Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Gaslighting được cho là hình thức thao túng tâm lý con người kinh điển. Điều mà những kẻ lạm dụng tâm lý thường sử dụng với các nạn nhân nhằm đạt được mục đích cá nhân nào đó.

 

MỤC LỤC

› Gaslighting (Gaslight) là gì?

1. Nguồn gốc của Gaslighting

2. Quá trình Gaslighting

› 10 dấu hiệu nhận biết bị thao túng tâm lý gaslighting

1. Nạn nhân thường xuyên xin lỗi

2. Nạn nhân thường xuyên bị phán xét

4. Gaslighting khiến nạn nhân hoài nghi

3. Gaslighter thường xuyên nói dối có mục đích

5. Nạn nhân luôn bị so sánh với người khác

6. Nạn nhân cảm thấy bối rối về mối quan hệ với Gaslighter

7. Bảo vệ những kẻ gaslighter quá mức

8. Làm nạn nhân bị cô lập

9. Hứa trăng hứa cuội

10. Có lòng tự trọng thấp

› Cách phòng tránh bị Gaslighting trong tình yêu, gia đình

1. Thông báo người thân về tình trạng

2. Hiểu và lắng nghe bản thân mình

3. Viết nhật ký và đọc lại

4. Làm ngơ động thái người xung quanh

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

6. Không được vạch trần lời nói dối của gaslighter

7. Hiểu rằng mọi vấn đề không phải lỗi của bạn

8. Xây dựng lòng tin với bản thân

9. Nuôi thú cưng

10. Mua đồng hồ phong thủy

› Lời kết

 

Gaslighting (Gaslight) là gì?

Để nhận ra chính bản thân hoặc một ai đó có thể là người thân, gia đình hay bạn bè của bị bị Gaslighting là một điều không dễ dàng. Để đề phòng, bạn nên tìm hiểu về thuật ngữ gaslight là gì trước khi đi vào những chiêu trò thao túng tâm lý mà những Gaslighter thường dùng.

 

Tin tức liên quan:

Bệnh tự kỷ là gì, dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua

Top 20 cách thao túng tâm lý trong tình yêu và người khác

 

1. Nguồn gốc của Gaslighting

Gaslighting là thuật ngữ bắt nguồn từ vở kịch “Gas Light”. Chúng được trình diễn vào năm 1938 tại Broadway, New York. Toàn bộ vở kịch được tác giả Patrick Hamilton nghiên cứu và sáng tác từ những năm 1930.

Nội dung vở kịch kể về một người đàn ông Jack Manningham và người vợ Bella của mình. Trong đó, Jack đã tìm mọi cách thuyết phục làm mê hoặc trái tim Bella bằng cách tạo ra những sự cố bất ngờ. Điển hình như: Đốt lò gas, bức tường rung chuyển hay bức tranh bị thay đổi vị trí,…

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 1

Thuật ngữ Gaslight là gì, bắt nguồn từ đâu?

 

Toàn bộ những hành động đó của Jack để thuyết phúc Bella rằng cô mắc bệnh mất trí nhớ và dần dần trở nên điên dại. Mục đích cuối cùng của Jack hòng kiểm soát và lợi dụng cô vợ yêu quý của mình.

Sau này, thuật ngữ được nhiều người dùng để diễn tả một hình thức thao túng và lạm dụng tinh thần. Trong đó, người thao túng sẽ có những hành vi thao túng tâm lý khiến nạn nhân bị hoài nghi về bản thân. Kiểu thao túng này thường được dùng trong các mối quan hệ tình yêu, gia đình, chốn công sở nhằm mục đích áp đặt hoặc lợi dụng người khác.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 2

Hiểu rõ hơn về mass gaslighting là gì?

 

Sự hoài nghi về bản thân sẽ khiến nạn nhân dần dần mất đi tự tin. Đồng thời cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Dẫn đến dễ mắc các bệnh về tâm lý khác như trạng thái tâm lý tự thao túng bản thân, khiến bản thân nghi ngờ và không tin tưởng chính mình.

 

2.  Quá trình gaslighting

Lưu ý, gaslighting là một hình thức của thao túng cực kỳ nguy hiểm. Quá trình này diễn ra khá chậm làm các nạn nhân trong hề biết mình đang bị thao túng tâm lý từ đối phương.

  • Phủ nhận và không muốn tiếp nhận ý kiến từ nạn nhân: Tôi không muốn nghe điều này từ Anh nữa, chính Anh đang cố làm tôi bối rối, hoài nghi về bản thân của tôi,…
  • Chống lại nạn nhân: Anh đã sai rồi, Anh không bao giờ nhớ chính xác về mọi thứ đã xảy ra. Chuyện đó không xảy ra như vậy,..
  • Chặn hoặc chuyển hướng chủ đề: Chắc hẳn ai đó đã cho Anh những cái ý tưởng phi thực tế này phải không. Hay Anh tự tưởng tượng ra hả?. Thực tế không phải vậy đâu anh à, Anh thử nghĩ lại xem…
  • Tầm thường hóa mọi chuyện: Tôi chỉ nói vậy thôi. Anh đã quá nhạy cảm trong mọi chuyện. Cái chuyện nhỏ thế sao Anh cứ thích làm quá lên vậy. Tôi chỉ là gặp mặt một vài người bạn. Tôi thấy chuyện đó quá sức bình thường,..
  • Đóng vai nạn nhân: Anh đang làm cái gì vậy, tôi đã nói tôi không biết Anh đang nói cái quái gì nữa. Tôi không muốn nghe nữa, làm ơn để tôi yên,…

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 3

Nếu bạn hiểu được quy trình thao túng gaslight là gì, bạn có thể nhìn ra được chân dung những dụng thao túng tâm lý gaslighting trong tình yêu, trong gia đình.

 

Lúc này, kẻ lạm dụng sẽ đưa nạn nhân vào những cảm xúc cao trào khiến họ không thể dừng lại được. Những gaslighter có thể ngừng nói chuyện với nạn nhân trong thời gian ngắn. Điều này có thể tăng mức độ tâm lý nghiêm trọng của nạn nhân lên khiến họ tức giận hơn.

Sau đó, bêu xấu nạn nhân bằng cách quay video lại để cố gắng chứng minh với mọi người rằng chính nạn nhân mới là những kẻ đi thao túng đó.

Nguồn: Trích từ báo sức khỏe NBC

 

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

Khủng hoảng tuổi 30: Tình yêu, sự nghiệp, sức khỏe,…

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

10 dấu hiệu nhận biết bị thao túng tâm lý Gaslighting

Nếu bạn đã nắm được một phần của thao túng tâm lý gaslight là gì, Hải Triều sẽ tiếp tục chỉ ra những dấu hiệu cũng như là những ví dụ cụ thể. Bởi, bạn nên lưu ý một điều rằng, bạn có thể là nạn nhân cũng có thể là người chứng kiến.

Hiểu những dấu hiệu thao túng tâm lý gaslight là gì sẽ giúp ích được cho bạn và cho cả những người xung quanh.

YouTube video

 

Cùng xem video những tình huống, dấu hiệu về thao túng tâm lý gaslighting trước đọc bài bên dưới nhé

 

1. Nạn nhân thường xuyên xin lỗi

Những kẻ gaslighting thường xuyên có những hành động khiến nạn nhân cảm thấy tội lỗi. Một trong số đó là dùng lời nói để khiêu khích tinh thần của nạn nhân. Sau đó, những kẻ thao túng tâm lý này sẽ đóng giả làm người bị hại để nạn nhân phải xuống nước xin lỗi.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 4

Nạn nhân sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái tội lỗi

 

2. Nạn nhân thường xuyên bị phán xét

Khi đã đưa bạn vào chiếc bẫy gaslighting, những kẻ này sẽ tạo ra những tình huống nhằm phán xét hành vi của nạn nhân. Bằng chứng là họ sẽ dẫn dắt nạn nhân vào trong những suy nghĩ của họ.

Ví dụ: Bạn làm như vậy sai rồi, chính bạn đã không chăm sóc những cái cây thường xuyên, hoặc vì bạn đã tưới nước bẩn cho cái cây đó nên nó chết.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 5

Những gaslighter thích phán xét và chỉ trích nạn nhân

 

Những hành động phán xét của những kẻ thao túng này đều có luận điểm rõ ràng, lành mạch. Tuy nhiên, nói về độ chính xác thì thông tin của những kẻ này đưa ra chỉ mang tính tương đối. Mục đích chính làm cho nạn nhân rơi vào trạng thái bối rối và đầy tội lỗi.

 

4. Gaslighting khiến nạn nhân hoài nghi

Những kẻ túng tâm lý gaslighting thường mong muốn biến nạn nhân thành những người không có chính kiến. Những suy nghĩ, hành động và quan điểm cá nhân của nạn nhân sẽ khiến họ nghi ngờ bản thân là một người tội lỗi, một người đi thao túng tâm tâm lý của những kẻ thao túng.

Các nạn nhân sẽ suy nghĩ nhiều lần về một vấn đề và rất khó để đưa ra quyết định cho những bước đi tiếp theo.

Ví dụ: “Tôi nghĩ cô ta là một người vợ tuyệt vời, nhưng tôi lúc nào cũng làm mọi chuyện rối tung lên. Tôi có đang tự phá hoại mối quan hệ này không? Ôi không, tất cả là do mình gây ra,…”

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 6

Những dấu hiệu nhận biết người đi thao túng tâm lý gaslight là gì?

 

3. Gaslighter thường xuyên nói dối có mục đích

Ngạn ngữ có câu “Nếu bạn lặp lại lời nói dối thường xuyên, điều đó sẽ được chấp nhận là sự thật”. Điều này là thủ thuật mà những kẻ thao túng tâm lý hay làm nhất với nạn nhân. Họ sẽ tạo ra một câu chuyện không có thật hoặc sai sự thật để tẩy não, tấn công, coi thường, gián tiếp bêu xấu hình tượng của nạn nhân.

Ngoài ra, sự nói dối của của những kẻ này còn biểu hiện trong việc che giấu sự thật. Điều này là họ dễ dàng đổ lỗi cho người khác hoặc giả vờ không biết gì về những hậu quả mà kẻ thao túng tâm lý gaslighting đã gây nên.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 7

Những dấu hiệu nhận biết thao túng tâm lý gaslighting trong gia đình, tình yêu và các mối quan hệ

 

5. Nạn nhân luôn bị so sánh với người khác

Thủ thuật so sánh nạn nhân với một kẻ vượt trội hơn điều mà những gaslighter thường hay làm. Thông thường, thủ thuật này thường dễ thấy nhất ở các bậc phụ huynh, khi họ thường xuyên đem còn cái ra để so sánh với những đứa trẻ hay sự vật sự việc khác theo chiều hướng “dìm” con xuống.

Những câu nói: “Thấy còn người ta học chưa, tấm gương vượt khó học giỏi, nhìn con bà hàng xóm xem nó giải nhất, nhì thành phố,…”. Thực ra, ý định của cha mẹ là giúp con cái noi theo những tấm gương đó. Từ đó con cái sẽ học giỏi hơn, phát triển thành những con người có tiến bộ trong xã hội.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 8

Khi thao túng tâm lý gaslighting, nạn nhân thường xuyên bị so sánh với người khác

 

Tuy nhiên, xét trên khía cạnh của tâm lý học, nó như một lời “buộc tôi” nói rằng chính con là nguyên nhân của mọi vấn đề – Đó là do con ăn học như người ta, thậm chí có điều kiện hơn mà chả có tí thành tích gì.

 

11 cách coi bói tình yêu qua tên, cung, bài, tarot đơn giản

11 cách coi bói tình yêu qua tên, cung, bài, tarot đơn giản

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

6. Nạn nhân cảm thấy bối rối về mối quan hệ với Gaslighter

Bên cạnh những biểu hiện trên, gaslighting cũng có thể tạo ra các môi trường không lành mạnh cho nạn nhân. Điển hình là sự bất ổn và lo lắng trong các mối quan hệ của họ. Nạn nhân sẽ phải sống trong lo lắng về việc làm mọi cách để tránh nhận sự chỉ trích. Hay làm thế nào để trở nên đúng đắn trong mối quan hệ đó.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 9

Thao túng tâm lý gaslighting trong tình yêu, gia đình đều rất nguy hiểm  

 

7. Bảo vệ những kẻ gaslighter quá mức

Những nạn nhân của gaslighting đều được “tẩy não”. Vậy nên đôi khi họ phớt lờ hoặc lên án khi nói nói xấu những kẻ gaslighter. Việc thao túng tâm lý thường xuyên diễn ra ở các mối quan hệ gắn kết như: gia đình, bạn bè, người thân, người yêu,…

Chính vì thế, nạn nhân có thể cảm thấy rằng việc đi bảo vệ những kẻ đang thao túng tâm lý là điều hết sức bình thường.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 10

Bảo vệ những kẻ thao túng tâm lý gaslighting là việc mà những nạn nhân hay làm

 

8. Làm nạn nhân bị cô lập

Cô lập nạn nhân là điều mà những kẻ đi gaslighting thích nhất. Những kẻ này sẽ thường xuyên nói chuyện, quan tâm đến nạn nhân trong một khoảng thời gian cố định. Nhằm cắt đứt sợi dây liên kết của các mối quan hệ xung quanh của người bị hại.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 11

Không muốn nạn nhân có thêm những mối quan hệ bên ngoài

 

9. Hứa trăng hứa cuội

Những kẻ đi thao túng tâm tâm lý gaslighting thường sử dụng những lời hứa để kiểm soát người khác. Họ sử dụng những lời “hứa trăng hứa cuội” để gieo hy vọng và sự mong đợi của người khác.

Đôi lúc những kẻ này cũng dùng lời hứa không thể làm được hoặc không thực sự có ý định làm trong tương lai nhằm trốn tránh trách nhiệm ở hiện tại. Những kẻ thao túng thường dùng lời hứa để tạo ra sư ôn hòa. Làm cho tình huống nghiêm trọng của những kẻ đó nhẹ đi. Đồng thời củng cố lòng tin ở nạn nhân.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 12

Cẩn thận với những kẻ hay thích hứa trăng hứa cuội vì có thể đang thao túng bạn

 

 

10. Có lòng tự trọng thấp

Thông thường, những người đi thao túng tâm lý gaslighting có lòng tự trọng thấp. Bởi, họ sẵn sàng đánh đổi danh dự, tư cách và phẩm chất của bản thân để đạt được những thứ họ muốn từ đối phương.

Điều nguy hiểm hơn cả là họ có thể “Ký sinh” trong chính đời sống của chính những nạn nhân. Ví dụ như: sống dựa dẫm, ăn bám, xem những thứ của nạn nhân như là của mình, tự do quyết định thay cho nạn nhân,….

Những kẻ thao túng tâm lý gaslighting thường hình thành những mối quan hệ phụ thuộc với nạn nhân của họ. Sau đó có thể khai thác nạn nhân theo ý của mình.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 13

Những kẻ thao túng tâm lý rất thích sống ký sinh vào người khác

 

Saga đính đá Swarovski phong thủy may mắn

Cách phòng tránh bị Gaslighting trong tình yêu, gia đình

Khi đã hiểu và nắm rõ các dấu hiệu thao túng tâm lý gaslight là gì, chúng ta cần học cách phòng tránh chúng. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phòng, tránh bị gaslighting trong gia đình, tình yêu, bạn bè và các mối quan hệ.

 

1. Thông báo người thân về tình trạng

Thông báo cho người thân và các mối quan hệ thân thiết của ình về tình trạng của bản thân. Khi bạn chia sẻ cảm xúc của mình, bạn đang từng bước xác định rõ những gì đang xảy ra. Điều này giúp bạn nhận ra và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Khi nói với người thân về tình trạng hiện tại của mình, bạn đang chấp nhận và cho phép bản thân được nghe những gì nên nghe. Điều này làm tăng sự tin tưởng của bản thân và dũng cảm đối mặt với thao túng tâm lý gaslighting.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 14

Thông báo cho người thân của mình đề phòng trường hợp xấu nhất có thể

 

2. Hiểu và lắng nghe bản thân mình

Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn. Bởi, những kẻ thao túng tâm lý thường thích chia cắt các mối quan hệ với những người thân thiết của nạn nhân. Tuy vậy, bạn cũng có thể từng bước khôi phục lại mối quan hệ đó. Cách đơn giản là thấu hiểu và lắng nghe mình.

Một trong những cách cơ bản đó là thử các kỹ thuật tập trung như: Yoga, thiền định hoặc tập thể dục, thể thao, thư giãn và tập trung vào bản thân. Xem bản thân là trọng tâm của cuộc sống. Từ đó, xem xét những gì đang chuyển động xung quanh có đang đi đúng không. Điều này giúp bản giảm thiểu stress và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 15

Thiền Vipassana cũng được xem như là hình thức giao tiếp và hiểu bản thân nhiều hơn

 

Đôi lúc bản phải đặt và hỏi bản thân hơn như: Tại sao tôi cảm thấy lo lắng?, Tôi đang muốn gì trong cuộc đời này?, Tôi thật sự yêu thích điều gì,… Để có được sự quan tâm đồng thời hiểu bản thân nhiều hơn.

 

10 nhạc thiền tịnh tâm hay nhất, không lời, thư giãn hiệu quả

10 nhạc thiền tịnh tâm hay nhất, không lời, thư giãn hiệu quả

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Viết nhật ký và đọc lại

Viết nhật ký cũng là hình thức giao tiếp với bản thân. Thông qua nhật ký bạn có thể hiểu và nắm rõ những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Đọc lại nhật ký thường xuyên cũng giúp bạn có niềm tin vào những bản thân. Đồng thời cũng chứng minh rằng những kẻ thao túng tâm lý gaslighting đang nói dối.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 16

Viết nhật ký cũng có thể giúp việc hiểu và tránh được self-gaslighting là gì

 

4. Làm ngơ động thái người xung quanh

Đây là một thủ thuật mà những kẻ đi gaslighting thường hay sử dụng. Tuy nhiên, trên phương diện là nạn nhân, bạn có quyền phớt lờ, làm ngơ những hành động của những người xung quanh. Nguyên nhân chính cho việc đó là bạn cần không gian riêng tư để suy nghĩ về vấn đề.

Khi bạn cảm thấy đang rơi vào trạng thái do những kẻ thao túng gaslighting tạo nên như: Lo lắng, mất niềm tin vào bản thân, tự tin, rụt rè hay thậm chí tức giận,… Chúng ta nên dừng lại một khoảng thời gian, tạo những khoảng cách cho những trạng thái tâm lý đó.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 17

Làm ngơ động thái của kẻ đang thao túng tâm lý gaslighting là gì? là làm cho bản thân có thời gian suy nghĩ, đánh giá và nhận xét những gì đang xảy ra.

 

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn đang nghĩ rằng ai đó đang thao túng tâm lý gaslighting để đối xử tệ bạt với bạn. Tốt hơn hết, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của ai đó có thể là bạn bè hoặc những người thân yêu. Những kinh nghiệm, trải nghiệm và hiểu biết của họ có thể giúp được bạn.

Đồng thời, bạn cũng có thể book lịch hẹn với các chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các hội nhóm về tâm lý học trên các trang mạng xã hội, diễn đàn,…

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 18

Đôi lúc bạn cần nên yêu cầu giúp đỡ từ mọi người.Nhất là khi bị thao túng tâm lý gaslighting trong tình yêu và gia đình

 

6. Không được vạch trần lời nói dối của gaslighter

Đừng đi kể với những kẻ đi thao túng tâm lý gaslighting rằng họ đang nói dối. Nếu bạn muốn lên tiếng, bạn nên nói với họ rằng bản thân có một quan điểm khác. Hoặc nói rằng bạn nhớ rõ những gì đang xảy ra và tin vào những hồi ức của chính bạn. Sau đó, bạn có thể dừng ngay việc tranh cãi lại.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 19

Những kẻ thao túng tâm lý thường có nhiều chiêu trò để thao túng tâm lý bạn

 

7. Hiểu rằng mọi vấn đề không phải lỗi của bạn

Nếu bị thao túng tâm lý, đó không hoàn toàn là lỗi của bạn. Những kẻ thao túng tâm lý Gaslighting thường hay “gắn mác” rằng: Tất cả những điều tồi tệ này đều do bạn gây nên. Hãy nhớ rằng, mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó. Như trong dân gian thường có câu: “Không có lửa làm sao có khói”.

Mặt khác, con người không ai hoàn hảo hoàn toàn. Vậy nên, nếu bạn làm sai thì chuyện đó cũng không thành vấn đề. Bạn có thể cố gắng là phấn đấu tốt hơn trong những lần tiếp theo.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 20

Đôi khi chúng ta cũng có quyền được sai

 

Tư duy phản biện là gì? Lợi ích, 10 phương pháp rèn luyện

Tư duy phản biện là gì? Lợi ích, 10 phương pháp rèn luyện

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

8. Xây dựng lòng tin với bản thân

Tin tưởng, đặt niềm tin của bản thân lên trên hết là điều bạn nên làm ngay bây giờ. Bởi, chỉ khi bạn tin tưởng vào bản thân, mọi nỗ lực của những kẻ thao túng lý đều vô nghĩa. Vậy cách nào để có thể xây dựng lòng tin đó?

Hãy luôn đặt câu hỏi trong đầu khi đối phương đưa cho bạn một thông tin gì đó. Hãy tự hỏi lại bản thân rằng: “Điều này có chính xác không”, “Mình sẽ ghi nhớ ý này và thử search trên mạng thử”,…

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 21

Hãy nên tin tưởng vào chính mình

 

9. Nuôi thú cưng

Thú cưng là người bạn trung thành nhất của bạn. Chúng có thể giao tiếp và thể hiện sự quan tâm tới bạn thông qua hành động. Đôi khi, chăm sóc chúng cũng là cách bạn tạo ra nhiều giá trị cho bản thân.

Một số dòng pet đáng yêu mà bạn có thể nuôi: chó phốc sóc, chó fox, chó corgi, mèo,..

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 22

Nuôi các giống chó như Golden sẽ giúp bạn cải thiện tâm lý, sống tích cực hơn

 

Chó Golden Retriever giá bao nhiêu, đặc tính, cách nuôi, màu nào đẹp?
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
 

10. Mua đồng hồ phong thủy

Phương Đông từ lâu rất xem trọng phong thủy và thế giới tâm linh. Họ cho rằng những gì đúng với phong thủy sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho gia chủ. Đồng thời cũng giúp họ xua tan những điều xấu.

Mang trên người những đồ vật phong thủy như đồng hồ. Chúng sẽ giúp bạn gặp đúng người, chơi đúng bạn. Từ đó con đường và sự nghiệp sẽ càng đi lên.

Gaslighting là gì, 10 dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh - Ảnh 23

Bộ sưu tập Tissot Gentleman gồm những sản phẩm đồng hồ đeo tay với nhiều kiểu dáng phong thủy, màu ngũ hành giúp xua đuổi những điều xấu. Ảnh sản phẩm: T006.407.22.033.00, T006.407.11.033.00, T006.407.22.036.01

 

 

Nguồn: https://www.healthline.com/health/how-to-deal-with-gaslighting#stay-firm

 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những dấu hiệu và cách phòng tránh của thao túng tâm lý gaslighting trong tình yêu, gia đinh,…. Hải Triều hy vọng rằng, khi tinh thông và nắm rõ gaslight là gì bạn sẽ tỉnh táo và có kinh nghiệm hơn trong các vấn đề liên quan đến thao túng tâm lý. Từ đó có thể bảo vệ mình và những người thân thương.

Tin tức liên quan:

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số

Thôi miên quy hồi tiền kiếp là gì, có nguy hiểm, thật không?

INFP là gì? Khám phá tính cách bản thân, chọn nghề nghiệp

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *