Tam hợp, tứ hành xung là gì? Tuổi tam hợp làm ăn, tình yêu

Trong phong thủy, sự hòa hợp và xung khắc của 12 con giáp thường được biết đến với 2 khái niệm phổ biến là tam hợp và tứ hành xung. Vậy chúng thực sự có ý nghĩa gì, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

› Tam hợp là gì? Các tuổi tam hợp trong làm ăn, tình yêu

1. Tam hợp là gì?

2. Cách tính tam hợp

2.1. Tam hợp tuổi Tý

2.2 Tam hợp tuổi Sửu

2.3 Tam hợp tuổi Dần

2.4 Tam hợp tuổi Mẹo

2.5 Tam hợp tuổi Thìn

2.6 Tam hợp tuổi Tỵ

2.7 Tam hợp tuổi Ngọ

2.8 Tam hợp tuổi Mùi

2.9 Tam hợp tuổi Thân

2.10 Tam hợp tuổi Dậu

2.11 Tam hợp tuổi Tuất

2.12 Tam hợp tuổi Hợi

› Tứ hành xung là gì? Bản đồ tứ hành xung trong phong thủy

1. Tứ hành xung là gì?

2. Cách tính tứ hành xung

2.1 Tứ hành xung Tý

2.2 Tứ hành xung Sửu

2.3 Tứ hành xung Dần

2.4 Tứ hành xung Mẹo

2.5 Tứ hành xung Thìn

2.6 Tứ hành xung Tỵ

2.7 Tứ hành xung Ngọ

2.8 Tứ hành xung Mùi

2.9 Tứ hành xung Thân

2.10 Tứ hành xung Dậu

2.11 Tứ hành xung Tuất

2.12 Tứ hành xung Hợi

› Tầm quan trọng của tam hợp, tứ hành xung trong làm ăn

› Tầm quan trọng của tam hợp, tứ hành xung trong tình yêu

› Tứ hành xung và các cách hóa giải phổ biến trong phong thủy

1. Cách hóa giải dựa trên lý thuyết ngũ hành – âm dương

2. Cách hóa giải dựa trên việc cân bằng phương hướng

3. Cách hóa giải thông qua các vật phẩm phong thủy

› Lời kết

Tam hợp là gì? Các tuổi tam hợp trong làm ăn, tình yêu

Chắc hẳn bạn đã biết rằng trong phong thủy có tập hợp 12 con giáp bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Từ 12 con giáp này sẽ được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 con giáp có mối quan hệ hòa hợp, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Mỗi nhóm như vậy được gọi là tam hợp. Vậy cụ thể hơn thì tam hợp là gì, cách tính tam hợp ra sao, cùng tìm lời giải đáp ngay sau đây.

1. Tam hợp là gì?

Tam hợp chính là nhóm 3 con giáp tương đồng về nhiều mặt chẳng hạn như tính cách, phong cách sống,… Chính vì vậy, họ có thể dễ dàng trò chuyện, chung sống hòa thuận cùng nhau. 

Họ sẵn sàng giúp đỡ nhau và cùng đưa nhau thăng tiến trong cuộc sống. Do đó, người xưa thường khuyên rằng ta nên kết giao bạn bè, dựng vợ gả chồng hay tìm kiếm đối tác thuộc các tuổi tam hợp.

12 con giáp được chia thành 4 nhóm tam hợp và 3 nhóm tứ hành xung - Ảnh 1

12 con giáp được chia thành 4 nhóm tam hợp và 3 nhóm tứ hành xung

2. Cách tính tam hợp

Theo phong thủy, các tuổi tam hợp được phân chia dựa trên quy luật ngũ hành – âm dương. Giải thích rõ ràng hơn thì 12 con giáp (hay còn được gọi là 12 địa chi) sẽ được chia thành 4 nhóm.

Sáu địa chi âm (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi) sẽ được sắp xếp vào hai nhóm tam hợp Thủy cục và tam hợp Hỏa cục. Và sáu địa chi dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) cũng được lần lượt đưa vào hai nhóm tam hợp Mộc cục và tam hợp Kim cục.

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 2

Các tuổi tam hợp được tính theo quy luật ngũ hành – âm dương

Khoảng cách giữa các tuổi trong một bộ tam hợp sẽ là 4 năm. Cụ thể trong 12 con giáp, ta sẽ có 4 bộ tam hợp sau đây:

  • Bộ tam hợp Hỏa cục: bao gồm các tuổi Dần – Ngọ – Tuất. Trong đó chi Dần thuộc hành Mộc, chi Ngọ thuộc hành Hỏa, chi Tuất thuộc hành Thổ. 
  • Bộ tam hợp Mộc cục: bao gồm các tuổi Hợi – Mão – Mùi. Trong đó chi Hợi thuộc hành Thủy, chi Mão thuộc hành Mộc, chi Mùi thuộc hành Thổ. 
  • Bộ tam hợp Thủy cục: bao gồm các tuổi Thân – Tý – Thìn. Trong đó chi Thân thuộc hành Kim, chi Tý thuộc hành Thủy, chi Thìn thuộc hành Thổ. 
  • Bộ tam hợp Kim cục: bao gồm các tuổi Tỵ – Dậu – Sửu. Trong đó chi Tỵ thuộc hành Hỏa, chi Dậu thuộc hành Kim, chi Sửu thuộc hành Thổ.

2.1 Tam hợp tuổi Tý

Vì thuộc vòng tam hợp Thân – Tý – Thìn, một điều dĩ nhiên đó chính là tuổi Tý sẽ hợp phong thủy với các tuổi Thân và Thìn. Người tuổi Tý thông minh, nhanh nhẹn nên tháo vát trong mọi việc. 

Tuy nhiên, họ lại khá nhút nhát và thiếu quyết đoán. Ngoài ra, do bản tính tương đối hấp tấp nên đôi khi họ đưa ra quyết định một cách vội vàng, thiếu cân nhắc. Hai khuyết điểm này sẽ được bù trừ bằng sự dũng cảm, gan dạ của tuổi Thìn và sự tỉ mỉ, suy xét kỹ càng của tuổi Thân.

Tuổi Tý sẽ cùng tuổi Thân và Thìn tạo nên tam hợp Thủy cục hay còn được gọi là nhóm Kiên trì - Ảnh 3

Tuổi Tý sẽ cùng tuổi Thân và Thìn tạo nên tam hợp Thủy cục hay còn được gọi là nhóm Kiên trì

Điểm chung của người thuộc vòng tam hợp Thân – Tý – Thìn, đó là họ có tinh thần đấu tranh và kiên định rất cao. Chính vì vậy, họ luôn quyết tâm nỗ lực để đạt được thứ mà họ mong muốn. Ngoài ra, đây còn là những con người vô cùng tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người xung quanh.

2.2 Tam hợp tuổi Sửu

Tam hợp tuổi Sửu sẽ gồm các tuổi Tỵ – Dậu – Sửu. Ưu điểm của người tuổi Sửu là sự thật thà và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nhưng họ lại thiếu đi sự nhanh nhẹn và tự tin.

Khuyết điểm này của nam nữ tuổi Sửu sẽ được khắc phục bằng sự tinh tế, thích nghi linh hoạt của tuổi Tỵ và sự dũng cảm, quả quyết của tuổi Dậu. Từ đó, bộ tam hợp tuổi Sửu – Tỵ – Dậu luôn cùng giúp đỡ nhau cùng phát triển trong cuộc sống.

Các tuổi Tỵ và Dậu sẽ là 2 con giáp nằm trong bộ tam hợp với tuổi Sửu, tạo nên nhóm Tri thức - Ảnh 4

Các tuổi Tỵ và Dậu sẽ là 2 con giáp nằm trong bộ tam hợp với tuổi Sửu, tạo nên nhóm Tri thức

Tuy nhiên, mặc dù mỗi con giáp có tính cách khác biệt như vậy nhưng không phải ngẫu nhiên mà ba con giáp này lại được xếp chung vào bộ tam hợp Kim cục. Theo nhiều nghiên cứu về phong thủy, nét tính cách nổi trội của bộ tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu đó chính là sự thông minh và sức sáng tạo. 

2.3 Tam hợp tuổi Dần

Đến với tam hợp tuổi Dần, con giáp có mặt trong bộ tam hợp này bao gồm tuổi Dần, tuổi Ngọ và tuổi Tuất. Vốn nổi tiếng là loài vật mạnh mẽ, quyết đoán nhưng người tuổi Dần lại khá nóng nảy và không thích tuân theo mệnh lệnh của người khác.

Chính vì vậy, họ cần phải hoàn thiện bản thân hơn bằng cách học tập sự nhẹ nhàng, ân cần đúng lúc của tuổi Tuất và Ngọ.

Nhóm Độc lập - Tên gọi của tam hợp tuổi Dần cùng với tuổi Ngọ và Tuất - Ảnh 5

Nhóm Độc lập – Tên gọi của tam hợp tuổi Dần cùng với tuổi Ngọ và Tuất

Yêu thích sự tự do, thích phiêu lưu mạo hiểm, đầy bản lĩnh tự tin là những điểm giống nhau ở bộ ba tam hợp tuổi Dần. Chính vì có những điểm tương đồng trong tính cách như vậy, họ mới có thể dễ dàng hòa hợp với nhau, sẵn lòng đồng hành cùng nhau trong mọi việc. 

2.4 Tam hợp tuổi Mẹo

Trong bộ tam hợp tuổi Mão hay tuổi Mẹo thì ngoài tuổi Mão, sẽ còn có sự góp mặt của tuổi Hợi và Mùi. Người tuổi Mão có ưu điểm ở sự khéo léo, nhanh nhẹn nhưng lại khá bảo thủ, khó mở lòng tin tưởng ai ngoài chính mình.

Nhưng nhờ vào sự kiên trì và nhiệt tình của tuổi Hợi cùng sự chân thành và tài ngoại giao của tuổi Mùi, hai con giáp này sẽ ở bên cạnh và giúp người tuổi Mão cải thiện khuyết điểm của mình.

Bộ tam hợp tuổi Mão hay tam hợp Hợi - Mão - Mùi còn được biết đến tên gọi là nhóm Ngoại giao - Ảnh 6

Bộ tam hợp tuổi Mão hay tam hợp Hợi – Mão – Mùi còn được biết đến tên gọi là nhóm Ngoại giao

Bộ ba này được gắn cho tên gọi là nhóm Ngoại giao bởi vì cả ba con giáp đều rất giỏi giao tiếp và ứng xử khôn khéo với mọi người. Không chỉ sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, họ còn biết cách thuyết phục người khác. 

2.5 Tam hợp tuổi Thìn

Sau tuổi Tý thì ta sẽ đến với con giáp tiếp theo trong vòng tam hợp Thân – Tý – Thìn, đó chính là tuổi Thìn. Vốn là người mạnh mẽ, cơ trí nhưng tuổi Thìn lại chưa tốt về sự nhanh nhẹn và khả năng quan sát tỉ mỉ.

Tuy vậy, đây lại chính là điểm mạnh của tuổi Tý và tuổi Thân. Sự linh hoạt, nhạy bén của tuổi Tý cùng với sự kỹ lưỡng, chu đáo của tuổi Thân sẽ là những yếu tố bù đắp cho những điểm hạn chế ở tuổi Thìn.

2.6 Tam hợp tuổi Tỵ

Tam hợp tuổi Tỵ cũng giống như tam hợp tuổi Sửu sẽ gồm các tuổi Tỵ, Dậu và Sửu. Tuổi Tỵ tuy nhanh nhẹn nhưng lại thiếu đi sự thận trọng của tuổi Sửu và sự dũng cảm của tuổi Dậu.

Do đó, khi bộ ba này kết hợp cùng nhau thì người tuổi Tỵ sẽ được bổ trợ bởi những ưu điểm của hai con giáp còn lại.

Tam hợp tuổi Tỵ cùng tuổi Dậu và tuổi Sửu tạo nên một nhóm yêu thích sự sáng tạo, ham tìm tòi học hỏi - Ảnh 7

Tam hợp tuổi Tỵ cùng tuổi Dậu và tuổi Sửu tạo nên một nhóm yêu thích sự sáng tạo, ham tìm tòi học hỏi

2.7 Tam hợp tuổi Ngọ

Các tuổi Dần, Ngọ và Tuất chính là những con giáp thuộc bộ tam hợp tuổi Ngọ hay còn được biết đến là nhóm Độc lập. Theo đó, đặc điểm chung của cả ba con giáp này đó là tính tự lập, không thích phụ thuộc vào người khác. Tuy vậy, mỗi con giáp vẫn có những ưu, khuyết điểm riêng.

Đối với tuổi Ngọ, đây là những người thẳng tính nhưng đôi khi lại thiếu đi sự quyết đoán và tỉnh táo. Do đó, họ sẽ cần đến sự kiên quyết của tuổi Dần và sự sáng suốt của tuổi Tuất để giúp họ cải thiện những điểm còn thiếu sót.

2.8 Tam hợp tuổi Mùi

Tam hợp tuổi Mùi cùng với Mão và Hợi là một bộ ba ngoại giao vô cùng ăn ý. Cả ba đều có lợi thế về khả năng giao tiếp nhưng tuổi Mùi lại có phần nhẹ nhàng hơn so với tuổi Mão và tuổi Hợi.

Bổ sung thêm được sự nhanh nhẹn của tuổi Mão và sự cởi mở của tuổi Hợi thì người tuổi Mùi sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, dần dần thăng tiến trong cuộc sống.

2.9 Tam hợp tuổi Thân

Tuổi Thân là một trong ba con giáp thuộc vòng tam hợp Thân – Tý – Thìn. Trong bộ ba này, tuổi Thân sẽ giúp cho hai con giáp còn lại học cách chăm chút, suy xét kỹ càng mọi thứ.

Ngược lại, tuổi Tý và tuổi Thìn sẽ hỗ trợ cho tuổi Thân trở nên nhanh nhẹn hơn và dũng cảm hơn. Chính từ sự tương trợ qua lại như vậy mà bộ tam hợp tuổi Thân sẽ dễ dàng đồng hành cùng nhau trong cuộc sống. 

Tam hợp tuổi Thân còn được biết đến với tên gọi là vòng tam hợp Thân - Tý - Thìn- Ảnh 8

Tam hợp tuổi Thân còn được biết đến với tên gọi là vòng tam hợp Thân – Tý – Thìn

2.10 Tam hợp tuổi Dậu

Tìm hiểu về tam hợp tuổi Dậu, ta sẽ biết về sự tương trợ lẫn nhau giữa ba con giáp Tỵ – Dậu – Sửu. Như đã đề cập ở trên, tuổi Dậu vốn nổi bật với sự mạnh mẽ, tự tin. Chính nét tính cách này đã bù trừ cho một số nhược điểm ở tuổi Tỵ và tuổi Sửu.

Ngược lại, do tính tình bộc trực nên tuổi Dậu đôi khi khó kiểm soát cảm xúc. Khuyết điểm này của tuổi Dậu sẽ lại được khắc phục bởi sự nhẹ nhàng, trầm tính của tuổi Sửu và tuổi Tỵ.

2.11 Tam hợp tuổi Tuất

Nói về bộ tam hợp tuổi Tuất, chắc chắn không thể thiếu được tuổi Tuất. Bên cạnh đó, bộ tam hợp này còn có tuổi Dần và tuổi Ngọ. Mặc dù người tuổi Tuất thông minh, sống tình cảm và có trách nhiệm nhưng họ lại khá nhẹ nhàng, thiếu một chút quyết liệt.

Nhờ vào sự trợ giúp từ tuổi Dần và tuổi Ngọ mà họ sẽ trở nên quả quyết hơn trong các quyết định của bản thân.

2.12 Tam hợp tuổi Hợi

Cuối cùng, ta sẽ tìm hiểu về tam hợp tuổi Hợi gồm các tuổi Hợi, tuổi Mão và tuổi Mùi. Tuổi Hợi là con giáp đại diện cho sự cần cù và cởi mở. Tuy nhiên, họ sẽ cần học hỏi sự tế nhị và khéo léo của hai con giáp Mão và Mùi. 

Điều này sẽ giúp người tuổi Hợi trở nên tinh tế hơn, biết cách suy xét, đánh giá mọi việc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Tứ hành xung là gì? Bản đồ tứ hành xung trong phong thủy

Nếu tam hợp là khái niệm dùng để chỉ những mối quan hệ hòa hợp giữa các con giáp với nhau thì tứ hành xung sẽ là một khái niệm hoàn toàn ngược lại.

1. Tứ hành xung là gì?

Ta có thể hiểu tứ hành xung dùng để chỉ những cặp con giáp xung khắc, áp chế lẫn nhau. Do trái ngược nhau về nhiều phương diện nên những cặp con giáp tứ hành xung thường dễ bất đồng quan điểm dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.

Chính vì vậy, không ít người luôn cho rằng nên hạn chế tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người thuộc cặp tuổi tứ hành xung với bản thân. Điều này sẽ giúp ta tránh được những cuộc cãi vã, tranh chấp không mong muốn.

Các con giáp tứ hành xung thường hay khắc khẩu với nhau nên dễ xảy ra tranh cãi, bất hòa - Ảnh 9

Các con giáp tứ hành xung thường hay khắc khẩu với nhau nên dễ xảy ra tranh cãi, bất hòa

2. Cách tính tứ hành xung

Để biết cách tính tứ hành xung, ta sẽ tìm hiểu về vòng tròn 12 con giáp. Suy xét về nhiều khía cạnh trong phong thủy thì những cặp con giáp nằm đối diện nhau trên vòng tròn này sẽ xung khắc với nhau. Cụ thể, 12 con giáp được chia thành ba nhóm tứ hành xung, cụ thể như sau:

  • Nhóm tứ hành xung thứ nhất: gồm Dần – Thân, Tỵ – Hợi. 
  • Nhóm tứ hành xung thứ hai: gồm Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.
  • Nhóm tứ hành xung thứ ba: gồm Tý – Ngọ, Mẹo – Dậu.

Giải thích rõ ràng hơn thì trong một bộ tứ hành xung, mỗi con giáp sẽ chỉ có một con giáp đại kỵ. Và tính xung khắc sẽ ở mức độ nhẹ hơn với các con giáp còn lại. Chẳng hạn như đối với tuổi Dần thì tuổi đại kỵ với Dần chính là Thân. Còn về hai tuổi Tỵ và Hợi thì tuổi Dần chỉ không hợp ở mức độ nhẹ.

Vòng tròn 12 con giáp là một trong những học thuyết được áp dụng để tính 4 con giáp tứ hành xung của mỗi nhóm  - Ảnh 10

Vòng tròn 12 con giáp là một trong những học thuyết được áp dụng để tính 4 con giáp tứ hành xung của mỗi nhóm 

2.1 Tứ hành xung Tý

Với bộ tứ hành xung tuổi Tý, sẽ bao gồm các tuổi Tý – Ngọ, Mẹo – Dậu. Trong đó, tuổi Ngọ là con giáp xung khắc mạnh mẽ nhất với tuổi Tý. Hai con giáp này trong bất kì mối quan hệ nào cũng sẽ dễ xảy ra bất hòa, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhau.

Xét theo ngũ hành, ta có tuổi Tý thuộc hành Thủy còn tuổi Ngọ thuộc hành Hỏa. Mà Thủy khắc Hỏa do nước sẽ dập tắt đi lửa nên đôi bên khó lòng mà chung sống hòa thuận với nhau. 

Tuổi Tý và Mẹo hay Dậu tuy thuộc cùng nhóm tứ hành xung tuổi Tý nhưng lại không thực sự xung khắc với nhau. 

2.2 Tứ hành xung Sửu

Về tứ hành xung tuổi Sửu, ta sẽ kể đến các tuổi Thìn – Tuất, Sửu – Mùi. Với Sửu và Mùi là hai con giáp xung kỵ về nhiều mặt trong phong thủy. Theo phương diện ngũ hành, tuổi Sửu và tuổi Mùi đều là con giáp âm mang mệnh Thổ. Tuy nhiên, vì nằm đối diện nhau trên vòng tròn 12 con giáp nên đây cũng là một cặp con giáp khắc kỵ.

2.3 Tứ hành xung Dần

Tìm hiểu về tứ hành xung tuổi Dần, ta sẽ biết được rằng người tuổi Dần nên hạn chế kết giao với người tuổi Thân. Về khía cạnh ngũ hành, chi Dần thuộc hành Mộc còn chi Thân thuộc hành Kim. Mà Kim thì khắc Mộc do kim loại sắc nhọn có thể làm tổn hại đến cây cối. 

Vì vậy, hai con giáp Dần và Thân sẽ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu nhau và đồng hành cùng nhau. 

2.4 Tứ hành xung Mẹo

Đối với tuổi Mẹo, tuổi này sẽ nằm trong bộ tứ hành xung cùng với các tuổi Tý – Ngọ, Mẹo – Dậu. Trong đó, tuổi Mẹo sẽ khắc chế nhiều nhất với tuổi Dậu.

Theo ngũ hành – phong thủy, tuổi Mẹo thuộc mệnh Mộc còn tuổi Dậu thuộc mệnh Kim. Mà vì Kim khắc Mộc nên hai tuổi Mẹo và Dậu cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tương khắc này. Điều này lý giải phần nào việc hai con giáp này không hợp nhau.

2.5 Tứ hành xung Thìn

Thuộc bộ tứ hành xung Thìn – Tuất, Sửu – Mùi nên người tuổi Thìn sẽ không hòa hợp tốt với các tuổi Tuất, Sửu và Mùi. Đặc biệt nhất chính là tuổi Tuất. 

Tương tự như cặp Sửu – Mùi, tuổi Thìn và tuổi Tuất đều thuộc hành Thổ nhưng vì nằm ở hai phần đối ngược nhau trên vòng tròn 12 con giáp nên trở thành cặp đôi khắc chế lẫn nhau. Hai con giáp này khi kết hợp lại sẽ cản trở may mắn đến với cuộc sống của đôi bên, khiến cho mọi việc diễn ra không mấy suôn sẻ, thuận lợi. 

2.6 Tứ hành xung Tỵ

Tứ hành xung tuổi Tỵ bao gồm các tuổi Dần – Thân, Tỵ – Hợi. Như vậy, ta có thể hiểu tuổi Hợi sẽ là tuổi xung khắc nhất đối với tuổi Tỵ. Theo lý thuyết ngũ hành, tuổi Tỵ tương ứng với mệnh Hỏa và tuổi Hợi tương ứng với mệnh Thủy

Đây vốn là hai mệnh có mối quan hệ tương khắc với nhau, cụ thể là Thủy khắc Hỏa. Bởi vì lửa không thể tiếp tục duy trì sự cháy khi gặp nước. Mối tương quan giữa hai bản mệnh này lý giải phần nào cho việc tuổi Tỵ và tuổi Hợi không hợp nhau.

2.7 Tứ hành xung Ngọ

Như đã đề cặp ở trên, Tý và Ngọ là một trong các cặp tứ hành xung được xác định dựa trên vòng tròn 12 con giáp. Do đó, nếu hai con giáp này hợp tác làm ăn hay tính đến chuyện kết hôn mà không biết cách hóa giải hợp lý thì cuộc sống dễ gặp nhiều trở ngại.

Tìm hiểu đôi chút về tính cách của hai tuổi này, nếu tuổi Tý sống trọng tình cảm, quan tâm giúp đỡ mọi người thì tuổi Ngọ lại sống khá độc lập, tự mình giải quyết mọi việc. Qua đó, ta có thể phần nào thấy được sự trái ngược trong tính cách của cặp đôi này.

2.8 Tứ hành xung Mùi

Trong bộ tứ hành xung tuổi Mùi, bạn nên dành sự chú ý nhiều nhất đến tuổi Sửu. Đây là con giáp có độ tương khắc rõ ràng nhất với tuổi Mùi theo quan niệm phong thủy.

Xét về tính cách thì người tuổi Sửu thật thà, kiên định và sống khá trầm tĩnh. Còn người tuổi Mùi nhìn chung lại thích náo nhiệt, là kiểu người quảng giao. Do có sự khác biệt trong tính cách nên tuổi Sửu và tuổi Mùi rất dễ xảy ra xích mích.

2.9 Tứ hành xung Thân

Tứ hành xung tuổi Thân bao gồm các con giáp Dần – Thân, Tỵ – Hợi. Trong đó, tuổi Dần chính là con giáp mà tuổi Thân nên chú ý nhất về độ tương khắc.

Tuổi Dần vốn mạnh mẽ, giải quyết mọi việc nhanh chóng trong khi đó thì tuổi Thân lại khá rụt rè, suy xét kỹ lưỡng rồi mới hành động. Điều này khiến cho bộ đôi này dễ bất đồng quan điểm với nhau.

2.10 Tứ hành xung Dậu

Tuy thuộc bộ tứ hành xung Tý – Ngọ, Mẹo – Dậu nhưng tuổi khắc chế rõ ràng nhất với tuổi Dậu chính là tuổi Mẹo. Hai con giáp còn lại mặc dù cũng có sự không hòa hợp nhưng lại ở mức độ nhẹ hơn.

Một trong những mặt tương khắc mà ta có thể quan sát được ở cặp tứ hành xung Mẹo – Dậu, đó chính là về tính cách. Người tuổi Dậu thường có tính chủ động cao, luôn năng nổ trong các công việc chung. Nhưng người tuổi Mẹo thì có phần thích hưởng thụ, ít hăng hái hơn. 

2.11 Tứ hành xung Tuất

Trong bộ tứ hành xung Thìn – Tuất, Sửu – Mùi thì con giáp xung khắc nhất với tuổi Tuất chính là tuổi Thìn. Giữa hai con giáp này, có sự trái ngược về nhiều mặt trong cuộc sống trong đó có tính cách.

Nhìn chung, tuổi Tuất là kiểu người sống thiên về tình cảm còn tuổi Thìn phần lớn lại giải quyết mọi việc dựa vào lý trí nhiều hơn. Do đó, đôi khi hai tuổi này không thấu hiểu được cho nhau và dẫn đến những mâu thuẫn.

2.12 Tứ hành xung Hợi

Tương tự như những con giáp khác, tuổi Hợi cũng thuộc một bộ tứ hành xung nhất định, cụ thể đó là bộ tứ hành xung Dần – Thân, Tỵ – Hợi. Và đáng chú ý nhất về tứ hành xung tuổi Hợi đó chính là tuổi Tỵ.

Luận về tính cách thì người cầm tinh con Lợn (tuổi Hợi) sẽ là kiểu người hòa đồng, thích giúp đỡ mọi người. Ngược lại, người cầm tinh con Rắn (tuổi Tỵ) lại khá dè dặt, kín đáo. Do tính cách trái ngược nên hai con giáp này cũng khó có thể gần gũi và thân thiết với nhau.

Tầm quan trọng của tam hợp, tứ hành xung trong làm ăn

Việc xem xét các tuổi tam hợp hay tứ hành xung thường được nhiều người quan tâm trước khi muốn tiến hành một sự việc trọng đại như chọn đối tác làm ăn, kết hôn,…

Đối với chuyện làm ăn, quan niệm phong thủy cho rằng lựa chọn được đối tác hợp tuổi sẽ giúp công việc suôn sẻ, dễ dàng phát tài phát lộc. Ngược lại, nếu đôi bên không hợp tuổi nhau thì công việc có thể gặp nhiều khó khăn và kết quả không được mỹ mãn.

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 32

Chuyện làm ăn có “thuần buồn xuôi gió” hay không phụ thuộc vào độ hợp tuổi của đối tác với bạn

Tầm quan trọng của tam hợp, tứ hành xung trong tình yêu

Không chỉ trong chuyện hợp tác làm ăn, tam hợp và tứ hành xung còn được ứng dụng để xem độ hòa hợp giữa các cặp đôi yêu nhau hay giữa vợ và chồng. 

Theo quan niệm phong thủy, cặp đôi hợp tuổi thường tương đồng về nhiều mặt nên sẽ chung sống hòa thuận với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn vợ chồng không hòa hợp với tuổi tác theo phong thủy thì dễ gây gổ, gia đình xào xáo.

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 33

Vợ chồng hợp tuổi sẽ “đồng vợ, đồng chồng” cùng nhau vun đắp nên gia đình êm ấm, viên mãn

Tứ hành xung và các cách hóa giải phổ biến trong phong thủy

Nói như vậy, không có nghĩa rằng cặp đôi yêu nhau chỉ vì không hợp tuổi mà lại phải xa cách hay đối tác cũng vì vậy mà phải từ bỏ hợp tác. Vẫn sẽ có cách giúp hóa giải sự xung khắc giữa các cặp tứ hành xung. Một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến có thể kể đến như lựa chọn hướng xây nhà, sử dụng vật phẩm hộ mệnh, cầu khấn cúng bái,…

1. Cách hóa giải dựa trên lý thuyết ngũ hành – âm dương

Bất kỳ sự xung khắc nào cũng sẽ có thể được hóa giải thông qua yếu tố trung gian giúp trung hòa được hai bên. Nếu bạn biết cách tạo thế cân bằng âm dương, độ xung khắc của các cặp tứ hành xung sẽ được hóa giải.

Cách này thường thấy nhất trong việc làm ăn, đó chính là tìm kiếm thêm cộng sự mang có tuổi mệnh trung gian. Điều này sẽ giúp bạn và đối tác hóa giải được những xung đột dễ dàng hơn. 

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 34

Gia đình vợ chồng tứ hành xung vẫn sẽ sống hạnh phúc, êm ấm nếu sinh con có tuổi mệnh trung gian

2. Cách hóa giải dựa trên việc cân bằng phương hướng

Biện pháp về cân bằng phương hướng trong phong thủy cũng là một gợi ý giúp bạn hóa giải tứ hành xung một cách hiệu quả. Chọn hướng có thể được áp dụng trong việc xây nhà, chọn vị trí phòng ngủ, bếp hay phòng khách,… 

Nếu trong quá trình thiết kế xây dựng, bạn biết cách áp dụng hướng có phong thủy tốt thì sẽ giúp hạn chế được sự tương khắc của các thành viên trong gia đình hay nơi làm việc. Sử dụng phương hướng tốt sẽ giúp gia tăng thêm sinh khí, ngũ hành cân bằng tốt đẹp.

Tùy thuộc vào từng tuổi sẽ có hướng phong thủy khác nhau. Các hướng tốt có ý nghĩa: Diên Niên, Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y nên được lựa chọn.

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 35

Áp dụng phương hướng mang phong thủy tốt vào xây cất nhà cửa sẽ giúp hạn chế được sự tương khắc giữa các cặp tứ hành xung trong 12 con giáp

3. Cách hóa giải thông qua vật phẩm phong thủy

Thêm một gợi ý cho bạn về cách hóa giải tứ hành xung, đó chính là sử dụng vật phẩm phong thủy. Một số vật phẩm mang bản mệnh trung gian sẽ giúp mối quan hệ tránh được những xung đột không mong muốn, thay vào đó họ sẽ dễ tìm được tiếng nói chung hơn.

Tùy vào bản mệnh của bản thân và đối phương mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn vật phẩm như cây, tượng linh vật, vòng tay phong thủy,…

Tham khảo thêm: Vật phẩm phong thủy giúp mang lại may mắn

Tam hợp tứ hành xung là gì tuổi tam hợp làm ăn tình yêu - Ảnh 36

Cây phong thủy được ưa chuộng hàng đầu và thường được đặt ở phòng khách, bàn làm việc giúp cải thiện sinh khí

Ứng dụng Ngũ hành – Tương sinh trong cuộc sống:

Lời kết

Bài viết là lời giải đáp về những thắc mắc xoay quanh tam hợp là gì, tứ hành xung là gì và hướng dẫn đầy đủ cách tính tam hợp và tứ hành xung trong 12 con giáp,… Hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích với bạn đọc.

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *