Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán 2023 là ngày nào?

Người Việt Nam rất coi trọng các ngày lễ theo Âm Lịch, trong đó Tết Nguyên Đán là được chú ý hơn cả. Liệu bạn đã biết Tết Nguyên Đán là gì, ý nghĩa của nó cũng như 5 việc nên – không nên làm vào dịp này? Hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu nhé!

Mục Lục

›  Tết Nguyên Đán là gì và ý nghĩa tuyệt vời của nó

   1. Tết Nguyên Đán 2023 là ngày nào?

   2. Tết Nguyên Đán là gì?

   3. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?

   4. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

   5. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

   Top 5 việc nên làm trong Tết Nguyên Đán để may mắn

  Top 5 việc không nên làm trong Tết Nguyên Đán để tránh xui xẻo

Tết Nguyên Đán là gì và ý nghĩa tuyệt vời của nó

Vạn vật đều có vòng tuần hoàn riêng, theo đó mỗi năm cũng tuân theo quy luật Hạ qua – Thu đến – Đông tàn – Xuân sang. Các mùa đều có điểm nhấn khác biệt, xong chẳng mùa nào tấp nập và rộn rã như mùa Xuân, nhất là tại Việt Nam.

Tết Nguyên Đán là gì và ý nghĩa - Ảnh 1

Tết Nguyên Đán là ngày bao nhiêu Dương lịch năm 2023, bạn có thắc mắc không, cùng tìm hiểu nhé!

Trong khi ở phương Tây, người ta ăn Tết lớn vào đầu năm Dương lịch thì ở Việt Nam nói riêng, người dân lại ăn Tết ta (hay còn gọi là Tết Nguyên Đán). Vậy thì Tết Nguyên Đán là gì, nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Cùng Hải Triều tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!

Xem chi tiết: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? – Lập xuân 2023 là ngày nào? – Thời tiết Tết 2023

1. Tết Nguyên Đán 2023 là ngày nào?

Hẳn là bạn đang rất háo hức chờ đợi đến Tết đúng không? Hay 3 ngày tết là những ngày nào? Vậy thì trước khi giải thích Tết Nguyên Đán là gì, ý nghĩa và nguồn gốc ra sao thì cùng điểm qua lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023:

Tết Nguyên Đán là ngày mấy dương lịch?

Dương lịch: Nghỉ từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 (7 ngày liên tục).

Âm lịch: Tương ứng với ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Qúy Mão).

 

Dây chuyền xinh diện Tết

Trong đó, ngày 20, 21 và 22/01/2023 lần lượt nhằm ngày Mùng 1, Mùng 2 và Mùng 3 Tết Nguyên Đán năm 2023. Đây chính là câu trả lời cụ thể nhất cho những ai đang băn khoăn tự hỏi “Tết Nguyên Đán là ngày bao nhiêu?” hay “3 ngày Tết là những ngày nào?”

Khái niệm Tết Nguyên Đán ngày nào? - Ảnh 2

Tết Nguyên Đán là ngày bao nhiêu hay Tết diễn ra vào ngày nào mong rằng sẽ không phải là câu hỏi làm khó bạn nữa

Năm 2023 cũng là năm Qúy Mão. Một chút thông tin về năm Qúy Mão như sau:

Năm Qúy Mão cũng là năm con Mèo (1 trong 12 con giáp). Con Mèo là loài vật thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo. Tuy bề ngoài hòa đồng nhưng đôi khi họ lại là những người sống hướng nội.

Những ai sinh vào năm 2023 sẽ là mệnh Kim, màu tương sinh là màu xám, ghi. Người mệnh Kim rất ăn ý với người mệnh Thổmệnh Thủy, tương khắc với người mệnh Hỏamệnh Mộc.

Hoa tai xinh diện Tết

2. Tết Nguyên Đán là gì?

NGUYÊN: có nghĩa là Khởi Đầu

ĐÁN: có nghĩa là Trọn Vẹn

Vậy Tết Nguyên Đán có ý nghĩa gì, nghĩa là gì? Về mặt con chữ thể hiện cho ta định nghĩa “Khởi đầu mới trọn vẹn”. Vào dịp này, người dân các nước, cụ thể là Việt Nam, luôn dành rất nhiều thời gian để chào đón.

Tết Nguyên đán là tết gì? Đây là một dịp lễ quan trọng, gọi là dịp tết đặc trưng của người Việt Nam, người ta thường dựa vào nó để cầu chúc một năm 12 tháng suôn sẻ, may mắn và như ý.

Tết Nguyên Đán là gì bạn có biết? - Ảnh 3

Tết Nguyên Đán là Tết gì mà người Việt Nam lại ăn lớn và ăn lâu như vậy?

Tết Nguyên Đán có những mốc thời gian quan trọng như:

Đêm 30 Tết: Còn gọi là Tất niên hay Giao thừa, mang ý nghĩa kỷ niệm năm cũ, đóng lại một chặng đường để hy vọng tương lai tốt đẹp hơn.

Mùng 1 Tết: “Mùng Một Tết Cha” – Truyền thống đi thăm gia đình bên nội.

Mùng 2 Tết: “Mùng Hai Tết Mẹ” – Truyền thống đi thăm gia đình bên ngoại.

Mùng 3 Tết: “Mùng Ba Tết Thầy” – Truyền thống đi thăm thầy cô, người đã dạy dỗ mình thành tài.

 

Dây chuyền xinh diện Tết
Mùng 6 tết 2023 là ngày mấy dương lịch, trúng thứ mấy?

Mùng 6 tết 2023 là ngày mấy dương lịch, trúng thứ mấy?

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?

Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là Tết ta, Tết Âm lịch hoặc Tết Cổ truyền. Hay chỉ đơn giản chỉ là TẾT – một dịp lễ vào đầu năm mới theo lịch âm của các nước Đông Á (như Đài Loan, Trung Quốc, Triều Tiên) và các nước Đông Nam Á (như Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia,…).

4. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Sau khi tìm hiểu được Tết Nguyên Đán là gì, hãy cùng chúng tôi tiếp tục khám phá nguồn gốc tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán từ đâu? - Ảnh 4

Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Theo quan niệm Trung Quốc, Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và khác nhau theo từng đời vua trị vì:

Đời Tam Vương: nhà Hạ lấy tháng Giêng là tháng Dần vì chuộng màu đen. 

Nhà Thương: lấy tháng Sửu tức tháng chạp làm sự khởi đầu mới vì rất thích màu trắng.

Nhà Chu: lấy sắc đỏ làm chủ đạo và chọn tháng Tý, tương ứng với tháng 11 làm Tết.

Hãy cho con trẻ biết nguồn gốc Tết Nguyên Đán - Ảnh 5

Tết nguyên đán rơi vào ngày nào là câu hỏi dường như luôn thường trực vì mỗi năm khung thời gian lại có sự thay đổi

Tất cả vị vua nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý lập trời, giờ Sửu lập đất, giờ Dần loài người sinh ra nên nên quy định ngày Tết theo tư duy mỗi người.

Đời nhà Đông Chu: Khổng Phu Tử mặc định ngày Tết vào tháng Dần

Đời nhà Tần: Tần Thủy Hoàng lại đổi lại là tháng Hợi, tức tháng mười. 

Đến khi nhà Hán: cuối cùng Hán Vũ Đế (140 TCN) quyết định đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó, trải qua nhiều thời đại tiếp nối, không còn ai thay đổi mốc thời gian của Tết Nguyên Đán nữa.

Hoa tai xinh diện Tết

Khi thiên hạ trị vì bởi Đông Phương Sóc, ông cho rằng phải có 8 ngày trong Tết Nguyên Đán tượng trưng cho:

+ Ngày thứ nhất có giống Gà

+ Ngày thứ hai có giống Chó

+ Ngày thứ ba thêm giống Lợn

+ Ngày thứ tư sinh thêm Dê

+ Ngày thứ năm tạo ra Trâu

+ Ngày thứ sáu là Ngựa

+ Ngày thứ bảy loài Người xuất hiện

+ Ngày thứ tám hình thành ngũ cốc

Tết Việt Nam cũng là lúc Tết Trung Quốc diễn ra - Ảnh 6

Tết Nguyên Đán là của nước nào, Trung Quốc, Việt Nam? Thật ra bắt nguồn từ đâu cũng không quan trọng bằng cách người ta duy trì nó

Ngày nay, cùng với Trung Quốc, các quốc gia châu Á như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan cũng có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài hạn, trong đó Việt Nam coi đây là quốc lễ.

5. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Thật ra, Tết là cách đọc lệch của từ “tiết”. Việt Nam chúng ta là đất nước nông nghiệp, thuộc nền văn minh lúa nước. Do đó, từ ngàn xưa, ông cha mình đã chia một năm thành 24 tiết nhằm thuận lợi cho việc canh tác.

Theo sách sử ghi lại, người xưa quan trọng nhất là tiết khởi đầu trong một chu kỳ trồng trọt, chính là Tiết Nguyên Đán. Vậy, dịp lễ này không chỉ đơn thuần là vui chơi mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng, khởi đầu mùa màng cho cả một năm.

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì? - Ảnh 7

Tết nguyên đán là ngày gì? Đối với người Việt Nam mà nói, nó mang rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau

Về mặt tinh thần, Tết là ngày chúng ta hòa giải với quá khứ, gác lại mọi chuyện xui xẻo, xích mích, mất lòng, tay bắt mặt mừng, cùng họ hàng chòm xóm xôm tụ bên mâm cơm đoàn viên.

Về mặt tâm linh, người ta tin rằng, tổ tiên cũng đang hiện diện tại bàn thờ để chứng kiến và chúc phúc cho con cháu có được cuộc sống sung túc, an yên, thuận buồm xuôi gió trong năm mới.

Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán

Top 5 việc nên làm trong Tết Nguyên Đán để may mắn

Là một đất nước Á Đông, việc tuân thủ theo một vài luật lệ bất thành văn trong ngày đầu năm từ lâu đã trở thành một truyền thống đặc trưng không thể bỏ quên. Mục đích của việc này chính là để có thêm thật nhiều may mắn. Sau đây là một vài điều đáng lưu ý.

Mục Lục

1. Tảo mộ 

2. Chúc Tết

3. Cho và nhận bao lì xì

4. Xông đất đầu năm

5. Mở cửa ra vào và cửa sổ

 

1. Tảo mộ

Ngoài việc thường xuyên thắp nhang chăm sóc bàn thờ ông bà tổ tiên, tảo mộ ngày đầu năm cũng chính là việc cần làm nếu muốn tỏ lòng thành kính và nhớ thương với người thân đã khuất núi.

Hoạt động này trên thực tế ít khi có thể hoàn thành một mình mà luôn yêu cầu mọi người trong gia đình cùng chung tay thực hiện. Nhờ đó, tình cảm sẽ ngày càng được bồi đắp, đây cũng chính là điều mà người đã mất mong muốn nhìn thấy.

Tảo mộ là việc nên làm khi Tết đến - Ảnh 8

Thông thường, mọi người sẽ làm việc này trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng Chạp, có nhiều gia đình sẽ kéo dài đến cuối năm vì phải chờ những người đi làm ăn xa trở về

2. Chúc Tết

“Kính chúc ông bà sức khỏe dồi dào, sống lâu sống khỏe cùng chúng con ạ”

“Năm mới Tết đến, chúng con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc ạ”

Bạn có thấy quen không? Đây là những câu chúc Tết luôn vang lên trong mỗi gian nhà dịp Xuân về, kèm theo đó không thể thiếu tràng vỗ tay tán thưởng, nụ cười thành tiếng chở đầy cảm xúc hạnh phúc.

Chúc Tết là truyền thống đáng quý ngày Tết - Ảnh 9

Câu chúc Tết đầu năm luôn giúp lưu giữ và phát triển hòa khí cũng như mối quan hệ

Những câu chúc đơn sơ nhưng lúc nào cũng được chờ đợi nhiều nhất vì nó không đơn giản chỉ là ngôn từ mà còn chứng tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ, của tình bằng hữu hay cũng là minh chứng cho thấy mối tầm quan trọng của bạn trong lòng ai đó.

Vòng tay phối với áo dài

3. Cho và nhận bao lì xì

Tiết mục này chính là nét đặc trưng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Việc trao và nhận bao lì xì không mang ý nghĩa vật chất, mà nó có một câu chuyện sâu sắc hơn nằm phía sau.

Tương truyền rằng bao lì xì đỏ đóng vai trò như lá bùa may mắn trấn áp ma quỷ muốn làm hại trẻ con, đặc biệt là những đứa bé được khen xinh đẹp, dễ thương – Xem thêm: Nên lì xì Tết bao nhiêu?

Bạn có muốn lì xì nhiều ngày Tết - Ảnh 10

Theo đúng phong tục, trị giá bên trong bao lì xì không quan trọng, đôi khi chỉ là tượng trưng, đề cao nhất vẫn là tấm lòng và điều mà người tặng thầm cầu ước cho người được nhận

4. Xông đất đầu năm

Bạn đã từng nhận được lời mời của một người hàng xóm rằng hãy là người đầu tiên đến nhà họ chơi vào ngày mùng 1 Tết hay chưa? Nếu có, đó chính là xông đất may mắn đầu năm mới sau Countdown là gì đấy.

Hãy chọn người xông đất để may mắn - Ảnh 11

Người “xông đất” được quy định là người bước vào cửa nhà đầu tiên sau khi giao thừa trôi qua cho đến sáng ngày đầu tiên của dịp Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa của việc này dựa vào thuyết tử vi. Người “xông đất” bắt buộc phải “hạp” tuổi với chủ nhà, nếu mọi điều kiện đều hoàn hảo, bạn sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc, công danh, tài lộc cho người khác.

Có thể bạn quan tâm: Quà biếu tết nên mua gì? 20 món quà độc đáo và dễ mua nhất

5.  Mở cửa ra vào và cửa sổ

Trong kiến trúc, tất cả các cửa đều có những ý nghĩa phong thủy riêng của nó. Người xưa tin rằng việc mở chúng trong ngày đầu năm sẽ giúp căn nhà hấp thu được toàn bộ tinh hoa đất trời. Ngoài ra, cũng là để đón gió Đông Xuân mang đến nhiều điều mới mẻ.

Mở cửa để đón dương khí cho cả năm sung túc - Ảnh 12

Quan niệm mở cửa cho tài lộc vào nhà vô cùng được chú trọng, nhất là ở miền quê Việt Nam

Không chỉ vậy, đó còn là hành động tượng trưng cho sự cởi mở, hào phóng của gia chủ, tâm thế hân hoan của gia chủ đối với hàng xóm láng giềng và bà con thân thích. Có như vậy thì đường làm ăn mới rộng mở, thăng tiến.

Nhẫn xinh cho nàng diện Tết

Top 5 việc không nên làm trong Tết Nguyên Đán để tránh xui xẻo cả năm

Bên cạnh những điều nên làm khi Tết Nguyên Đán đến để có nhiều may mắn hơn, chúng ta cũng cần đặc biệt kiêng kỵ một số hành động cứ ngỡ vô hại nhưng lại âm thầm cướp đi may mắn của bạn trong cả năm.

Mục Lục

1. Không quét nhà vào ngày Mồng 1

2. Không cúng hay nấu những món xui

3. Ăn bỏ thừa sẽ dẫn đến cả năm nghèo túng

4. Kiêng vỗ hay quàng vai người khác

5. Không vay mượn ngày đầu năm

1. Không quét nhà vào ngày Mồng 1

Bạn có biết tại sao cuối năm lại có công việc tổng vệ sinh nhà cửa không? Đó là để ngày Mồng 1 sẽ sạch bóng và không cần phải phạm vào điều kiêng kỵ là quét nhà đầu năm.

Người Việt tin rằng, quét nhà ngày đầu năm chính là gián tiếp quét luôn những tiền – tài – lộc, điều này là vô cùng xui xẻo. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên làm sạch các bề mặt bằng cách lau dọn sao cho gọn gàng, nhất định không dùng chổi.

Quét nhà là điều cấm kỵ Tết Việt Nam - Ảnh 13

Quét dọn nhà ngày Mùng 1 tết có nhiều luật bất thành văn mà bạn cần lưu tâm

Đồng thời, khi dọn rác xong, cũng đừng vội đổ rác đi, hãy tinh ý phân loại và để nó vào một góc chờ qua ngày rồi thực hiện vứt đi.

Đồng hồ nữ phối với áo dài

2. Không cúng hay nấu những món xui 

Không chỉ có lời nói mới đem lại điềm xui mà ngay cả món ăn nếu không biết lựa chọn cũng làm bạn mất đi vận may trong Tết Nguyên Đán.

Chuối: Bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng được trưng bày nào là hoa, nào là chuối. Nhưng chuối không phải là món nên cúng hay ăn, vì nó vô tình đồng âm với từ “chúi nhủi”. Thay vào đó có thể là mâm ngũ quả theo thường lệ.

Hãy lên sẵn thực đơn trước khi đi chợ ngày Tết - Ảnh 14

Thức ăn ngày Tết cũng rất quan trọng, xui xẻo hay may mắn đều phụ thuộc vào sự khéo léo của người phụ nữ trong nhà

Tôm: Mâm cơm ngày Tết có thể hội tụ nhiều món sơn hào hải vị, nhưng tuyệt nhiên không hề xuất hiện món tôm. Lý do là bởi người ta không muốn đi thụt lùi như cách di chuyển của loài giáp sát này.

Mực: Có vẻ như những món ăn về hải sản không có duyên với Tết Nguyên Đán lắm. Mực từ trước đến giờ đều gắn liền với câu nói đen như mực và tượng trưng cho xui xẻo, mặc dù hương vị rất tuyệt vời.

Thức ăn có vị chua, cay, chát, mặn: Đây chính là lý do mà món ăn ngày Tết lúc nào cũng được nêm vừa phải, đôi khi khá ngọt để không bị gặp những chuyện chua chát, cay đắng vào những ngày tiếp theo của năm mới.

 

Đồng hồ nam diện Tết bảnh bao

3. Ăn bỏ thừa sẽ dẫn đến cả năm nghèo túng

Thật vậy, sẽ chẳng có thần thánh phương nào chứng giám cho kẻ lãng phí lộc trời, vì vậy bạn không được bỏ thừa hay vứt thức ăn vào dịp đầu năm.

Thay vào đó, hãy luôn cân đo đong đếm sao cho lượng thực phẩm mình mua là vừa đủ và đáp ứng nhu cầu những bữa tiệc trong nhà.

Hãy cân chỉnh vừa đủ để không bị thừa thức ăn - Ảnh 15

Đây là tập tục vô cùng tốt đẹp, mang lại ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc

Nếu làm được như vậy, gia đình bạn sẽ luôn sung túc, được chúc phúc và tránh được những xích mích liên quan đến cơm ăn áo mặc.

Tin tức mới nhất: TOP 15 nơi bán bao lì xì Tết, giá chỉ từ 1k

4. Kiêng vỗ hay quàng vai người khác

Người Việt luôn được biết đến với tính cách thân thiện, tấm lòng rộng mở. Điều này còn thể hiện rõ hơn khi họ gặp anh em lâu ngày chưa gặp, hành động đầu tiên sẽ là quàng hay vỗ vai đối phương.

Có nhiều cách biểu đạt sự thân tình - Ảnh 16

Hãy luôn tinh ý để nhận ra rằng chúng ta phải giữ được khoảng cách nhất định dù có gặp người yêu quý đến mức nào

Tuy nhiên, việc này theo nguyên tắc là hoàn toàn sai. Dù không cố ý và đây suy cho cùng cũng là cử chỉ bày tỏ tấm lòng nhưng lại mang đến rất nhiều vận xui cho người đối diện, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tình duyên và sự ổn định trong gia đình của họ.

5. Không vay mượn ngày đầu năm

Ở các vùng quê Việt Nam, hàng xóm đều sống vô cùng hào phóng, nhà này thiếu chút muối, đường hay nước đều có thể xin hoặc mượn nhà kế bên, tuy nhiên việc này chỉ nên xảy ra vào ngày bình thường.

Vay mượn là điều tế nhị và không nên làm ngày Tết - Ảnh 17

Vay mượn ngày đều năm là điều vô cùng kiên kỵ, không nên quá vô tư để mất lòng nhau

Ngày đầu năm mới, chúng ta hãy luôn tế nhị và tinh ý, không được đến nhà người khác và xin xỏ hay vay mượn bất cứ thứ gì, đặc biệt là tiền bạc, vì như thế sẽ làm họ thường xuyên gặp tình huống này cả năm. Tất nhiên, ngay cả bạn cũng chưa bao giờ thích việc người khác mượn tiền mình, đúng chứ?

Lời kết

Tết Nguyên Đán đối với mỗi người con đất Việt mà nói luôn mang ý nghĩa thiêng liêng nhất, nó gắn kết mọi cuộc chia xa và xoa dịu mọi vết thương trong năm cũ. Và để nó càng thêm tốt hơn, hãy chú ý kỹ những điều mà Đồng Hồ Hải Triều vừa nêu ra để đón cái Tết 2023 viên mãn – an khang – hạnh phúc bạn nhé!

Tin tức liên quan:

TOP 10 địa chỉ bán áo dài tết đẹp nhất, form chuẩn

Tổng hợp 100 câu chúc tết hay và ý nghĩa nhất

10 nơi bán bánh chưng, bánh tét ngày tết ngon, chuẩn vị gốc

Ánh Dương

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *