Mật tông là gì, thờ ai, pháp khí, ý nghĩa và cách tu đúng

Mật tông là một tông phái đặc sắc, một biểu tượng tinh hoa cho sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn khá mơ hồ về các vấn đề như Mật tông thờ ai, pháp khí là gì hay cách tu như thế nào,… Những vấn đề này đều sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây của Đồng Hồ Hải Triều.

 

MỤC LỤC

› Tìm hiểu về mật tông

1. Phật giáo Mật tông là gì?

2. Thần chú Mật tông là gì?

3. Tu Mật tông là gì?

4. Pháp khí mật tông là gì?

› Các vị Phật trong Mật tông Kim cương thừa

› Các câu thần chú Mật tông Phật giáo

1. Thần chú Mật tông tiếng Phạn

2. Kinh Mật tông Tây Tạng

3. Câu thần chú Om Mani Padme Hum

› Giải đáp một số câu hỏi

1. Bắt đầu tu mật tông như thế nào?

2. Mật tông có phải là phật giáo không?

3. Mật tông có phải là con dao hai lưỡi không?

› Những lưu ý khi tu mật tông

› TOP đồng hồ hợp mệnh phong thủy

› Lời kết

 

Tìm hiểu về mật tông

Nếu bạn đã tìm hiểu về Phật giáo, chắc hẳn biết rằng Phật giáo gồm có hai hệ phái lớn là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong đó, mỗi hệ phái lại tiếp tục được chia thành nhiều tông phái dựa trên một số điểm khác biệt về tông chỉ và cách thức tu tập. Và Mật tông là một trong những tông phái chính của đạo Phật hiện nay, cũng là chủ đề mà ta sẽ tìm hiểu trong bài viết sau.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 1

Tìm hiểu về Phật giáo Mật tông

 

Tin tức liên quan:

 

1. Phật giáo Mật tông là gì?

Mật tông là một trong các tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, chú trọng tu tập thông qua cách bắt ấn, trì chú và nghiên cứu mandala. Tông này lấy ba bộ kinh gồm kinh Đại Nhật, kinh Kim Cương Đỉnh và kinh Tô Tất Địa làm cốt lõi.

Với tôn chỉ “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”, tông phái này cho rằng để đạt được sự giải thoát, tu sĩ cần rèn luyện Tam mật (thân, khẩu, ý) của bản thân sao cho tương ứng với Tam mật của Đức Phật. 

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 2

Lời giải đáp cho vấn đề tu Mật tông là gì

 

Mật tông được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ V – VI tại đất nước Ấn Độ với hai dòng Kim Cương Thừa và Chân Ngôn Thừa. Nhưng khi truyền đến đời đại sư Nhất Hạnh thì hai dòng đã được nhập làm một. Vì vậy, ngày nay các tên gọi như Kim Cương Thừa, Kim Cang Thừa, Chân Ngôn Môn, Mật Thừa,… cũng được dùng để chỉ Mật tông nói chung.

Hiện nay, tông này vẫn phát triển tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, nổi bật nhất chính là ở Tây Tạng.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 3

Tông phái này cực kỳ phổ biến tại Tây Tạng

 

Đồng hồ hợp mệnh Thủy

2. Thần chú Mật tông là gì?

Như đã đề cập ở trên, cách tu Mật tông chú trọng vào việc trì chú. Bởi các thần chú đều là mật ngữ, chân ngôn của chư Phật, Bồ Tát nên chúng ẩn chứa sức mạnh vô cùng to lớn. Đôi khi tu sĩ đọc thần chú nhưng khó lòng mà hiểu hết ý nghĩa. Tuy vậy, ta vẫn phải đọc đúng theo bản gốc tiếng Phạn hoặc bản phiên âm để thần chú phát huy tác dụng.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 4

Việc trì tụng các câu thần chú Mật tông nói chung hay kinh Mật tông Tây Tạng nói riêng đều có uy lực rất lớn

 

3. Tu Mật tông là gì?

Thuở ban đầu, đạo Phật không hề được chia thành nhiều tông phái như hiện nay. Thế nhưng các tông phái dần xuất hiện để người đời có thể lựa chọn tông phái phù hợp với nhận thức cá nhân mà tu tập theo.

Chẳng hạn như, nếu bạn là người thích niệm hồng danh Phật A Di Đà, có thể chọn tu theo Tịnh độ tông. Nếu bạn hợp ngồi thiền, quán hơi thở, quán các pháp thì có thể bạn sẽ thích hợp với Thiền tông. 

Vậy trả lời cho câu hỏi tu Mật tông là gì, đó là tìm hiểu về các câu mật chú và tập trung trì chú đúng cách. Nói như vậy nhưng các tông phái hiện nay thường sẽ kết hợp các phép tu một cách hài hòa với nhau.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 5

Tìm hiểu về cách tu phái Mật Thừa

 

Trường phái Mật Thừa tin rằng khi ta ngồi trì chú, tay bắt ấn thì thân thể không làm các điều ác. Nhờ vậy mà thân nghiệp được thanh tịnh, gọi là Thân mật.

Khi ta đọc thần chú thì miệng không nói những lời kém duyên gây tội lỗi. Từ đó khẩu nghiệp cũng được tịnh hóa, gọi là Khẩu mật. 

Tâm ý nghĩ đến những chữ thần chú thì sẽ không liên tưởng đến các điều tội lỗi. Do đó mà ý nghiệp được tu dưỡng, gọi là Ý mật. 

Vì vậy, nếu ai thường xuyên giữ gìn Tam mật (thân, khẩu, ý) thì sẽ có thể diệt trừ nghiệp chướng, tích lũy công đức mà sớm được giải thoát và đến gần với Đức Phật.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 6

Những điều trên cũng phần nào lý giải cho tôn chỉ “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” 

 

4. Pháp khí mật tông là gì?

Pháp khí hay Phật khí, pháp cụ có thể hiểu là tất cả những vật dụng dùng để tu chứng Phật pháp hằng ngày hoặc trong các Pháp hội trang nghiêm. 

Trong Mật Thừa, có 6 nhóm pháp khí quan trọng gồm:

  • Pháp cụ khi hoằng hóa như vòng mani, đá cầu nguyện,…
  • Pháp cụ khi hộ ma như đàn lửa, muôi hộ ma, bình quý,…
  • Pháp cụ khi kính lễ như áo cà sa, vòng cổ, khăn hada,…
  • Pháp cụ khi tán tụng như chuông, trống, mõ, kèn,…
  • Pháp cụ khi cúng như lư hương, hoa, cờ, ô,…
  • Pháp cụ khi trì niệm như mạn đà la, tràng hạt, chuông chày kim cang,…

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 7

Chuông kim cang là một pháp khí Mật tông khá phổ biến

 

Đồng hồ hợp mệnh Thổ

Các vị Phật trong Mật tông Kim cương thừa

Trong trường phái Mật Thừa, bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy hình ảnh Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai gồm các vị Đại Nhật Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, A Di Đà Như Lai và Bất Không Thành Tựu Như Lai. 

Bên cạnh đó, Mật Thừa còn thờ những vị Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đức Địa Tạng Bồ Tát,,… cùng với Bát Đại Hộ Pháp.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 8

Hình ảnh Bất Không Thành Tựu Như Lai

 

Vòng tay đính đá thu hút vận may

Các câu thần chú Mật tông Phật giáo

Thần chú Mật tông không phải điều gì quá xa lạ mà chính là những bài chú quen thuộc trong Phật giáo mà nhiều người đều biết như thần chú Đại Bi, thần chú Vãng Sanh hay thần chú Chuẩn Đề,… 

Các bài thần chú đều được trích từ những bộ kinh Phật hay nói cách khác thì đó đều là những lời của chư Phật, Bồ Tát. Mỗi bài chú lại mang đến những tác dụng đáng kinh ngạc khác nhau.

Còn để biết thêm về các chân ngôn, mật ngữ phức tạp hơn, bạn có thể tìm đến các vị sư có chuyên môn để được hướng dẫn chuẩn xác.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 9

Trì tụng thần chú kết hợp bắt thủ ấn đúng cách có thể giúp bạn tiêu trừ vô lượng tội và nhận được vô lượng phúc đức

 

1. Thần chú Mật tông tiếng Phạn

Cách đây hơn 2500 năm, khi Đức Phật được sinh ra tại Ấn Độ, ngôn ngữ được dùng phổ biến lúc bấy giờ là tiếng Phạn. Vì vậy, hầu hết thần chú mà ta trì tụng ngày nay đều có bản gốc là tiếng Phạn. Do đó, ta cũng không lấy làm lạ với các câu thần chú Mật tông tiếng Phạn.

YouTube video

 

Hướng dẫn trì tụng thần chú Đại Bi tiếng Phạn

 

2. Kinh Mật tông Tây Tạng

Bên cạnh tiếng Phạn, bạn cũng có thể tham khảo kinh Mật tông Tây Tạng. Bởi vì từ xưa đến nay, Mật Thừa vốn rất phát triển tại vùng đất Tây Tạng. Do đó, không ít các bài thần chú đã được phiên âm sang ngôn ngữ Tây Tạng để phù hợp cho việc trì tụng ở nơi đây.

YouTube video

 

Tham khảo thần chú Đại Bi được trì tụng bằng ngôn ngữ Tây Tạng 

 

3. Câu thần chú Om Mani Padme Hum

Đây được xem là câu thần chú uy lực bậc nhất trong tất cả các câu thần chú Mật tông. Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật có nói rằng: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.”

Câu nói trên cho thấy sức mạnh tuyệt diệu ẩn sau câu thần chú Om Mani Padme Hum (hay còn được gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn). Một số lợi lạc mà bạn sẽ nhận được khi thường xuyên trì tụng câu thần chú này có thể kể đến như tăng trưởng phước báu, khai sáng trí tuệ, xua tan bệnh tật, tiến gần hơn đến sự giác ngộ,…

YouTube video

 

Oai lực vô biên của câu thần chú Om Mani Padme Hum 

 

Giải đáp một số câu hỏi

Tiếp theo sau đây sẽ là những thắc mắc thường gặp khi mới bắt đầu tìm hiểu về Mật Thừa. Nếu bạn cũng có mối bận tâm liên quan đến các vấn đề này thì hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều làm rõ nhé!

 

1. Bắt đầu tu mật tông như thế nào?

Cốt yếu của lối tu Mật tông nằm ở việc trì mật chú và bắt ấn thủ. Đây là những kiến thức cao minh, cần được thực hiện đúng cách để tránh bị lẫn sang tà đạo. 

Do vậy, nếu bạn muốn tu tập một cách đúng đắn, bạn nên tìm đến những vị đại sư có chuyên môn cao để được khai đạo.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 13

Để tránh những nhầm lẫn khi tu tập, bạn cần sự hướng dẫn của các vị đại sư có chuyên môn

 

2. Mật tông có phải là phật giáo không?

Thông qua những thông tin bên trên, ta có thể thấy Mật Thừa được công nhận là một pháp môn Phật giáo chân chính. 

Thế nhưng do trong lịch sử phát triển của tông phái này, đã có một vài tư tưởng lệch lạc xuất hiện. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng Mật Thừa liên quan đến tà đạo. Do vậy, để tìm hiểu về Mật Thừa, bạn cần chọn lọc những thông tin thật kỹ càng hoặc tham vấn những vị sư thầy, sư cô uyên thâm.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 14

Mật Thừa là một tông phái Phật giáo

 

Trang sức hợp mệnh Kim

3. Mật tông có phải là con dao hai lưỡi không?

Vì pháp môn này liên quan đến bùa chú nên vẫn thường được ví như “con dao hai lưỡi”. Bởi nếu bạn biết tu tập và vận dụng đúng đắn thì sẽ nhận được lợi ích vô biên. Trái lại, nếu bạn không có đủ hiểu biết và tu tập sai cách thì rất dễ rơi vào lầm lạc, hại người hại mình. 

Do vậy, một điều chắc chắn bạn cần lưu ý đó là không nên tùy tiện tu Mật Thừa. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ tâm ý trong sạch và đầu óc sáng suốt để có thể phân định phải trái, đúng sai.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 15

Bạn cần tu tập đúng cách để tránh rơi vào tà đạo

 

Hoa tai Sokolov bắt mắt

Những lưu ý khi tu mật tông

Muốn tu theo Mật Thừa, bạn cần biết một vài lưu ý sau đây:

  • Thần chú Mật Thừa không giới hạn ngôn ngữ trì tụng: Đây cũng là lý do vì sao các bài chú được phiên âm ra nhiều ngôn ngữ khác nhau để tu sĩ có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với bản thân. Do đó, bạn không nhất thiết phải trì chú bằng tiếng Phạn mà có thể sử dụng tiếng Việt, vẫn mang lại hiệu quả. 
  • Không nên chỉ trì chú theo tham cầu của bản thân: Thần chú của Mật Thừa rất nhiều, tuy không thể trì hết nhưng bạn vẫn nên trì đa dạng bài chú để cầu nguyện cho tất cả chúng sanh. Đặc biệt, bạn cần tránh việc chỉ chọn những bài chú thỏa mưu cầu của mình mới trì tụng. 

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 16

Một số điều cần lưu ý cho người tu trì Mật Thừa

 

  • Ứng dụng ấn thủ đúng lúc, đúng chỗ: Khi học về ấn thủ, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng của mỗi động tác. Từ đó, bạn mới có thể áp dụng vào đúng việc, tránh ứng dụng bừa bãi gây tổn phước.
  • Không quên giữ giới: Dù tu theo pháp môn nào, khi đã là Phật tử, bạn chắc chắn phải giữ giới đúng mực. Ngũ giới căn bản nhất gồm có “Không sát sanh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối và Không uống rượu, dùng các chất gây nghiện”.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 17

Giữ giới là điều căn bản đối với người tu hành

 

TOP đồng hồ hợp mệnh phong thủy

Bên cạnh việc tìm hiểu về các pháp môn Phật giáo để tu tập và cải thiện nguồn năng lượng xung quanh, sử dụng đồng hồ hợp mệnh phong thủy cũng là một lựa chọn giúp giải trừ xui rủi và thu hút vận may được nhiều người tin tưởng.

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới đây dựa theo bản mệnh của mình.

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 18

Đồng hồ đeo tay vừa là phụ kiện thời trang vừa là vật phẩm phong thủy được cả nam và nữ giới ưa chuộng – Ảnh: Đồng hồ Koi đôi

 

  • Gợi ý cho người mệnh Kim: Chất liệu dây kim loại, màu sắc trắng, vàng hoặc nâu cùng với kiểu dáng mặt tròn là những yếu tố phù hợp với nam nữ mệnh Kim.

 

Đồng hồ dành cho nam mệnh Kim

  • Gợi ý cho người mệnh Thủy: Khá giống với mệnh Kim, người mệnh Thủy cũng sẽ hợp với đồng hồ chất liệu kim loại, mặt tròn và màu trắng. Ngoài ra, các màu đen, xanh dương cũng sẽ giúp mang lại may mắn cho bạn.

 

Đồng hồ hợp nữ mệnh Thủy

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 19

Đồng hồ dây kim loại là gợi ý lý tưởng dành cho những ai thuộc mệnh Kim hoặc Thủy – Ảnh: Doxa D198SAB

 

  • Gợi ý cho người mệnh Mộc: Người mệnh Mộc nên chọn mẫu đồng hồ có chất liệu dây da hoặc nato, kiểu dáng mặt vuông hoặc chữ nhật và màu sắc xanh lục. Bên cạnh xanh lục là gợi ý hàng đầu thì bạn cũng có thể chọn màu đen và xanh dương nhé!

 

Gợi ý đồng hồ cho nam mệnh Mộc

  • Gợi ý cho người mệnh Hỏa: Kiểu dáng và màu sắc đồng hồ phù hợp với mệnh Hỏa khá đa dạng. Bạn thích hợp với đồng hồ kiểu mặt tròn hoặc mặt chữ nhật và mang các màu đỏ, cam, hồng, tím hoặc xanh lục. Còn về chất liệu, bạn có thể tham khảo qua chất liệu ceramic nhưng nếu quá khó tìm thì bạn sử dụng chất liệu dây da cũng rất tốt.

 

Lựa chọn dành cho nàng mệnh Hỏa

  • Gợi ý cho người mệnh Thổ: Đến với mệnh Thổ, danh mục những mẫu có chất liệu ceramic, mặt vuông hoặc chữ nhật sẽ rất hợp phong thủy với bạn. Về màu sắc, bạn cũng có rất nhiều lựa chọn gồm vàng và nâu. Đây là hai màu nên được ưu tiên. Ngoài ra còn có các màu đỏ, cam, hồng và tím.

 

ĐH mặt chữ nhật cho nữ mệnh Thổ

Mật tông là gì thờ ai pháp khí ý nghĩa và cách tu đúng - Ảnh 20

Tham khảo ngay những mẫu đồng hồ mặt hình chữ nhật nếu bạn thuộc mệnh Mộc, Hỏa hoặc Thổ – Ảnh: DW DW00100637

 

Lời kết

Thông qua bài viết trên, Đồng Hồ Hải Triều đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản liên quan đến pháp môn Mật tông Phật giáo. Hy vọng bạn sẽ tiếp nhận những nội dung trên với một tâm thế thật hoan hỷ.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Nguồn tham khảo:

  • Website Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Link tham khảo: https://phatgiao.org.vn/mat-tong-kim-cuong-thua-la-gi-d43435.html
  • Website YouTube Thầy Thích Pháp Hòa – Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=qnY2sKNUibw
Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *