Thị trường lao động ngành SEO ngành càng được quan tâm khi mỗi doanh nghiệp đều cần mẫn thúc đẩy khả năng hiển thị của website mình trên các công cụ tìm kiếm. Vậy làm SEO là làm gì và một nhân viên SEO sẽ phụ trách những công việc ra sao, có khó không? Bài viết sau đây sẽ có những giải đáp dành cho bạn.
MỤC LỤC › Nghề làm SEO là làm gì? Có khó không? 3. Làm SEO Marketing là gì? Có liên quan mật thiết đến nhau? 1. Nắm rõ kỹ thuật (Technical SEO) › Mức lương và cơ hội thăng tiến nghề SEO hiện nay |
Nghề làm SEO là làm gì? Có khó không?
Trước khi biết được SEO là làm gì, chúng ta cần nắm rõ SEO là viết tắt của Search Engine Optimization hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và người làm SEO phải làm tất cả các công việc để đảm bảo được mục tiêu này.
Tin tức liên quan:
- 5 khóa đào tạo SEO web tốt nhất, review nghề SEO từ A-Z
- Viết content là gì? Kỹ năng và lưu ý viết Content chuẩn SEO
- Marketing tool là gì? Top 15 công cụ tiện ích cho Marketers
1. Làm SEO là làm gì?
Nhân viên SEO là làm gì? Nói một cách chung chung thì một chuyên gia SEO cần phân tích trang web một cách tổng quan và tối ưu làm sao để trang web có được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm (SERPs).
SEO là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp bởi nó giúp tăng lượt truy cập cho trang web và tốn ít chi phí đầu tư hơn so với Google Adwords.
Làm SEO là gì? Là tối ưu trang web đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm
Người làm SEO đảm bảo rằng các kết quả tìm kiếm liên quan đều tối ưu tốt bằng cách tăng lưu lượng truy cập nhờ trải nghiệm người dùng tích cực. Qua đó, thương hiệu sẽ có được lượng khách hàng tiềm năng và nhận thức rõ hơn về thương hiệu. Từ đó mà gia tăng được doanh số bán hàng.
Cụ thể hơn cho nghề SEO là gì, tùy vào từng vị trí mà một nhân viên SEO sẽ phụ trách các công việc sau:
- Lên chiến lược tối ưu hóa và tăng thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing)
- Thử nghiệm, thu thập, phân tích dữ liệu, xác định xu hướng để đạt được ROI tối đa
- Quản lý chi phí chiến dịch SEO
- Làm việc cùng nhóm biên tập và phát triển nội dung để thúc đẩy SEO và tiếp thị nội dung
- Nghiên cứu từ khóa, khám phá và tối ưu từ khóa mới
- Xây dựng liên kết
- Thay đổi cấu trúc trang web hoặc nội dung để cải thiện vị trí SEO
- Theo dõi số liệu bằng các công cụ SEO để nắm rõ hiệu suất chiến lược SEO
- …
SEO là làm những công việc gì? Tùy thuộc vào từng vị trí mà công việc chuyên sâu sẽ có khác biệt, tuy nhiên mục đích vẫn là để nội dung cải thiện vị trí SEO
2. Làm SEO có khó không?
Để trả lời cho câu hỏi làm SEO có khó không thì bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình khi học SEO. Nếu đơn giản chỉ là kiến thức bổ trợ cho công việc của bạn thì hoàn toàn có thể học một khóa SEO cơ bản.
Tuy nhiên, để gắn bó lâu dài với nghề SEO, đòi hỏi bạn phải chăm chỉ và nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi để có thể phát triển hơn với nghề.
SEO không khó, nhưng hiểu được SEO là làm những công việc gì chuyên sâu hơn đòi hỏi phải tìm tòi và cập nhật kiến thức thường xuyên
Ngoài biết được làm SEO là làm gì, nghề này sẽ liên quan nhiều đến cập nhật thuật toán của Google, trang bị thêm nhiều kiến thức bổ trợ như Server, Host… để bảo vệ khỏi những đối thủ cạnh tranh.
Làm SEO có khó không phụ thuộc vào sự tâm huyết của mỗi cá nhân.
3. Làm SEO Marketing là gì? Có liên quan mật thiết đến nhau?
Vậy làm SEO Marketing là gì? Tại sao có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí SEO Marketing?
Theo truyền thống, SEO là một phần của SEM (Search Engine Marketing). Khác biệt chỗ SEM là gia tăng lượng truy cập và tìm kiếm có trả phí còn SEO là miễn phí.
SEO là một vũ khí quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của chiến lược Digital Marketing
Gợi ý: 30 sách hay về Marketing
Chung quy, SEO là một vũ khí quan trọng trong chiến lược Digital Marketing hiện nay. Theo nghiên cứu của Search Engine Land của BrightEdge thì có đến 51% truy cập tìm kiếm tự nhiên từ SEO, chỉ 10% SEM và 5% ở Social Media.
SEO là một chiến lược dài hạn giúp gia tăng nhận diện thương hiệu và khả năng hiển thị thương hiệu một cách nhất quán.
Yêu cầu của nhân viên SEO
Tuy biết được SEO là làm gì nhưng để hiểu rõ ràng hơn các ngách công việc thì càng cần phải nắm rõ các yêu cầu cần có của một nhân viên SEO.
1. Nắm rõ các kỹ thuật SEO (Technical SEO)
SEO Web là làm gì trong chiến lược tiếp thị hiện nay? Một SEOer cần biết rõ các cấp độ SEO phục vụ cho công việc như:
SEOer đòi hỏi phải cập nhật và biết sử dụng các kỹ thuật SEO để hỗ trợ tốt nhất cho công việc
Kỹ thuật (Technical SEO): đây là những công cụ phát hiện lỗi khiến trang web bị mất đi một lượng truy cập. Các lỗi này có thể là do hình ảnh, alt ảnh, Internal link/External link, cấu trúc URL, sitemap, 404, nội dung trùng lặp…
Lợi ích của việc nắm rõ và sử dụng nhuần nhuyễn công cụ này là:
- Giúp cải thiện tốc độ tải trang
- Bảo mật web
- Điều hướng công cụ tìm kiếm
- Tăng khả năng tương thích trên nhiều thiết bị thông minh
- Cải thiện traffic tự nhiên
2. Seo Onpage
SEO Onpage là điều chỉnh tất cả các hành động ảnh hưởng đến thứ hạng bài viết, trang
Hiểu rõ hơn nhân viên seo website là làm gì với SEO Onpage là đây là nhiệm vụ bạn cần kiểm tra và điều chỉnh các hành động trên website của mình.
Các yếu tố liên quan đến SEO Onpage phải nói đến chất lượng trang, từ khóa, nội dung phù hợp với insight tìm kiếm. Ngài ra còn có cấu trúc trang bao gồm văn bản, tiêu đề bài viết (title), alt ảnh, các thẻ tiêu đề (H2, H3…), metadescription (bản tóm tắt).
Các liên kết nội bộ để giữ chân người đọc lâu hơn cũng như hiệu suất/tốc độ tải trang nhanh cũng gia tăng trải nghiệm người dùng (UX).
3. Seo Offpage
Làm SEO là làm gì ngoài Onpage thì Offpage là ngách không kém phần quan trọng giúp gia tăng thứ hạng SERPs.
SEO Offpage sẽ liên quan nhiều đến các Backlink (liên kết trả về) và các bài đánh giá trên các nền tảng khác. Backlink từ các blog chất lượng hoặc đánh giá tốt trên các trang sẽ là tín hiệu tốt giúp xây dựng độ uy tín (Trust) cho website.
Ngoài ra, thời gian thành lập cũng như lượng tương tác, giới thiệu của những tên miền trả về sẽ ảnh hưởng đến khả năng quyết định của Google lựa chọn trang web nào lên TOP tìm kiếm.
Tăng backlink chất lượng để tăng độ uy tín cho website, góp phần cải thiện thứ hạng trên SERPs
Một SEOer cần biết cách lên chiến lược và sử dụng các kỹ thuật SEO Offpage hợp lý. Bao gồm:
- Xây dựng liên kết chất lượng
- Tạo Account/Profile cho trang web trên mạng xã hội
- Tự động hóa backlink
- Backlink Blog Comment, Forum
- PBN (Private Blog Network)
- Social Media
- Báo, Guest Post
- …
Ngoài biết được nghề Seo là làm gì, một SEOer cần trang bị cho mình kỹ năng phân tích ở các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, Ahreft, keyword.io…; kỹ năng quản lý dự án để xử lý công việc một cách tốt nhất.
4. Hiểu biết về Marketing
Như đã đề cập ở trên, SEO là một vũ khí quan trọng của Marketing, đóng góp rất lớn đến thành công của các chiến dịch Marketing. Do vậy, việc có hiểu biết về Marketing nói chung sẽ giúp bạn dễ dàng đóng góp được các kiến thức chuyên môn phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, cập nhật kiến thức lẫn khả năng giao tiếp và hợp tác giữa các team liên quan sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho công việc của bạn.
Mức lương và cơ hội thăng tiến nghề SEO hiện nay
Biết được nghề SEO là làm gì, bạn sẽ hiểu rõ hơn sự cần thiết của vị trí này trong mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi, các ngành nghề liên quan đến công nghệ hay Digital Marketing lại trở nên hot hơn bao giờ hết.
SEO là một ngành hot và cơ hội rộng mở trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi
Xem thêm: CMO Đặng Hải Triều: “Marketing Online là thế mạnh của chúng tôi
Trên các trang tìm kiếm việc làm và tuyển dụng SEO, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tuyển SEO mà không yêu cầu kinh nghiệm, sẵn sàng bỏ ra chi phí đào tạo đủ để thấy thị trường đang thiếu hụt rất lớn nhân sự SEOer. Đây cũng là nghề nghiệp có cơ hội phát triển lớn trong tương lai.
Tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm mà SEOer sẽ có mức lương khác nhau. Tuy nhiên, đây là khung lương trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
- Vị trí Intern: từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên SEO: từ 6-8 triệu đồng cho Fresher, 8-10 triệu đồng cho Junior, 8-11 triệu đồng cho Seoer, Senior từ 11-13 triệu đồng
- SEO Leader dao động từ 13 – 20 triệu đồng
- SEO Manager trên 20 triệu đồng
Đồng Hồ Hải Triều tuyển dụng vị trí SEO
Là thương hiệu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ phụ kiện thời trang, Đồng Hồ Hải Triều tự hào là môi trường làm việc và học tập lý tưởng.
Đồng Hồ Hải Triều luôn có những món quà khích lệ thành tích của mỗi cá nhân
Không chỉ mang đến Quyền được an tâm cho khách hàng, mỗi nhân viên Hải Triều đều có được nhiều phúc lợi đi kèm:
- Lộ trình thăng tiến rõ ràng
- Chia sẻ lợi nhuận hằng năm
- Bảo hiểm xã hội, y tế
- Đồng nghiệp hỗ trợ theo đúng tinh thần “Yêu thương và hỗ trợ đồng đội”
- Tham gia các hoạt động gắn kết đội nhóm
- Team building
- …
Môi trường cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập và cùng nhau phát triển mỗi ngày
Đặc biệt, là website mạnh từng đạt TOP 1 doanh nghiệp có trang thương mại điện tử hàng đầu ngành hàng thời trang, cơ hội học tập và làm việc rộng mở.
Đặc biệt, Hải Triều đặt tiêu chí Học tập và đổi mới thường xuyên giúp mỗi nhân viên tại đây đều cập nhật thường xuyên kiến thức và học hỏi lẫn nhau.
Quy trình phỏng vấn rõ ràng chuyên nghiệp, cơ hội dành cho các SEOer tự tin và mong muốn được trở thành thành viên của Đồng Hồ Hải Triều
Đừng ngần ngại trở thành một thành viên tại Đồng Hồ Hải Triều
Địa chỉ làm việc: 156A Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM
Thông tin tuyển dụng: https://tuyendung.donghohaitrieu.com
Lời kết
Những thông tin về nghề SEO là làm gì và có khó không cũng như những cơ hội thăng tiến của vị trí này hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Và nếu yêu thích công việc này cũng như tự tin về kinh nghiệm của mình, đừng ngần ngại ứng tuyển và trở thành thành viên của Hải Triều nhé!
Có thể bạn quan tâm:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 10 thương hiệu kính mắt thời trang bán chạy nhất thời đại
Lê Hàn Tuệ Lâm là ai? Tiểu sử, đời tư nữ Shark Tank trẻ tuổi
15 danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng nhất trên thế giới
Thay gọng kính bao nhiêu tiền, ở đâu tốt? Lưu ý khi cắt kính
Xe Vario 150 giá bao nhiêu, có đẹp, tiết kiệm xăng không?
9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu, học siêu tốc hiệu quả nhất
Tình yêu là gì? Lý giải 40 khái niệm hay nhất về tình yêu
20 truyện ngụ ngôn Việt Nam hay, đặc sắc, ý nghĩa cho bé
THẢO LUẬN