Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp

Tin tức khoa học vũ trụ – Vấn đề nổi cộm luôn được đưa bàn luận trên các diễn đàn lớn hằng năm chính là biến đổi khí hậu. Vậy đâu là những mặt tích cực của biến đổi khí hậu? Liệu nó có tồn tại hay không? Cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC

› Thực trạng biến đổi khí hậu ở hiện tại

1. Biến đổi khí hậu là gì?

2. Nguyên nhân

3. Thực trạng

4. Hậu quả

› Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu

1. Tiết kiệm năng lượng

2. Sử dụng phương tiện công cộng

3. Không lãng phí thức ăn

4. Tái chế đồ dùng

5. Thay đổi nguồn năng lượng

6. Giáo dục và tuyên truyền

› Lời kết

Thực trạng biến đổi khí hậu ở hiện tại

Nóng lên toàn cầu là một vấn đề nghiêm trọng, đang được nhiều quốc gia trên thế giới vô cùng quan tâm. Vậy thực trạng của vấn đề này ra sao? Phải làm gì để tìm ra giải pháp biến đổi khí hậu hiệu quả nhất?

Tin tức liên quan:

Nhật thực toàn phần, một phần là gì, xảy ra khi nào?

Hệ mặt trời là gì, có bao nhiêu hành tinh, thứ tự các sao

10 vai trò của tầng ozon quan trọng đối với con người, vật

1. Biến đổi khí hậu là gì?

Có rất nhiều định nghĩa xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu là sự thay đổi dài hạn về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết. Sự biến đổi này có thể diễn ra ở quy mô nhỏ hẹp như một vùng, một địa phương. Hay rộng hơn là trên những quốc gia, lãnh thổ và trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp - ảnh 1

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề nhức nhối

Những thay đổi này được xem là tự nhiên, là quy luật của hình thành và phát triển. Tuy nhiên, từ những năm 1800, con người được xếp vào một trong những nguyên nhân khiến cho biến đổi khí hậu diễn biến trầm trọng hơn.

Trong những năm gần đây, trước ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi thời tiết hiện nay, hay gọi chung là sự nóng lên toàn cầu.

Hay trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change), biến đổi khí hậu được định nghĩa là “là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người, dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài.”

Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp - ảnh 2

Có nhiều định nghĩa về biến đổi khí hậu 

Nói chung, hầu hết các định nghĩa này đều hợp lý và được sử dụng rộng rãi. Chung quy lại cũng chỉ là một ý nghĩa: sự nóng lên toàn cầu là sự biến đổi thời tiết kéo dài trong một khoảng thời gian.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu có lẽ chúng ta đã được nghe đến nhiều. Nó được đề cập đều đặn hằng ngày trên các kênh thông tin đại chúng. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đang nhìn thấy nguyên nhân đến từ phía con người. Nhưng trên thực tế, chúng ta cũng phải suy xét kỹ đến những nguyên nhân cốt lõi bên trong.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu đến từ hai phía: chủ quan và khách quan.

Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp - ảnh 3

Nguyên nhân biến đổi khí hậu đến từ hai phía

Đại dương

Đầu tiên, chúng ta xét đến những cơ chế ảnh hưởng từ bên trong, hay cụ thể hơn là những thay đổi ở đại dương. Đại dương được xem là một nền tảng của khí hậu. Những thay đổi ngắn hạn, chẳng hạn như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương, dao động bắc Đại Tây Dương và dao động Bắc Cực có vẻ giống với dao động khí hậu hơn là thay đổi khí hậu. Tuy nhiên trong thời gian dài, những thay đổi diễn ra trong đại dương lại ảnh hưởng đến nhiệt độ trên thế giới. Chẳng hạn như hoàn lưu muối nhiệt đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi nhiệt độ của các đại dương trên thế giới.

Nguyên nhân đầu tiên được cho là đến từ sự thay đổi của đại dương - ảnh 4

Nguyên nhân đầu tiên được cho là đến từ sự thay đổi của đại dương

Tiếp theo, chúng ta xét đến những cơ chế ảnh hưởng từ bên ngoài.

Thay đổi quỹ đạo

Ta biết rằng Trái Đất luôn quay mỗi ngày. Và những thay đổi nhỏ của quỹ đạo Trái Đất ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố nhiệt trên toàn cầu. Bởi lẽ nó tác động đến sự phân bố năng lượng và nhiệt Mặt Trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất. Những thay đổi này rất nhỏ. Nó diễn ra chậm và rất khó để nhận biết chỉ qua cảm nhận thông thường. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố các mùa và địa lý.

Sự thay đổi quỹ đạo là một nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu - ảnh 5

Sự thay đổi quỹ đạo là một nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu

Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo: quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Chúng tạo nên các chu kỳ Milankovitch. Đây là các yếu tố tác động mạnh mẽ đến khí hậu toàn cầu, cũng như mối liên hệ với các chu kỳ băng hà và gian băng. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và thoái lui của hoang mạc lớn thứ 3 thế giới – Sahara.

Núi lửa phun trào

Núi lửa phun trào là kết quả của quá trình vận chuyển vật chất từ lớp vỏ Trái Đất lên bề mặt của nó.

Sự phun trào của núi lửa diễn ra mạnh mẽ và lâu dài sẽ có những tác động nhất định đến khí hậu trên toàn cầu. Theo tiến sĩ Watson, nồng độ sulphur dioxide tăng nhanh, hình thành các hạt aerosol. Khi gặp nước, các hạt này sẽ phản chiếu tia sáng Mặt Trời trở lại không gian. Hoạt động này sẽ khiến cho nhiệt độ Trái Đất giảm, thậm chí có thể tạo ra kỷ băng hà.

Sự nóng lên toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với hiện tượng núi lửa phun trào - ảnh 6

Sự nóng lên toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với hiện tượng núi lửa phun trào

Chúng ta có thể thấy vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 đã làm giảm 0,5 độ C nhiệt độ toàn cầu. Hay có thể kể đến vụ phun trào núi lửa Tambora năm 1815 đã khiến cho cả năm không có nổi một mùa hè. Xác suất xảy ra các vụ phun trào núi lửa là rất thấp, vài triệu năm chỉ diễn ra vài lần. Tuy nhiên tác động của nó thì vô cùng lớn. Núi lửa phun trào là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Thậm chí có thể gây ra tuyệt chủng hàng loạt.

Kiến tạo mảng

Bề mặt Trái Đất không đứng yên mà luôn chuyển động. Tuy nhiên chúng diễn ra chậm khiến con người không thể cảm nhận được. Trải qua hàng triệu năm, các mảng địa chất chuyển động, tái sắp xếp lại các lục địa và đại dương trên toàn cầu. Điều này làm thay đổi các kiểu khí hậu, các dòng chảy đại dương và vòng tuần hoàn của khí quyển.

Kiến tạo mảng là một quy luật của Trái Đất - ảnh 7

Kiến tạo mảng là một quy luật của Trái Đất

Vị trí, dòng chảy của các biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nhiệt độ toàn cầu. Chúng kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm, cân bằng khí hậu. Một ví dụ của ảnh hưởng kiến tạo là cách đây khoảng 5 triệu năm, eo đất Panama hình thành đã làm dừng sự trộn lẫn giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này đã khiến cho bắc bán cầu bị bao phủ bởi băng.

TOP vòng tay DW bán chạy

Hoạt động của con người

Nhắc đến nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, chúng ta không thể nhắc đến những tác động đến từ con người. Nhiều người đồng ý với quan điểm khoa học rằng: “khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người.”

Công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng - ảnh 8

Công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi khí hậu là do hiệu ứng nhà kính. Đây là hiện tượng nhiệt độ của mặt trời bị giữ lại quá nhiều trên bề mặt Trái Đất. Từ đó khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện nay, thế giới đang nóng dần lên nhanh hơn bao giờ hết.

Xã hội của chúng ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Con người chạy đua phát triển công nghệ, xây dựng nhà máy công nghiệp, gia tăng sản xuất,… Những hoạt động này thải ra môi trường rất nhiều khí cacbon, tác động trực tiếp đến không khí.

Sản xuất năng lượng

Phần lớn điện trên toàn cầu được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Đó có thể là than, dầu hoặc khí đốt. Các nhiên liệu này tạo ra cacbon đioxit và nitơ oxi. Đây là những loại khí nhà kính mạnh, bao trùm bề mặt Trái Đất, giữ lại nhiệt của Mặt Trời, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ngành sản xuất năng lượng thải ra nhiều khí nhà kính - ảnh 9

Ngành sản xuất năng lượng thải ra nhiều khí nhà kính

Chỉ có ¼ lượng điện trên thế giới được sản xuất từ nguồn năng lượng bền vững như gió, mặt trời,… Những năng lượng này an toàn với môi trường, không phát thải khí và có khả năng tái tạo.

Sản xuất hàng hóa

Ngành công nghiệp sản xuất được xem là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính nhiều nhất mỗi năm. Người ta đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng sản xuất xi măng, sắt, thép, áo quần và các mặt hàng gia dụng khác,… Các hoạt động khai khoáng, xây dựng cũng phát thải rất nhiều khí độc hại ra môi trường. Máy móc, quy trình sản xuất trong các nhà máy sản xuất cũng hoạt động nhờ than, dầu khí đốt. Chúng cũng là nguồn phát thải khí, gây ô nhiễm môi trường.

Sản xuất hàng hóa là một trong những nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu - ảnh 10

Sản xuất hàng hóa là một trong những nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu

Chặt phá rừng

Để có đất sản xuất, canh tác, con người đã không ngần ngại phá rừng, lấn đất tự nhiên. Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định khí hậu toàn cầu. Bởi nó hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, là lá phổi xanh của Trái Đất.

Việc chặt phá rừng bừa bãi sẽ khiến cho lượng CO2 tích trữ trong đó phát thải ra môi trường. Đồng thời giảm khả năng hấp thụ khí thải trong không khí. Không có cây xanh quang hợp, khí hậu sẽ trở nên ô nhiễm, biến đổi thất thường.

Phá rừng làm biến đổi khí hậu - ảnh 11

Phá rừng làm biến đổi khí hậu

Sử dụng phương tiện giao thông

Hầu hết các phương tiện di chuyển hiện nay đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, phương tiện đường bộ phát thải khí cacbon nhiều nhất. Lượng khí thải từ các tàu, thuyền, máy bay vẫn tiếp tục tăng cao. Theo khảo sát, giao thông vận tải chiếm ¼ lượng phát thải khí trên toàn thế giới.

Sản xuất lương thực

Ngành sản xuất lương thực cũng thải ra môi trường một lượng khí đáng kể. Nó đến từ hoạt động đốn rừng canh tác, chăn thả gia súc, sử dụng phân bón,… Tất cả khiến cho ngành lương thực đóng một phần không nhỏ gây ra hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc đóng gói và vận chuyển lương thực cũng gây phát thải rất nhiều khí độc.

Sản xuất lương thực gây nên nhiều biểu hiện của biến đổi khí hậu - ảnh 12

Sản xuất lương thực gây nên nhiều biểu hiện của biến đổi khí hậu

Tiêu thụ quá mức

Lối sống của chúng ta tác động rất lớn đến sự nóng lên toàn cầu. Cách chúng ta sử dụng điện, nước, thức ăn thừa, áo quần đã mặc, cách xử lý rác thải. Tất cả đều thải ra một lượng lớn khí trên toàn cầu. Một khảo sát cho thấy rằng, 1% dân số giàu nhất toàn cầu gây ra khí nhà kính nhiều hơn 50% dân số nghèo nhất.

Xem thêm: Sa mạc là gì? 10 sa mạc lớn nhất thế giới và cách sinh tồn

3. Thực trạng

Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Những thực trạng của nó đã được đưa lên bàn đàm phán rất nhiều lần về mức độ nghiêm trọng. Những con số biết nói sau đây phần nào sẽ chứng minh rõ ràng điều đó.

Không chỉ trên thế giới, thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng rất khắc nghiệt - ảnh 13

Không chỉ trên thế giới, thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng rất khắc nghiệt

Hiện nay, 5 quốc gia tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, hoạt động sản xuất của con người tạo ra số lượng khí carbon dioxide gấp 100 – 300 lần núi lửa.

Nhiệt độ của Trái Đất đang tăng lên nhanh chóng qua từng ngày. Thập kỷ 20112020 được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử. So với thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng gần 1 độ C.

Nhiều ví dụ về biến đổi khí hậu khiến con người cần xem lại chính mình - ảnh 14

Nhiều ví dụ về biến đổi khí hậu khiến con người cần xem lại chính mình

Tại Việt Nam, Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5 đến 1 độ C so với các năm trước.

Theo Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trong 140 năm qua, mực nước biến đã tăng gần 25cm (9,8 inch). Ở các quốc đảo nam Thái Bình dương và Ấn Độ Dương, mực nước biển tăng nhanh đến mức đáng báo động.

4. Hậu quả

Khí nhà kính phát thải ra môi trường gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của con người. Trong đó, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương bởi hậu quả của thay đổi khí hậu.

Nhiệt độ tăng cao

Trong những năm gần đây, nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc. Số ngày nắng và giờ nắng tăng cao ở khắp nơi trên đất nước. Nhiệt độ tăng khiến rủi ro cháy rừng tăng cao, tăng khả năng lây lan. Các bệnh gây ra do nhiệt xuất hiện ngày càng nhiều. Những công việc ngoài trời cũng vì vậy mà khó khăn hơn trong việc thực hiện. Hơn hết, nhiệt độ tăng khiến băng tan, làm cho mực nước biển tăng nhanh.

Nhiệt độ tăng cao bất thường là tác hại của biến đổi khí hậu - ảnh 15

Nhiệt độ tăng cao bất thường là tác hại của biến đổi khí hậu

Hình thành nhiều cơn bão

Trong những năm gần đây, các cơn bão hình thành trên biển đông và đi vào đất liền ngày càng nhiều. Nhiệt độ tăng cao, nước bốc hơi nhiều gây ra nhiều trận mưa lớn. Tình trạng ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc xoáy,… xuất hiện ngày càng nhiều. Nó phá hủy mùa màng, nhà cửa, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

Hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều - ảnh 16

Hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều

Khô hạn kéo dài

Biến đổi khí hậu khiến cho tình trạng khô hạn diễn ra ở nhiều nơi. Hạn hán, thiếu nước khiến đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Khô hạn làm cây cối chết khô, không đủ nước tưới tiêu và sinh hoạt. Hạn hán còn làm xuất hiện nhiều trận bão bụi, bão cát. Các hoang mạc cũng dần mở rộng, khiến diện tích đất canh tác bị thu hẹp.

Khô hạn kéo dài là tác hại của biến đổi khí hậu - ảnh 17

Khô hạn kéo dài là tác hại của biến đổi khí hậu

Mực nước biển dâng cao

Lượng nhiệt tăng lên từ hiện tượng nói lên toàn cầu đa phần đầu do đại dương hấp thụ. Trong hai thập kỷ trở lại đây, nhiệt độ nước biển đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ nóng lên, nước nở ra làm tăng diện tích đại dương. Sự nóng lên toàn cầu khiến băng tan cũng là lý do khiến nước biển dâng. Ngoài ra, khí cacbon đioxit được đại dương hấp thụ quá nhiều làm tăng tính axit. Chúng ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển và các rặng san hô.

Đã đến lúc chúng ta cần xem lại biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả gì cho cuộc sống - ảnh 18

Đã đến lúc chúng ta cần xem lại biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả gì cho cuộc sống

Các loài sinh vật biến mất

Hậu quả của nóng lên toàn cầu là sự biến mất của các loài sinh vật. Tốc độ biến mất của chúng nhanh hơn gấp 1000 lần so với mọi thời điểm được ghi nhận lại từ trước đến nay. Trong một vài thập kỷ tới, một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Một vài giống loài có thể di cư và sống sót.Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết, các loài sinh vật cũng không thể tránh khỏi kết cục bi thảm.

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu là sự biến mất của các loài sinh vật - ảnh 19

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu là sự biến mất của các loài sinh vật

TOP đồng hồ casio bán chạy

Nhiều dịch bệnh xuất hiện

Sự nóng lên toàn cầu làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, lương thực. Trong khi đó, đây là những thứ con người nạp vào hằng ngày để duy trì sự sống. Vì vậy mà con người dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi, hay các bệnh ngoài da khó chữa. Mỗi năm, có khoảng 13 triệu người chết vì các vấn đề liên quan đến môi trường. Nhiều dịch bệnh mới xuất hiện mà chưa có vaccine phòng trị,… Tất cả đều gây áp lực y tế, khiến hệ thống quá tải.

Dịch bệnh tràn lan - ảnh 20

Dịch bệnh tràn lan

Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu

Trước những hiểm họa đang đe dọa trực tiếp cuộc sống con người, chúng ta cần hành động. Những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ góp phần giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu.

1. Tiết kiệm năng lượng

Phần lớn nhiệt và điện chúng ta sử dụng hàng ngày đều đến từ than, dầu và khí đốt. Việc giảm thiểu sử dụng năng lượng sẽ khiến lượng carbon thải ra ngoài môi trường ít hơn. Từ đó giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Ta có thể hạ nhiệt độ máy sưởi, tăng nhiệt độ máy lạnh, chuyển sang sử dụng đèn LED,…

Tiết kiệm năng lượng là cách ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả - ảnh 21

Tiết kiệm năng lượng là cách ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả

2. Sử dụng phương tiện công cộng

Ô tô, xe máy,… đều chạy bằng dầu diesel hoặc xăng. Điều này làm thải ra môi trường rất nhiều khí nhà kính. Chuyển sang đi bộ, đạp xe sẽ giúp giảm thiểu được điều đó. Ngoài ra còn là một cách rèn luyện thể chất. Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe buýt để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính.

Các phương tiện công cộng được sử dụng ngày càng nhiều - ảnh 22

Các phương tiện công cộng được sử dụng ngày càng nhiều

3. Không lãng phí thức ăn

Việc bạn vứt bỏ thức ăn thừa cũng gây lãng phí tài nguyên. Thậm chí khi thức ăn phân hủy, chúng tạo ra khí metan – một loại khí nhà kính mạnh. Do đó hãy mua đúng số lượng cần, không vứt bỏ thức ăn lãng phí, ủ phân thức ăn không sử dụng.

4. Tái chế đồ dùng

Những đồ vật chúng ta sử dụng hàng ngày như áo quần, đồ gia dụng,… đều phát thải cacbon từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Từ việc khai thác nguyên liệu, quy trình cho đến khâu đóng gói và phân phối. Vì vậy ta nên sử dụng chúng một cách hợp lý, lâu dài. Sau khi sử dụng xong nên tiêu hủy hoặc tái chế đúng cách. Như vậy mới có thể giảm phát thải khí ra môi trường.

Tái chế đồ dùng giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu - ảnh 23

Tái chế đồ dùng giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

5. Thay đổi nguồn năng lượng

Các nguồn năng lượng ta sử dụng hàng ngày đa phần đều đến từ nhiên liệu quá thạch. Quá trình tạo ra năng lượng của chúng thải vào không khí một lượng lớn cacbon.

Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng năng lượng bền vững để bảo vệ môi trường. Đó có thể là năng lượng gió, thủy điện, mặt trời hay sinh khối. Chúng vừa thân thiện với môi trường, khi sử dụng không gây ô nhiễm, vừa có khả năng tái tạo. Đây được dự đoán sẽ là xu hướng phát triển của ngành năng lượng trong những năm tiếp theo.

Năng lượng gió đang được khai thác triệt để - ảnh 24

Năng lượng gió đang được khai thác triệt để

6. Giáo dục và tuyên truyền

Giải quyết vấn đề khí hậu không phải là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay quốc gia nào. Đây là trách nhiệm chung của toàn thế giới. Vì vậy, hãy hành động dù chỉ là nhỏ nhất. Trước hết, phải nâng cao nhận thức của mọi người xung quanh về hậu quả của sự nóng lên toàn cầu. Bắt đầu hành động từ mỗi cá nhân, thay đổi thói quan của mình mỗi ngày. Tạo ra những cuộc thi, sân chơi nhằm nâng cao hiểu biết và trau dồi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Chỉ cần chúng ta chung tay thì không có gì là khó.

Cuộc họp đề ra chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu - ảnh 25

Cuộc họp đề ra chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Lời kết

Có thể thấy tác hại của biến đổi khí hậu là vô cùng to lớn. Chúng ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống hàng ngày của chúng ta. Thông qua bài viết này, Đồng Hồ Hải Triều hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức và sẵn sàng hành động vì một hành tinh xanh.

Có thể bạn quan tâm:

Cầu vồng có mấy màu, khi nào có, ý nghĩa nếu nhìn thấy

Nguyệt thực toàn phần, một phần là gì, xảy ra khi nào?

Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất

Quỳnh Anh

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *