Lịch sử huyền thoại đồng hồ lặn Orient Mako và Orient Ray

Orient Mako và Orient Ray là hai dòng đồng hồ lặn thành công hàng đầu thế giới với các ưu điểm tuyệt đối về giá cả, thiết kế và chất lượng. Ra đời vào năm 2004, đến nay, cả hai dòng đồng hồ này đều tạo ra những dấu ấn sâu đậm trong thế giới đồng hồ lặn cũng như đồng hồ cơ.

MỤC LỤC

› Sự ra đời của Orient Mako và Orient Ray

1. Orient Mako – Cá mập vẫy vùng đại dương

2. Orient Ray – Cá đuối sải mình biển sâu

› Những phiên bản sau này của Orient Mako và Orient Ray

1. Orient Mako USA

2. Orient Mako XL

3. Orient Mako II và Orient Ray II

4. Mako USA II

5. Orient Mako III

› Những điều làm nên huyền thoại đồng hồ lặn Mako & Ray

Sự ra đời của Orient Mako và Orient Ray

Nếu bạn hỏi dòng đồng hồ Orient nào bán chạy hàng đầu thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời là Orient Mako và Orient Ray. Cả hai đều là đồng hồ lặn chống nước đến độ sâu 200m với thiết kế mạnh mẽ và cứng cáp, vòng bezel xoay được kèm theo bộ máy cơ in-house hoạt động chính xác.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray

Orient Mako (Trái) và Orient Ray (Phải) – Hai huyền thoại đồng hồ lặn hàng đầu thế giới

Sự thành công của hai dòng đồng hồ lặn Orient Mako và Orient bắt đầu từ năm 2004, kể từ đó về sau, không ngừng có phiên bản mới ra đời, kế thừa, cải tiến mẫu cũ, tất cả đều tạo nên những cơn số dữ dội trên thị trường. Nếu đã thích sưu tập đồng hồ, thích đồng hồ chống nước giá rẻ , thích đồng hồ cơ thì nhất định không thể bỏ qua Mako và Ray.

1. Orient Mako – Cá mập vẫy vùng đại dương

Năm 2004, dòng đồng hồ lặn Orient Mako đã ra đời với mục tiêu tái hiện lại sự thành công của hai dòng đồng hồ lặn xa xưa của hãng Orient là Sea King (Orient SK) và King Diver. Sự ra đời của Orient Mako đánh dấu những cột mốc lịch sử về sự cải tiến vượt bậc lẫn sự kế thừa hoàn mỹ trong mảng sản phẩm đồng hồ lặn máy cơ của Orient.

Orient Mako có khả năng chống nước 200m, vòng bezel 60 nấc xoay 1 chiều, bổ sung chức năng lịch ngày và lịch thứ, vỏ và dây thép không gỉ 316L, nắp lưng vặn và núm đồng hồ vặn. Chịu trách nhiệm vận hành đồng hồ là bộ máy cơ tự động 46943 được lắp ráp bằng tay 100% tại Nhật Bản.

Mọi thứ chỉ được gói gọn trong mức giá chỉ khoảng 200 USD nhưng Orient Mako có thể sánh ngang những bậc đàn anh như Rolex Submariner, Omega Seamaster từ lâu đã là những ông hoàng của biển cả nhưng với giá đắt gấp 30-40 lần.

Không mất bao lâu, Orient Mako đã khiến thị trường đồng hồ lặn chấn động bởi sự ăn khách của mình. Orient Mako ban đầu chưa có tên mà chỉ được gọi bằng mã sản phẩm nhưng vì trở nên quá phổ biến và hấp dẫn, người ta đã đặt người ta đã đặt tên cho mẫu đồng hồ này là Mako, tên của một loại cá mập sống tại vùng ôn đới và nhiệt đới.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Ray Và Mako

Đồng hồ Orient Ray (Trái) và đồng hồ Orient Mako (Phải)

2. Orient Ray – Cá đuối sải mình biển sâu

Năm 2009, Orient cho ra đời một mẫu đồng hồ mới dựa trên Mako đó là Orient Dolphin (cá heo) có thiết kế thanh mảnh, nhẹ nhàng hơn, bề mặt bezel to hơn, dây kim loại tăng thêm vài chi tiết. Mẫu thiết kế này chính là tiền đề để Orient tạo ra Ray sau này.

Đến năm 2010, phiên bản Ray (RAY có nghĩa là cá đuối) ra đời. Vẫn là thiết kế kinh điển của các mẫu đồng hồ lặn nhưng các chi tiết bề ngoài được làm cầu kỳ hơn, bóng bẩy hơn. Bộ máy bên trong, các chức năng, núm chỉnh và nắp lưng dạng vặn, chất liệu cùng khả năng chống nước 200m vẫn được giữ nguyên.

Có thể nói, Orient Mako và Orient Ray thực chất là “bình mới rượu cũ” nhưng vẫn khiến cho bao nhiêu là tín đồ đồng hồ tranh cãi xem sản phẩm nào tốt hơn, đẹp hơn, đáng mua hơn. Kể từ đây, Mako và Ray luôn đứng đầu trong những mẫu đồng hồ bán chạy nhất của Orient tại Mỹ và trên toàn thế giới.

Những phiên bản sau này của Orient Mako và Orient Ray

Dựa trên thiết kế của Orient Mako và Orient Ray, nhà sản xuất đồng hồ cơ hàng đầu Nhật Bản Orient cùng công ty con của họ là Orient Watch USA đã cho ra đời những phiên bản kế tiếp, cải tiến, nâng cấp, bổ sung để đưa cả hai dòng sản phẩm này trở thành huyền thoại.

Đi theo dòng thời gian, các phiên bản đồng hồ lặn Orient Mako và Orient Ray thế hệ sau đã ra đời.

1. Orient Mako USA

Vào năm 2014, trước sự mến mộ đặc biệt của người Mỹ dành cho phiên bản đồng hồ Mako đầu tiên, công ty con của Orient tại Mỹ là Orient Watch USA quyết định nâng cấp mẫu đồng hồ này dựa trên một cuộc khảo sát đã được mở ra tại diễn đàn Reddit/r/Watches.

Hàng ngàn ý kiến đã được chọn lọc để tìm ra những gì mà người tiêu dùng mong muốn nhất, thiết thực nhất và phù hợp nhất để đưa vào phiên bản Mako tiếp theo dành riêng cho thị trường Mỹ. Không lâu sau đó, Orient Mako USA đã ra mắt và ngay lập tức tạo nên cơn sốt.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Mako USA

Ba phiên bản đồng hồ Orient Mako USA

Những ý kiến của người dùng yêu cầu đã được Orient đáp ứng có thể kể ra: Mặt kính sapphire chống trầy, dạ quang sáng hơn, vòng bezel 120 nấc xoay một chiều, dây đeo cứng cáp hơn với thiết kế mắt dây đồng hồ nguyên khối. Ngoài hai màu đen và xanh truyền thống thì còn có thêm phiên bản màu trắng với tên gọi riêng là Mako Shark White.

2. Orient Mako XL

Orient Mako có đường kính mặt 41.5 mm, kích thước trung bình phù hợp với cổ tay của tất cả mọi người nhưng với ai có cổ tay quá lớn thì chỉ đeo được chứ không phù hợp. Orient Mako XL chính là phiên bản ra đời năm 2014 giải quyết dứt điểm điều này với đường kính mặt lên đến 44.5 mm.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Mako Và Mako XL

So sánh Orient Mako (Trái) và Orient Mako XL (Phải)

Không dừng lại ở kích thước, rất nhiều chi tiết bề ngoài của Mako đều được thay đổi trên Mako XL để phù hợp với kích thước lớn. So với Mako và Ray thì Mako XL được trang bị mặt số rất dễ đọc, thể thao hơn, bộ máy vẫn là máy cơ tự động 46943.

3. Orient Mako II và Orient Ray II

Nếu như các phiên bản đồng hồ lặn Orient Mako và Orient Ray trước năm 2016 đều được trang bị bộ máy cơ tự động 46943 đáng tin cậy có tuổi thọ hơn 40 năm của hãng Orient thì với Orient Mako IIOrient Ray II mọi thứ đều đã được thay đổi, hàng loạt các chức năng được bổ sung để mang đến sự thoải mái hơn nữa cho người dùng.

Vào năm 2016, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Orient đã cho ra một bộ máy hoàn toàn mới là F6922 dựa trên máy 46943 đã có phần lỗi thời, vẫn là máy cơ tự động nhưng bổ sung thêm:

  • Cót Tay: Khả năng lên cót tay giúp người dùng không cần phải đeo hơn 8 tiếng mỗi ngày hay tốn thêm tiền mua hộp lên cót (Watch Winder).
  • Hacking Seconds: Tính năng dừng kim giây khi rút núm chỉnh để chỉnh thời gian. Tính năng này đảm bảo đồng hồ Orient Mako II và Orient Ray II có thể chỉnh thời gian chính xác đến từng giây mà không phải canh thời gian chuẩn.
Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Mako II Và Ray II

Từ trái qua phải là Mako, Mako USA, Mako II, Mako USA II

Sau khi xây dựng bộ máy F6922 thành công, đến tháng 4/2016 thì hai phiên bản Orient Mako II và Orient Ray II chính thức ra mắt và sử dụng bộ máy mới này. Ngoài bộ máy, nhiều tính năng khác cũng được bổ sung và cải tiến này để giúp đồng hồ nhìn đẹp hơn, tăng cường khả năng chống nước của đồng hồ.

  • Vòng bezel một chiều 120 nấc xoay với bề mặt được làm nhám tăng độ bám.
  • Núm chỉnh lịch thứ ở vị trí 2 giờ đã được bỏ đi nhờ cải tiến bộ máy.

4. Mako USA II

Trước sự thành công của Mako USA – Phiên bản đồng hồ lặn bán chạy nhất của Orient kể từ năm 2014 và sự ra đời của bộ máy F6922 năm 2016, Orient đã tiếp tục cho ra đời phiên bản đồng Mako USA II vào tháng 6/2016, tức 2 tháng sau khi Mako II và Ray II được ra mắt.

Dây thép không gỉ nguyên khối, mặt kính sapphire, máy tự động có thể lên cót tay, núm chỉnh và nắp lưng vặn chống nước, loại bỏ núm chỉnh lịch thứ ở vị trí 2 giờ, bezel 120 nấc xoay một chiều và dạ quang Nemoto Luminova sáng rực rỡ và bền bỉ trên kim dấu giờ và chấm tròn trên bezel.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Mako USA II

Ba phiên bản đồng hồ lặn Orient Mako USA II đã được loại bỏ núm chỉnh lịch thứ ở vị trí 2 giờ

Mọi thứ bên ngoài vẫn như cũ so với Mako USA, chỉ có bộ máy đã được nâng cấp lên. Có thể nói đây là mẫu đồng hồ lặn hoàn thiện nhất của Orient cho đến nay và cũng là mẫu đồng hồ đa năng nhất, có thể dùng được bất kỳ trường hợp nào, điều đáng tiếc duy nhất là chúng chỉ phân phối hợp pháp ở thị trường Mỹ.

5. Orient Mako III

Sau một chuỗi dài những chuỗi ngày thành công bắt đầu từ năm 2004 khi bộ sưu tập Orient Mako bắt đầu ra đời, cho đến năm 2016 những phiên bản Orient Mako USA II một lần nữa tung hoành thị trường Mỹ, những tín đồ trung thành của dòng đồng hồ này vẫn mòn mỏi chờ đợi sự xuất hiện của những ấn phẩm tiếp theo.

Sau 2 năm chờ đợi đến năm 2018, những phiên bản mới nhất của dòng đồng hồ này đã xuất hiện. Được gọi với cái tên Orient Mako III bởi những người đam mê dòng đồng hồ này, nhưng đây chỉ là cái tên không chính thức, trên thực tế theo thông tin từ website Orientwatchusa, trang chủ chính thức của thương hiệu Orient tại thị trường Mỹ thì phiên bản này có tên chính thức là Orient Kamasu, được đặt theo tên một loài cá trong tiếng Nhật Bản.

Orient Mako III hay Orient Kamasu có sự thay đổi nhẹ trong thiết kế mặt số hay vỏ ngoài, như cọc số 12h được thay đổi bằng hình tam giác, kim phút thon gọn hơn, ngoài ra thì tất cả những đặc điểm khác đều mang dáng dấp của các bậc tiền bối.

Những ưu điểm vượt trội của phiên bản này như dây thép khối, kính sapphire, máy Automatic trang bị tính năng lên cót tay, núm chỉnh và nắp lưng vặn chống nước, loại bỏ núm chỉnh lịch thứ ở vị trí 2 giờ, bezel 120 nấc xoay một chiều và dạ quang Nemoto Luminova sáng rực rỡ và bền bỉ trên kim dấu giờ và chấm tròn trên bezel, bộ vỏ dày, đường kính to, chịu nước 20ATM, bộ máy F6922 hoạt động bền bỉ 40 giờ.

Một tin vui cho tất cả các tín đồ của dòng đồng hồ này trên toàn thế giới, những phiên bản sẽ không chỉ xuất hiện tại thị trường Mỹ mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới, vì thế chỉ cần chờ đợi, những phiên bản nhất định sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

Orient RA-AA0007A09A - Orient Mako III Kamasu

Orient RA-AA0007A09A

Những điều làm nên huyền thoại đồng hồ lặn Mako & Ray

Dòng máy 469 được tin dùng từ những năm 60-70 và phiên bản máy kế thừa nó là F6922 đều thể hiện độ bền xuất sắc và sự ổn định vượt trội. Tất cả đều được chính Orient thiết kế và lắp ráp bằng tay tại Nhật Bản để trọn vẹn đẳng cấp máy in-house.

Lịch Sử Huyền Thoại Đồng Hồ Lặn Orient Mako Và Orient Ray Bezel Mako

Cận cảnh vòng bezel pepsi tuyệt đẹp của một phiên bản Orient Mako

Giá bán các phiên bản Mako và Ray chỉ từ 200 USD trở lên tùy theo các phiên bản dây đeo. Dây là tầm giá rất hấp dẫn đối với các mẫu đồng hồ cơ lẫn đồng hồ lặn của thương hiệu có danh tiếng.

Vật liệu chất lượng, thiết kế ấn tượng có thể kể ra như: Thép không gỉ 316L cho khả năng chịu lực và chống gỉ sét tuyệt vời trước các chấn động & chất ăn mòn thường gặp, dạ quang sạc bằng ánh sáng đảm bảo khả năng xem thời gian dưới nước hoặc ở nơi thiếu ánh sáng.

Khả năng chống nước đến 200m phục vụ hoàn mỹ cho các hoạt động liên quan đến nước như đi mưa, bơi, lặn không bình oxy ở môi trường không bão hòa khí He, lướt sóng, lướt ván, đua thuyền, vượt thác,…

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *