Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không?

cay rau muong tri benh gi, co tac dung gi, uong nhieu tot khong?

Từ thời xa xưa, những bài thuốc nam cây rau mương chữa dạ dày, đau khớp, kiết lỵ,… đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Vậy thực hư về tác dụng chữa bệnh của cây rau mương như thế nào? Hải Triều sẽ giới thiệu đến độc giả tất tần tật những điều liên quan đến vị thuốc dân gian này nhé! 

MỤC LỤC

› Cây rau mương là cây gì, mọc ở đâu, cách nhận biết

1. Rau mương là loại cây gì?

2. Rau mương thường mọc ở đâu?

3. Cách nhận biết cây rau mương

› Tác dụng của cây rau mương đối với sức khỏe

1. Chữa dạ dày, đau bao tử

2. Trị đau khớp

3. Trị chứng tiêu chảy, viêm ruột, kiết lỵ

4. Thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

5. Làm mát hệ thống tuần hoàn máu và tiêu sưng viêm ở người

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

7. Chữa trị triệu chứng cảm mạo, phát sốt thông thường

8. Hỗ trợ chữa trị triệu chứng viêm amidan, lưỡi và hầu họng

9. Cải thiện làn da bị mụn trứng cá

10. Hỗ trợ giảm đau nhức ở vùng cơ răng miệng

› Sử dụng nhiều cây rau mương có tốt không?

› Cây rau mương trong các bài thuốc dân gian

1. Trị đái tháo đường, tiểu đường

2. Hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày

3. Chữa bệnh đau bụng, tiêu chảy

4. Viêm amidan và viêm họng

5. Mụn nhọt, mụn trứng cá, áp xe

6. Chuyên trị, ngăn ngừa bệnh giun sán

› Lời kết

Cây rau mương là cây gì, mọc ở đâu, cách nhận biết

Khi các chuyên gia mới đề xuất rằng con người nên ưu tiên thực dưỡng nhiều hơn dược dưỡng thì những loại cây, rau củ quả được nhiều người chú trọng, quan tâm. Các điển tích, điển cố, sách vở được lật lại và ông cha ta đã phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của cây rau mương trong từ điển y học cổ truyền của Việt Nam.

Tin tức liên quan:

1. Rau mương là loại cây gì?

Rau mương là một trong những loài cây hoang dại, có sức sống mãnh liệt. Ở nhiều vùng quê khác nhau, loại cây này còn được gọi bằng những cái tên như rau mương thon, cây rau mương đất, cây rau mương đứng, cây rau mương nằm, cây rau mương khô, rau lục,… Ngoài ra, loài rau mương này được xếp vào chủng rau dừa nước.

Mặt khác, loài rau mương này có tên khoa học đầy đủ là Ludwigia prostrate. Nhiều người thắc mắc cây rau mương có mấy loại? Chính xác chúng chỉ có một loại duy nhất là loại thân thảo này.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 1
Cây rau mương có tên khoa học là Ludwigia prostrate. Tuy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam nhưng khoa học hiện đại hiện chưa có công trình nghiên cứu nào

2. Rau mương thường mọc ở đâu?

Nếu bạn thắc mắc cây rau mương mọc ở đâu để hái về làm thuốc thì hãy thử ra gò ruộng, hồ nước hoặc bờ đê gần nhà, trọ,… để tìm xem. Loài cây này thuộc tính thủy nên thường xuất hiện ở những nơi có độ ẩm cao, tương đối gần nguồn nước ngọt.

Ngoài ra, loài cây này dễ dàng thấy xuất hiện ở những khu vực như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ninh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long,…

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 2
Môi trường sinh trưởng của cây rau mương như thế nào?

3. Cách nhận biết cây rau mương

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 3
Cẩm nang hướng dẫn cách nhận biết về vị thuốc rau mương

Về các đặc điểm dùng để nhận biết vị thuốc rau mương thì bạn đọc có thể căn cứ bằng hình ảnh bên dưới hoặc các chú thích mà Hải Triều biên soạn căn cứ lời hướng dẫn của bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec:

  • Chiều cao: Chiều cao trung bình của rau mương dao động từ 25 – 50cm. Sự khác biệt về kích thước của loài cây này là tùy thuộc vào môi trường ẩm ướt mà chúng sinh trưởng.
  • Hình dạng của thân cây: Rau mương là loài có dáng thẳng đứng và mọc phân nhánh. Bộ phận cành và thân cây tồn tại 4 góc tù.
  • Hình dạng của lá: Dáng lá rau mương thuôn dài, phần đuôi tương đối nhọn. Và toàn bộ phận của cây có màu xanh lục, rất đẹp.
  • Hình dạng của hoa rau mương: Vị trí của hoa thường mọc ở bộ phận nách lá. Ngoài ra, bông này không có cuống và hình dáng tương đối nhỏ. Hoa mọc thành chùm và ở mỗi chùm sẽ có khoảng 7 – 8 bông trắng trộn sắc xanh mạ.
  • Quả rau mương: Quả hình trụ, nhẵn và có độ dài dao động từ 2 – 3 cm. Ngoài ra, dáng quả hơi phồng ở chóp đỉnh.
Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 4
Những điều bạn cần biết về hình dạng của rau mương
Đồng hồ đính kim cương bán chạy

Tác dụng của rau mương đối với sức khỏe

Cây rau mương có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi tìm hiểu về loại thảo dược dân gian này. Liệu có tồn tại hay không cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương hay những tác dụng phụ của cây rau mương gây hại cho sức khỏe người dùng. Trong chuyên mục, Hải Triều sẽ giải đáp cho bạn đọc nhé!

1. Chữa dạ dày, đau bao tử

Cách sử dụng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày là một cách phổ biến và thường dùng nhất của loại thảo dược này. Với tác dụng điều trị bệnh đau bao tử và giúp dưỡng dạ dày, cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm theo thời gian. Thậm chí, bạn có thể hết đau ngay nếu cơ địa thực sự tốt.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 6
Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày khi sử dụng đúng cách

2. Trị đau khớp

Nhắc đến tác dụng của rau mương thì không thể không nhắc đến cách uống cây rau mương trị đau khớp. Đây là phương pháp được ứng dụng và lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Sau khi sử dụng, bạn sẽ cảm thấy các khớp tay, chân trở nên linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 7
Cây rau muống nước giúp chữa trị triệu chứng đau khớp cho bệnh nhân

3. Trị chứng tiêu chảy, viêm ruột, kiết lỵ 

Một trong những tác dụng độc đáo nhất của rau mương chính là trị được các chứng như tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, các bệnh nhân nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng thảo dược này để trị liệu. Nhờ đó, căn bệnh sẽ dễ dàng được giải quyết nhanh chóng.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 8
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau mương để điều trị các loại bệnh

4. Thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Vào những ngày nắng nóng gay gắt thì bạn có thể uống rau mương để giải nhiệt hiệu quả. Trên thực tế, vào thời xưa, rau mương thì được nấu thành trà ở các hộ nông dân nghèo nhằm giúp thanh nhiệt, giải độc. Vì thế, bạn nên sử dụng thảo dược này trong trường hợp bị say nắng, nóng trong người.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 9
Những điều bạn cần biết về tác dụng của cây rau mương chữa bệnh gì

5. Làm mát hệ thống tuần hoàn máu và tiêu sưng viêm ở người

Điểm cộng lớn nhất của rau mương chính là tác dụng làm mát hệ thống tuần hoàn máu và tiêu sưng viêm ở người. Nói cách khác, khi bạn bị thương tổn thì thay vì dùng nhiều thuốc kháng sinh, bạn nên sử dụng thảo dược rau mương. Nhờ đó, quá trình tuần hoàn máu sẽ lưu chuyển tốt và tiêu sưng viêm diễn ra nhanh chóng, bớt đau hiệu quả.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 10
Ngoài tác dụng cây rau mương chữa bệnh dạ dày, thảo dược này còn giúp tiêu sưng viêm ở người

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bên cạnh các tác dụng về dạ dày, thanh nhiệt, tiêu viêm thì rau mương còn hỗ trợ điều trị căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ở người. Theo đó, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được sức khỏe và không cần phải ăn kiêng nghiêm ngặt theo chỉ định như thời điểm ban đầu.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 11
Cây rau mương mua ở đâu để nhanh chóng điều trị bệnh tiểu đường thành công

7. Chữa trị triệu chứng cảm mạo, phát sốt thông thường

Điểm đáng chú ý của rau mương là tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt thông thường. Ví dụ một số trường hợp, bạn thức đêm bị cảm hoặc sốc nhiệt nên phát sốt thì rau mương đất hoàn toàn giúp bạn xử lý tốt mà không cần sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cách này nhé!

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 12
Đôi nét về tác dụng chữa trị triệu chứng cảm mạo, phát sốt thông thường bằng rau mương

8. Hỗ trợ chữa trị triệu chứng viêm amidan, lưỡi và hầu họng

Có lẽ bạn chưa biết, rau mương còn có công dụng chữa trị viêm amidan, lưỡi và hầu họng khi bị nhiễm bệnh. Vì thế, hãy uống nước thuốc này khoảng 2 ngày/ lần vào sáng và tối nhằm giúp bệnh tình thuyên giảm.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 13
Rau mương giúp điều trị bệnh viêm hầu họng, lưỡi và amidan nhanh chóng, hiệu quả tại nhà

9. Cải thiện làn da bị mụn trứng cá

Đối với các chị em phụ nữ, mụn trứng cá là cơn ác mộng đối với sắc đẹp, ngoại hình. Vậy nên làm sao để cải thiện làn da khi bị mụn là bài toán đặt ra được phái nữ cực kỳ quan tâm. Đối với các phương pháp dân gian, rau mương là vị thuốc lành tính giúp cải thiện làn da bị nhiễm khuẩn, xua tan mụn nhọt và giúp làn da trẻ đẹp như xưa.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 14
Những điều bạn cần biết về khả năng cải thiện làn da bị mụn trứng cá ở người

10. Hỗ trợ giảm đau nhức ở vùng cơ răng miệng

Khi bạn bị đau nhức ở các vùng cơ, răng miệng thì nên làm gì để hết đau? Đáp án chính là rau mương có thể hỗ trợ điều trị. Đây là vị thuốc dân gian được truyền lưu rộng rãi, có khả năng giảm đau mà không gây nám, ố vàng cho khoang miệng của người sử dụng.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 15
Bỏ túi một số tác dụng của rau mương trong việc giảm đau ở vùng cơ răng miệng

Uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Vấn đề uống nhiều cây rau mương có tốt không là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về thảo dược nhân gian này. Trên thực tế, thảo dược rau mương là một vị thuốc dân gian và đã là thuốc thì không thể lạm dụng, uống quá nhiều. Do đó, bạn cần cẩn trọng trong việc dùng rau mương nhằm được mục đích của bản thân.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 23
Việc lạm dụng hay uống nhiều rau mương không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân

Sau đây, các bệnh nhân nên bỏ túi một số lưu ý trong quá trình sử dụng, tránh những tác dụng phụ của cây rau mương xảy đến:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền khi tiến hành phương pháp điều trị dân gian này.
  • Tuyệt đối rửa, ngâm với nước muối hoặc sơ chế sạch sẽ rau mương trước khi sử dụng. Vì đây là loại rau dại nên sẽ có rất nhiều vi khuẩn bám vào thân cây và dễ dàng khiến bệnh nghiêm trọng hơn nếu chưa sơ chế kỹ.
  • Hiệu quả sử dụng của rau mương tùy thuộc vào thời gian cũng như trạng thái, cơ địa của người bệnh. Đặc biệt, không nên mù quáng tin vào bài thuốc dân gian này mà không đến bệnh viện để thăm khám. Nên dừng sử dụng nếu không thấy triệu chứng chuyển biến tốt
  • Tuyệt đối KHÔNG tự ý dùng thảo dược rau mương cho phụ nữ có thai, cho con bú hay trẻ em dưới 10 tuổi.
Citizen nam bán chạy

Cây rau mương trong các bài thuốc dân gian

Sau khi đã xác định được cây rau mương có công dụng gì thì bạn nên tìm hiểu về những bài thuốc dân gian. Nhờ đó, giúp bản thân hoặc người bệnh chóng khỏe và phòng ngừa tình trạng kháng thuốc do uống dược phẩm Tây y nhiều. Sau đây, mời độc giả cùng Hải Triều khám phá các bài thuốc dân gian được truyền miệng này nhé!

1. Bài thuốc chữa trị đái tháo đường, tiểu đường

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm thuốc chữa trị bệnh đái tháo đường:

  • 15g – 20g rau mương
  • 15g – 20g quả chuối hột
  • 15g – 20g dây mây
  • 10g – 15g lá vú sữa màu tím
  • 15g – 20g cây lục bình
  • 10g – 15g vị cam thảo nam
  • 20g – 25g khổ qua

Kế tiếp, các độc giả tiến hành chế thuốc theo từng bước như sau: cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào niêu, đổ thêm 3 chén nước vừa rồi sắc cạn sao cho nước thuốc chỉ còn 8 phân so với lúc ban đầu.

Đến đây thì bạn có thể tắt bếp. Lưu ý, trước khi dùng thì phải sử dụng lưới lọc, lọc hết bã và chỉ lấy nước thuốc. Sau đó, chia thành 2 phần riêng biệt cho 1 ngày và uống vào buổi sáng lẫn chiều.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 16
Cây rau mương khô kết hợp cùng với các vị thuốc khác giúp hỗ trợ trị đái tháo đường

2. Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày (bị nhiễm bệnh do vi khuẩn H.Pylori gây ra)

Trong tất cả các công dụng của rau mương, hỗ trợ chữa đau dạ dày là tác dụng quan trọng và được biết đến rộng rãi nhất. Ngoài ra, bài thuốc chữa bệnh này cũng được phổ biến nhiều ở các vùng quê của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, có đến 3 bài thuốc được truyền lưu trong dân gian:

  • Bài thuốc trị đau dạ dày số 1: Chọn mua rau mương đã nở hoa và trưởng thành với chiều cao hơn 1m. Sau đó, rửa, phơi khô rồi rang thảo dược lên chảo sao cho có mùi thơm lẫn ngả vàng nâu. Kế tiếp, đặt chúng vào tấm vải sạch rồi trải trên cây phơi sào cho đến khi chúng nguội. Cuối cùng, sắc thảo dược với nước để uống là được.
Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 17
Bỏ túi cách làm thảo dược bằng rau mương chuyên trị đau dạ dày theo phương pháp dân gian
  • Bài thuốc trị đau dạ dày số 2: Đem rau mương ngâm với nước muối trong vòng 15 phút. Sau đó, rửa sạch, để sát rồi giã nát thảo dược với nước lọc. Tiếp đến, vắt lấy nước cốt, chia thành 2 phần để uống vào sáng và tối. Nhờ đó, triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện và bạn sẽ chóng khỏe mạnh.
  • Bài thuốc trị đau dạ dày số 3: Rửa sạch thảo dược và để ráo. Tiếp đến, cắt rau mương thành từng đoạn nhỏ, tráng qua rượu và thả vào bình. Kế tiếp, đổ rượu vào bình sao cho ngập hết thảo dược rồi đậy kín nắp, đặt ở nơi thoáng mát trong 15 ngày. Sau thời gian trên, lấy ra dùng và kiên trì uống 2 lần/ ngày, bạn sẽ cảm thấy khá hơn.
Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 18
Những điều bạn cần biết về trình tự chế tác nước thuốc rau mương đơn giản, tại nhà

3. Bài thuốc chữa bệnh đau bụng, tiêu chảy

Bạn đọc có thể áp dụng cây rau mương chữa đau dạ dày theo các bước đơn giản như sau. Rửa sạch một ít lá rau mương, ngâm nước muối rồi giã nát để lấy nước cốt. Sau đó, bạn uống thuốc này với liều lượng 2 ngày/ lần thì sẽ dễ dàng cầm tiêu chảy nhanh chóng. 

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 21
Khám phá cách chữa bệnh tiêu chảy bằng việc chế biến và uống thảo dược rau mương

4. Bài thuốc chuyên trị viêm amidan và viêm họng

Đối với các triệu chứng viêm họng, viêm amidan thì bạn cũng có thể dùng rau mương để chữa bệnh. Độc giả chỉ cần rửa sạch lá rồi nhai nuốt thảo dược này với muối trước khi ngủ vào buổi tối. Nhờ đó, cơn đau họng hay viêm amidan sẽ giảm đau nhức và lành bệnh theo thời gian.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 20
Hướng dẫn bài thuốc chuyên chữa trị cơn viêm họng, viêm amidan bằng rau mương

5. Bài thuốc chuyên chữa bệnh mụn nhọt, mụn trứng cá, áp xe

Về cách chữa triệu chứng mụn nhọt, cải thiện vẻ đẹp thì bạn cần dùng đến lá và thân của rau mương. Ngâm hai nguyên liệu này với nước muối trong 7 – 10 phút rồi giã nát. Sau đó, đắp thảo dược lên vùng nổi mụn trong 10 – 15 phút và uống kết hợp 1 phần nước thuốc rau mương. Nhờ vậy, ác mộng mụn trứng cá sẽ tan biến khỏi gương mặt.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 21
Đôi nét về cách chữa triệu chứng mụn nhọt, trứng cá hay áp xe bằng thảo dược rau mương

6. Bài thuốc chuyên trị, ngăn ngừa bệnh giun sán

Sau đây, Hải Triều sẽ giới thiệu bạn bài thuốc dân gian trị giun sán. Sắc rau mương khô hoặc tươi với nước. Sau đó, lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã. Nên uống trước bữa ăn trong khoảng 15 – 20 phút và chỉ dùng nước thuốc này chỉ 1 lần trong ngày và lặp lại sử dụng trong vòng 3 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 22
Sơ lược về bài thuốc dân gian chuyên trị giun sán

Lời kết

Thông tin trong bài viết cây rau mương trị bệnh gì ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng nội dung được Hải Triều tổng hợp và biên soạn này sẽ trở thành nguồn tư liệu hữu ích dành cho quý độc giả. Nhờ đó, bạn đọc sẽ hiểu hơn về công dụng cây rau mương trị bệnh và dễ dàng xử lý các triệu chứng đơn giản thường ngày.

Ngoài ra, trong chuyên mục sức khỏe đời sống của website Đồng Hồ Hải Triều, còn có rất nhiều bài viết hấp dẫn khác liên quan đến đề tài vị thuốc dân gian. Do vậy, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu về chủ đề này thì đừng ngần ngại gì mà không ghé website của hãng để cập nhật tin tức hữu ích nhé! 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *