Núi lửa là gì, Việt Nam có không, 15 núi lửa phun trào lớn nhất

Núi lửa, động đất và sóng thần là những thảm họa thiên nhiên đem đến hậu quả cực kỳ nặng nề cho đời sống con người. Vậy núi lửa là gì? Việt Nam có núi lửa không? Hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu chi tiết về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này trong bài viết khoa học vũ trụ dưới đây.

 

MỤC LỤC

› Giải mã hiện tượng thiên nhiên núi lửa

1. Núi lửa là gì?

2. Nguyên nhân hình thành núi lửa

3. Cấu tạo của núi lửa

4. Sản phẩm của núi lửa

› Các kiểu núi lửa trên thế giới

1. Phân loại theo hình thức hoạt động

2. Phân loại theo hình dáng

3. Phân loại theo độ quánh của dung nham

› Núi lửa ảnh hưởng như nào đến con người, Trái Đất

1. Lợi ích

2. Tác hại

› Việt Nam có núi lửa không?

› Tổng kết

 

Giải mã hiện tượng thiên nhiên núi lửa

Mặc dù chúng ta chưa bao giờ trực tiếp được nhìn thấy núi lửa. Nhưng ít nhất cũng đã nghe qua tin tức, xem hình ảnh về hiện tượng này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng nguyên nhân từ đâu hình thành nên, có mấy kiểu? Tất cả sẽ được giải đáp sau đây.

 

Có thể bạn quan tâm:

Nguyệt thực toàn phần, một phần là gì, xảy ra khi nào?

Sa mạc là gì? 10 sa mạc lớn nhất thế giới và cách sinh tồn

30 cảnh đẹp Việt Nam nổi tiếng phải thử một lần trong đời

 

1. Núi lửa là gì?

Núi lửa là loại núi có miệng ở đỉnh, xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo và đa số ở dưới nước. Trải qua từng thời kỳ, chất khoáng được nóng chảy ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ được phun ra. 

Núi lửa là gì, Việt Nam có không, 15 núi lửa phun trào lớn nhất - Ảnh 1

Núi lửa có tên tiếng Anh Volcano – Là một vết đứt gãy của lớp vỏ Trái Đất, cho phép tro bụi, dung nham và khí thoát ra bên ngoài. Lớp vỏ Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn, càng vào sâu bên trong sẽ càng mềm và nóng

 

Đây được xem là hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn. Vỏ thạch quyển dịch chuyển bên trên lõi của khoáng chất nóng chảy. Vì thế khi phun trào, một phần nhỏ năng lượng ẩn sâu trong hành tinh sẽ được giải phóng.

Hình dạng của Volcano cũng như những ngọn núi khác. Tuy nhiên, chúng sẽ có phần đối xứng hơn, sườn thoải, đỉnh núi có một hố lớn hay gọi là miệng. Nơi dung nham núi lửa tràn ra ngoài.

Núi lửa là gì, Việt Nam có không, 15 núi lửa phun trào lớn nhất - Ảnh 2

Núi lửa phun trào Erupting Volcano thường xuyên hoạt động ở Indonesia, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Mức độ hoạt động được xếp theo thứ tự giảm dần

 

Tính theo diện tích và số lần phun trào núi lửa lớn nhất thế giới gọi tên Mauna Loa. Ngọn núi này nằm ở tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ, có số lần phun trào lên đến 33 lần tính từ năm 1843 – 1984

 

TOP đồng hồ Orient nữ bán chạy

2. Nguyên nhân hình thành núi lửa

Nguyên nhân núi lửa phun trào là do nhiệt độ bên dưới bề mặt của Trái Đất nóng lên. Càng đi sâu vào tâm của Trái Đất thì nhiệt độ càng tăng cao. Vị trí có độ sâu ước lượng khoảng 20 dặm bên trong lòng đất. Nhiệt độ ở đây có độ nóng lên đến 6000 độ C đủ khả năng làm tan chảy hầu như tất cả các loại đá cứng.

Núi lửa là gì, Việt Nam có không, 15 núi lửa phun trào lớn nhất - Ảnh 3

Tại sao núi lửa phun trào? Hình ảnh núi lửa phun trào sáng rực tạo ra bão sét

 

Khi đá nóng chảy thì chúng sẽ giãn nở và chiếm nhiều diện tích lớn. Điều này giúp giải thích lý do tại sao một số nơi trên Trái Đất, có rất nhiều các ngọn núi liên tục được nâng lên. 

Mặt khác, không phải lúc nào chúng cũng hoạt động.  Bởi vì áp suất bên trong không đủ lớn để đẩy dung nham ra ngoài. Chính vì thế nên bên trong lòng của ngọn núi sẽ chứa một hồ đá nóng chảy hay còn được gọi là mắc ma.

Dù chúng không phun trào thường xuyên. Nhưng thực chất bên trong lòng núi liên tục nóng chảy và đẩy lên trên khiến cho ngọn núi cao hơn. Cho đến thời điểm áp lực trong hồ mắc ma cao hơn so với áp lực từ lớp đá bên trên. Thì khi đó mắc ma sẽ bị đẩy lên và trào ra từ miệng núi.

Núi lửa là gì, Việt Nam có không, 15 núi lửa phun trào lớn nhất - Ảnh 4

Những chất được phun trào ra từ miệng của ngọn núi sẽ chảy xuống sườn và chân núi tạo nên hình dạng đồi núi hình chóp

 

3. Cấu tạo của núi lửa

Cấu tạo của một ngọn núi lửa bao gồm các bộ phần như sau. Nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng và miệng núi lửa.

 

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

Màu sắc đồng hồ liên quan chặt chẽ đến cung và mệnh

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

4. Sản phẩm của núi lửa

Vào những lúc ngọn núi phun trào chúng ta sẽ thấy có những chất lỏng màu đỏ chảy ra từ miệng của chúng. Đó chính là sản phẩm của quá trình phun trào hay còn được gọi là dung nham.

Khi dung nham tràn ra bên ngoài sẽ ở dạng chất lỏng. Nhiệt độ rất cao nên cực kỳ nguy hiểm dao động trong khoảng từ 700 độ C đến 1200 độ C. Tương đương từ 1300 độ F đến 2200 độ F. 

Vành đai núi lửa Thái Bình Dương - Ảnh 5

Vành đai núi lửa Thái Bình Dương

 

Núi lửa Etna - Ngọn núi cao và hoạt động mạnh nhất ở Châu Âu - Ảnh 6

Núi lửa Etna – Ngọn núi cao và hoạt động mạnh nhất ở Châu Âu

 

Các kiểu núi lửa trên thế giới

Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát, người ta đã chia núi lửa trên thế giới ra thành nhiều loại dựa trên. Hình thức hoạt động, hình dáng và độ quánh của dung nham. Cụ thể:

 

1. Phân loại theo hình thức hoạt động

Theo hình thức hoạt động thì chia ra thành 3 loại chính:

  • Núi lửa thức hay còn gọi là núi lửa phun trào hiện đang hoạt động. 
  • Núi lửa đang ngủ hay còn gọi là núi lửa đang phục hồi dung nham.
  • Núi lửa chết hay núi lửa không còn khả năng hoạt động.

 

2. Phân loại theo hình dáng

  • Hình chóp.
  • Hình lá chắn.
  • Hình thang.

Dựa trên hình thức hoạt động, hình dáng và độ quánh của dung nham mà người ta phân chia thành nhiều loại khác nhau - Ảnh 7

Dựa trên hình thức hoạt động, hình dáng và độ quánh của dung nham mà người ta phân chia thành nhiều loại khác nhau

 

TOP dây chuyền Daniel Wellington bán chạy

3. Phân loại theo độ quánh của dung nham

  • Kiểu Hawai.
  • Kiểu Stromboli.
  • Kiểu Pelee.

 

Núi lửa ảnh hưởng như nào đến con người, trái đất

Mặc dù nhắc tên Volcano người ta thường hay nghĩ đến những thảm họa mà chúng mang lại. Nhưng bên cạnh những tác hại thì chúng cũng mang đến nhiều lợi ích cho con người và Trái Đất cụ thể:

 

1. Lợi ích

Các đợt phun trào của ngọn núi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, năng lượng địa nhiệt. Giúp đất đai canh tác trù phú màu mỡ, tiềm năng du lịch ngày càng phát triển và rộng mở. 

 

1.1 Tài nguyên khoáng sản

Dung nham phun trào từ bên trong lòng ngọn núi có chứa rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đa dạng các loại khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa phương điển hình như: thiếc, bạc, vàng, đồng, kim cương,… Khi chúng tắt thì sẽ trở thành địa điểm khai thác khoáng sản vô cùng lý tưởng.

Dân cư tại địa phương tha hồ nhặt bán sulphur để kiếm lời vì có giá thành tương đối cao - Ảnh 8

Dân cư tại địa phương tha hồ nhặt bán sulphur để kiếm lời vì có giá thành tương đối cao

 

Những ngọn núi đã tắt hay đang còn hoạt động mang đến cho nhân loại nhiều nguồn tài nguyên hết sức dồi dào. Các loại khí nóng phun lên trên mặt đất thông qua các lỗ khí. Đã mang đến cho con người khoáng chất quan trọng như sulphur ở dạng cứng và đặc. 

 

1.2 Năng lượng địa nhiệt

Hơi nóng ở trong lòng đất được tận dụng để chạy các tuabin sản sinh ra điện năng. Hoặc được ứng dụng rộng rãi cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình hay chạy máy nước nóng.

Nếu không có sẵn hơi nóng tự nhiên từ thiên nhiên. Người ta buộc phải khoan một vài lỗ thông khí vào sâu trong các khối đá nóng. Sau đó, sẽ bơm nước lạnh vào một hố, hơi nóng từ hố khác lân cận sẽ bay lên.

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng tái tạo có sẵn bên trong lòng đất - Ảnh 9

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng tái tạo có sẵn bên trong lòng đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng được khai thác và sử dụng phổ biến

 

Lưu ý rằng hơi nóng không được sử dụng ngay. Bởi vì chúng còn tồn tại rất nhiều khoáng chất hòa tan có kết tủa gây tắc nghẽn ống dẫn khí nóng. Đồng thời gặm mòn bề mặt kim loại và có nguy cơ cao gây ngộ độc, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

 

1.3 Đất đai màu mỡ, tơi xốp

Đá núi lửa chứa lượng lớn khoáng chất thiên nhiên. Khi trải qua hàng ngàn năm, các khối đá bắt đầu bị bể vụn dưới tác động của môi trường, thời tiết. Kết quả sẽ tạo nên một lớp nền đất vô cùng màu mỡ và trù phú giúp nuôi dưỡng cây cối xanh tốt.

Tại vũng thung lũng vết đứt gãy ở Châu Phi. Khu vực ngọn núi Elgon (Uganda) và Naples (bao gồm núi Vesuvius và Italia) là những nơi có diện tích đất đai màu mỡ hơn cả. Chúng được hình thành từ hai vụ phun trào dung nham cách đây hơn 35.000 năm và 12.000 năm. 

Hai vụ phun trào này đã mang đến một lớp bột tro dày đặc kết hợp với đá vụn vỡ giúp đất đai tơi xốp. Người dân nơi đây thu hoạch mùa màng bội thu với các sản phẩm như. Rau củ quả, chanh, dược thảo, nho và mùa vụ năng suất nhất đó chính là trồng cà chua.

Đất đai tơi xốp màu mỡ có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng - Ảnh 10 

Đất đai tơi xốp màu mỡ có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng trưởng vượt trội, cho năng suất cao

 

TOP đồng hồ Citizen nam bán chạy

1.4 Du lịch phát triển

Các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan vào các mùa khác nhau trong năm. Đa phần các du khách đều mong chờ đến thời khắc phun trào. Để tận mắt được chiêm ngưỡng các khối tro bụi nóng màu đỏ bắn tung lên bầu trời.

Xung quanh ngọn núi là các hồ tắm ấm áp, suối nước nóng, hồ bùn luôn sủi bong bóng và lỗ thông khí thiên nhiên. Những mạch nước phun nước nóng luôn là điểm nhấn hấp dẫn khách du lịch. Điển hình như suối phun Old Faithful tại Vườn Quốc gia Yellowstone ở Mỹ.

Du lịch phát triển tại các quốc gia khác nhau đang rất thịnh hành - Ảnh 11

Du lịch phát triển tại các quốc gia khác nhau đang rất thịnh hành 

 

Tại Uganda, quốc gia tuy còn nghèo khó. Nhưng xung quanh khu vực ngọn núi Elgon là nơi vô cùng sầm uất bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thác nước khổng lồ. Đa dạng hoạt động vui chơi như leo núi, đi bộ và có khu nghỉ dưỡng sang trọng trong đời sống hoang dã.

Băng Đảo tự hào là vùng đất băng giá và lửa, chinh phục hàng ngàn du khách đến tham quan. Tạo ra công ăn việc làm cho các nhà hàng, khách sạn, trung tâm du lịch và vườn quốc gia. Nền địa phương tại các khu vực Volcano đang hoạt động luôn bình ổn và phát triển qua các năm.

Dãy núi Virunga Volcanoes - Địa điểm yêu thích của khách du lịch - Ảnh 12

Dãy núi Virunga Volcanoes – Địa điểm yêu thích của khách du lịch

 

Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất

Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

2. Tác hại

Thảm họa núi lửa gây nên nhiều tác hại nguy hiểm cho con người và Trái Đất.

 

2.1 Đối với con người

  • Phủ lấp hết toàn bộ các công trình giao thông, thủy lợi,… Và đặc biệt là phá hủy hết toàn bộ tài sản khác do con người xây dựng nên.
  • Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất với tốc độ nhanh và khối lượng lớn. Phủ kín trên diện rộng hủy diệt hết toàn bộ vật thể sống xung quanh.

Gây nên tác hại nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của con người - Ảnh 13

Gây nên tác hại nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của con người 

 

2.2 Đối với môi trường tự nhiên

  • Cháy rừng, thay đổi khí hậu hoàn toàn, biến đổi môi trường sinh thái. Suy giảm nguồn tài nguyên sinh học của một số vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm cho thảm họa thiên tai như: lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất,…
  • Thảm họa sóng thần. Đa số các ngọn núi ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển.  Chính là nguyên nhân gây nên những con sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.
  • Ô nhiễm môi trường sống: Số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt phun trào ảnh hưởng rất lớn đến sự hô hấp của con người và động vật. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và không khí vô cùng nghiêm trọng.

Hậu quả của núi lửa phun trào mang đến rất nhiều thảm họa đối với môi trường tự nhiên - Ảnh 14

Hậu quả của núi lửa phun trào mang đến rất nhiều thảm họa đối với môi trường tự nhiên 

 

  • Ảnh hưởng đến tầng Ozon: Các hơi nước nóng thoát ra từ một vụ phun trào sẽ kết tụ lại. Gây nên những đợt mưa rất lớn và nguy cơ lũ lụt rất cao.
  • Ngoài ra, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lượng khí được sản sinh ra rất giàu lưu huỳnh. Tích tụ trên bầu khí quyển trong quãng thời gian dài sẽ làm thủng tầng ozon và tầng bình lưu. Đặc biệt, những đám tro bụi độc bay lên sẽ hóa thành ion không khí gây ra bão điện.

 

TOP bông tai Sokolov bán chạy

Việt Nam có núi lửa không?

Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sự xuất hiện của một số ngọn núi lửa phun trào ở Việt Nam đã từng hoạt động rất mãnh liệt. Hai khu vực hiện tại vẫn còn lưu giữ nhiều tàn tích trên lãnh thổ Việt Nam đó chính là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Miệng núi hiện nay vẫn còn giữ nguyên ở dạng lòng chảo hoặc dạng phễu. Tuy nhiên, họng núi đã được lấp kín. Trải qua thời gian dài, miệng của những ngọn núi này đã tích tụ được khối lượng nước lớn và trở thành hồ nước điển hình là hồ Tơ Nưng – Tên gọi Biển Hồ ngày nay ở Pleiku.

Chư Đăng Ya Volcano - Ngọn núi có lịch sử lâu đời tại tỉnh Gia Lai đã ngừng hoạt động - Ảnh 15

Chư Đăng Ya Volcano – Ngọn núi có lịch sử lâu đời tại tỉnh Gia Lai đã ngừng hoạt động

 

Một số địa điểm xảy ra phun trào núi lửa ở Việt Nam như: Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận) và Bình Phước. Dấu hiệu phun trào cuối cùng ở Việt Nam xảy ra tại khu vực Cù Lao Hòn (Phan Thiết) vào ngày 15/2/1923.

Thời gian sau đó hai tuần, ngọn núi bắt đầu phun ra chất xám màu đen hoặc màu xám nhạt. Kèm theo đó là bùn, nước và đất bắn ra sáng lóa. Đồng thời, người ta còn nghe tiếng nổ phát ra như bom. Kết quả của đợt phun trào ấy đã hình thành nên một hòn đảo nhỏ từ tro bụi và đặt tên là Hòn Tro. Nhưng sau đó đã bị sóng đánh tan.

Ngày nay Hòn Tro Volcano chỉ còn trong tài liệu khoa học và trong ký ức nhân gian - Ảnh 16

Ngày nay Hòn Tro Volcano chỉ còn trong tài liệu khoa học và trong ký ức nhân gian

 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về núi lửa mà Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên nhiên thú vị này. 

Tin tức liên quan:

30 điểm tham quan đẹp mê mẩn, phải đến một lần trong đời

25 cảnh đẹp Hàn Quốc không được bỏ lỡ khi đi du lịch

15 danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng nhất trên Thế giới

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

2 thảo luận
  1. N
    Nguyễn An Phúc

    Rất hay và bổ ích nhé

    5 tháng trước
  2. N
    Nguyễn An Phúc

    Hay và rất ý nghĩa

    5 tháng trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *