Ngày tam nương là gì, vào ngày mấy, kiêng gì, cách hóa giải

Từ xưa đến nay, ông cha ta quan niệm rằng hễ làm bất cứ chuyện đại sự nào cần phải tránh làm vào ngày 3 cô gái. Vậy ngày tam nương là gì, phong thủy tốt hay xấu, các ngày tam nương trong tháng là ngày nào, cách tính ra sao?

MỤC LỤC

› Giải đáp tất tần tật về ngày tam nương

1. Ngày tam nương là gì? Tốt hay xấu?

2. Cách tính, là ngày mấy trong tháng?

› Sự tích, truyền thuyết ngày tam nương

1. Sự tích theo quan niệm dân gian ở Trung Quốc

2. Sự tích theo quan niệm dân gian ở Việt Nam

3. Sự tích dưới góc độ khoa học

› Ngày tam nương kiêng gì? Ý nghĩa?

1. Ngày tam nương kiêng gì?

2. Ý nghĩa của ngày tam nương

› Cách hóa giải ngày tam nương

1. Áp chế “hóa sinh”

2. Áp chế “chế sát”

3. Cơ chế “tị hòa”

4. Mượn tuổi

› Tổng kết

Giải đáp tất tần tật về ngày tam nương

Có lẽ đối với ông bà, bố mẹ ngày xưa hiểu rất rõ về ngày nguyệt kỵ. Nhưng đối với thế hệ trẻ ngày nay, khái niệm về ngày tam nương còn khá xa lạ và mới mẻ. Họ đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh về ngày kỵ nguyệt là ngày gì, có ý nghĩa ra sao?

Ngày tốt – Ngày xấu nhất trong năm

1. Ngày tam nương là gì? Tốt hay xấu?

Trong khoa học Chiêm Tinh ghi chép rằng ngày kỵ nguyệt tam nương là ngày vô cùng xấu. Mức độ xui xẻo, chết chóc, tang thương, thảm họa tương đương với các ngày trùng tang, sát chủ, không phòng, trùng phục,… Vậy ngày tam nương là gì?

1.1 Ngày tam nương là gì?

Nếu giải thích theo ý nghĩa tên gọi thì “tam” có nghĩa là số 3, “nương” có nghĩa là chỉ những người con gái, phụ nữ. Thông qua cách giải thích trên ta có thể hiểu nôm na ngày tam nương là ngày chết của 3 cô gái. Thuật ngữ ngày xấu tam nương phổ biến ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ,… 

1.2 Các ngày tam nương trong tháng tốt hay xấu? 

Bởi vì đem đến điều không may mắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của đất nước. Nên người dân truyền tai nhau rằng ngày của 3 cô gái rất xấu, làm việc gì cũng đổ vỡ, không thành, nếu làm việc lớn cần phải né tránh ngày này ra. 

Mặc dù cách giải thích định nghĩa ngày kỵ nguyệt tam nương ở các nước phương Đông và phương Tây sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, ngày kỵ nguyệt đều mang đến năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến tất cả mọi người và sinh vật trên Trái Đất.

Vào ngày này không nên cưới vợ gả chồng bởi về sau không hòa thuận, thường xuyên cãi vã. Khai trương, đầu tư, động thổ, làm việc lớn trong kinh doanh như ký kết hợp đồng thì gặp nhiều khó khăn, trắc trở. 

2. Cách tính, là ngày mấy trong tháng?

Ngày tam nương là gì, vào ngày mấy, kiêng gì, cách hóa giải - Ảnh 1

Đối với các nước ở phương Đông, các ngày tam nương trong tháng sẽ rơi vào những ngày cố định trên lịch: ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 mỗi tháng tính theo lịch âm (ngày Mặt Trăng). Qua đó, chúng ta có thể biết được rằng một tháng sẽ có 6 ngày và một năm có tổng cộng tất cả có 72 ngày.

Ngày tam nương nguyệt kỵ rơi vào các ngày 5, 14 và 23 mỗi tháng tính theo lịch âm. Trong mỗi tháng sẽ có 3 ngày, mà khi chúng ta cộng tất cả các số lại với nhau sẽ bằng 5. Ví dụ ngày 14 Âm lịch (Cộng 1 với 4 lại ta sẽ được 5), ngày 23 Âm lịch (Cộng 2 với 3 lại ta sẽ được 5). Cuối cùng là ngày 5 (Cộng 5 với 0 lại ta sẽ được 5).

Ông cha ta quan niệm rằng vào ngày kỵ nguyệt khi cộng các số lại bằng 5, có ý nghĩa tượng trưng là ngày nửa đời nửa đoạn. Làm bất cứ việc gì cũng bất thành, mặc dù làm hết công sức, đặt hết tâm tư nguyện vọng vào nhưng chỉ đạt hiệu suất 50%. Gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, vừa tốn công tốn sức vừa tốn của cải, kết quả thu được hầu như số 0 tròn trĩnh.

Sự tích, truyền thuyết ngày tam nương

Sự tích đằng sau tên gọi của ngày này là gì? Dưới đây là truyền thuyết về ngày kỵ nguyệt tam nương được ghi chép lại trong sổ sách, cụ thể như sau:

1. Sự tích theo quan niệm dân gian ở Trung Quốc

Trong lịch sử truyền thống tại Trung Quốc, ba cô gái có tên là Đát Kỷ, Muội Hỷ và Bao Tự có vẻ đẹp sắc nước nghiêng trời. Nhưng hồng nhan họa thủy, quyến rũ Vua lao vào sắc dục, bỏ bê việc triều chính.

1.1 Về nữ nhân Muội Hỷ

Vua Kiệt trước kia là người lập được rất nhiều công lao cho đất nước, khi mang quân sang đánh chiếm nước Hữu Thi. Cảm thấy không đánh trả, chống đỡ nổi nên nước Hữu Thi đã dâng Muội Hỷ lên Vua Kiệt để hòa thân, dừng cuộc chiến giữa hai đất nước. 

Sở hữu nhan sắc tuyệt trần, đẹp nghiêng nước nghiêng thành của mình đã làm cho Vua say đắm, bỏ bê việc triều chính. Để có thể làm cho Muội Hỷ cảm thấy vui vẻ, Vua Kiệt không hề từ chối bất kỳ yêu cầu nào của nàng. Cả hai tận hưởng cuộc sống vương giả trên xương máu của bách tính. Tình hình đất nước suy thoái, nên vua Thành Lang đã điều động binh lính lật đổ triều Hạ.

Câu chuyện tam nương theo dân gian Trung Quốc - Ảnh 2

Chân dung nét đẹp sắc nước nghiêng trời của nữ nhân Muội Hỷ – Ảnh minh họa

1.2 Về nữ nhân Đát Kỷ

Vua Trụ (Đế Tân) vốn là người văn võ song toàn, mưu tài kế lược. Nhưng vì quá đam mê tửu sắc, dục vọng, nhà Vua đã yêu cầu vị quan tên Tô Hộ dâng người con gái xinh đẹp Tô Đát Kỷ lên làm vương hậu. Nàng ta xúi nhà Vua làm nhiều điều trái với luân thường đạo lý, vô nhân đạo với bách tính.

Nàng Đát Kỷ đẹp quốc sắc thiên hương, nét đẹp diễm lệ mà bất cứ nữ nhân nào trong toàn kinh thành cũng không sánh bằng. Vẻ đẹp làm say đắm, hút hồn làm cho nhà Vua suốt ngày bên cạnh nàng không rời nửa bước. Triều chính bỏ bê, không quan tâm, ngày ngày chìm đắm trong tửu sắc, do đó đã tạo cơ hội cho nhà Chu dấy binh lật đổ hoàng vị.

Câu chuyện Tam Nương từ câu chuyện Đát Kỷ - Ảnh 3

Toàn thể quan thần, binh lính và người dân đồn rằng Tô Đát Kỷ là do một con hồ ly tinh chín đuôi hóa thành để dụ dỗ mê hoặc Trụ Vương – Ảnh minh họa

1.3 Về nữ nhân Bao Tự

Vào thời nhà Chu ở Trung Quốc, Vua ra lệnh toàn thể bách tính không được phép buôn bán gỗ dâu, nếu phát hiện ra ai làm trái lệnh sẽ bị xử chém. Ngày nọ, có một đôi vợ chồng vì không biết lệnh Vua nên đã mang gỗ dâu đến kinh thành bán, khi quân lính phát hiện họ liền chạy trốn.

Trong quá trình trốn chạy quân triều đình, họ vô tình phát hiện có một đứa bé bị bỏ rơi. Động lòng thương xót đứa trẻ mà ôm chạy đến nước Bao. Khi lớn lên cô thiếu nữ có nét đẹp trời ban hoa nhường nguyệt thẹn “Bế nguyệt tu hoa”, không ai khác đó chính là Bao Tự. 

Nước Bao khi đắc tội với Chu U Vương đã ngỏ ý cống nạp Bao Tự lên cho Vua nhằm thoát tội. Vì quá si mê nét đẹp của nàng Bao Tự, ngày ngày nhà Vua đều tìm mọi cách để nàng cười mà lơ là chính sự. Cũng vì quá mê muội mà Vua Chu đã để mất nước một cách nhục nhã. 

Nụ cười của mỹ nhân Bao Tự làm diệt vong cả triều đại - Ảnh 4

Nụ cười của mỹ nhân Bao Tự làm diệt vong cả triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc – Ảnh minh họa

2. Sự tích theo quan niệm dân gian ở Việt Nam

Trong truyện cổ tích xưa kể lại rằng, vào ngày nguyệt kỵ tam nương Ngọc Hoàng sẽ phái 3 nàng tiên nữ xuống nhân gian. Cải trang thành những mỹ nhân xinh đẹp nhằm mê hoặc lòng người.

Những ả nam nhân nào nếu như không thể tự chủ được cảm xúc, dục vọng của bản thân, sa đọa vào tửu sắc sẽ nhận lấy hậu quả thích đáng. Nét đẹp quyến rũ của 3 nàng tiên được xem như là thử thách đối với nam nhân ở trần gian. Nếu ai vượt qua được sẽ thành công trong làm việc lớn.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thánh hóa. Lời răn dạy thâm thúy của nhiều bậc trưởng bối dành cho con cháu trong dòng tộc. Nhắc nhở con cháu khi làm việc gì cũng phải hết sức cẩn thận, chu toàn, không được kiêu ngạo, luôn chú tâm học hành.

Giải đáp thắc mắc ngày tam nương là gì theo quan niệm dân gian ở Việt Nam - Ảnh 5

3. Sự tích dưới góc độ khoa học

Ngày kỵ nguyệt, Trái Đất sẽ tự quay quanh trục của mình, còn Mặt Trăng sẽ quay quanh Trái Đất. Sau khoảng thời gian 2 ngày rưỡi, Mặt Trăng sẽ di chuyển hướng sang vùng trời mới. Khi ấy các dòng năng lượng xấu sẽ xuất hiện ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên toàn bộ Trái Đất.

Trong đó, hiện tượng khoa học vũ trụ thể hiện rõ nhất tác động xấu của Mặt Trăng đối với Trái Đất đó chính là thảm họa thủy triều. Ngày trăng mờ, trăng tròn hoặc trăng non thủy triều sẽ dâng cao nhất phá hoại tài sản của con người.

Ngày nguyệt kỵ đến sẽ làm cho tinh thần con người mệt mỏi, uể oải, năng suất làm việc không hiệu quả.

Ngày tam nương kiêng gì? Ý nghĩa?

Nguồn gốc xuất hiện các ngày tam nương trong tháng gắn liền với 3 mỹ nhân xinh đẹp. Nhưng mang đến nhiều tai họa, xui xẻo cho 3 triều đại Trung Quốc. Chính vì thế, kể từ đó về sau người ta xem ngày kỵ nguyệt tam nương là ngày cực kỳ xấu.

1. Ngày tam nương kiêng gì?

Ngày 3 cô gái nên kiêng cắt tóc, cưới hỏi, mua xe, mua đất, ký kết làm ăn… để tránh rước tai họa.

1.1 Kiêng làm việc đại sự

Kiêng làm một số công việc quan trọng ảnh hưởng đến hậu vận cuộc sống về sau như. Dựng vợ gả chồng, động thổ xây nhà, khai trương cửa hàng, ký kết hợp đồng kinh doanh lớn, mua xe mới,… Tất cả việc nêu trên cần tránh thực hiện vào ngày kỵ nguyệt, tam nương.

Người xưa cho rằng, nếu làm việc quan trọng vào ngày này dễ dẫn đến nhiều sự việc phiền não, bất thành. Vợ chồng sống với nhau thường xuyên cãi vã, không đồng quan điểm, kinh doanh thì ế ẩm, thua lỗ. Xây nhà xong thì gia đình hay lục đục, rối ren,… Những ai biết mà vẫn cố chấp, không kiêng kỵ sẽ nhận lại kết cục rất thảm hại, hối hận không kịp.

1.2 Kiêng xuất hành, đi xa

Ngày kỵ nguyệt, tam nương hạn chế xuất hành đi xa, đi xe, đi thuyền, bè, leo núi, đi chơi,…. “Chớ đi xa vào ngày mùng 7, chớ về vào ngày mùng 3”. Tuy nhiên nếu có việc quan trọng bắt buộc phải đi vào ngày này thì phải hết sức cẩn thận. Tránh gặp chuyện tai bay vạ gió, rắc rối ập đến một cách bất ngờ.

Ngày tam nương kiêng xuất hành, đi xa- Ảnh 6

1.3 Kiêng cãi vã, nói điềm gở

Năng lượng xấu của ngày này sẽ bao trùm hết lý trí, cảm xúc của con người, do đó họ rất dễ tức giận. Bạn cần phải biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận, khó chịu với mọi người. Nếu không sẽ bị “quỷ dẫn đường và ma đưa lối”, làm nên những chuyện dại dột trong lúc tranh chấp. 

Đồng thời, không được phép nói điềm xấu, những việc không may mắn. Vì ma, quỷ sẽ biến một số điều mà bạn vừa nói trên thành sự thật. Vì thế, ngày kỵ nguyệt các bạn không được nói điềm gở, tranh chấp, cãi vã nếu không xui xẻo sẽ nhanh chóng tìm đến.

1.4 Vợ chồng không nên gần gũi

Có rất nhiều cặp đôi cho rằng, vợ chồng chỉ nên kiêng kỵ quan hệ vào ngày rằm, ngày mùng 1 và ngày nguyệt thực, nhật thực. Tuy nhiên, ngày nguyệt kỵ vợ chồng cũng không nên làm việc này nếu không sẽ phạm tội dâm ô, suốt ngày chỉ biết đắm chìm trong sắc dục giống như các vị Vua trước kia.

1.5 Sinh vào ngày tam nương

Ông bà ta cho rằng, những đứa bé được sinh vào ngày kỵ nguyệt sẽ rất khó nuôi, thường xuyên quấy khóc, hay ốm đau bệnh tật. Mệnh số phước đức sau này của con không tốt, cuộc đời nhiều đau buồn. Không nhận được sự yêu thương, quý mến của tất cả mọi người. 

Ngày 3 cô gái nên kiêng sinh em bé, cắt tóc, cưới hỏi, mua xe, mua đất, ký kết làm ăn - Ảnh 7

Kiêng cử là việc tốt nhưng “Đức năng thắng số mệnh”, do vậy bạn chỉ việc sống đúng với lương tâm, không làm việc ác, hại người, năng làm việc thiện thì mọi xui rủi đều được hóa giải.

2. Ý nghĩa của ngày tam nương

Các ngày nguyệt kỵ trong tháng gắn liền với 3 mỹ nhân Trung Quốc làm suy sụp ba triều đại đã được lưu truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Vì thế, ngày 3 cô gái được xem là ngày rất xấu, không thích hợp để làm việc quốc gia đại sự, việc lớn trong cuộc đời. 

Qua sự việc mất nước của ba ông Vua Trung Quốc. Người đời mượn ngày này để răn đe, nhắc nhở con cháu đời sau sống phải biết khiêm tốn. Không được sống kiêu ngạo, ham mê tửu sắc, cờ bạc, rượu chè. Phải luôn biết cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực mỗi ngày, đừng ỷ vào ta đây có chút văn võ mà ra oai, nếu không sẽ có kết cục thảm hại.

Theo ý nghĩa tâm linh, ngày này gợi nhắc, vẽ ra một viễn cảnh đau thương, nước mất nhà tan, mọi việc đều không thành. Khi muốn làm việc lớn, gặt hái được thành công, may mắn, thuận buồm xuôi gió cần phải xem ngày giờ tốt. Việc tin vào tâm linh như một chỗ dựa tinh thần vững mạnh, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi làm mọi việc.

Cách hóa giải ngày tam nương

Vậy có những cách hóa giải ngày tam nương nào? Cách đơn giản nhất để hóa giải ngày kỵ nguyệt đó chính là hãy tránh các ngày tam nương trong tháng ra. Nhưng nếu sự việc quá gấp gáp, quan trọng bắt buộc phải làm vào ngày này thì bạn có thể áp dụng 4 cách sau:

1. Áp chế “hóa sinh”

Cơ chế hóa sinh dựa theo quy luật ngũ hành tương sinh trong phong thủy. Nhằm mục đích chế khắc những rủi ro, tai họa và đại nạn xảy ra trong ngày 3 cô gái. Ví dụ Thổ sinh Kim, thì dùng giờ Thổ để hóa giải giờ Kim, Mộc sinh Hỏa thì dùng giờ Mộc để khắc chế giờ Hỏa,…

2. Áp chế “chế sát”

Dựa theo cơ chế “hóa sinh”, khi áp dụng cách hóa giải “chế sát” cũng thực hiện tương tự. Chẳng hạn như “Kim khắc Mộc”, thì dùng giờ Kim để khắc chế giờ Thủy, “Thủy khắc Hỏa”, dùng giờ Thủy để khắc chế giờ Hỏa,…

Dựa trên ngũ hành tương sinh để giảm bớt điều xấu trong ngày tam nương- Ảnh 18

3. Cơ chế “tị hòa”

Trong phong thủy ngũ hành, có thể hóa giải âm khí nặng nề của các ngày tam nương tháng 10, 11, 12, 1, 4, 7, 9 bằng quan hệ tương hòa. Ngày kỵ nguyệt Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc áp chế, Dương Thổ – Âm Thổ, Âm Kim – Dương Kim,… dung hòa tất cả sự việc.

4. Mượn tuổi

Nếu muốn thực hiện những việc quan trọng như động thổ xây dựng nhà ở, mua xe, mua đất,… Nhưng rơi vào ngày kỵ nguyệt thì gia chủ có thể hóa giải bằng cách đi mượn tuổi. 

Người được mượn phải hợp tuổi, tam hợp với người mượn để đứng ra thay mặt chủ trì thực hiện. Sau đó, xem ngày tốt thực hiện thủ tục chuộc nhà, chuộc xe, chuộc đất từ người được mượn.

Tổng kết

Trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về các ngày tam nương trong tháng, điều kiêng kỵ và cách hóa giải chi tiết. Mến chúc bạn sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Xem thêm:  Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? 10 sự thật tại sao lại xui xẻo

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *