Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không?

Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết Thanh minh không? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác. Vậy hãy để Đồng Hồ Hải Triều đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về ngày Tết 3/3 hằng năm qua bài viết dưới đây.

 

MỤC LỤC

› Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không?

1. Tết Hàn Thực là ngày gì?

2. Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?

3. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

4. Ý nghĩa Tết Hàn Thực

5. Bài văn khấn Tết Hàn Thực

› Giải đáp đầy đủ phong tục Tết Hàn Thực cúng gì, kiêng gì…

1. Tết Hàn Thực cúng gì?

2. Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào?

3. Tết Hàn Thực nên làm gì?

4. Ý nghĩa của mâm bánh trôi – bánh chay cúng

5. Tết Hàn Thực nên kiêng gì?

› Lời Kết

 

Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không?

Từ trước đến nay, cứ đến khoảng tháng 3 âm lịch chúng ta sẽ thường nghe nói đến Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh. Chính vì thế, vài người vẫn còn đang phân vân không biết hai khái niệm ngày lễ này có phải là một hay không.

Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không? ảnh 1

Việt Nam có rất nhiều ngày lễ truyền thống của dân tộc

 

Dù ai đang đi đâu, làm gì thì cứ đến ngày 3/3 âm lịch hằng năm họ sẽ đều cố gắng trở về quê hương. Cùng nhau đón những ngày Tết truyền thống và ăn bữa cơm đoàn tụ bên gia đình của mình.

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về ý nghĩa Tết Hàn Thực là gì? Vào ngày đó chúng ta sẽ ăn những món ăn nào và liệu có liên quan tới ngày Tết Thanh Minh hay không? Sau đây, Đồng Hồ Hải Triều sẽ đem đến một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết ý nghĩa này nhé.

 

Tin tức liên quan:

Ngày 30/4, 1/5 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và lịch nghỉ

Ngày 21/4 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và hoạt động phổ biến

Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Valentine đen

 

1. Tết Hàn Thực là ngày gì?

Tết Hàn Thực là gì? Đây là một ngày lễ tết truyền thống của người Trung Hoa rơi vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. “Hàn Thực” mang ý nghĩa là “thức ăn lạnh” tức chỉ là ăn đồ lạnh, gắn liền với một điển tích thời xa xưa của người Trung Quốc.

Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không? ảnh 2

Tết Hàn Thực là ngày gì? Đây là một ngày lễ truyền thống quan trọng từ xa xưa

 

Ở Trung Quốc, người ta quan niệm rằng vào những ngày này, phải kiêng không được sử dụng lửa ba ngày tính từ mùng 3/3 m lịch và chỉ ăn những món ăn nguội truyền thống đã nấu sẵn.

Ở Việt Nam, khác với phong tục Tết Hàn thực ở Trung Quốc, người dân sẽ ăn những món ăn làm từ bột gạo, bột nếp như bánh trôi – bánh chay và bánh cuốn thay cho thức ăn nguội, công việc nấu nướng vẫn được diễn ra bình thường mà không cần phải kiêng lửa.

 

TOP các mẫu ĐH được săn lùng

2. Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?

Tết Hàn Thực là ngày gì? Đây có phải là Tết Thanh Minh không? Hai khái niệm này rất dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực chất cả Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực đều là hai dịp lễ hoàn toàn tách biệt và không liên quan với nhau.

Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết thanh minh không? ảnh 3

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh là ai ngày lễ tách biệt nhau nhưng mang cùng một ý nghĩa là tưởng nhớ đến cội nguồn, ông bà tổ tiên

 

Duy chỉ có một điểm đặc biệt khiến cho người ta phải gộp cả hai ngày lễ này chung với nhau chính là thời điểm diễn ra 2 ngày lễ.

Cần hiểu rõ rằng, Tết Thanh Minh (Tiết Thanh Minh) là một trong hai mươi tư Tiết khí nằm trong Nông lịch ở những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… kể cả Việt Nam. Thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5/4 đến ngày 20 hoặc 21/4 Dương lịch hằng năm. Gọi chung là lễ hội Tết Thanh Minh.

Chính vì khoảng thời gian diễn ra ngày Thanh Minh không cố định, chỉ bắt đầu tính trên lịch Dương nhưng theo quy luật thì thời gian đó sẽ rơi vào khoảng tầm tháng 3 âm lịch. Trùng với ngày diễn ra Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 âm lịch.

Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?

Thời gian diễn ra ngày lễ Hàn Thực trùng với dịp lễ Tết Thanh Minh nên người ta thường tổ chức làm lễ chung

 

Sau này, tránh phải tổ chức nhiều lần người ta đã sáp nhập Tết Hàn Thực chung vào Lễ hội Tết Thanh Minh để cùng tổ chức. Dù vậy, cần nắm rõ một điều rằng, cả 2 ngày lễ truyền thống này đều bắt nguồn từ hai câu chuyện mang nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau.

 

Valentine đen là ngày gì? Ai tặng quà cho ai? Ý nghĩa là gì?

Valentine đen là ngày gì? Ai tặng quà cho ai? Ý nghĩa là gì?

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Ngày lễ này được diễn ra cố định vào mùng 3/3 âm lịch. Nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực xuất phát từ một điển tích được lưu truyền qua nhiều đời ở Trung Quốc. Chuyện kể về vị Vua Tấn Văn Công và một hiền sĩ bề tôi tên là Giới Tử.

Vào thời Xuân Thu (năm 770-221), Vua Tấn Văn Công của nước Tấn gặp đại loạn phải lưu lạc khắp nơi, không chỗ nương tựa. Lúc bấy giờ, có một vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi đã tình nguyện theo Vua giúp đỡ, bày mưu kế cho ngài.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực ảnh 1

Nguồn gốc bắt nguồn từ câu chuyện của Vua Tấn Văn Công và vị hiền sĩ Giới Tử Thôi

 

Trong suốt mười chín năm trời bôn ba khắp xứ, Giới Tử Thôi đã cùng Vua Tấn Văn Công trải qua những gian truân nhưng vẫn không bao giờ lùi bước. Vào một hôm nọ, khi cả hai đang trên đường đi lánh nạn, lương thực đã cạn kiệt từ nhiều ngày trước, lúc này Giới Tử mới lén cắt một miếng thịt nằm bên cạnh đùi của mình, đem nấu chín cho Vua ăn cầm cự qua ngày.

Khi biết được việc đó, Vua rất cảm kích về tấm lòng của bề tôi trung thành này. Tuy nhiên, về sau khi Tấn Văn Công giành lại được quyền lực ngôi báu trở về nước thì lại quên mất công lao bao năm của Giới Tử Thôi.

Vua Tấn Văn Công phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công kề vai sát cánh bên mình nhưng không nhớ ra Giới Tử. Dù vậy, Giới Tử Thôi chưa bao giờ oán hận Vua, bởi ông nghĩ rằng đó là bổn phận và trách nhiệm của một bề tôi. Giới Tử quay về ở ẩn cùng mẹ trên núi Điền Sơn.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực ảnh 2

Câu chuyện về Giới Tử Thôi là nguồn gốc của việc kiêng sử dụng lửa trong dân gian

 

Về sau khi Vua Tấn Văn Công nhớ ra, liền phái người đi tìm triệu tập Giới Tử về triều lĩnh thưởng nhưng ông nhất quyết không gặp. Vua bèn hạ lệnh đốt cháy khu rừng núi Điền Sơn để thúc ép Giới Tử Thôi phải ra mặt, rốt cuộc đã khiến cho Giới Tử và mẹ của ông chết trong khu rừng đang cháy to đó.

n hận trước những việc làm sai trái của mình, Vua xót thương lập miếu thờ cho Giới Tử và ban lệnh cho tất cả mọi người trong dân gian phải kiêng không được đốt lửa trong 3 ngày, chỉ được ăn những thức ăn nguội đã được nấu sẵn để tưởng nhớ công lao, ý chí kiên cường của Giới Tử Thôi.

Ba ngày đó được tính từ mùng 3/3 đến 5/3 m lịch. Tới tận bây giờ, người Trung Quốc vẫn giữ truyền thống thói quen đó hằng năm. Đây cũng là một dịp lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, phổ biến nhất là ở miền Bắc Việt Nam.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực ảnh 3

ở Việt Nam lễ hội mang một sắc thái riêng của dân tộc, vào ngày này mọi người sẽ cùng nhau quây quần nấu ăn

 

Tết Hàn Thực tuy nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc nhưng khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với Ngày Tết tháng 3 mang một sắc thái riêng của người Việt.

 

TOP vòng tay phong thủy bán chạy

4. Ý nghĩa Tết Hàn Thực

Ý nghĩa Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Là một dịp quan trọng dành cho những người còn sống, con cháu tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình.

Ý nghĩa Tết hàn Thực ở Việt Nam là dịp để cho tất cả mọi người trong gia đình, những ai đang ở xa quê hương sẽ trở về tụ họp và quây quần bên nhau. Trong ngày này, các gia đình ở Việt Nam sẽ thường ăn bánh cuốn và làm bánh trôi, bánh chay để đặt lên trên bàn thờ cúng lễ ông bà, tổ tiên mang ý nghĩa hướng về cội nguồn.

Ý nghĩa Tết Hàn Thực ảnh 1

Đây là dịp cho những ai đang ở xa quê hương sẽ trở về tụ họp và quây quần bên nhau

 

Bánh trôi, bánh chay là một món ăn sáng tạo riêng của người Việt tới nay vẫn luôn là một món truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp lễ tết với ý nghĩa tượng trưng cho hàn thực (thức ăn nguội). Ngoài ra, Tết Hàn Thực ăn gì? Người Việt còn có một tục lệ chính là tục ăn bánh cuốn từ bao đời nay.

 

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ cúng gì, ăn gì, ý nghĩa...

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ cúng gì, ăn gì, ý nghĩa…

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

YouTube video

Gợi ý đồng hồ giá rẻ đáng mua trong tầm giá 2 triệu

 

TOP sản phẩm bán chạy

 

5. Bài văn khấn Tết Hàn Thực

Văn khấn tết hàn thực mùng 3 tháng 3 như sau:

Đọc 3 lần Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: Nguyễn Văn A

Cư trú (ngụ) tại địa chỉ:…………………….

Tiết Hàn Thực hôm nay, nhằm mùng 3 tháng 3, chúng con nguyện thành tâm sắm lễ, cau trầu, hoa, trà, đốt nén tâm hương, dâng lên trước trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn khỏe mạnh, an yên, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, vui vẻ hạnh phúc.

Đọc 3 lần Nam mô A di Đà Phật!

Văn khấn tết hàn thực được tham khảo từ banthothinhvuong.vn

 

Giải đáp đầy đủ phong tục Tết Hàn Thực cúng gì, kiêng gì…

Sau khi đã giải đáp đầy đủ những thắc mắc về Tết Hàn Thực là ngày gì? Có phải là Tết Thanh Minh không? Nguồn gốc, ý nghĩa mùng 3/3 Tết Hàn Thực? Tuy nhiên, vẫn còn một số phân vân về phong tục Tết Hàn Thực cúng gì, kiêng gì, làm gì… Tại sao trong ngày lễ này lại ăn bánh trôi, bánh chay…

Nhằm giúp bạn trả lời những câu hỏi trên, Đồng Hồ Hải Triều sẽ giải đáp đầy đủ phong tục ngày Tết cúng gì, kiêng gì… qua những thông tin dưới đây.

 

1. Tết Hàn Thực cúng gì?

Khác với phong tục Trung Quốc – chỉ dùng đồ ăn lạnh thì ở Việt Nam người ta dùng bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực để thay thế cúng gia tiên, bày cỗ bàn trong các ngày lễ truyền thống lớn của dân tộc.

Tết Hàn Thực cúng gì? ảnh 1

Mâm cúng là một trong những điều quan trọng nhất đối với các gia đình người Việt

 

Vào ngày 3/3 hằng năm, nhiều gia đình ở Việt Nam sẽ cùng quây quần bên nhau xay bột gạo, bột nếp, nấu đỗ xanh… để làm ra món bánh chay, bánh trôi (chè trôi nước).

Những món ăn đó sẽ được đem cùng với hoa tươi, trầu cau, nén hương… đi cúng gia tiên và lễ Phật. Là một cách để tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, hướng về cội nguồn.

Nếu vào Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay để dâng lễ tổ tiên thì còn có một tục lệ khác chính là tục ăn bánh cuốn. Nhằm ngày này, người Việt sẽ làm bánh cuốn từ bột gạo trong đó có nhân thịt, rau được cuộn tròn và thưởng thức khi nóng cùng với gia đình, ngoài ra họ còn đem tặng nhau những mâm bánh cuốn đầy ắp.

Tết Hàn Thực cúng gì? ảnh 2

Tục lệ ăn bánh cuốn cũng là một tục lệ không thể thiếu trong phong tục Tết người Việt

 

2. Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào?

Đây được xem là một ngày lễ truyền thống vô cùng quan trọng của dân tộc. Thế nên ngoài việc chuẩn bị lễ cúng một cách chỉn chu, nghiêm trang thì việc lựa chọn canh giờ sao cho tốt cũng quan trọng không kém.

Nhằm đem đến những điều suôn sẻ, may mắn, tránh xa bệnh tật, khó khăn, đen đủi, nhận được sự phù trợ của đấng bề trên… Chính là lý do tại sao việc lựa chọn thời gian cúng lễ Tết Hàn Thực quan trọng đến vậy.

Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào? ảnh 1

Thời gian cúng lễ tốt mang lại những điều suôn sẻ trong cuộc sống

 

Tết Hàn Thực được cúng vào ngày mùng 3 tháng 3 m lịch. Do đây là ngày tết cổ truyền, nên mọi người sẽ thường kiêng tránh những giờ xấu và chọn ra những giờ tốt để bày mâm cúng thắp hương.

Một lưu ý khi chọn giờ chính là bạn không nên cúng sau 19 giờ tối, bởi vì khi cúng mâm lễ quá muộn thì những vong hồn bên ngoài sẽ quấy nhiễu khiến cho ông bà tổ tiên không trở về nhà kịp để hưởng lễ.

Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào? ảnh 2

Cần hạn chế cúng lễ Ngày Hàn Thực sau 19h tối

 

Dưới đây là một số khung giờ đẹp mà bạn có thể lựa chọn một trong đây để cúng Tết Hàn Thực:

➤ Giờ Canh Thìn (từ 7 đến 9 giờ)

➤ Giờ Canh Tỵ (từ 9 đến 11 giờ)

➤ Giờ Canh Thân (từ 15 đến 17 giờ)

➤ Giờ Canh Dậu (từ 17 đến 19 giờ)

 

Ý nghĩa các con số trên đồng hồ, Ý nghĩa giờ phút trùng nhau

Ý nghĩa các con số trên đồng hồ, Ý nghĩa giờ phút trùng nhau

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Tết Hàn Thực nên làm gì?

Do nằm trong dịp Lễ Tết Thanh Minh nên khi Tết Hàn Thực được diễn ra, đây cũng là ngày mà thế hệ con cháu tưởng nhớ, bày tỏ tấm lòng thành kính đến ông bà tổ tiên đã khuất bằng việc cúng lễ, thắp hương, đi thăm viếng, tảo mộ, chăm sóc và dọn dẹp những phần mộ trong dòng họ.

Nếu gia đình muốn xây dựng hay khai quật lại mồ mã thì sẽ thường phải đợi đến đúng ngày Tết Thanh Minh mới được động thổ. Đây là quy tắc vô cùng quan trọng nếu như không muốn gặp phải tai ương, xui xẻo khi động vào điều cấm kỵ không được cho phép.

Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào? ảnh 3

Để có một Ngày Tết ý nghĩa, mọi người thường thắp hương cầu tưởng nhớ ông bà tổ tiên

 

Trong ngày này, người Việt không cần phải kiêng lửa, đặc biệt là thức ăn nguội nên họ đã sáng tạo ra món bánh trôi – bánh chay. Ở chợ, vào dịp lễ chúng ta thường dễ dàng nhìn thấy hình ảnh hàng người xếp hàng từ sáng sớm để đi mua những mâm bánh trôi, bánh chay có giá dao động từ 15.000 đến 40.000 đồng tùy theo số lượng mâm lớn hay nhỏ.

Ngoài việc làm bánh trôi – bánh chay cúng gia tiên, thì bánh cuốn (bánh xuân thái) sẽ là món ăn nhất định phải ăn vào dịp lễ Hàn Thực này. Đây là một món ăn khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta được dùng chung với nước mắm và rau xanh.

Cúng Tết Hàn Thực vào giờ nào? ảnh 4

Những mâm bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực đầy màu sắc ngon miệng, đẹp mắt

 

Điểm chung của tất cả các món ăn này đều được làm từ bột nếp, bột gạo thơm làng quê mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với thành quả lao động quý giá của con người dân tộc Việt Nam.

 

Cách làm bánh da lợn thơm, bùi theo công thức gia truyền

Cách làm bánh da lợn thơm, bùi theo công thức gia truyền

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

4. Ý nghĩa của mâm bánh trôi – bánh chay cúng

Tết Hàn Thực hay còn được gọi với cái tên quen thuộc dân dã là Tết bánh trôi – bánh chay, chứng tỏ đây là một món ăn tinh thần quan trọng luôn có mặt trên các mâm cúng gia tiên vào dịp lễ.

Tương truyền trong dân gian, việc chọn bánh trôi – bánh chay một loại bánh nếp dẻo hình tròn gợi lên sự tích trăm trứng Lạc Long Quân và Âu Cơ . Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng theo mẹ lên rừng còn bánh chay đại diện cho 50 quả trứng sẽ theo Lạc Long Quân xuống biển.

Ý nghĩa của mâm bánh trôi - bánh chay cúng

Lấy cảm hứng từ truyền thuyết u Cơ và Lạc Long Quân mà món bánh trôi và bánh chay ra đời

 

Vì vậy để làm ra được món ăn đó phải trải qua rất nhiều công đoạn, không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ và chăm chút của người thợ làm bánh. Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu phải thật cẩn thận, gạo phải chọn nếp hương hoa vàng, ngâm nở rồi xay mịn, đảm bảo được độ mềm dẻo của bánh.

Bánh trôi được nặn thành những viên nhỏ, bên trong nhân bánh sẽ là một viên đường đỏ hay còn gọi là đường nâu. Còn bánh chay nặn thành hình dáng tròn dẹt trong đó nhân sẽ là nhân đỗ, đậu xanh thơm bùi, ngọt thanh. Biến tấu hơn, người ta còn có thể trộn thêm lá dứa, hoa đậu biếc, gấc để tạo ra các màu sắc tự nhiên bắt mắt hơn cho bánh.

 

Top 15 nơi bán bao lì xì Tết bỏ sỉ, đẹp, giá chỉ từ 1K

Top 15 nơi bán bao lì xì Tết bỏ sỉ, đẹp, giá chỉ từ 1K

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

5. Tết Hàn Thực nên kiêng gì?

Bên cạnh những việc mà ngày Tết Hàn Thực nên làm, mọi người cũng có những thói quen kiêng kỵ để giữ hòa khí và mang lại những điều may mắn như:

» Kiêng lửa, thức ăn nóng: tuy không phải là điều cấm kỵ tại văn hóa Việt Nam nhưng ở Trung Quốc đây là điều cơ bản xuất phát nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực. Không đốt lửa để nấu thức ăn nóng nên cần chuẩn bị thức ăn nguội.

Tết Hàn Thực nên kiêng gì? 1

Kiêng lửa là điều cơ bản của ngày Hàn Thực tại Trung Quốc

 

» Kiêng sát sanh, ăn mặn: vào ngày Tết Hàn Thực cấm kỵ tuyệt đối chính là sát sanh, việc không sát sanh sẽ giúp cho những linh hồn ngoài kia được siêu thoát dễ dàng hơn. Khuyến khích ăn chay thanh tịnh.

» Kiêng tổ chức lễ cúng linh đình: mâm cúng cần được chuẩn bị một cách chỉnh chu và thanh đạm, không cần quá cầu kỳ dẫn tới tốn kém. Quan trọng chính là thắp hương thành tâm cầu khấn những điều tốt đẹp với ông bà tổ tiên.

Tết Hàn Thực nên kiêng gì? 2

Không cần phải linh đình, một mâm cúng thanh đạm cùng với sự thành tâm luôn là điều tiên quyết nhất vào lễ Tết Hàn Thực

 

» Kiêng chuyển nhà: việc chuyển nhà, di chuyển những vận dụng trong nhà vào ngày này dễ dẫn tới việc linh hồn những người đã khuất trong gia đình bị xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến vận hạn ngôi nhà.

» Kiêng cúng mâm, thắp hương giờ xấu: ngoài các giờ tốt đã được nêu ở trên thì bạn cũng nên tránh những giờ cúng lễ xấu như từ 19 giờ tối trở đi bởi như vậy sẽ khiến cho linh hồn tổ tiên không trở về ăn lễ kịp.

 

Lời Kết

Qua bài viết trên, Đồng Hồ Hải Triều đã đem lại cho các bạn những thông tin về Tết Hàn Thực là gì? Văn khấn tết hàn thực ra sao? Có phải là Tết Thanh Minh không? Nguồn gốc, ý nghĩa mùng 3/3 Tết Hàn Thực… Những phong tục cần cúng gì, kiêng gì và làm gì… vào ngày Tết Hàn Thực. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam ta

 

Một số món ăn ngon nên nấu cho gia đình:

20 món ăn ngày Tết ngon, dễ làm, đặc trưng theo vùng miền

100 món chay đơn giản, dễ làm tại nhà, thơm ngon mỗi ngày

TOP 10 cách nấu cơm gà thơm, ngon nhất, dễ làm tại nhà

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *