Với lịch sử hơn 400 năm, chiếc đồng hồ đã làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ và cả mảng y tế khó nhằn cũng đã bị chinh phục triệt để qua các mẫu đồng hồ y tế và chức năng Pulsometer mà chúng vận hành. Thử tưởng tượng một thiết bị không phải điện tử nhưng có thể đo được nhịp tim của bạn là điều tuyệt vời đến thế nào.
Thể Dục Và Kiểm Soát Trái Tim Tốt Hơn Với Đồng Hồ Y Tế
Thời trang dây da dây vải: đồng hồ Daniel Wellington ★ cực tinh tế!
Chiếc đồng hồ y tế được nhắc đến trong bài hôm nay là những sản phẩm vận hành bằng máy cơ và có chức năng Pulsometer – Đo Nhịp Tim. Đây là đồng hồ phục vụ cho nhu cầu y tế thuần túy nghệ thuật thời gian không phải những sản phẩm công nghệ mới điều khiển bằng cách mạch điện tử.
Một mẫu đồng hồ có Pulsometer đo nhịp tim với thước đo căn cứ theo 30 lần tim đập
Ngược dòng lịch sử ●
Vào những năm 1920, mọi người trên thế giới bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình và nhu cầu theo dõi sức khỏe thông qua nhịp tim chỉ với một thiết bị gói gọn trên cổ tay như đồng hồ tăng cao.
Thông qua đó, nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng đã tạo ra chức năng Pulsometer hay còn gọi là Pulsograph cho phép đơn giản hóa quá trình xác định nhịp tim thông qua một thước đo có sẵn trên mặt đồng hồ. Tiêu biểu nhất là Longines, tiếp theo là Rolex, Monblanc,…
Mặt dù chức năng Pulsometer được vận hành rất đơn giản, không tạo ra những thay đổi to lớn trong bộ máy đồng hồ so với những sản phẩm đồng hồ khác nhưng đằng sau đó là cả một sự sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra thước đo và các hoạt động của bộ máy sao cho phù hợp với thước đo đó và mang đến khả năng sử dụng đơn giản nhất.
Một Số Kiến Thức Bổ Sung
◖ Nhịp tim là gì? ◗ nhịp tim là số lần tim đập trong một phút, tương đương với khái niệm PULSE. Có thể đo bằng cách đặt ngón tay và bấm giữ lên cổ tay, mặt sau của đầu gối, háng, cổ. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian cũng có thể đếm mạch trong vòng 30 phút rồi nhân hai số lần tim đập để xác định nhịp tim.
◖ Pulsometer là gì? ◗ là chức năng Đo Nhịp Tim được dùng để xác định nhịp tim thủ công trên đồng hồ bằng thước đo Pulsometer nằm ở ngoài cùng mặt số. Pulsometer thường đi kèm chức năng Chronograph để hỗ trợ xác định mà không cần phải dùng đến các phép tính nhẩm hay chờ đợi khi đo nhịp tim. Thước đo chuẩn thường dựa trên 15 hoặc 30 lần tim đập.
Các loại đồng hồ y tế có chức năng Pulsometer:
= = = Loại có Chronograph: là một mẫu đồng hồ Chronograph có kim bấm giờ giây đặt ở vị trí trung tâm. Ngoài cùng mặt số được bổ sung thêm thước đo Pulsometer.
= = = Loại không có Chronograph: là một mẫu đồng hồ bình thường, có giờ phút giây ở trung tâm và được bổ sung thêm thước đo Pulsometer ở ngoài cùng mặt số.
Cận cảnh mặt số đồng hồ Longines Pulsometer Chronograph với thước đo căn cứ theo30 lần tim đập
Cách Sử Dụng Pulsometer Trên Đồng Hồ Có Kèm Chronograph
Có chức năng Chronograph, người dùng sẽ không cần phải chờ đến khi kim giây quay trở lại vị trí 0 tức 12 giờ. Không cần phải ghi nhớ vị trí của kim giây trên thước đó sau khi đếm đủ 15 hoặc 30 lần tim đập.
Bước 1: Bắt mạch và bấm nút kích hoạt Pulsometer (nút kích hoạt Chronograph) ngay khi đếm lần tim đập đầu tiên.
Bước 2: Khi đếm được 15 hoặc 30 tim đập (căn cứ theo chuẩn trên thước đo Pulsometer) thì bấm nút dừng lại Pulsometer (nút dừng lại Chronograph).
Bước 3: Đọc con số trên thước đo mà kim giây Chronograph chỉ, đó chính là nhịp tim của bạn trong một phút (không cần làm thêm bất cứ phép tính nào)
Cách Sử Dụng Pulsometer Trên Đồng Hồ Có Kèm Chronograph
Do không có chức năng Chronograph nên người dùng cần phải chờ đến khi kim giây quay trở lại vị trí 0 tức 12 giờ. Phải ghi nhớ vị trí của kim giây trên thước đó sau khi đếm đủ 15 hoặc 30 lần tim đập.
Một mẫu đồng hồ trang bị thước đo Pulsometer và không có Chronograph
Bước 1: Khi kim giây đến vị trí 12 giờ thì bắt mạch và đếm lần tim đập đầu tiên ngay
Bước 2: Khi đếm được 15 hoặc 30 tim đập (căn cứ theo chuẩn trên thước đo Pulsometer) thì xem kim giây đi đến vị trí nào trên thước đo Pulsometer
Bước 3: Đọc con số tương ứng trên thước đo mà kim giây chỉ, đó chính là nhịp tim của bạn trong một phút (thường thì sẽ không phải làm thêm phép tính nào)
Bật Mí Các Bí Ẩn Của Đồng Hồ Pulsometer
Bộ Tứ Seiko Đã Viết Lại Sử Sách Ngành Đồng Hồ Thế Giới
Vì sao là đồng hồ cơ? Bởi vì kim giây của đồng hồ quartz không trôi êm mà nhảy mỗi nấc do đó rất khó canh chuẩn thước đo hợp lý. Trên thực tế cũng có một số mẫu đồng hồ quartz có chức năng Pulsometer nhưng điều kiện là đạt được độ chính xác cao (kim giây trôi) hoặc thiết kế lại thước đo.
Đo nhịp tim để làm gì? Để xác định tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch hoặc thể thao. Bảng nhịp tim chuẩn dành cho người bình thường.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi: 70-190 nhịp mỗi phút
Trẻ em 1-2 tuổi: 80-130 nhịp mỗi phút
Trẻ em 3-4 tuổi: 80 – 120 nhịp mỗi phút
Trẻ em 5-6 tuổi: 75-115 nhịp mỗi phút
Trẻ em 7-9 tuổi: 70-110 nhịp mỗi phút
Trẻ em từ 10 tuổi trở lên và người lớn (bao gồm cả người cao niên): 60 – 100 nhịp đập mỗi phút
Vận động viên được đào tạo: 40 – 60 nhịp mỗi phút
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Bạn Đang Muốn Mua Đồng Hồ Có Nhiều Chức Năng Tốt
CLICK NGAY bên dưới tham khảo ngay thế giới đồng hồ chính hãng chất lượng với hơn 5000 mẫu mã từ 26 thương hiệu của Hải Triều.
Chính sách ưu đãi của Hải Triều:
◤ Thời gian bảo hành từ 4 đến 5 Năm
Miễn phí pin đồng hồ quartz trọn đời
Miễn phí giao hàng trên toàn quốc
1 đổi 1 trong vòng 7 ngày sau khi mua ◢
Cùng nhiều ưu đãi giá hấp dẫn khác như đánh bóng, bảo hành siêu tốc, thay linh kiện phụ kiện, bảo trì sửa chữa… để bạn luôn an tâm khi mua hàng và tận hưởng hết mọi giá trị đến từ chiếc đồng hồ.
ETCThao
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nháp – Như
Đồng hồ SRWatch
Thay pin đồng hồ có mất chống nước không? Làm sao để giữ mức chống nước cho đồng hồ?
Giải đáp: Đồng hồ Citizen Eco Drive có phải thay pin không?
Trung tâm sửa chữa đồng hồ Seiko chính hãng – Thay Pin, lau dầu đồng hồ Seiko
Đồng hồ Tissot Visodate có gì đặc biệt, giá bán, nơi mua
Thay pin đồng hồ Michael Kors: Giá, địa chỉ, quy trình thay
THẢO LUẬN