Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua

Trầm cảm là triệu chứng rối loạn tâm lý xảy ra khá phổ biến ở thời nay. Làm sao để nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu của loại bệnh lý này, hãy cùng Hải Triều tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

MỤC LỤC

› Trầm cảm là gì? Các loại bệnh tâm lý

1. Trầm cảm sau sinh

2. Trầm cảm cười

3. Rối loạn lo âu trầm cảm

› Các giai đoạn, mức độ trầm cảm

1. Trầm cảm giai đoạn 1 (nhẹ)

2. Trầm cảm giai đoạn 2 (vừa)

3. Trầm cảm giai đoạn 3 (nặng)

4. Trầm cảm giai đoạn 4 (kèm theo loạn thần)

› Test độ trầm cảm: nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng,…

1. Nguyên nhân, dấu hiệu

2. Hậu quả

3. Đối tượng dễ mắc bệnh

4. Cách nhận biết mắc bệnh

5. Một số câu hỏi thường gặp

› Cách chữa bệnh trầm cảm

1. Dùng thuốc theo chỉ định

2. Khám và nghe theo lời khuyên bác sĩ

3. Cách khác

› Kinh nghiệm cách vượt qua trầm cảm

1. Giải tỏa cảm xúc theo hướng tích cực

2. Điều chỉnh lại suy nghĩ

3. Không đặt mục tiêu quá lớn

4. Xây dựng thói quen yêu thích

5. Ở bên người thân yêu nhiều hơn

6. Nghe âm nhạc hay

7. Nấu món ăn ngon bồi dưỡng sức khỏe

8. Nuôi thú cưng

9. Đi du lịch

10. Xem phim, đọc sách

› Lời kết

 

Trầm cảm là gì? Các loại bệnh tâm lý

Khác với tự kỷ, đây là bệnh tâm lý khá nguy hiểm, vì chúng ảnh hưởng và tác động nhiều về mặt tinh thần, chức năng sống, thể chất và niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

 

Khám phá tính cách bản thân:

INFJ là gì? Khám phá tính cách bản thân, chọn nghề nghiệp

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số

ENFP là gì? Khám phá tính cách bản thân, chọn nghề nghiệp

 

1. Trầm cảm sau sinh

Thời điểm mang thai của phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi trên cơ thể, trong đó phải kể đến nội tiết tố. Khởi điểm của bệnh thường xuất hiện trong lúc mang thai hoặc sau khi sinh em bé.

Tâm trạng thay đổi, hay lo lắng, cáu kỉnh và một số triệu chứng khác thường kéo dài đến 2 tuần. Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh trầm trọng và kéo dài hơn, cụ thể:

  • Cảm giác buồn.
  • Tâm trạng thay đổi nghiêm trọng.
  • Không muốn tiếp xúc.
  • Khó khăn trong việc hòa hợp với em bé.
  • Ít có cảm giác thèm ăn.
  • Cảm thấy tuyệt vọng, bất lực.
  • Mất hứng với các hoạt động mà họ đã từng yêu thích.
  • Cảm thấy không có giá trị hoặc không đủ.
  • Hoảng sợ và lo lắng.
  • Có suy nghĩ làm tổn thương mình hoặc em bé.
  • Xuất hiện ý nghĩ tự tử.

Bệnh lý này có thể bao gồm từ trạng thái hôn mê và buồn bã dai dẳng, cho đến rối loạn tâm thần sau sinh. Giai đoạn này tâm trạng hay đi kèm với ảo giác, ảo tưởng hoặc nhầm lẫn.

Nếu không được chữa trị kịp thời, để tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện ra phương pháp điều trị hội chứng này bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hormone có thể mang lại hiệu quả.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 1

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh, dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

 

Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị

Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

2. Trầm cảm cười

Đây là khái niệm khá nhiều người chưa biết hoặc gây tò mò khi nghe đến, bởi thông thường khi nhắc đến bệnh lý này bệnh nhân thường buồn bã, mất năng lượng, rầu rĩ.

Thực chất, đây cũng là loại rối loạn cảm xúc, che giấu cảm xúc thật bằng thái độ tích cực, vui vẻ. Thuật ngữ này chỉ người sống với nội tâm bên trong, nhưng bộc lộ thái độ cười vui, hạnh phúc bên ngoài.

Mọi người xung quanh sẽ nghĩ họ đang sống vui vẻ và hoàn hảo. Trầm cảm cười có thể được phát hiện qua việc quan sát nhưng cũng có thể khó phát hiện và được giữ kín.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 2

Hội chứng trầm cảm cười là gì? Test trầm cảm nhẹ, bài test trầm cảm cười

 

Vì thế, các dấu hiệu cho thấy điều gì đó bất thường như thay đổi thói quen, mất hứng, mệt mỏi với những thứ họ thích. Một số dấu hiệu nhận biết cụ thể như:

  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi khẩu vị.
  • Cảm giác tuyệt vọng.
  • Không hứng thú với các hoạt động.
  • Dễ cáu gắt, lo lắng.
  • Chân tay nặng nề, mệt mỏi.
  • Suy nghĩ bất lực.
  • Cảm giác tuyệt vọng.
  • Mất niềm tin vào cuộc sống.

Tuy vậy, người bị bệnh này vẫn có thể cân bằng và duy trì công việc ổn định, sống ở ngoài xã hội với trạng thái lạc quan, tích cực.

Chính vì thế, điều quan trọng nhất khi nói về vấn đề tâm lý, cần nói chuyện với một tâm thế tôn trọng và cởi mở. Như vậy, họ mới có đủ can đảm để mở lòng chia sẻ cảm xúc thật của chính mình.

 

Mẫu đồng hồ mang lại may mắn, bình an

3. Rối loạn lo âu trầm cảm

Rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn cảm xúc bởi cảm giác khó chịu, lo sợ, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh như đau đầu, hồi hộp, vã mồ hôi, bứt rứt không thể ngồi im, siết chặt sở ngực,…Bệnh lý này ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người bệnh, cụ thể như:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
  • Rối loạn đường tiêu hoá.
  • Khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc, rối loạn giấc ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng.
  • Gia tăng nguy cơ tự tử.
  • Khiến các bệnh mãn tính đang có trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh lý này xảy ra chủ yếu do căng thẳng tâm lý, tuy nhiên chúng có thể điều trị được bằng một số phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc,…

Trong trường hợp các biện pháp không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần gặp bác sĩ tâm lý hoặc đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 3

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

 

Các giai đoạn, mức độ trầm cảm

Có khá nhiều mức độ khác nhau ở bệnh lý này tương ứng với những triệu chứng nặng, nhẹ. Vậy chúng có mấy giai đoạn và làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

 

1. Trầm cảm giai đoạn 1 (nhẹ)

Ở giai đoạn này, người bệnh thường có cảm giác buồn bã tạm thời. Triệu chứng này có thể diễn ra nhiều ngày liên tục, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Tức giận, khó chịu.
  • Tuyệt vọng, có cảm giác tội lỗi.
  • Tự ti.
  • Không hứng thú với các hoạt động họ đã từng thích.
  • Khó có thể tập trung làm việc.
  • Mất động lực.
  • Không thích giao tiếp với người xung quanh.
  • buồn ngủ ban ngày hoặc mất ngủ ban đêm.
  • Thay đổi cân nặng.
  • Mệt mỏi.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 4

Test trầm cảm là gì, thuốc trầm cảm ở trẻ em

 

Mặt dây chuyền mang năng lượng tích cực

2. Trầm cảm giai đoạn 2 (vừa)

Giai đoạn 2 sẽ tiến triển hơn giai đoạn 1. Mức độ và dấu hiệu nhận biết nặng hơn so với giai đoạn 1. Bên cạnh đó, giai đoạn 2, người bệnh có thể gặp một số vấn đề như:

  • Giảm năng suất làm việc.
  • Cảm thấy mình không có giá trị.
  • Nhạy cảm.
  • Hay lo lắng thái quá.
  • Dễ tổn thương.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 5

Các mức độ trầm cảm mà bạn nhất định phải biết

 

Thôi miên quy hồi tiền kiếp là gì, có nguy hiểm, thật không?

Thôi miên quy hồi tiền kiếp là gì, có nguy hiểm, thật không?

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Trầm cảm giai đoạn 3 (nặng)

Đây là giai đoạn khá nghiêm trọng của bệnh. Lúc này, người bệnh dường như không còn tỉnh táo, luôn rơi vào tình trạng bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống, luôn có ý định tự tử để giải thoát chính mình trước sự căng thẳng, áp lực.Một số triệu chứng của người bệnh cụ thể như:

  • Thường xuyên mất ngủ, thức trắng nhiều đêm.
  • Hoạt động chậm chạp, không muốn di chuyển.
  • Dễ kích động, nổi nóng.
  • Chán ăn, ăn không kiểm soát hoặc ăn không ngon miệng.
  • Luôn cảm thấy thất vọng, tự ti.
  • Không tập trung được kể cả việc đơn giản.
  • Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng.
  • Luôn nghĩ về cái chết và có ý định tự sát.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 6

Dấu hiệu và bài test trầm cảm giai đoạn 3

 

4. Trầm cảm giai đoạn 4 (kèm theo loạn thần)

Căn bệnh mang triệu chứng loạn thần xuất hiện khoảng 10 – 15% ở người trưởng thành trong một giai đoạn nào đó trong cuộc sống.

Chúng có thể ghé thăm bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Tỷ lệ mắc phải bệnh này đang ngày càng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 20 mà chuyên gia cho rằng có thể liên quan đến sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích. Một số dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn này đó là:

  • Sút cân
  • Mất hoặc giảm chức năng tình dục
  • Mất ngủ
  • Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng
  • Mất hứng với mọi thứ xung quanh
  • Chậm chạp
  • Loạn cảm giác
  • Ý nghĩ về tự tử.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 7

Dấu hiệu của trầm cảm giai đoạn 4

 

Test độ trầm cảm: nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng,…

Bệnh lý này làm ảnh hướng đến khoảng 2% dân số trên thế giới vào năm 2017. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) mỗi năm có khoảng 850.000 người chết vì căn bệnh này. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả mà bệnh gây ra để phòng tránh kịp thời nhé!

 

1. Nguyên nhân, dấu hiệu

➤ Nguyên nhân

Bệnh lý về tinh thần này không thể xác định nguyên nhân cụ thể, chúng ta chỉ có thể dựa trên yếu tố nguy cơ, tức là người bệnh đó trải qua những điều này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Các nguy cơ có thể dẫn đến rối loạn tinh thần bao gồm:

  • Do chấn thương hoặc bệnh lý: Người có tiền sử về bệnh não như u não, viêm não, chấn thương sọ não do bị tổn thương cấu cấu não.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Do căng thẳng kéo dài bởi công việc, áp lực gia đình, xung đột,…

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 8

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm là gì

 

➤ Dấu hiệu

Theo sự chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học tại Hoa Kỳ, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ nếu một trong số triệu chứng này xuất hiện trên 2 tuần:

Đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân: Bệnh lý đôi khi biểu hiện rõ về mặt thể chất. Trong một số nghiên cứu cho rằng, 69% người đáp ứng tiêu chuẩn về căn bệnh này đã có những cơn đau nhức như đau khớp, đau lưng,…

Mất khả năng tập trung: Người bệnh thường xuyên mất tập trung và giảm hiệu suất làm việc. Họ có thể mắc phải nhiều sai lầm hoặc gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định nào đó.

Thay đổi giấc ngủ: Một số người ngủ quá ít, số khác thì ngủ quá nhiều.

Thay đổi cảm giác ăn uống: Một số người sẽ ăn nhiều hơn khi mắc bệnh, tuy nhiên họ không có cảm giác ngon miệng hay hứng thú gì.

Kích động, ủ rũ, hay khó chịu: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là sự cáu kỉnh, kích động với những điều nhỏ nhặt chẳng hạn như tiếng ồn, chờ đợi lâu (dù trước đây họ không cảm thấy như thế). Đôi khi, họ còn có suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc người khác.

 

2. Hậu quả

Hậu quả của bệnh thường gây ra vô số những nguy hại cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của họ. Đồng thời, chúng còn để lại hậu quả khá nghiêm trọng như:

  • Người bệnh thường xuyên mất ngủ khiến tinh thần, trí tuệ giảm sút, kém minh mẫn.
  • Gặp nhiều vấn đề trong giao tiếp, mối quan hệ, ảnh hưởng đến sự nghiệp hoặc thậm chí rạn nứt tình cảm.
  • Luôn có cảm giác bị quan, suy nghĩ tiêu cực và suy nghĩ đến cái chết.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 9

Test trầm cảm là gì, hậu quả của việc mắc bệnh tâm lý khá nghiêm trọng

 

3. Đối tượng dễ mắc bệnh

Loại bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên, độ tuổi phổ biến nhất là từ 18 – 45 tuổi. Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên hoặc tuổi già cũng có thể mắc phải.

Đây là nhóm bệnh nhân phải đối diện với nhiều yêu cầu từ phía xã hội và thay đổi trong cuộc sống như kết hôn, sinh con, tuổi vị thành niên, công việc,…Tuy vậy, các nghiên cứu y khoa còn thống kê nhiều đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này bao gồm:

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 10

Kiểm tra mức độ trầm cảm là gì, 6 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh và người lớn

 

Nhóm đối tượng bị sang chấn tâm lý: Họ đã trải qua biến cố, đột ngột của cuộc đời như bị lừa, phá sản, nợ nần, mất đi người thân, áp lực công việc, con cái hư hỏng, hôn nhân tan vỡ,…

Nhóm phụ nữ sau sinh: Giai đoạn này người mẹ cực kỳ nhạy cảm, sự thay đổi về hormone, vị trí trong gia đình, thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những bất ổn trong đời sống trước đó cũng làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm sau sinh.

Nhóm đối tượng học sinh, sinh viên: Áp lực thi cử, học hành dồn dập, áp lực từ thầy cô, cha mẹ và cả sự đánh giá về kết quả học tập.

Nhóm đối tượng lạm dụng chất kích thích, rượu bia, ma tuý trong thời gian dài.

Nhóm thiếu nguồn lực trong cuộc sống: Thiếu mối quan hệ hỗ trợ, giao tiếp, thiếu cách giải quyết với áp lực, khó khăn.

 

4. Cách nhận biết mắc bệnh

Bạn có thể đưa người bệnh đến bệnh viện để thăm khám và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng, đánh giá mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp để điều trị cho người bệnh

Chẩn đoán lâm sàng: Sử dụng chẩn đoán theo ICD-10 hoặc DSM V.

Xét nghiệm cận lâm sàng: Sử dụng xét nghiệm đo nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, 2 phương pháp xét nghiệm chỉ định cho người bệnh tâm lý bao gồm: Trắc nghiệm tâm lý và trò chuyện lâm sàng.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 11

Cách nhận biết mắc bệnh bằng chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Ai là người dễ bị bệnh trầm cảm nhất?

Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất cứ độ tuổi và tầng lớp nào. Nhưng nguy cơ mắc phải cao nhất ở những người thất nghiệp, gặp biến cố trong cuộc sống, ốm đau hoặc rối loạn do sử dụng chất kích thích.

Trầm cảm có điều trị được không?

Câu trả lời là có. Đối với người lớn, bệnh lý nhẹ có thể điều trị hiệu quả bằng việc can thiệp về mặt tâm lý. Còn giai đoạn vừa hoặc nặng cần dùng đến thuốc lẫn điều trị tâm lý.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 12

Một số câu hỏi thường gặp khi mắc vấn đề tâm lý

 

 

Mẫu dây chuyền giúp bạn chữa lành

 

Cách chữa bệnh trầm cảm

Hội chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến nguy cơ tự sát cao. Nếu người thân của bạn có những biểu hiện bất thường được nêu ở trên, cần đưa họ đến với các phương pháp điều trị kịp thời để tránh xảy ra trường hợp xấu nhé.

 

1. Dùng thuốc theo chỉ định

Để đạt hiệu quả tối đa trong việc điều trị, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân kết hợp 2 nhóm thuốc có tác dụng chống loạn thần, lo âu.

Nhóm thuốc SSRI (paroxetine, sertraline, fluoxetine, citalopram,…): Có tác dụng ức chế tái hấp thụ có chọn lọc serotonin, đây là chất dẫn truyền thần kinh làm giảm triệu chứng của bệnh. Nhóm thuốc này sử dụng phổ biến bởi chúng mang lại hiệu quả khá cao và ít gây tác dụng phụ.

Nhóm SNRI (duloxetine, venlafaxine, desvenlafaxine,…): Có tác dụng ức chế tái hấp thụ norepinephrine, serotonin. Nhóm thuốc này thường gặp tác dụng phụ của thuốc như táo bón, buồn nôn, chóng mặt, chức năng tình dục bị rối loạn.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 13

Điều trị bằng cách dùng thuốc theo định kỳ

Nguồn: Tổng hợp từ hellobacsi.com

 

2. Khám và nghe theo lời khuyên bác sĩ

Để kiểm soát sự lo lắng đối với người mắc bệnh rất khó và cần có sự hỗ trợ từ người thân, đặc biệt là một chuyên gia tâm lý. Chính vì vậy, hãy đưa người bệnh đi thăm khám đúng thời điểm và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để cải thiện tình trạng tốt hơn.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 14

Khám và nghe theo lời khuyên bác sĩ để cải thiện tình trạng tốt hơn

 

3. Cách khác

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng phương pháp tâm lý bằng cách chia sẻ, gần gũi, cảm thông,… Hoặc bằng phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp trị liệu,…

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 15

Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

 

Kinh nghiệm cách vượt qua trầm cảm

Hiện nay, có rất nhiều cách để vượt qua căn bệnh này bằng kỹ thuật quản lý căng thẳng hoặc thay đổi lối sống mà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa và giúp người bệnh vượt qua.

 

1. Giải tỏa cảm xúc theo hướng tích cực

Việc lẩn tránh cảm xúc tiêu cực không phải là cách hay khi bạn muốn tìm hiểu về kinh nghiệm chiến thắng bệnh tâm lý. Thay vào đó, hãy chấp nhận tâm trạng của mình đang không tốt, rằng bạn đang rất tệ vào ngày hôm nay,…

Bạn có thể giải tỏa chúng bằng cách viết nhật ký. Đây là cách để bạn thoải mái kể lại và bộc lộ cảm xúc, quan điểm riêng của bản thân về điều đang khiến bạn khó chịu hoặc không vui. Viết nhật ký cũng là cách giúp xoa dịu tổn thương và có thời gian để nhìn lại chính mình.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 16

Giải tỏa cảm xúc theo hướng tích cực

 

2. Điều chỉnh lại suy nghĩ

Người mắc bệnh này thường hay cảm thấy mình vô dụng, tự ti, khiến tâm trí lờ đi những điểm tích cực và luôn chú tâm vào sai trái, lỗi lầm của bản thân. Từ đó, người bệnh luôn có xu hướng quy chụp cho bản thân không có giá trị gì cả.

Để vượt qua điều đó, người bệnh hãy cố gắng điều chỉnh suy nghĩ của mình. Nhìn nhận điều bản thân đã làm sai và đúng để biết mình không thực sự vô dụng.

Bên cạnh đó, hãy điều hướng ngược lại với những gì mà “tiếng nói nhỏ” bên trong đang gợi ý. Đây cũng là một trong số thủ thuật tâm lý trong kinh nghiệm chiến thắng bệnh tâm được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng.

Điều chỉnh lại suy nghĩ của bản thân

 

3. Không đặt mục tiêu quá lớn

Khi mắc bệnh, bạn sẽ không còn năng lượng để hoạt động hay làm việc. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn đặt mục tiêu quá cao trong sinh hoạt hay công việc hàng ngày.

Để mọi chuyện dễ dàng hơn, bạn hãy chia nhỏ mục tiêu ra, thay vì nhìn vào kết quả phải đạt được trong mỗi tuần, mỗi tháng thì bạn hãy liệt kê từng hạng mục công việc cụ thể cần hoàn thành trong mỗi ngày.

Nếu bản thân không có hứng thú việc nào đó, hãy tạm dừng việc ấy lại để làm thứ gì đó giúp mình thoải mái hơn (ví dụ: tưới cây, ăn uống, xem phim, đi bộ) rồi quay lại làm tiếp.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 18

Dấu hiệu trầm cảm nặng

 

4. Xây dựng thói quen yêu thích

Làm những điều bản thân thích là một trong những cách giúp vượt qua bệnh tâm lý hiệu quả. Khi đó, năng lượng của bạn trở nên tốt hơn, đó là thể là vẽ tranh, nghe nhạc, chơi nhạc cụ, mua sắm…

Ngoài ra, hãy cố gắng tạo một thói quen tốt sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng hơn mỗi ngày. Việc tập trung vào thay đổi mới và theo đuổi nó sẽ giúp bạn duy trì nhịp độ sống của mình, hay ít nhất là khiến bạn tránh khỏi cảm xúc tiêu cực.

 

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 19

Điều trị trầm cảm bằng cách xây dựng thói quen yêu thích

 

Bộ sưu tập DW 5-Link mới nhất

5. Ở bên người thân yêu nhiều hơn

Người bệnh thường có xu hướng cô lập bản thân khỏi bạn bè, gia đình. Đây chính là cái bẫy khiến bệnh tiến triển mạnh hơn.

Để tự vượt qua chúng, bạn hãy tìm mọi cách để kết nối với mọi người xung quanh. Nếu không thể trực tiếp gặp mặt, bạn có thể gọi điện, chat hoặc nhắn tin để trò chuyện cùng nhau.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 20

Ở bên người thân yêu nhiều hơn

 

6. Nghe âm nhạc hay

Sử dụng âm nhạc để hỗ trợ chữa bệnh giờ đây không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Trên thực tế, âm nhạc được xem là “liều thuốc” tinh thần hữu hiệu đối với sức khỏe của mọi người.

Việc lắng nghe giai điệu và thỏa sức tưởng tượng cho phép người bệnh tương tác hài hoà của từng nhịp bài hát. Từ đó, giúp kích thích giác quan của người bệnh, làm họ trở nên ổn định hơi thở, nhịp tim và bình tĩnh hơn.

Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ chức năng khác bên trong cơ thể người bệnh. Khi có âm nhạc kết hợp cùng liệu pháp trò chuyện sẽ làm gia tăng hormone Dopamine, tạo ra năng lượng tích cực và động lực cho mỗi người.

YouTube video

Âm nhạc chữa bệnh [thư giãn BGM] rằng câu chuyện mùa hè có khả năng bắt đầu

 

7. Nấu món ăn ngon bồi dưỡng sức khỏe

Một nghiên cứu cho rằng, một thứ quen thuộc đến bất ngờ trong bữa ăn hàng ngày có thể tạo ra sự thay đổi lớn đối với người bệnh.

“Thần dược” đó chính là hoạt chất vitamin B9 có trong các loại rau xanh như măng tây, xà lách romaine, bông cải xanh, cải bó xôi, đậu phộng, trái cây, nước ép, hạt hướng dương, gan động vật,…

Bổ sung các loại thức ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe về thể chất mà còn cực kỳ có lợi để ổn định thần kinh.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 22

Test trầm cảm là gì? Nấu món ăn ngon bồi dưỡng sức khỏe giúp người bệnh cải thiện tình trạng tốt hơn

 

100 món chay đơn giản, dễ làm tại nhà, thơm ngon mỗi ngày

100 món chay đơn giản, dễ làm tại nhà, thơm ngon mỗi ngày

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

8. Nuôi thú cưng

Các loại vật như chó hay mèo luôn mang một tình yêu vô điều kiện dành cho con người. Cũng chính vì điều này mà chúng rất có ích trong việc hỗ trợ người bệnh vượt qua nỗi lo về tinh thần.

Khi người bệnh gắn kết với vật nuôi sẽ tạo nên sự yêu thương dành cho chúng và không sợ bị chúng làm tổn thương. Bạn có thể tham khảo một số dòng pet siêu đáng yêu như: chó corgi, chó phốc sóc, chó golden retriever, chó fox,…

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 23

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Người bệnh có thể làm test trầm cảm hoặc khám trầm cảm ở đâu uy tín nhất

 

9. Đi du lịch

Mở lòng với các trải nghiệm bằng một vài chuyến đi du lịch là cách hiệu quả để kiểm soát được cảm xúc của người bệnh. Điều này giúp họ tìm lại sức mạnh và phục hồi năng lượng để nhìn mọi thứ với sự lạc quan hơn.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 24

Đi du lịch giúp người bệnh có những trải nghiệm tích cực

 

Mẫu đồng hồ thích hợp đi du lịch

10. Xem phim, đọc sách

Xem những bộ phim giải trí hay một cuốn sách ý nghĩa sẽ giúp cải thiện tinh thần của người bệnh. Bởi thông qua đó người bệnh không chỉ giải trí mà còn ngộ ra được nhiều điều tích cực được truyền tải qua các bộ phim hay từng trang sách. Bạn có thể trải nghiệm một số quyển sách hay như Nhà Giả Kim, Đắc Nhân Tâm hay thư giãn và làm giàu trí tưởng tượng với top truyện tranh được yêu thích, nghe sách nói, hay podcast, ebook về cuộc sống.

Trầm cảm là bệnh gì, dấu hiệu, cách chữa trị và vượt qua - ảnh 25

Xem phim, đọc sách giúp não của người trầm cảm trở nên linh hoạt hơn

 

Lời kết

Thực tế, trầm cảm không quá khó để điều trị nhưng quan trọng bạn cần hiểu biết về nó đề đưa ra phương pháp hỗ trợ và đồng hành cùng người bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về căn bệnh này.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần nhận sự tư vấn chính xác từ bác sĩ nếu gặp những trường hợp trên.

 

Có thể bạn quan tâm:

Khủng hoảng tuổi 30: Tình yêu, sự nghiệp, sức khỏe,…

INFP là gì? Khám phá tính cách bản thân, chọn nghề nghiệp

DISC là gì, khám phá 4 nhóm tính cách và chọn nghề phù hợp

 

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *