Không chỉ là một loại cây kiểng đẹp, cây nguyệt quế được nhiều người lựa chọn còn bởi những ý nghĩa độc đáo về mặt phong thủy. Và nếu bạn chưa hiểu rõ về loài cây đẹp đẽ này hoặc chưa phân biệt được nguyệt quế Việt Nam với Hy Lạp, nguyệt quế thân gỗ với thân leo thì hãy theo dõi bài viết sau đây của Đồng Hồ Hải Triều nhé!
MỤC LỤC › Cây nguyệt quế có mấy loại, là cây gì? 2. Cây nguyệt quế có mấy loại? › Hình ảnh các cây nguyệt quế đẹp › Cây nguyệt quế hợp mệnh gì, tuổi nào? |
Cây nguyệt quế có mấy loại, là cây gì?
Bài viết này sẽ lần lượt giúp bạn đi tìm lời giải đáp cho các vấn đề như cây nguyệt quế có mấy loại, hợp mệnh gì, hợp với tuổi nào, có tác dụng gì, giá bao nhiêu,…
Tin tức liên quan:
▸ Cây phát tài hợp với mệnh gì? Hợp tuổi gì? Có độc không?
▸ Cây mộc hương có mấy loại, tác dụng, giá bán, cách trồng
▸ Cây kim tiền hợp với mệnh gì? Hợp tuổi gì? Có độc không?
1. Là cây gì?
Ở Việt Nam, không ít người lúng túng khi phân biệt nhiều giống nguyệt quế có mặt trên thị trường cây cảnh hiện nay. Mặc dù chúng có cùng tên nhưng lại khác nhau hoàn toàn về nguồn gốc, đặc điểm hình dáng,… Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để biết được điểm khác nhau giữa các loại cây này nhé!
Những loại cây cùng tên nhưng khác nhau nhiều điểm
1.1. Nguyệt quế Hy Lạp
Đầu tiên, ta sẽ cùng tìm hiểu về giống nguyệt quế có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và được biết với tên khoa học là Laurus nobilis hay còn được gọi là nguyệt quế Hy Lạp. Đây là một loại cây thân gỗ thuộc họ Quế (Lauraceae).
Nếu bạn đã từng nghe qua những chiếc vòng nguyệt quế đại diện cho chiến thắng và sức mạnh ở thời Hy Lạp cổ đại thì chúng chính là được làm từ lá của loài cây này.
Lá cây dài khoảng 6 – 12cm, có viền răng cưa và có mùi hương đặc trưng nên thường được sấy khô dùng làm gia vị trong các món ăn Địa Trung Hải. Thân cây cũng khá cao, tầm 10 – 18m. Còn hoa của chúng thì có màu vàng nhạt, cánh mỏng được mọc ra từ các nách lá.
Hình ảnh cây nguyệt quế đẹp Hy Lạp (Laurus nobilis)
1.2. Nguyệt quế leo
Cây nguyệt quế leo hay cây hoa nhài leo có tên khoa học là Jasminum Multiflorum, thuộc họ ô liu (Oleaceae). Đây là một loại cây thân bò, chỉ cao khoảng 1 – 3m và thường mọc thành bụi.
Lá của chúng có phần đỉnh nhọn với phần rìa phiến lá hơi gợn sóng mềm mại, mang màu xanh lục ngả vàng. Hoa cây nguyệt quế leo có màu trắng tinh khôi, dáng dẹt và mang hương thơm dễ chịu.
Ý nghĩa cây nguyệt quế leo: Biểu tượng cho sự may mắn và suôn sẻ
1.3. Nguyệt quế Việt Nam
Tuy nhiên, hai loại cây kể trên không phải là giống nguyệt quế được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loài nguyệt quế thường thấy ở nước ta có tên khoa học là Murraya paniculata, thuộc họ Cam (Rutaceae). Chúng còn có tên gọi khác là nguyệt quới hay nguyệt quý theo cách gọi của người miền Nam xưa. Phần nội dung bên dưới đây cũng sẽ tập trung nói về loại nguyệt quế này.
Nói về đặc điểm cây nguyệt quế đẹp Việt Nam, đây là loài cây thân gỗ không quá cao lớn, chỉ tầm 2 – 8m và khá sần sùi. Chúng có phần lá nhẵn bóng dáng hình bầu dục, có gân nổi trên mặt lá.
Phần nổi bật nhất chính là những bông hoa mang hương thơm ngào ngạt, màu trắng đục. Chúng thường nở rộ thành chùm sau những trận mưa lớn, đặc biệt là vào cuối đông đầu xuân. Phần quả có màu xanh lục khi còn non và chuyển dần từ cam sang đỏ lúc chín.
Một vài đặc điểm cây nguyệt quế đẹp Việt Nam (Murraya paniculata) giúp bạn dễ nhận biết
Hoa thanh liễu: Ý nghĩa, cách cắm đẹp và tươi lâu, các màu
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
2. Cây nguyệt quế có mấy loại?
Đến với vấn đề nguyệt quế Việt Nam có mấy loại, ta sẽ tìm hiểu về 3 loại phổ biến gồm cây nguyệt quế lá lớn, lá nhỏ và thân xoắn.
2.1. Cây lá lớn
Loại nguyệt quế này sẽ có kích thước lá to hơn so với hoa và thường mọc thưa thớt. Chúng thường được chuộng trồng thành bonsai lớn và trồng ngoài sân hoặc đặt ở những không gian rộng rãi, thoáng đãng.
Ưu điểm của loài cây này nằm ở khả năng chịu hạn tốt nhưng khuyết điểm lại là rất dễ bị úng rễ. Vì vậy, khi trồng loại cây lá lớn, bạn cần đặc biệt chú ý lượng nước tưới cho cây mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn nên trồng cây trong đất pha cát hoặc đất phù sa, như vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
Hình ảnh cây nguyệt quế đẹp lá lớn
2.2. Cây lá nhỏ
Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với cây nguyệt quế lá lớn nhưng loại cây lá nhỏ lại được rất nhiều người yêu thích. Bởi ta có thể trồng chúng ở cả không gian bên ngoài lẫn bên trong nhà, văn phòng,…
Bên cạnh đó, do kích thước hoa và lá không quá chênh lệch cộng thêm giống cây này khá sai hoa nên khi hoa mọc xen lá trông rất đồng đều và đẹp mắt. Đó cũng là lý do vì sao cây lá nhỏ rất được người chơi bonsai ưa chuộng và mang giá trị kinh tế cao hơn so với cây lá lớn.
Nhiều người thường lựa chọn trồng cây nguyệt quế lá nhỏ bởi tính thẩm mỹ cao
2.3. Cây thân xoắn
Cũng là một dạng cây lá nhỏ nhưng chúng có một đặc điểm vô cùng quý hiếm ở chỗ thân cây có dáng xoắn ốc nghiêng nghiêng. Toàn bộ thân cây trông giống như những sợi dây to lớn được quấn chặt vào nhau, mang lại cảm giác vô cùng lạ mắt.
Cũng bởi vẻ đẹp độc đáo ấy mà giống cây này hiện đang có giá trị cao nhất trong 3 loại. Một số cây nguyệt quế cổ thụ thân xoắn trăm tuổi được định giá lên đến hàng tỷ đồng nhưng vẫn được rất nhiều người đam mê thú chơi cây cảnh săn đón.
Hình ảnh cây nguyệt quế cổ thụ thân xoắn vô cùng đẹp mắt
Hình ảnh các cây nguyệt quế đẹp
Để đánh giá vẻ đẹp của loài cây này, ta dựa vào dáng cây (chiều cao, đường kính thân) cũng như độ sai hoa và lá,… Đây cũng là những yếu tố quyết định đến mức giá cây nguyệt quế đẹp hiện nay. Ngoài ra, tuổi thọ cây nguyệt quế cũng là một phần trong các tiêu chí ảnh hưởng đến mức giá.
Các cây cổ thụ càng lâu năm hoặc cây bonsai dáng vẻ càng độc đáo sẽ có mức giá càng cao do tính thêm chi phí chăm sóc.
Cây càng đẹp, càng lâu năm sẽ có mức giá càng cao
Tham khảo qua giá bán cây nguyệt quế đẹp hiện nay:
► Giá cây nguyệt quế giống: khoảng 100.000 đồng/cây
► Giá cây nguyệt quế cao 1m lá nhỏ: khoảng 2.000.000 đồng/cây
► Giá cây nguyệt quế lá lớn cao 90cm: tầm 500.000 đồng/cây
► Giá cây nguyệt quế bonsai lá nhỏ, cây lớn: dao động từ 5 đến vài chục triệu
Giá bán cây nguyệt quế bonsai còn tùy thuộc vào kích thước và dáng cây
Một số hình ảnh cây nguyệt quế đẹp bạn có thể xem qua:
Hình ảnh cây nguyệt quế đẹp với hoa lá xum xuê
Nguyệt quế với tán cây xòe rộng
Cây nguyệt quế bonsai được cắt tỉa và uốn nắn thường xuyên để ra được hình dáng đẹp
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì, tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, nguyệt quế đặc trưng cho hành Mộc. Bởi phần lớn thời gian trong năm, chúng đều mang sắc xanh lục của lá, vốn là màu đại diện cho hành Mộc. Vậy nên người mệnh Mộc trồng nguyệt quế trong nhà sẽ giúp chiêu cầu vận may, phúc khí thăng hoa.
Thêm vào đó, xét theo ngũ hành – tương sinh, ta có Mộc sinh Hỏa. Do đó, người mệnh Hỏa cũng rất phù hợp để trồng loại cây cảnh này để gia tăng vận khí.
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Câu trả lời chính là mệnh Mộc và mệnh Hỏa

Mệnh Mộc hợp màu gì: mệnh Mộc đeo đồng hồ màu gì?
Bên cạnh bản mệnh, nhiều người còn quan tâm đến tuổi nào hợp trồng nguyệt quế. Và lời giải đáp cho vấn đề này chính là các gia chủ tuổi Thân. Để cuộc sống luôn tràn đầy cát lợi, mọi sự viên mãn thì nam nữ tuổi Thân có thể trồng trong nhà một chậu nguyệt quế tươi tốt.
Nam nữ tuổi Thân rất hợp phong thủy với giống cây cảnh này
Tác dụng của cây nguyệt quế
Bên cạnh công dụng làm cây cảnh trang trí, nguyệt quế còn có nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày mà bạn có thể tìm hiểu ngay sau đây.
1. Sức khỏe
Trong Đông y, nhiều bộ phận của nguyệt quế đều được sử dụng để làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh. Với thuộc tính cay ấm, nguyệt quới có khả năng tiêu viêm, gây tê, giải biểu (giúp cho cơ thể toát mồ hôi),…
Chẳng hạn như, các phần như lá, rễ và vỏ cây thường được dùng trong trị liệu các triệu chứng đau khớp, đau răng, tiêu chảy hoặc xử lý các vết côn trùng, rắn cắn. Ngoài ra, còn có một số bài thuốc sử dụng hoa nguyệt quế để trị ho, tiêu đờm.
Tác dụng của cây nguyệt quế rừng đối với sức khỏe con người
Bên cạnh được dùng để chữa bệnh, hoa và quả nguyệt quới còn được tận dụng để điều chế tinh dầu. Với mùi hương dễ chịu, sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm nguyệt quế sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm bớt mệt mỏi trong đời sống hằng ngày.
Không chỉ vậy, tinh dầu này còn có công dụng làm thông thoáng phổi nên rất tốt đối với những người bị hen suyễn hoặc gặp các bệnh về đường hô hấp
Sử dụng tinh dầu hiện đang là xu hướng rất được ưa chuộng
Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách làm, cách uống đúng
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
2. Làm đẹp
Lá nguyệt quế có chứa một lượng vitamin A và C nhất định nên bạn có thể đun sôi chúng rồi lọc lấy nước sạch. Sau đó, bạn hãy dùng nước đó để rửa mặt 1 – 2 lần/ngày. Bạn sẽ nhận thấy làn da giảm mụn và sáng màu hơn sau một thời gian kiên trì sử dụng.
Rửa mặt với nước thảo mộc giúp cải thiện tình trạng da
Peel da mặt là gì? Cách peel da tại nhà để trị mụn, mờ thâm
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
3. Phong thủy
Nói về ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế Việt Nam , đây là một loại cây có khả năng xua đuổi uế khí và giúp tránh ma quỷ quấy nhiễu cho không gian xung quanh. Ngoài ra, loài cây này còn đại diện cho may mắn và thành công.
Do vậy mà không ít người lựa chọn trồng loại cây này trong vườn nhà để giúp thu hút phong thủy tốt đến với gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Những cây nguyệt quế đẹp phong thủy vừa giúp không gian nhà bạn thêm sinh động vừa mang đến nhiều cát lợi
Cây trâm ổi (hoa ngũ sắc) trị bệnh gì, tác dụng, cách trồng
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
Những lưu ý trong cách chăm sóc
► Sau một thời gian, bạn sẽ có thể nhìn thấy tình trạng cây kém tươi hoặc có một số rễ con trồi lên mặt đất. Đây là dấu hiệu cho thấy đất thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này, bạn nên bỏ đi ⅓ lượng đất cũ và thay vào đó đất mới đã được bổ sung phân bón.
► Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân cho cây theo chu kỳ hai tháng một lần. Tùy theo kích thước cây lớn, nhỏ khác nhau mà bạn sẽ gia giảm lượng phân bón cho phù hợp. Trong giai đoạn phát triển của cây, bạn nên ưu tiên chọn loại phân có chứa kali nhé!
Khi nhận thấy đất cằn cỗi, bạn nên thay đất mới hoặc sang chậu cho cây
► Nguyệt quế là một loại cây yêu thích độ ẩm cao nên bạn đừng quên tưới nước đều đặn cho cây. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối và 1 lần/ngày.
► Thực hiện việc cắt tỉa cho cây 1 – 2 tháng một lần để cây luôn trông gọn gàng và phát triển tốt hơn.
Một số điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc nguyệt quế
Lời kết
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cây cảnh nguyệt quế. Nếu cảm thấy yêu thích loài cây này, bạn có thể mang về trồng tại nhà, vừa trang trí không gian xung quanh vừa thu hút được phong thủy tốt.
Để tìm hiểu thêm về các loại cây cảnh được ưa chuộng hiện nay, hãy theo dõi các bài viết liên quan tại chuyên mục “Kinh nghiệm” của Đồng Hồ Hải Triều bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
▸ Gợi ý 30 loại cây phong thủy dễ trồng, hợp nhiều tuổi mệnh
▸ Cây thiết mộc lan hợp mệnh gì, ý nghĩa là gì, giá bán
▸ Cây trầu bà đế vương: hợp tuổi nào, các loại, cách trồng
Bài viết hay và giàu kiến thức. Nhà tôi và quanh ở nơi ở Tây Hồ có mấy cây thời ông cụ trồng thấy hoa thơm, giờ đọc bài này mới hiểu được ý nghĩa. Cám ơn!
Dạ em chào mình ạ
Cảm ơn mình đã quan tâm dến bài viết từ Hải Triều
Chúc mình một ngày tốt lành !
-hv-