Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn, Việt chữ to, dễ thuộc, hồi hướng

Mỗi bài chú trong Kinh Phật đều ẩn chứa những ý nghĩa lớn lao. Trong đó, chú Đại Bi là một trong những bài chú cơ bản và được biết đến rộng rãi nhất. Vậy còn chú Đại Bi 7 biến là gì, cách trì tụng ra sao, niệm chú sẽ nhận lại được điều gì,… Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

MỤC LỤC

› Bài kinh chú Đại Bi 7 Biến chữ to hồi hướng

1. Chú Đại Bi 7 biến Tiếng Phạn

2. Chú đại bi 7 biến Tiếng Việt

› Nghi thức tụng đúng chú, hồi hướng

1. Những lưu ý khi trì tụng chú Đại Bi 7 biến

2. Các bước cơ bản trong nghi thức

› Những lợi ích khi tụng chú Đại Bi

1. 15 điều lành chú Đại Bi mang lại

2. 15 kiếp nạn có thể tránh

3. Một số lợi ích khác

› Gợi ý một số bài chú Đại Bi với đa dạng giọng đọc

1. Kinh chú Đại Bi 7 biến đọc chậm, chữ to tiếng Việt

2. Kinh chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn

3. Kinh chú Đại Bi 7 biến giọng nữ tụng

4. Kinh chú Đại Bi được phối nhạc

› Lời kết

Bài kinh chú Đại Bi 7 Biến chữ to hồi hướng

Chú Đại Bi hay còn được biết với tên đầy đủ là thần chú Đại Bi, được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm và có tổng cộng 84 câu gồm 415 chữ. Đây là thần chú giúp cho tâm thanh tịnh, hóa gỡ dần nghiệp lực của chúng sanh và tìm đến sự an lạc.

Còn về chú Đại Bi 7 biến, biến ở đây ý chỉ số lần đọc hoàn thiện bài chú. Do đó, tụng 7 biến nghĩa là bạn sẽ đọc toàn bộ bài chú liên tục 7 lần. Ngoài ra, ta còn thường gặp chú Đại Bi 3 biến, 5 biến, 21 biến,…

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 1
Lý giải tụng chú Đại Bi 7 biến là gì

Thuở ban đầu, Đại Bi chú được viết và trì trụng bằng tiếng Phạn. Nhưng về sau, thần chú này dần được phiên âm ra nhiều thứ tiếng để mọi người dễ tiếp cận hơn, trong đó có tiếng Việt. Bạn có thể xem qua lời kinh chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn, tiếng Việt ngay sau đây.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn, Việt chữ to, dễ thuộc, hồi hướng - Ảnh 2
Chú Đại Bi tiếng Phạn 7 biến và chú Đại Bi tiếng Việt 7 biến sẽ được giới thiệu đến bạn ngay bây giờ

Tin tức liên quan:

1. Chú Đại Bi 7 biến Tiếng Phạn

Có thể bạn đã biết, hầu hết kinh Phật đều có bản gốc bằng tiếng Phạn. Và chú Đại Bi cũng không phải ngoại lệ. Bạn có thể xem qua bản chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn ngay bên dưới đây.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn, Việt chữ to, dễ thuộc, hồi hướng - Ảnh 3
Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn (ngôn ngữ Sanskrit) bản gốc

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn mặt chữ thì để nhiều người khó có thể đọc được chú Đại Bi. Chính vì vậy, bài chú này ngày nay thường được xuất hiện dưới dạng bản phiên âm tiếng Phạn để giúp nhiều người có thể tiếp cận hơn.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn (ngôn ngữ Sanskrit) - Ảnh 4
Bản phiên âm Đại Bi chú tiếng Phạn

2. Chú đại bi 7 biến Tiếng Việt

Ngoài ra, dựa trên bản phiên âm tiếng Phạn, người ta cũng đã soạn ra lời kinh chú Đại Bi 7 biến tiếng Việt với ngôn từ và cách phát âm gần gũi hơn đối với người Việt Nam.

Tìm hiểu Chú đại bi 7 biến Tiếng Việt - Ảnh 5
Lời kinh chú Đại Bi 7 biến – chữ to tiếng Việt

Nghi thức tụng đúng chú, hồi hướng

Như vậy, bạn đã vừa xem qua kinh chú Đại Bi 7 biến tiếng Việt và tiếng Phạn. Để có thể niệm Phật chú Đại Bi 7 biến hiệu quả, phát huy những công năng của thần chú, bạn còn cần biết thêm nghi thức tụng đúng chú khi đến chùa hoặc tụng tại gia.

Nghi thức tụng đúng chú, hồi hướng - Ảnh 6
Tìm hiểu một số điều về nghi thức tụng chú Đại Bi 7 biến (Nguồn: phattuvietnam.net)

1. Những lưu ý khi trì tụng chú Đại Bi 7 biến

Để bắt đầu một buổi tụng kinh chú Đại Bi, bạn sẽ cần biết một số lưu ý cơ bản từ khâu chuẩn bị, cách thức ngồi, giọng đọc sao cho đúng pháp. 

1.1. Một số điều cần chuẩn bị

Hãy giữ thân thể sạch sẽ. Nếu có thể, bạn nên tắm gội, thay quần áo sạch, đánh răng kỹ lưỡng để tránh ám mùi hôi trên người. Đây được xem như một cách bày tỏ lòng thành kính đối với chư Phật. 

Tiếp theo, trong thời gian trì tụng, bạn nên giữ gìn giới hạnh. Bạn cần chú ý tránh phạm ngũ giới gồm không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối và không uống rượu bia.

tránh phạm ngũ giới khi trì tụng - ảnh 7
Giữ gìn thân thể, y phục sạch sẽ là một điều bạn nên làm khi muốn trì tụng kinh Phật
Saga Charm phong thuỷ

Nếu có thể, bạn nên tụng trước bàn thờ Phật. Trường hợp nhà không có bàn thờ Phật thì bạn cũng có thể quay mặt về hướng Tây (hướng đại diện cho Tây phương cực lạc). Hãy lưu ý bật đèn sáng ở khu vực bạn ngồi và có thể sử dụng chuỗi hạt gỗ để trợ lực khi trì tụng. 

Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm hoa tươi, trái cây, lư hương, nhang đèn và nước cúng nếu điều kiện cho phép chứ không bắt buộc nhất định phải có.

Có thể chuẩn bị thêm hoa khi trì tụng - ảnh 8
Một số loài hoa thường được dùng để cúng Phật như sen, cúc, huệ, mẫu đơn,…

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là bạn cần giữ lòng thành tâm cung kính, tâm không hỗn loạn, không suy tư những điều bất thiện trước khi bước vào buổi trì tụng. Do vậy mà bạn không cần quá đặt nặng các điều kiện bên ngoài như hương đèn, lễ vật. Bất cứ lúc nào, ở đâu mà tâm bạn đủ tĩnh để trì chú thì đều có thể niệm chú Đại Bi và đảm bảo giữ giới.

Chuỗi hạt là thứ không thể thiếu khi tụng kinh - ảnh 9
Lần chuỗi hạt giúp tâm ổn định hơn khi trì tụng kinh chú Đại Bi 7 biến

1.2. Về cách thức ngồi 

Bạn có thể chuẩn bị thêm một tọa cụ để làm chỗ tọa thiền trong thời gian trì tụng. Hoặc không, bạn chỉ cần chọn một vị trí ngồi sạch sẽ là được.

Về cách ngồi, có ba tư thế ngồi thiền và trì chú mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn gồm ngồi xếp bằng bình thường, ngồi bán kiết già và ngồi kiết già.

ngồi đúng tư thế sẽ vừa giúp sinh giới lực vừa tránh đau mỏi cơ thể - ảnh 10
Do quá trình tụng kinh diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài nên việc ngồi đúng tư thế sẽ vừa giúp sinh giới lực vừa tránh đau mỏi cơ thể

Để ngồi được tư thế kiết già, ta sẽ ngồi xếp bằng thông thường, sau đó gác bàn chân trái lên đùi phải và gác bàn chân phải lên đùi trái. Đặc biệt, hãy áp sát hai gót chân gần với bụng. 

Về cách đặt tay, đặt nhẹ hai bàn tay ngửa trên hai bàn chân sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái và hai đầu ngón cái chạm vào nhau tạo thành Tam muội ấn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cầm chuỗi tràng hạt hoặc chắp tay trước mặt.

Tiếp đến, bạn sẽ điều chỉnh cho cột sống ngay thẳng nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, ung dung. Mắt chỉ nên nhắm hờ để vẫn thấy được một ít ánh sáng bên ngoài, tránh mở hẳn sẽ khiến tâm bất tĩnh mà cũng tránh nhắm hẳn sẽ gây buồn ngủ, hôn trầm.

khám phá tư thế kiết già - ảnh 11
Không khó để bạn nhìn thấy hình tượng chư Phật ngồi trong tư thế kiết già

Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cảm thấy đau với tư thế ngồi kiết già, bạn có thể đổi sang tư thế ngồi xếp bằng bình thường hoặc tư thế ngồi bán kiết già. Với tư thế bán kiết già, bạn sẽ chỉ đặt một bàn chân lên trên đùi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ đặt bàn chân trái lên đùi phải hoặc ngược lại, đặt bàn chân phải lên đùi trái.

Cách đặt chân khi ngồi tư thế kiết già - ảnh 12
Nếu chọn ngồi theo tư thế bán kiết già, bạn sẽ đặt chân như trong hình

1.3. Về giọng đọc

Khi mới bắt đầu tập đọc bài chú, bạn cần đọc một cách rõ ràng, liên tục với mức giọng không quá to cũng không quá nhỏ, tốc độ đọc không quá nhanh cũng không quá chậm.

Đọc quá to sẽ dễ gây khàn giọng, khô họng và mỏi miệng, từ đó bạn sẽ dễ nản lòng và không thể đọc lâu. Còn đọc quá nhỏ thì âm thanh không lan tỏa trong không gian giúp giải trừ tà khí. Đọc quá nhanh có thể khiến bạn không thể thấm thía ý nghĩa sâu sắc của từng lời Phật dạy. Còn đọc quá chậm thì dễ gây cảm giác chán nản, buồn ngủ.

Khi đã quen dần hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp niệm thầm và vô niệm.

giọng đọc ổn định - ảnh 13
Dù thực hành tụng chú Đại Bi 7 biến có chữ đọc nhanh hay chậm, bạn cũng cần duy trì giọng đọc ổn định, rõ ràng

2. Các bước cơ bản trong nghi thức 

Tùy theo từng khu vực địa lý mà nghi thức mỗi nơi sẽ có những thay đổi nhất định. Bên dưới đây là một số bước cơ bản mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để đọc chú Đại Bi 7 biến hằng ngày tại gia.

Nghi thức tụng chú Đại Bi 7 biến có hồi hướng công đức - ảnh 14
Nghi thức tụng chú Đại Bi 7 biến có hồi hướng công đức

2.1. Tác bạch nguyện hương

Sau khi thắp hương và cúi đầu 3 lạy, bạn sẽ thành tâm khấn nguyện như sau:

Ðệ tử tên là … , pháp danh (nếu có) … , phát nguyện trì chú Ðại Bi với lòng thành tâm cầu cho bản thân, cho người thân, cho chúng sinh đều đạt được đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan Thế Âm cùng Tam Bảo chứng giám gia hộ.

thắp hương và đọc lời tác bạch - ảnh 15
Để mở đầu cho nghi thức trì tụng chú Đại Bi 7 biến tiếng Việt cũng như tiếng Phạn, ta cần thắp hương và đọc lời tác bạch

2.2. Đảnh lễ 

Đảnh lễ là một nghi thức trong Phật giáo, đó là khi bạn thực hiện hành động cúi lạy và dập đầu trước chư Phật, Bồ Tát với đầy lòng thành tâm và tôn thờ. Theo đó, sau khi đọc dâng hương và đọc lời tác bạch, bạn sẽ tiếp tục đảnh lễ Tam Bảo, Quán Thế Âm Bồ Tát và chúng sinh như sau:

“Con xin thành kính lễ lạy mười phương chư Phật (1 lạy).

Con xin thành kính lễ lạy mười phương Pháp (1 lạy).

Con xin thành kính đảnh lễ các vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát cùng mười phương Tăng và các vị Phật tử (1 lạy).

Tôi cũng xin cung kính đảnh lễ tất cả các vị chúng sinh khác. Mong các vị cùng tôi nguyện lòng tu tập đoạn trừ hết thảy phiền não, khổ đau mà sớm vãng sanh cực lạc. (1 lạy)”.

Nghi thức đảnh lễ - ảnh 16
Nghi thức đảnh lễ

2.3. Phát nguyện

Bạn có thể tham khảo qua bài kệ phát nguyện khi đọc chú Đại Bi 7 biến sau đây:

“Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con mau thạo tất cả các pháp.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm đắc trí huệ nhãn.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con mau độ tất cả chúng sinh.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm được phương tiện tuyệt hảo.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con mau lên thuyền Bát Nhã.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm vượt biển cả khổ đau.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm tròn giới định đạo.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm lên đỉnh núi Niết Bàn.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con mau về ngôi nhà vô vi.

Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Khi con gặp núi đao thì núi đao tức liền sụp đổ.

Khi con đến nơi lửa cháy, dầu sôi thì lửa tắt, dầu cạn.

Khi con hướng về cõi địa ngục thì địa ngục tự hủy diệt.

Khi con hướng đến loài ngạ quỷ thì ngạ quỷ tự no đủ.

Khi con hướng đến chúng tu la thì tu la tâm dữ hóa hiền.

Khi con hướng đến súc sinh thì súc sinh nhận được trí tuệ lớn.”

Phát nguyện có thể hiểu là phát tâm và nguyện ý - ảnh 17
Phát nguyện có thể hiểu là phát tâm và nguyện ý mang công đức có được đổi lại hạnh phúc tốt đẹp cho tương lai của bản thân và cả người khác

2.4. Trì niệm

Ở bước này, bạn sẽ chắp tay và niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” 21 lần rồi lạy 3 lạy. Sau đó, thực hiện 21 lần niệm “Nam mô A Di Đà Phật” và lạy 3 lạy.

2.5. Niệm chú Đại Bi 7 biến

Như đã giải thích ở trên, trì tụng chú Đại Bi 7 biến nghĩa là bạn sẽ đọc hoàn thiện bài thần chú Đại Bi 7 lần liên tục. Trước mỗi lần đọc, bạn đều lặp lại 3 lần câu “Nam mô Ðại bi hội thượng Phật Bồ tát” và 1 lần câu “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni”.

Sau đó, bạn sẽ đọc 84 câu trong bài chú. Có một lưu ý nhỏ, đó là ở lần trì chú cuối cùng (tức lần thứ 7), hãy lặp lại 3 lần từ câu 81 đến câu 84 bạn nhé!

YouTube video
Tìm hiểu cách niệm Phật chú Đại Bi 7 biến tiếng Việt thông qua đoạn video “Chú Đại Bi 7 biến thầy Thích Trí Thoát tụng nhanh và có chữ”

2.6. Hồi hướng công đức

Để công đức niệm Phật, trì chú quy về một nơi, bạn sẽ cần thực hiện hồi hướng. Khi hồi hướng, bạn cần tránh chỉ nghĩ đến tư lợi cho bản thân. Thay vào đó, hãy mở rộng lòng từ, nghĩ đến cuộc sống của những người xung quanh và tu tập hồi hướng cho tất thảy chúng sinh. 

Có nhiều cách để hồi hướng, bạn có thể tham khảo qua một gợi ý đơn giản bên dưới đây.

Tụng kinh Phật chú Đại Bi 7 biến có hồi hướng công đức có tác dụng tuyệt vời - ảnh 18
Tụng kinh Phật chú Đại Bi 7 biến có hồi hướng công đức sẽ giúp chuyển hóa công đức thành phước báu, từ đó cuộc sống của bạn sẽ dần trở nên tốt đẹp hơn

“Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần). 

Con nguyện đem công đức này hồi hướng cho cho linh hồn ông bà tổ tiên, cho thân bằng quyến thuộc, cho oan gia trái chủ và cho tất thảy các chúng sanh có hay không có nhân duyên với con từ vô lượng kiếp đến nay. Nguyện cho tất cả đều đầy đủ công đức, phước báu để lìa khổ được vui, siêu sanh về cõi an lành. 

Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần).”

YouTube video
Hướng dẫn tụng kinh chú Đại Bi 7 biến giọng đọc nhanh có hồi hướng

Những lợi ích khi tụng chú Đại Bi

Trong kinh Phật có dạy, người chuyên tâm trì tụng chú Đại Bi nói chung sẽ nhận được 15 điều lành và tránh được 15 thứ hoạnh tử (ý chỉ cái chết thô bạo và bất ngờ). Ngoài ra, việc trì tụng Đại Bi chú hằng ngày còn mang đến nhiều tác dụng đáng kinh ngạc khác.

Đại Bi chú được gọi là thần chú cứu khổ, cứu nạn - ảnh 20
Không phải tùy tiện mà Đại Bi chú được gọi là thần chú cứu khổ, cứu nạn

1. 15 điều lành chú Đại Bi mang lại

Nơi họ sinh ra luôn có được những nhà lãnh đạo tốt.

Họ được sinh ra ở một đất nước an ổn.

Vận may luôn vay quanh họ.

Họ gặp được những người bạn tốt.

Cơ thể họ khỏe mạnh, lục căn lành lặn gồm Nhãn căn (mắt), Nhĩ căn (tai), Tỷ căn (mũi), Thiệt căn (lưỡi), Thân căn (thân thể) và Ý căn (ý thức).

Tâm đạo của họ thuần khiết và đong đầy tình yêu thương.

Họ nhận thức rõ phải trái, đúng sai và không phạm điều cấm.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 22
Trì niệm Đại Bi thần chú giúp bạn luôn gặp được những quý nhân, bằng hữu tốt trong cuộc sống

Gia đình của họ hòa thuận và hạnh phúc.

Họ sống trong sự sung túc.

Họ luôn nhận được sự giúp đỡ và tôn trọng từ những người xung quanh.

Của cải của họ không bị cướp bóc.

Họ đạt được những điều họ mong muốn một cách suôn sẻ.

Họ được thần linh, mười phương chư Phật hộ vệ.

Họ được gặp gỡ Đức Phật và nghe giảng pháp.

Họ giác ngộ được những ý nghĩa thâm sâu của kinh Phật.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 23
Gia đạo êm ấm là một trong những phước báu mà ta nhận được khi kiên trì niệm Đại Bi thần chú

2. 15 kiếp nạn có thể tránh 

Tránh được cái chết do đói khát

Tránh được cái chết do bị giam cầm, đánh đập

Tránh được cái chết do bị báo thù

Tránh được cái chết trên chiến trận

Tránh được cái chết vì bị ác thú tấn công

Tránh được cái chết do bị sinh vật có độc cắn

Không bị chết cháy, chết đuối

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 24
Kiên trì nghe, đọc kinh chú Đại Bi 7 biến 84 câu dễ thuộc mỗi ngày để tâm hồn thanh tịnh và được ân trên phù hộ

Không chết vì trúng thuốc độc

Không chết do trùng độc làm hại

Không chết vì loạn thần, mất trí

Không chết vì trượt ngã từ trên cao xuống hoặc rơi xuống nơi vực sâu

Không chết do bị trù yểm

Không chết vì tà thần, ác quỷ xâm hại

Không chết vì bệnh tật bức bách

Không chết do nghĩ quẫn tự tử

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 25
Niệm chú Đại Bi giúp bạn giải trừ oán khí, tà nghiệp từ vô lượng kiếp, từ đó giúp bạn tránh được nhiều xui rủi, vận hạn

3. Một số lợi ích khác

Bên cạnh nhận được 15 điều lành và tránh được 15 hoạnh tử kể trên, người thường xuyên trì tụng kinh chú Đại Bi 7 biến còn có thể tiêu trừ nghiệp ác từ vô lượng kiếp đến nay. Từ đó, họ không còn gặp nhiều ưu phiền, cuộc sống xuất hiện nhiều niềm vui hơn.

Bởi quan niệm Phật giáo tin rằng khi ai đó thật tâm niệm Đại Bi chú, tất cả mười phương chư Phật đều sẽ đến làm chứng, diệt trừ tất cả tội chướng cho người đó.

Không chỉ vậy, khi kết hợp tụng chú Đại Bi 7 biến có hồi hướng công đức, ta còn hóa giải tội lỗi cho nhiều người khác để tất cả đều có thể sớm tìm được an lạc, không còn đau khổ.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 26
Trì tụng, nghe chú Đại Bi 7 biến mỗi ngày giúp đưa bạn đến với cuộc sống viên mãn, trừ diệt vô lượng tội, nhận lại vô lượng phước
ĐH Orient thanh lịch

Gợi ý một số bài chú Đại Bi với đa dạng giọng đọc

Đối với những ai mới bắt đầu tập đọc hoặc nghe chú Đại Bi 7 biến, bạn có thể tham khảo qua một số bài chú có giọng đọc sẵn bên dưới đây.

1. Kinh chú Đại Bi 7 biến đọc chậm, chữ to tiếng Việt

Những bài kinh chú Đại Bi 7 biến – chữ to được đọc chậm sẽ giúp bạn dễ theo dõi và đọc theo. Ngoài ra, mỗi biến đều được ghi bằng những màu sắc riêng, điều này giúp bạn dễ nắm bắt được mình đang đọc đến biến thứ mấy. Do đó, đây là một cách tụng kinh chú Đại Bi 7 biến cho người chưa thuộc có thể áp dụng.

YouTube video
Tham khảo bài chú Đại Bi 7 biến chữ lớn, đọc chậm

2. Kinh chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn

Nếu ở trên, bạn đã nhìn thấy bản kinh chú Đại Bi bằng chữ viết và phiên âm tiếng Phạn nhưng chưa rõ cách đọc ra sao thì hãy xem ngay đoạn video bên dưới đây nhé!

YouTube video
Hướng dẫn niệm chú Đại Bi tiếng Phạn 7 biến

3. Kinh chú Đại Bi 7 biến giọng nữ tụng 

Bên cạnh trì chú để giải nghiệp, lĩnh hội tinh hoa thì bài chú còn giúp bạn tâm tĩnh và dễ ngủ hơn. Bạn có thể bổ sung bài kinh chú Đại Bi 7 biến giọng nữ bên dưới đây vào danh sách phát của mình nhé!

YouTube video
Kinh chú Đại Bi 7 biến đọc nhanh, giọng nữ

4. Kinh chú Đại Bi được phối nhạc

Trước đây, nhắc đến trì tụng chú Đại Bi, nhiều người sẽ nghĩ đây là việc chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc dành cho những ai tu tập hướng Phật. Thế nhưng, ngày nay nhiều nghệ sĩ đã dựa trên bản chú Đại Bi mà phổ nhạc, tạo nên nhiều bài hát mang âm điệu vô cùng bắt tai. Từ đó mà chú Đại Bi cũng được đông đảo đại chúng biết đến nhiều hơn.

Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn Việt chữ to dễ thuộc hồi hướng - Ảnh 30
Nếu bạn chưa quen với những bản chú Đại Bi được tụng theo kiểu truyền thống, bạn có thể nghe nhạc chú Đại Bi để tập quen dần với câu từ

Chú Đại Bi (Vô lượng) – Masew, Khoi Vu

Nếu bạn yêu thích những thể loại nhạc trẻ trung thì nhất định không nên bỏ lỡ bài hát “Chú Đại Bi (Vô lượng)” được Masew cho ra mắt vào năm 2022. Bài hát có phần giai điệu độc đáo pha trộn chút EDM kết hợp cùng giọng hát trầm ấm, tạo nên cảm giác mới lạ khi nghe chú Đại Bi.

YouTube video
Chú Đại Bi (Vô lượng) được phổ nhạc bởi Masew – nhà sản xuất âm nhạc đình đám được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ

Đại Bi Tâm Chú – Kim Linh

Với những ai yêu thích dòng nhạc quê hương êm dịu, “Đại Bi Tâm Chú” được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Thái Khang và được thể hiện bởi nữ ca sĩ Kim Linh sẽ là một gợi ý phù hợp dành cho bạn. 

YouTube video
Bài hát “Đại Bi Tâm Chú” do ca sĩ Kim Linh trình bày

Chú Đại Bi – Võ Tá Hân phổ nhạc

Đây là một bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng được nhạc sĩ Võ Tá Hân (Pháp danh Minh Hoan) phổ nhạc từ Đại Bi chú mà bạn có thể tham khảo.

YouTube video
Bên cạnh “Chú Đại Bi”, nhạc sĩ Võ Tá Hân còn nổi tiếng với nhiều tác phẩm nhạc Phật giáo khác

Lời kết

Qua bài viết trên, Đồng Hồ Hải Triều đã giúp bạn hiểu rõ hơn kinh chú Đại Bi 7 biến là gì, nghi thức tụng ra sao, có những lợi ích như thế nào,… 

Nếu đã có căn duyên đọc được bài viết này, hy vọng bạn sẽ cân nhắc dành thời gian để đọc hoặc nghe bài chú này hằng ngày và nhận được những lợi ích tuyệt diệu.

Có thể bạn quan tâm:

Anh Thy

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *