và càng gây ảnh hưởng nặng nề

 

Hiện tượng ô nhiễm không khí cũng góp phần khiến cho tầng ozon bị suy giảm. Nó không chỉ gây hại đến sức khỏe về đường hô hấp cho con người mà còn tác động tiêu cực đến tầng ozon. 

Qua những nguyên nhân thủng tầng ozon nêu trên thì chúng ta có thể thấy rõ được rằng. Tất cả nguyên nhân đều xuất phát từ con người. Con người chính là thủ phạm gây nên sự hủy hoại của tầng ozon. Đe dọa đến toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất và kể cả sức khỏe của chính mình.

Khói bụi từ các phương tiện giao thông hay chất thải từ các khu công nghiệp hóa chất đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tầng ozon - Ảnh 8

Khói bụi từ các phương tiện giao thông hay chất thải từ các khu công nghiệp hóa chất đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tầng ozon

 

 

2. Hậu quả

Sau khi tìm hiểu xong về nguyên nhân gây thủng tầng ozon là gì. Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc rằng hậu quả của việc suy giảm tầng ozon ảnh hưởng như thế nào đến Trái Đất, con người? Dưới đây là những tác hại đáng chú ý:

 

2.1 Suy giảm chất lượng không khí

Thủng tầng ozon sẽ làm cho Trái Đất hấp thụ tia tử ngoại UV-B ngày càng gia tăng nhiều hơn. Tia UV-B là nguyên nhân chính thúc đẩy phản ứng hóa học, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là các trận mưa axit liên tiếp diễn ra.

Tầng ozon bị thủng làm cho chất lượng không khí ngày càng suy giảm - Ảnh 9

Vai trò của tầng ozon là gì? Tầng ozon bị thủng làm cho chất lượng không khí ngày càng suy giảm

 

2.2 Mất cân bằng hệ sinh thái

Sự suy giảm ozon của tầng bình lưu sẽ khiến cho khả năng sinh sản và phát triển của các loài sinh vật trên biển bị suy giảm nặng. Thậm chí khiến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

 

2.3 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người 

Sức khỏe của con người sẽ ngày càng xấu đi và xuất hiện thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư da, hình thành khối u ác tính. Nếu ai thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với tia UV sẽ dễ mắc phải các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể. Đặc biệt, các tia tử ngoại có trong không khí sẽ làm cho mắt và da không còn khả năng miễn dịch.

Suy giảm tầng ozon ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người - Ảnh 10

Suy giảm tầng ozon ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người 

 

TOP đồng hồ Saga nữ bán chạy

2.4 Kìm hãm sự phát triển của các loài động vật và thực vật

Đối với động vật chúng sẽ hủy hoại, tiêu diệt hết các sinh vật nhỏ. Tia UV tăng lên sẽ làm giảm quá trình sinh trưởng và sinh sản của các loài tôm, cua,cá,… Đối với thực vật, khi Trái Đất hấp thụ nhiều tia cực tím khiến cho lá cây hư hại nhanh chóng.

Quá trình quang hợp của cây cối bị cản trở, chậm phát triển và không cho năng suất cao. Ngoài ra, thủng tầng ozon còn làm cho cây cối chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất.

 Thủng tầng ozon sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của  động vật, thực vật - Ảnh 11

Vai trò của tầng ozon là gì? Thủng tầng ozon sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật

 

2.5 Biến đổi khí hậu

Tia cực tím – Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, và làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên. Các lỗ thủng ozon có nguy cơ cao hình thành nên các cơn lốc xoáy nhiều hơn. 

Đồng thời, lỗ thủng ngày càng lớn hơn vì ozon bị giữ lại, không thể tràn về. Biến đổi khí hậu là một trong những hậu quả thủng tầng ozon đặc biệt nghiêm trọng đối với con người.

Vai trò của tầng ozon là gì? Tầng ozon bị thủng làm cho khí hậu thay đổi xấu đi - Ảnh 12

Vai trò của tầng ozon là gì? Tầng ozon bị thủng làm cho khí hậu thay đổi xấu đi

 

2.6 Phá hủy công trình nhà cửa, kiến trúc xây dựng

Tia tử ngoại từ ánh nắng Mặt Trời có thể làm giảm tuổi thọ của các công trình, kiến trúc xây dựng. Vật liệu xây dựng chịu tác động mạnh từ bức xạ nên bị xuống cấp và lão hóa nhanh hơn.

 

Bản đồ sao là gì? Cách tạo lập, đọc, giải mã bản đồ sao

Bản đồ sao là gì? Cách tạo lập, đọc, giải mã bản đồ sao

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

Các biện pháp bảo vệ tầng ozon

Mọi người thường hay cho rằng, tất cả thảm họa thiên nhiên xảy ra đều bắt nguồn từ tự nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm, sau khi hiểu ra được nguyên nhân và hậu quả của việc thủng tầng ozon. 

Thì việc chúng ta cần làm ngay bây giờ đó chính là đề ra các biện pháp bảo vệ tầng ozon. Dưới đây là một số giải pháp tuy nhỏ nhưng vô cùng hữu ích, cụ thể:

Vai trò của tầng ozon là gì? Một số giải pháp làm giảm hiện tượng suy giảm tầng ozon - Ảnh 13

Vai trò của tầng ozon là gì? Một số giải pháp làm giảm hiện tượng suy giảm tầng ozon

 

1. Trồng thật nhiều cây xanh

Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu không khí, hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn ngừa xói mòn đất và cân bằng hệ sinh thái. Chính vì thế, nên việc trồng nhiều cây xanh xung quanh khu vực chúng ta sinh sống sẽ giúp không khí trong lành, mát mẻ hơn. 

Thực hiện tốt chiến dịch phủ xanh đồi trọc. Và hạn chế chặt phá cây xanh bừa bãi. Chọn đồ dùng trang trí nội thất trong nhà từ các chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ,..

Cây xanh có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện khí hậu - Ảnh 14

Vai trò của tầng ozon như thế nào đối với các loài sinh vật trên Trái Đất? Cây xanh có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc tia bức xạ Mặt Trời

 

2. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

Chúng ta nên tập thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo như gió, ánh nắng mặt trời, sóng biển… Tất cả chúng đều là năng lượng sạch vì quá trình sản xuất và tiêu thụ không phát sinh khí thải gây ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính.

 

3. Xử lý các khí thải, nước thải trước khi xả ra môi trường

Các khu công nghiệp sản xuất, nhà máy chế biến cần phải lắp đặt hệ thống thu gom nước thải, xử lý tình trạng ô nhiễm không khí,… Trước khi thải ra bên ngoài, góp phần lấy lại được sự trong lành cho môi trường sống.

Cần có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường sống - Ảnh 15

Vai trò của tầng ozon là gì? Cần có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường sống

 

TOP dây chuyền Daniel Wellington bán chạy

4. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp

Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất. Thì con người nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chẳng hạn như thuốc sinh học, phân bón hữu cơ sinh học,… để bảo vệ môi trường và sức khỏe cho bản thân mình.

Việc lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái -  Ảnh 16

Việc lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái

 

5. Hạn chế sử dụng các loại phương tiện giao thông đi lại

Khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân được cho là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn. Khuyến khích người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe điện. Nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. 

 

6. Giảm sử dụng túi nilon

Phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm thì túi nilon mới có thể phân hủy sinh học. Chúng tồn tại lâu đến như vậy sẽ gây hại đến sức khỏe con người, môi trường và các loài sinh vật sống trong nước. Bởi lẽ đó, nên chúng ta hãy sử dụng giấy, giỏ tre, nứa, đồ vật thủ công để gói đồ ăn, sản phẩm thay vì sử dụng túi nilon.

Lạm dụng việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường - Ảnh 17

Lạm dụng việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường

 

7. Tuyên truyền, nâng cao ý thức sống người dân

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền vì môi trường xanh. Điển hình như giờ Trái Đất (Ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hằng năm), ngày ozon thế giới 16/9,… Các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường nên được dạy các bài học về cách bảo vệ môi trường sống. 

Trường học nên tổ chức thi đua các hoạt động trồng cây xanh che bóng mát trong sân trường. Nhằm nhắc nhở các em luôn có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống, không nên vứt rác bừa bãi,…

Vận động tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường - Ảnh 18

Vận động tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường

 

TOP bông tai Sokolov bán chạy

8. Việt Nam đã làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Việt Nam là quốc gia sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozon. Và Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ozon vào tháng 1/1994. Vì thế, trong suốt những năm tháng qua, Việt Nam luôn không ngừng cố gắng cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát. 

Và loại trừ các chất gây hại cho tầng ozon theo nghị định quy định. Cụ thể như: loại trừ tiêu thụ chất CFC, CTC và Halon kể từ ngày 1/1/2010. Cấm người dân sử dụng methyl bromide để kiểm dịch và khử trùng hàng hóa xuất khẩu. Loại trừ hoàn toàn việc tiêu thụ chất trợ nở HCFC,…

Vai trò của tầng ozon là gì? Việt Nam đang rất nỗ lực để kiểm soát và loại trừ các chất gây hại cho tầng ozon - Ảnh 19

Vai trò của tầng ozon là gì? Việt Nam đang rất nỗ lực để kiểm soát và loại trừ các chất gây hại cho tầng ozon

 

Tổng kết

Qua bài viết trên, Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc kiến thức hữu ích về vai trò của tầng ozon. Cũng như một số hậu quả nghiêm trọng từ việc thủng tầng ozon. Hy vọng bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục trên để thực hiện bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

Tin tức liên quan:

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số 

Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất

12 chòm sao: giải mã tính cách, tuổi và màu sắc hợp, kỵ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *