Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu

Trong nền y học phương Đông, quả la hán được biết đến là một vị thuốc dân gian có tính mát với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy đặc điểm nhận diện la hán quả là gì, những tác dụng thực tế và các cách nấu vị thuốc này ra sao? Cùng theo chân Đồng Hồ Hải Triều để giải mã tất tần tật những thắc mắc trên nhé!

 

MỤC LỤC

› Đặc điểm nhận diện quả la hán

› Quả la hán có tác dụng gì?

1. Làm thanh nhiệt cơ thể

2. Điều trị ho có đờm

3. Thuyên giảm bệnh về tim mạch

4. Điều trị bệnh đái tháo đường

5. Chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư

› Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?

› Cách nấu quả la hán tốt sức khỏe

1. Cách nấu nước sâm la hán

2. Cách nấu quả la hán ngâm rượu

3. Cách nấu sâm bí đao la hán với thục địa

4. Cách nấu sâm bông cúc la hán

› Một số câu hỏi liên quan

1. Bầu uống la hán quả được không?

2. Uống la hán quả nhiều có tốt không?

3. Ai không nên uống la hán quả?

› Gợi ý phụ kiện phong thủy cầu bình an

› Lời kết

 

Đặc điểm nhận diện quả la hán

Là một trong những vị thuốc dân gian nổi tiếng của nền y học phương Đông, quả la hán có rất nhiều tên gọi khác nhau như la hán quả, giả khổ qua, mộc miết,… Ngoài ra, loài cây này là đặc sản chủ lực, chiếm thị phần kinh tế lớn của TP. Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Về hình dáng, la hán quả là cây thân leo, ra bông, kết thành quả hình trái xoan hoặc hình cầu. Phần vỏ tương đối cứng và nhỏ, có đường kính ước chừng 4 – 6cm. Bên cạnh đó, loại quả này không nên ăn trực tiếp mà cần được chưng thành nước thuốc hoặc làm gia vị cho các món ăn thường ngày.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 1

Đặc điểm nhận dạng và giá quả la hán khô. Nên mua ở đâu?

 

Tin tức liên quan:

10 tác dụng của tinh bột nghệ, xuất xứ, giá, cách dùng đúng

Lá vối tươi, lá vối khô có tác dụng gì, trị bệnh gì, tốt không?

10 tác dụng của đông trùng hạ thảo, xuất xứ, giá, cách dùng

 

Quả la hán có tác dụng gì?

Tác dụng của quả la hán khô là một trong những đề tài chưa bao giờ ngừng hot trên các diễn đàn y học cũng như dinh dưỡng gia đình. Vậy bản chất của loại quả này có thần kỳ như lời đồn đãi? Hãy cùng theo chân Đồng Hồ Hải Triều để tìm hiểu về tất tần tật của tác dụng của la hán quả này nhé!

 

Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu, cách phân biệt, tác dụng

Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu, cách phân biệt, tác dụng

 ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ 

 

1. Làm thanh nhiệt cơ thể

Một trong những tác dụng của la hán quả rõ ràng nhất là làm thanh nhiệt cơ thể, xua tan cơn nóng trong người. Ví dụ, bạn có thể nấu sâm bông cúc, sâm rong biển hoặc sâm bí đao la hán quả để làm mát cơ thể nhanh chóng khi hè về. Ngoài ra, trường hợp bạn hoặc trẻ con trong nhà bị táo bón thì nước la hán là giải pháp hữu hiệu để trị chứng này.

Mặt khác, uống nước quả la hán còn giúp chống lại, ngăn ngừa bệnh trạng viêm nhiễm. Thậm chí, trường hợp bị đau viêm, sưng tấy ở trong cơ thể, khi sử dụng loại quả này có thể thuyên giảm nhanh chóng.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 2

Một trong những tác dụng của la hán khô là giúp thanh nhiệt cơ thể, chống viêm, trị táo bón

 

2. Điều trị ho có đờm

Điểm ưu việt nhất của la hán quả là có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp chẳng hạn như ho có đờm, ho khan lâu ngày, viêm amidan, viêm thanh quản,… Ngoài ra, không nhất thiết phải khi mắc bệnh mới có thể sử dụng vị thuốc này. Bạn có thể cho gia đình thi thoảng uống trà sâm la hán quả để ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp này.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 3

La hán quả trị bệnh gì? Có phải tác dụng là trị mụn hoặc các bệnh về đường hô hấp không?

 

TOP CASIO nữ đẹp

3. Thuyên giảm bệnh về tim mạch

Vấn đề huyết áp cao có uống được quả la hán không cũng thường được nhắc đến khi sử dụng vị thuốc này. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Medlatec, la hán quả có tác dụng làm thuyên giảm các bệnh lý liên quan đến tim mạch như xơ cứng động mạch, cao huyết áp,… Vậy nên, bệnh nhân bị huyết áp cao hoàn toàn có thể sử dụng được nước thuốc từ loại quả này này.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 4

Nước la hán quả có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

 

4. Điều trị bệnh đái tháo đường

Nhắc đến các tác dụng của la hán quả thì không thể không nhắc đến tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường. Loại quả này chứa hàm lượng calo tương đối thấp nên có thể sử dụng cho người đang bị béo phì, thừa cân. Ngoài ra, la hán quả còn có khả năng tăng kích thích để tạo ra insulin cũng như giảm lượng đường trong máu nên được nhiều bác sĩ đề xuất cho người bệnh.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 5

Quả la hán chữa bệnh gì? Uống có giảm cân không?

 

5. Chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư

Điểm cộng lớn nhất của la hán quả là khả chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và làm ức chế sự lan rộng của các tế bào ung thư. Thậm chí, vị ngọt của loại trái cây này cũng thường được sử dụng với những bệnh nhân đang trong giai đoạn chữa ung thư. 

Ngoài ra, khi dùng la hán quả, bạn còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau và làm chậm quá trình lão hóa ở cơ thể người.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 6

La hán quả mua ở đâu thì uy tín và chất lượng? giá bao nhiêu?

 

Lá cây đinh lăng có tác dụng gì, cách pha nước uống mỗi ngày

Lá cây đinh lăng có tác dụng gì, cách pha nước uống mỗi ngày

 ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ 

 

Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?

Thức uống được làm từ cây quả la hán từ lâu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ nhờ vào hương vị mát lạnh, ngọt dịu mà còn bởi la hán quả chữa được nhiều căn bệnh, nhuận yết hầu và tiêu hóa dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu mỗi ngày đều uống quả la hán có tốt không là vấn đề được nhiều gia đình đặt ra. Theo các từ điển Đông y ghi lại, la hán quả là loại trái cây phù hợp với người có cơ địa thể nhiệt. Nói cách khác, nếu bạn thường cảm thấy nóng trong người thì có thể uống loại quả này từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 7

La hán quả kết hợp với gì? Có nên uống hàng ngày hay không?

 

Citizen thân thiện sức khỏe

Ngược lại, nếu bạn sở hữu cơ địa chẳng hạn như hư hàn thì tuyệt đối không được lạm dụng la hán quả. Bởi nó sẽ dễ gây tác động xấu đến cơ thể của bạn. Về dấu hiệu nhận biết người thuộc thể hư hàn thì thường có các trạng thái như thích uống ấm, tay chân lạnh, làn da nhợt nhạt, sợ lạnh,…

Mặt khác, nên thận trọng sử dụng la hán quả nếu bạn đang bị ho do cảm lạnh hoặc có dị ứng với một số chất có trong loài cây này.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 8

Mỗi ngày, trẻ em có uống được nước quả la hán không?

 

Cách nấu quả la hán tốt sức khỏe

Là một loại quả cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe con người, la hán quả là thức uống giải nhiệt vào những ngày hè nóng cháy da. Vậy làm thế nào để sử dụng loại trái cây này hiệu quả nhất? Đáp án chính về cách sử dụng quả la hán tốt nhất chính là nấu thành một hồ nước để uống. Cùng Hải Triều điểm qua một số phương pháp nấu nước la hán quả này nhé!

 

1. Cách nấu nước sâm la hán quả

Sau đây, Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách nấu nước sâm la hán quả:

▶ Về nguyên liệu: 1 – 2 trái la hán, 3g thục địa, 5g táo tàu, 5g lá mía khô và 100g đường phèn

▶ Về cách làm: 

  • Rửa sạch và bóp nát, bóc vỏ la hán quả
  • Bật bếp, đổ từ 3 – 4 lít nước rồi thả lần lượt các nguyên liệu vào
  • Dùng đũa khuấy đều hỗn hợp lên và bật lửa lớn
  • Khi nồi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại và duy trì trong vòng 10 phút
  • Cuối cùng là đổ nước ra ly và thưởng thức

▶ Tham khảo video hướng dẫn cách làm: 

YouTube video

 

Bỏ túi phương pháp nấu nước sâm la hán quả thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà

 

2. Cách nấu quả la hán ngâm rượu

Trong chuyên mục này, Hải Triều sẽ hướng bạn cách ngâm rượu với la hán quả.

▶ Về nguyên liệu: 7 – 10 trái la hán khô (giòn, to, vỏ cứng); rượu nếp đã qua ủ; 1 bình thủy tinh

▶ Về cách làm: 

  • Phơi khô la hán quả rồi bóc vỏ
  • Cạo lấy phần ruột, vứt vỏ và cho phần ruột vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu với tỷ lệ 10 quả/ 4 – 4.5 lít
  • Đậy nút lại và ngâm rượu trong vòng 9 tháng thì hãy lấy ra sử dụng

▶ Tham khảo video hướng dẫn cách làm: 

YouTube video

 

Khám phá cách ngâm rượu bằng la hán quả

 

3. Cách nấu sâm bí đao la hán quả với thục địa

Cùng tham khảo cách nấu sâm bí đao la hán quả với thục địa nhé!

▶ Về nguyên liệu: 

  • 1.5 quả bí đao
  • 2 trái la hán
  • 15g thục địa
  • 150g khúc mía lau (tương đương 2 khúc)
  • 7 trái táo đỏ
  • 50g lá dứa
  • 100g đường phèn

▶ Về cách làm: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã mua về và để ráo nước
  • Cắt bí đao thành lát dày 1cm, bỏ phần ruột, mía lau, thục địa, lá dứa cắt thành khúc nhỏ; Bóp nát la hán quả
  • Thả nguyên liệu vào nồi và cho 4 lít nước vào
  • Đun sôi hỗn hợp trong vòng 45 – 50 phút
  • Sau khoảng thời gian trên và riu lửa nhỏ tiếp trong vòng 30 phút
  • Tắt bếp và dùng rây lọc lấy nước, bỏ phần xác
  • Thả đường phèn và khuấy đều với hỗn hợp
  • Cuối cùng là có thể đổ ra ly và thưởng thức. Có thể bỏ thêm đá để xua tan cái nóng ngày hè

▶ Tham khảo video hướng dẫn cách nấu la hán quả với bí đao: 

YouTube video

 

Tất tần tật về các bước nấu nước sâm bí đao la hán quả đơn giản, dễ hiểu

 

4. Cách nấu sâm bông cúc la hán quả

Mời độc giả cùng tham khảo phương pháp nấu sâm bông cúc la hán quả nhãn nhục với rong biển:

▶ Về nguyên liệu: 

  • 1 – 2 trái la hán
  • 20g bông cúc được sấy khô
  • Lá dứa
  • 50g đường phèn

▶ Về cách làm: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu. Đặc biệt với bông cúc thì xả xơ với nước rồi ngâm trong vòng 5 phút và rửa lại một lần nữa là được.
  • Đập la hán quả thành miếng nhỏ
  • Với lá dứa khi đã rửa sạch thì cần bó lại
  • Đun sôi nồi nước khoảng 4 lít và thả các nguyên liệu vào nồi. Đậy nắp và đợi cho hỗn hợp sôi lên trong vòng 4 – 5 phút.
  • Lọc lấy nước và thả đường phèn cùng lá dứa vào nồi
  • Đậy nắp lại, riu nhỏ lửa và đợi cho đường tan hết
  • Khi đường tan thì lấy lá dứa ra và có thể đổ ra ly để thưởng thức.

▶ Tham khảo video hướng dẫn cách làm:

YouTube video

 

Khám phá cách nấu nước sâm bông cúc la hán quả thanh nhiệt cho ngày hè

 

Một số câu hỏi liên quan

Uống nước quả la hán có tác dụng gì hay bầu có nên uống la hán quả hay không là những thắc mắc xoay quanh đề tài của vị thuốc dân gian này. Hãy theo chân Đồng Hồ Hải Triều để được gỡ rối những băn khoăn này nhé!

 

1. Bầu uống la hán quả được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể uống la hán quả. Vì đây là loại cây chứa đường nhưng không sinh nhiệt lượng và có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng loại quả này. Ngược lại, giai đoạn sau thì nên sử dụng.

Mặt khác, khi cảm thấy đầy bụng, khó tiêu thì bà bầu cũng không nên uống sản phẩm này. Ngoài ra, vì la hán quả có tính hàn nên chỉ được dùng khoảng 15 – 30g cho một ngày. Đặc biệt, nên mua loại trái cây này ở những địa chỉ, cơ sở kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm để tránh gây ra tác động xấu đến thai nhi

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 9

Phụ nữ mang thai nên uống la hán quả vào 3 tháng đầu thai kỳ

 

DW nữ yêu đời

2. Uống la hán quả nhiều có tốt không?

Trong từ điển Đông y ghi lại, người có cơ địa thiên nhiệt thì nên uống la hán quả nhiều. Bởi đây là loại trái cây có tính mát, tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, nên sử dụng thức uống la hán quả nhiều vào mùa hè vì nó giúp thanh mát, giải nhiệt và ổn định cơ thể.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 10

Uống la hán quả nhiều có tốt không? Và la hán quả kỵ gì?

 

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách làm, cách uống đúng

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách làm, cách uống đúng

 ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ 

 

3. Ai không nên uống la hán quả?

Sau đây, Hải Triều sẽ gửi đến bạn đọc một số đối tượng không nên uống la hán quả:

  • Phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và mang thai trong 3 tháng đầu đời
  • Người mắc các triệu chứng ho do cảm lạnh, phong hàn
  • Người có dị ứng với một số thành phần có trong la hán quả
  • Người đang điều trị các loại bệnh khác cần được sự tư vấn, đồng ý và tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 11

Các đối tượng không nên uống loại quả này sẽ được giải đáp trong bài viết

 

Gợi ý phụ kiện phong thủy cầu bình an

Khi bạn đang quan tâm đến sức khỏe và cầu nguyện bình an cho gia đình, bản thân thì đừng quên một số phụ kiện phong thủy. Nó sẽ là những vật phẩm tâm linh, trấn giữ tứ phương, bát hướng giúp bạn tăng thêm sự an tâm và cầu bình an thành công như mong đợi. 

Sau đây là một số phụ kiện phong thủy bạn nên bỏ túi: vòng tay phong thủy, Tỳ Hưu, khấu bình an, vòng Charm hình Phật và các loại đá phong thủy khác.

Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu - Ảnh 12

Phụ kiện phong thủy cầu bình an, sức khỏe – Ảnh vòng tay 83050013

 

Vòng tay phong thủy

Lời kết

Thông tin về chủ đề công dụng của quả la hán cũng như cách nấu, sử dụng,… ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng với nguồn tư liệu về viên la hán quả mà Đồng Hồ Hải Triều gửi đến bạn đọc sẽ là chìa khóa thực dụng, giúp bạn chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình ngày càng tốt hơn.

 

Có thể bạn quan tâm:

Cây xạ đen có tác dụng gì, mấy loại, trị bệnh gì, hình ảnh

Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì, xuất xứ, giá, cách uống

Cây cỏ xước có tác dụng gì, trị bệnh gì, mấy loại, mọc ở đâu?

 

Nguồn tham khảo:

Website Bệnh viện VinMec. Bài viết La Hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không? Link tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/qua-la-han-co-tac-dung-gi-dung-hang-ngay-co-tot-khong/

Website Bệnh viện quốc tế Medlatec. Bài viết La Hán và những lợi ích với sức khỏe. Link tham khảo: https://medlatec.vn/tin-tuc/la-han-qua-va-nhung-loi-ich-voi-suc-khoe-s51-n31638

Website Sở y tế Nam Định. Bài viết La Hán đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Link tham khảo:

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/qua-la-han-dem-lai-nhieu-loi-ich-cho-suc-khoe-3904

Website eDoctor Chuyên mục hỏi đáp (mẹ bầu hỏi – bác sĩ đáp). Link tham khảo: https://edoctor.io/hoi-dap/cau-hoi-bac-si-chuyen-khoa-so-442957

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *