Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì?

Chân kính của đồng hồ là những viên đá có màu hồng, đỏ có trong máy đồng hồ cơ, đôi khi cũng có trong máy đồng hồ thạch anh cao cấp, chúng làm giảm ma sát của các chi tiết máy từ đó tăng độ chính xác và độ bền. Vậy bạn có biết chân kính trong đồng hồ làm bằng chất liệu gì, được sản xuất như thế nào?

 

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì?

Chân kính của đồng hồ hay còn gọi là Jewel đóng vai trò như “vòng bi” trong máy đồng hồ cơ để làm giảm đi sự ma sát sinh ra khi hoạt động để tăng độ bền cốt máy và độ chính xác cho đồng hồ. Chân kính thường được làm từ các loại vật liệu có độ cứng cao, ít bị mài mòn, điển hình như garnet, kim cương, sapphire, ruby.

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? 1Cận cảnh một số chân kính của đồng hồ cơ

 

☑   Hiển nhiên, tất cả chất liệu này đều là đá quý, vì thế cái tên Jewel đã bắt nguồn từ đây. Còn “chân kính” có nghĩa là chân bằng kính, trong đó “chân” là chân/giá đỡ (ám chỉ vị trí thường gặp của chân kính trong máy) còn “kính” để ám chỉ sự trong suốt.

☑   Ngày nay, chân kính của đồng hồ chủ yếu được làm từ ruby (hồng ngọc) hoặc sapphire do hai loại vật liệu này có thể tổng hợp dễ dàng, không cần khai thác từ thiên nhiên, độ cứng đều đạt 9 điểm trên thang độ cứng Moh.

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? Chân Kính Ruby Và Sapphire☑   Trong đó, chân kính làm từ Ruby là phổ biến nhất, loại đá quý này đắt tiền, có màu đỏ hồng đặc trưng rất bắt mắt nên cũng được xem là yếu tố điểm tô cho đồng hồ cơ. Để thấy chân kính, bạn chỉ cần nhìn vào bộ máy đồng hồ (thường được triển làm ở mặt sau) và tìm đến các vòng tròn hoặc nút tròn màu đỏ hồng, đó chính là chân kính.

☑   Ở đồng hồ cơ, số lượng chân kính thường tùy thuộc vào chức năng cũng như cấu tạo máy, máy automatic thường có 21-26 chân kính, máy lên dây thủ công thường có 17 chân kính. Ở đồng hồ thạch anh, chân kính không quá cần thiết nên thường chỉ có ở các máy rất cao cấp, đắt tiền với số lượng từ 1-4.

 

Chân Kính Đồng Hồ Là Gì

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Khám phá thêm về: Chân Kính Đồng Hồ Là Gì Tác Dụng, Mức Độ Cần!

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

 

Nguyên Vật Liệu Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ

   Như đã nói trên, chân kính của đồng hồ hiện đại thường được làm từ ruby tổng hợp (màu hồng và trong) hoặc sapphire tổng hợp (sapphire dùng trong chân kính hầu như là loại trong suốt không màu).

   Hai vật liệu này nghe tên thì khác nhau nhưng bản chất của chúng lại là họ hàng cực kỳ gần, đều là khoáng chất corundum, một dạng kết tinh của nhôm oxit (Al2O3). Tất cả corundum đều có độ cứng rất cao nên hầu như không bao giờ bị trầy xước.

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? Chân Kính Ruby   Ruby khác sapphire ở chỗ nó có thêm nguyên tố Crôm (Chromium – Cr) lẫn vào, màu đỏ của ruby là do nguyên tố Crôm tạo thành, còn sapphire dùng trong chân kính là nhôm oxit nguyên chất nên chúng không màu.

   Từ đó, có thể thấy được nguyên vật liệu chính để chế tạo chân kính trong đồng hồ đó chính là bột nhôm oxit. Ở đây, không có gì không tốt đối với ruby hay Sapphire tổng hợp cả, thậm chí loại tổng hợp còn tốt hơn cả nguồn gốc tự nhiên.

   Nhờ vào nguồn gốc tổng hợp mà ruby/sapphire làm chân kính cực kỳ tinh khiết trong suốt, độ cứng còn tốt hơn cả nguồn gốc tự nhiên và đồng thời dễ đổ khuôn, cắt gọt gia công sao cho phù hợp nhất với đồng hồ mà không bị lãng phí vô ích thời gian và tiền bạc.

 

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Trong Đồng Hồ?

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? Chân KínhCận cảnh một chân kính có lỗ xuyên tâm bằng ruby tổng hợp

 

▬     Chân kính trong đồng hồ bằng ruby hay sapphire đều được chế tạo bằng quy trình VERNEUIL do nhà hóa học người Pháp Auguste Verneuil tìm ra vào năm 1902.  Để tạo ra corundum tổng hợp, bột Al2O3 sẽ được nung nóng chảy (với một ít crôm nếu muốn tạo thành ruby) ở nhiệt độ trên 2000 °C.

▬     Đây cũng là quy trình sản xuất ruby, sapphire hay tất cả corundum  nói chung phổ biến nhất hiện nay vì nó vừa đơn giản vừa cho phép tạo ra các tinh thể corundum với kích thước lớn hơn kích thước có thể tìm thấy trong tự nhiên (để có thể cắt gọt tùy ý) và tùy ý tạo màu.

(Trước đó, năm 1837 cũng đã có Gaudin tổng hợp được ruby bằng cách nung nóng chảy nhôm ở nhiệt độ cao cùng với một ít crôm làm chất tạo màu hay năm 1847 Edelman đã tạo ra Sapphire trắng bằng cách nung chảy ôxít nhôm trong dung dịch axít boric)

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? Cơ Chế Chống Sốc KIF Rolex▬     Từ ruby/sapphire nguyên khối lớn tổng hợp, người ta sẽ gia công chúng thành các kích cỡ và hình dạng chân kính trong đồng hồ (4 dạng chính không giới hạn kích cỡ gồm: chân kính có lỗ xuyên tâm, chân kính mũ tức chân kính không có lỗ xuyên tâm, chân kính phiến, chân kính con lăn).

 

Cấu tạo cơ chế chống sốc KIF của đồng hồ cơ Rolex với tổ hợp hai chân kính có lỗ tròn xuyên tâm và chân kính mũ

 

 

Bạn Biết Gì Về Kính Sapphire Chống Trầy Của Đồng Hồ= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Kính Sapphire chống trầy cũng được sản xuất tương tự chân kính đấy Bạn Biết Gì Về Kính Sapphire Chống Trầy Của Đồng Hồ

 

Tóm Lược Các Bước Sản Xuất Chân Kính Của Đồng Hồ

   Nung bột nhôm oxit tinh khiết ở nhiệt độ trên 2000 độ C, nhôm oxit nóng chảy rơi vào khuôn.

   Để khuôn nguội từ từ trong tình trạng không có bất kỳ tác động lực nào.

   Xẻ khối vật liệu thành các thanh thẳng dài bằng lưỡi cưa phủ bột kim cương và cắt ngắn, mài đến khi đạt kích thước như yêu cầu. (Tất cả các bước đều được bôi trơn, làm mát liên tục bằng nước soda).

   Mài dũa đánh bóng các mảnh bằng bột kim cương để tạo thành chân kính. Bước này chúng ta đã có các loại chân kính không có lỗ. Đối với chân kính có lỗ, quá trình khoan lỗ bằng đầu khoan kim cương sẽ đồng thời hoặc liên tiếp với bước mài dũa và đánh bóng. (Tất cả các bước đều được bôi trơn, làm mát liên tục bằng nước soda).

   Kết thúc, chân kính của đồng hồ được đun sôi trong axit nitric cô đặc để loại bỏ tất cả tạp chất bám dính. Sau đó sẽ được rửa sạch bằng nước nóng và làm khô bằng cồn.

   Chân kính thành phẩm được đưa đi kiểm tra khiếm khuyết và đánh giá kích thước lỗ, đường kính và độ dày. Kích thước lỗ chỉ cho phép sai số .0001+1.

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì? Lộ MáyChân kính có thể được nhìn thấy trên các mẫu đồng hồ có lộ/triển lãm máy

 

Chân Kính – Nàng Hoa Hậu Trong Bộ Máy Đồng Hồ

  Nếu nhan sắc của các linh kiện đồng hồ có thể đem đi so sánh thì rất có khả năng sắc hồng đẹp đẽ cùng bề mặt bóng bẩy của chân kính trong đồng hồ sẽ được vinh danh ngôi hậu. Đó cũng là lý do mà lịch sử đồng hồ đã từng có thời kỳ nở rộ việc lạm dụng chân kính chỉ để tăng độ quý giá và trang trí máy.

  Cần phải lưu ý là số lượng chân kính càng nhiều không đồng nghĩa với đồng hồ càng tốt. Ví như một máy đồng hồ có cấu trúc chỉ cần 21 chân kính là quá đủ thì việc dùng 22 chân kính trở lên cũng trong máy này sẽ chẳng có ích lợi gì, ngược lại còn làm tăng giá vô ích thậm chí khiến đồng hồ chạy không tốt.

  Dĩ nhiên, thời đại này đã trôi xa, bây giờ, thế giới đồng hồ chỉ còn lại những chân kính với số lượng tối ưu đúng giá trị thực của nó, mang đến độ bền bỉ và chạy chính xác, đó chính là vẻ đẹp tâm hồn thực sự của chân kính mà không phải chỉ có nhan sắc phù phiếm bề ngoài.

 

4 Lý Do Vì Sao Kính Khoáng (Mineral Crystal) Phổ Biến Nhất Ở Đồng Hồ

 

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Đá quý Sapphire thua thủy tinh? Vì sao? Xem ngay:

4 Lý Do Vì Sao Kính Khoáng (Mineral Crystal) Phổ Biến Nhất Ở Đồng Hồ

 

 

MGDThao

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *