Cây trầu bà đế vương: Hợp tuổi nào, các loại, cách trồng

Cây trầu bà đế vương là một trong những cây cảnh trang trí nhà ở, văn phòng làm việc rất phổ biến. Vậy cách chăm sóc cây trầu bà có khó không? Trồng cây này có tác dụng gì trong phong thủy, cuộc sống? Hãy cùng giải đáp tất tần tật thông tin về loại cây kiểng này ngay sau đây.

MỤC LỤC

› Giải đáp tất tần tật về cây trầu bà đế vương

1. Cây trầu bà đế vương là cây gì? Có độc không?

2. Các loại

› Cây trầu bà hợp tuổi nào, mệnh nào?

1. Phong thủy cây trầu bà đế vương hợp với tuổi nào?

2. Cây trầu đế bà vương hợp mệnh gì?

› Tác dụng của cây trầu bà đế vương

› Cách trồng cây trầu bà

1. Cách trồng cây trầu bà

2. Cách chăm sóc cây trầu bà

3. Giá cây trầu bà đế vương

› Tổng kết

Giải đáp tất tần tật về cây trầu bà đế vương

Nhiều người thường hay nhầm lẫn cây trầu bà đế vương kiểng với hình ảnh cây trầu ăn cùng với cau và vôi ngày xưa. Tuy nhiên, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau về ngoại hình, mục đích sử dụng. Dưới đây là một số thông tin cần biết về trầu kiểng đế vương.

Có thể bạn quan tâm:

1. Cây trầu bà đế vương là cây gì? Có độc không?

Cây cảnh trầu bà hoặc còn được gọi là trầu đế vương, thường đặt trong phòng khách gia đình và văn phòng làm việc. Vậy cây trầu bà là cây gì? Trồng cây trầu bà trong nhà có tác dụng gì, có độc hay không?

Hình ảnh cây trầu bà đế vương - Ảnh 1

1.1 Tìm hiểu về đặc điểm cây

Trầu bà đế vương là một trong những loại cây kiểng phổ biến và rất được yêu thích ở Việt Nam. Đây là một loại cây cảnh nhỏ, thuộc họ Ráy có chiều cao từ 50 đến 150cm tùy vào từng loại. Chúng thường được trồng trong chậu cây đặt ở phòng khách hoặc bàn làm việc, tủ sách hay kệ trang trí.

Cây kiểng trầu bà có tên khoa học là Philodendron Imperial, nguồn gốc xuất xứ từ hòn đảo Solomon nằm ở phía Đông Papua New Guinea. Tại Việt Nam cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây đại hoàng đế, trầu bà hoàng kim. Hiện nay, một số giống trầu bà đế vương lọt vào danh sách cây cảnh có giá thành đắt đỏ, cao cấp.

Trầu bà một loại cây thân thảo nhỏ - Ảnh 2

Trầu bà một loại cây thân thảo nhỏ, đối với những cây đế vương to thường được trồng trong chậu trang trí làm cây cảnh trong nhà

Các loại cây kiểng trầu bà đều thuộc thân thảo leo, mập, tròn, có cây thân thẳng đứng hoặc bò dài xuống đất. Lá xanh bóng mượt hình bầu dục và nhỏ dần dần về  phía cuối lá. Đặc biệt, bên trên thân cây xuất hiện rất nhiều mầm nhỏ khác nhau, hoa của cây cuống ngắn, dạng mo nhỏ xinh xắn.

1.2 Cây trầu bà có độc không?

Nhiều người thắc mắc không biết cây này có độc hay không? Liệu rằng có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi được trồng phổ biến trong nhà, văn phòng làm việc? Trả lời: Bên trong trầu bà thường ẩn chứa nhiều độc tố gây hại, điển hình là hợp chất canxi oxalat. Giải thích cụ thể như sau:

Cây kiểng lá thuộc họ Ráy trầu bà có chức năng thanh lọc và làm sạch không khí rất hiệu quả. Tuy nhiên, vì chúng chứa nhiều oxalat nên khi canxi oxalat kết hợp cùng với tinh thể ngậm nước sẽ hấp thụ hết những hợp chất bay hơi trong không khí. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Những ai vô tình nuốt phải hợp chất canxi oxalat sẽ gây kích ứng da, mẩn đỏ. Thậm chí là bị ngộ độc với triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn liên tục. Mặc dù, chất độc của cây không gây nguy hiểm đến tính mạng của người, nhưng hàm lượng độc tố chứa trong cây không hề nhỏ. 

Do đó, khi trồng trầu bà cần đảm bảo đặt ở vị trí an toàn và tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt. Đặc biệt đối với những hộ gia đình có con nhỏ và nuôi thú cưng tuyệt đối nên đặt cây ở vị trí cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Cây trầu bà đế vương có thể gây hại cho con người và thú cưng - Ảnh 3

Nếu không biết cách chăm sóc cây trầu bà đế vương đúng cách có thể gây hại cho con người và thú cưng

2. Các loại

Trầu bà có rất nhiều loại cây khác nhau, dựa vào hình dáng, màu sắc và kích thước của từng giống cây mà người ta chia thành các loại cụ thể. Dưới đây là một số cây trầu kiểng được trồng nhiều nhất:

2.1 Trầu bà đế vương xanh

Những cây trầu kiểng màu xanh hay còn được nhiều người sành cây gọi là cây Hoàng Tâm Diệp (tên khoa học Epipremnum aureum). Giống cây này chỉ cao khoảng chừng 20 – 30cm so với gốc, thân cây ngắn, dày và mềm. Lá cây dày, to, hình bầu dục hoặc hình trái tim, xanh bóng. 

Bên trên mặt lá trầu bà xanh thường xuất hiện một số đốm màu bạc hoặc trắng. Phần lá non của cây có màu xanh nõn, tươi khi lá già sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Trầu bà xanh thường trồng trong chậu đất, chậu treo hoặc giàn leo. Vì thế mọi người hay bắt gặp chúng ở ban công, quán cafe, trường học, kệ sách,… 

2.2 Trầu bà đế vương đỏ

Trầu đế vương màu đỏ có lá mềm, sáng bóng hình trái tim, có vân nổi đặc trưng, màu sắc rực rỡ. Những lá non của cây thường có màu đỏ tía nhưng khi về già sẽ có màu đỏ đậm. Cây kiểng này thích hợp trồng nơi bóng mát, đất trồng có độ ẩm cao, nhiệt độ sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ 16 – 27 độ. 

Chiều cao của cây đế vương đỏ dao động từ 25cm - 60cm - Ảnh 4

Chiều cao của cây đế vương đỏ dao động từ 25cm – 60cm, rất thích hợp đặt ở bàn làm việc toát lên nét đẹp quý phái, sang trọng

2.3 Trầu đế vương màu vàng

Lá của cây trầu đế vương vàng to, dày, dài nhọn dần về phía đầu lá. Khi còn non lá sẽ có màu vàng nhạt nhưng khi già sẽ chuyển sang màu vàng sáng. Đặc biệt, hoa cây ở dạng hình mo nhỏ có mùi thơm đặc trưng, khi trưởng thành cây có thể cao đến 2m. Cây trầu bà thủy sinh màu vàng rất dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao.

Lá cây trầu bà to màu vàng có hình mo - Ảnh 5

Lá cây trầu bà to màu vàng có hình mo, cuống ngắn hoặc dài tùy cây, buông thõng xuống mặt đất

2.5 Trầu đế vương màu trắng

Trầu bà đế vương màu trắng có đặc điểm nhận dạng nổi bật với những chiếc là bạc đốm xanh đẹp mắt. Kích thước diện tích bề mặt lá to, rộng, phần đầu lá hơi nhọn. Thân cây trầu trắng cũng ở dạng thân thảo nhỏ, mọc thành bụi, một số thân bò ngang rà rà sát mặt đất. So với các loại trầu bà khác, trầu đế vương trắng không hề có hoa, có thể sống tốt ở nơi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thân cây.

Trầu bà tóc trắng - Ảnh 6

Trầu đế vương màu trắng hay còn được nhiều người yêu thích cây cảnh gọi với cái tên thân thương là trầu bà tóc trắng 

2.6 Trầu bà thân leo

Trầu bà thân leo hay trầu leo cột có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh và bám vào các bề mặt bằng rễ khí. Lá của trầu bà thân leo có hình trái tim hoặc oval, màu xanh lá cây sáng với đường viền trắng hoặc vàng. Trầu leo cột ưa thích bóng tối nhất so với tất cả các loại cây khác, có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà hiệu quả.

Trầu bà thân leo - Ảnh 7

Trầu bà thân leo là loại cây rất dễ chăm sóc và phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng

2.7 Trầu bà lá xẻ

Thân cây loại trầu bà này có thể cao đến 1m, mọc theo bụi và phân chia thành nhiều nhánh rậm rạp tạo thành bẹ bao xung quanh chậu. Lá của cây to, cuống lá dài, một số đường xẻ chạy dọc trên mặt lá độc đáo, ấn tượng. Nhìn thoáng qua lá của trầu bà tựa như lá tai voi, đường gân nổi lên rõ ràng. 

Trầu bà tay Phật hay chân vịt - Ảnh 8

Hình ảnh cây trầu bà lá xẻ hay còn được nhiều người gọi là trầu bà tay Phật hay chân vịt

2.8 Trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch ở dạng thân thảo, lá của cây có hình dạng tương tự như hình của trái tim. Mặt trên của lá màu xanh xen kẽ vài vệt trắng kem chiếm phần lớn diện tích. Cây phát triển và sinh trưởng tốt trong môi trường thủy sinh, độ ẩm thấp, ánh sáng chiếu nhè nhẹ. Bạn có thể cân nhắc treo cây ở trước hiên nhà hoặc đặt ở góc nhỏ học tập, làm việc.

Trầu bà cẩm thạch - Ảnh 9

Cây trầu bà hợp tuổi nào, mệnh nào?

Cây đế vương không chỉ có khả năng làm sạch không khí, trang trí cho không gian sống thêm tươi mát. Mà bên cạnh đó, còn có ý nghĩa thu hút may mắn, kích tài chiêu lộc. Vậy người sinh năm bao nhiêu, tuổi nào, mệnh gì nên trồng trầu bà để gia tăng vượng khí?

1. Phong thủy cây trầu bà đế vương hợp với tuổi nào?

Theo quan niệm phong thủy, trầu bà đế vương là loại cây may mắn và mang lại tài lộc cho gia chủ. Được nhiều người sành cây đánh giá là cây phong thủy may mắn, do đó bất kỳ ai cũng có thể trồng. Nhưng dựa theo yếu tố ngũ hành, cây kiểng trầu bà hợp nhất với những người tuổi Tý, tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Thìn, tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tuổi Thân, tuổi Dậutuổi Hợi.

Người tuổi nêu trên hợp với năng lượng tốt lành của trầu bà đế vương. Bên cạnh đó, nếu ai sinh vào năm Canh, Tân, Mậu, Kỷ, Nhâm có thể cân nhắc lựa chọn trồng cây này trong không gian sống. Nhằm giúp thu hút nhiều điều may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho hậu vận về sau. 

Cây cảnh trầu bà mang lại sự bình an và hạnh phúc cho gia chủ hợp tuổi - Ảnh 10

Cây trầu bà hợp tuổi nào? Cây cảnh trầu bà mang lại sự bình an và hạnh phúc cho gia chủ tuổi Tý, Dần, Mão, Thìn, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu và Hợi.

2. Cây trầu đế bà vương hợp mệnh gì?

Trầu bà là một trong những cây cảnh phong thủy đem lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho người chủ. Tuy nhiên, việc xác định xem trầu bà hợp với mệnh nào phụ thuộc vào yếu tố tương sinh tương khắc trong ngũ hành phong thủy.

Trầu bà đế vương thuộc hành Mộc trong ngũ hành, chính vì thế mệnh Mộc tương sinh với người mệnh Thủymệnh Hỏa. Cụ thể:

  • “Thủy sinh Mộc” nước sẽ nuôi dưỡng cây trồng sinh trưởng tốt, tương sinh lẫn nhau nên người mệnh Thủy rất thích hợp trồng cây này. Hỗ trợ nhau cùng phát triển trong con đường công danh sự nghiệp, tài lộc rủng rỉnh.
  • “Mộc sinh Hỏa” khi cây bốc cháy sẽ sinh ra lửa, những ai thuộc mệnh Hỏa cực kỳ phù hợp với phong thủy cây trầu bà đế vương. Khi mệnh Hỏa gặp mệnh Mộc sẽ kích thích năng lượng tích cực, giúp tài lộc, vượng khí người mệnh Hỏa tốt hơn.
  • “Mộc tương hợp với Mộc”, người mệnh Mộc khi trồng cây kiểng trầu bà trong nhà sẽ tạo nên sự tương hợp rất tốt trong ngũ hành. Cả hai đều đại diện cho sự xanh tươi của sự sống, sinh trưởng phát triển mạnh mẽ, tràn đầy sức sống.

Tác dụng của cây trầu bà đế vương

Cây kiểng trầu bà đế vương được trồng nhiều ở văn phòng làm việc, nơi có bức xạ máy tính phát ra nhiều. Bởi lẽ trầu bà có công dụng hấp thụ những chất độc có trong không khí. Đồng thời loại bỏ tạp điện từ có hại từ máy vi tính, điện thoại, độc tố trong không khí như benzen, xylene, formaldehyde,… giúp không khí trong lành và mát mẻ hơn. 

Trang trí trầu bà đế vương ngay chỗ góc học tập, làm việc còn mang đến vẻ đẹp đơn giản, tinh tế cho căn phòng. Sắc xanh của thiên nhiên sẽ giúp tâm trạng thư giãn hơn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc. Bên cạnh đó, cây trầu bà thủy sinh còn giúp làm sạch nước trong hồ.

Trầu bà có khả năng loại bỏ các chất độc hại trong không khí - Ảnh 11

Theo quan niệm dân gian, trầu bà đế vương còn mang ý nghĩa may mắn, tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe. Đại diện cho nguồn năng lượng dồi dào, chiêu tài kích lộc, thu hút nhiều điều may mắn, hạnh phúc về cho gia chủ.

Do đó, nó thường được trồng ở những nơi có ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn như ngay trước cửa nhà hoặc trong sân vườn để mang lại sự may mắn và bình an cho gia đình. Ngày nay, trầu bà đế vương không chỉ là loại cây cảnh thông thường, mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy tâm linh sâu sắc trong cuộc sống.

Cách trồng cây trầu bà

Cách trồng và chăm sóc trầu bà đế vương khá đơn giản nhưng mang đến giá trị thẩm mỹ và tâm linh rất lớn cho không gian căn phòng. Sau đây, Hải Triều sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng cây trầu bà thủy sinh phát triển tốt nhất.

1. Cách trồng cây trầu bà

Để trồng trầu bà trước hết bạn phải cần chuẩn bị một đoạn cành có mầm, sau đó giâm vào chậu cát khô cho rễ cây lên mầm khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị một chậu đất tơi xốp trộn giữa phân hữu cơ, xơ dừa, phân chuồng, đất sét…

Ưu tiên chọn loại chậu dưới đáy có lỗ thoát nước tránh tình trạng rễ bị úng. Sau khi đưa cây giống vào chậu, phủ một lớp đất lên trên bề mặt và dùng tay đập nhẹ nhẹ giúp đất bám chặt vào thân cây. Cuối cùng là tưới lượng nước đều xung quanh bề mặt.

Đảm bảo nước trong hồ luôn sạch sẽ, thay nước định kỳ thường xuyên - Ảnh 12

Cách trồng cây trầu bà trong nước bạn cần phải đảm bảo nước trong hồ không bị ô nhiễm, thay nước định kỳ thường xuyên

Những cây trầu bà thủy sinh dưới nước có cách trồng đơn giản hơn, chỉ cần rửa sạch rễ cây và cắt hết phần rễ bị hỏng. Bạn chỉ nên giữ lại rễ khỏe, rồi cho vào bình nước thủy tinh có pha chút dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.

Chúng chỉ cần lượng nước ngập khoảng ⅔ bộ rễ. Khi nào nước trong chậu/bình cạn đi thì hãy đổ thêm vào, sau mỗi tuần nên thay toàn bộ dung dịch nước trong bình và tỉa bớt rễ hư.

2. Cách chăm sóc cây trầu bà

Cây cảnh trầu bà không đòi hỏi phải có người chăm sóc thường xuyên vào mỗi ngày. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt và đẹp nhất thì chúng ta cần phải:

  • Thường xuyên tưới nước cho cây. Trầu bà là loại cây rất thích sống trong môi trường ẩm ướt, do đó bạn cần phải tưới nước đều đặn và đúng cách. Đảm bảo bề mặt đất luôn có độ ẩm nhẹ nhất định.
  • Trồng nơi có ánh sáng vừa đủ. Mặc dù trầu bà chủ yếu trồng trong bóng râm, tuy nhiên cây cũng cần có ánh sáng đầy đủ phát triển tốt. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên vừa phải, mỗi sáng nên mang cây ra phơi nắng sớm tầm 15 – 30 phút.
  • Bón phân định kỳ đều đặn. Bổ sung phân bón cho cây sẽ giúp lá trầu bà xanh tươi và phát triển tốt hơn. Nên sử dụng phân bón hữu cơ phù hợp hoặc phân chuyên dụng dành riêng cho cây cảnh.
  • Kiểm tra sâu bệnh và tỉa cây đều đặn. Cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công, do đó bạn hãy thường xuyên loại bỏ lá hoặc cành bị nhiễm bệnh, úa vàng hoặc úng. Giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi dưỡng các lá còn lại tốt hơn.
Hạn chế việc tưới quá nhiều nước, sẽ làm cho rễ cây bị úng - Ảnh 13

Lưu ý quan trọng khi áp dụng cách trồng cây trầu bà thủy sinh đó chính là hạn chế việc tưới quá nhiều nước, sẽ làm cho rễ cây bị úng

3. Giá cây trầu bà đế vương

Trên thị trường trầu bà đế vương được bán với mức giá dao động từ 50.000 – 350.000 VNĐ. Vì loại cây cảnh này trồng rất phổ biến ở Việt Nam, do đó chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trầu bà ở phòng khách và văn phòng làm việc.

Đối với những loại trầu bà dây leo giá bán chỉ dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ/chậu. Chậu cây trầu bà thủy sinh hiện trên thị trường đang bán với mức giá từ 100.000 VNĐ trở lên. Một số loại cây trầu bà đế vương đỏ, xanh, vàng, chân vịt, lá xẻ,… có giá bán tham khảo dao động từ 120.000 – 350.000 VNĐ/chậu.

Tổng kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về cây trầu bà thủy sinh được trồng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp nắm rõ hơn về cách trồng cũng như chăm sóc cây tốt nhất. 

Vật phẩm phong thủy giúp mang lại may mắn:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

2 thảo luận
  1. B
    Bổn mãn

    Loằng ngoằng quá, dài dòng mà không đấy cả, có độc không?????? Có và thế này thế kia

    12 tháng trước
    • ĐỒNG HỒ HẢI TRIỀU

      Chào anh/chị,
      Cảm ơn mình đã quan tâm đến bài viết Hải Triều ạ
      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thôi ạ ^^
      Chúc mình 1 ngày tốt lành
      _hg_

      12 tháng trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *