Lịch sử ra đời chiếc đồng hồ phi công đầu tiên trên thế giới

Khi nhắc đến những tiêu chí của một chiếc đồng hồ phi công, chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới tính năng và sự tiện lợi. Tuy nhiên, phiên bản đồng hồ phi công Cartier Santos dường như là một ngoại lệ, bởi đây chính là sự khởi đầu cho những chiếc đồng hồ phi công trên thế .

MỤC LỤC

› Lịch sử ra đời chiếc đồng hồ phi công đầu tiên trên thế giới

› Ai là nhà cha đẻ của ngành hàng không?

› Phiên bản đồng hồ phi công đầu tiên ra đời như thế nào?

› Những thay đổi của dòng đồng hồ phi công Cartier Santos.

Lịch sử ra đời chiếc đồng hồ phi công đầu tiên trên thế giới

Santos Dumont đang mạo hiểm mạng sống trên “đôi cánh” do ông chế tạo ra

Vào đầu thế kỷ 20 người đàn ông có tên là Santos Dumont mạo hiểm mạng sống của mình trên “đôi cánh” do ông chế tạo ra để bay lên không trung, nhiều người còn lại ở dưới đất nín thở và theo dõi. Giữa tất cả sự quan tâm đó, chiếc đồng hồ đeo tay của hãng đồng hồ Cartier ra đời, để tôn vinh cho những đóng góp của Santos Dumont (người đàn ông khởi đầu cho ngành hàng không thế giới). Và đó được xem là phiên bản đồng hồ phi công đầu tiên trên thế giới.

Ai là nhà cha đẻ của ngành hàng không?

Santos Dumont được biết đến là nhà chế tạo máy bay kiêm phi công xuất sắc mọi thời đại, ông được ví như là cha đẻ của ngành hàng không. Chiếc máy bay đầu tiên của Santos Dumont ra đời vào năm 1905 nhưng không cất cánh được.

Santos Dumont đang thử nghiệm với chiếc máy bay mà ông tự chế tác vào năm 1906

Đến ngày 13/09/1906, Santos Dumont cho thử máy bay trước công chúng và đã bay được 8 mét tại sân Bagatelle gần Paris. Santos Dumont đã nâng khoảng cách này lên 50 mét vào ngày 23 tháng 10.

Vào 12/11/1906, trong chuyến bay thử ở Paris, máy bay của ông đạt được quãng đường lần lượt 69m, 117m và 130m đã quyết định quay lại điểm xuất phát bằng cách bay ngược hướng gió. Khoảng 30m đầu tiên motor vận hành bình thường, tuy nhiên sau đó máy bay đột ngột tăng vọt độ cao và lại lao xuống một cách bất ngờ.

Sau một thoáng giật mình, Santos Dumont đã nhanh chóng điều khiển bánh lái và cho máy bay có thể hạ cánh an toàn mặc dù cú tiếp đất đã khiến cánh máy bay bị gãy. Tổng cộng máy bay đã bay được quãng đường 240m trong 21 giây.

Phiên bản đồng hồ phi công đầu tiên ra đời như thế nào?

Với kỷ lục đầu tiên cho ngành hàng không, Santos Dumont được vinh danh và nhận giải thưởng Deutsch­Archdeacon tại nhà hàng Maxim ở Paris. Và trong bữa tiệc đấy, Santos Dumont có than phiền với một người bạn của mình là Eureka đến từ thương hiệu Cartier rằng: “Sự bất tiện khi vừa bay vừa phải lục lọi chiếc đồng hồ quả quýt trong túi. Ông cần dùng tay để điều khiển máy bay, nhưng chiếc đồng hồ quả quýt trong túi khiến ông bị phân tâm”. Eureka đã lắng nghe và đưa ra một ý tưởng, đó chính là chiếc đồng hồ Cartier Santos 1906 – Phiên bản đồng hồ phi công mặt vuông đầu tiên.

Cartier Santos 1906 – Phiên bản đồng hồ phi công đầu tiên

Danh tiếng của Santos Dumont bắt đầu vang khắp châu Âu và chiếc đồng hồ của ông cũng trở nên nổi tiếng. Nhìn vào những tấm hình của Santos Dumont trên các mặt báo, người ta hỏi: “Cái gì ở trên tay của ông ấy vậy?” Câu trả lời đây là một chiếc đồng hồ đeo tay được cố định bởi một chiếc dây da và một chiếc khóa nhỏ.

Những thay đổi của dòng đồng hồ phi công Cartier Santos

Vài năm sau, Santos Dumont nâng cấp dòng máy bay cánh đơn “Demoiselle”, có ba chiếc được đánh số thứ tự từ 19 tới 22. Năm 1908, chiếc No.19 trở thành máy bay được sản xuất thương mại đầu tiên, với thiết kế khung bằng gỗ, thân máy bay mở và ba động cơ. Năm 1909, chiếc máy bay đạt được tốc độ 120Km/h.

Chiếc máy bay Demoiselle được tập chí Popular Mechanics đăng vào năm 1910

Tháng 6/1910, tập chí Popular Mechanics đã đăng hình ảnh của chiếc Demoiselle và khen ngợi: “ Đây là chiếc máy bay tốt nhất từ trước tới giờ, cho những người muốn đạt được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất và thử nghiệm ít nhất”.

Trong kỷ nguyên vàng của ngành hàng không, Cartier hợp tác với Edmond Jaeger để tạo ra loạt đồng hồ Santos vào năm 1911. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm thay đổi mọi thứ khi quân đội yêu cầu sử dụng đồng hồ mặt tròn, làm suy yếu đồng hồ mặt vuông. Mặc dù vậy, đồng hồ Santos vẫn giữ được sức hút và là biểu tượng của Cartier cho đến ngày nay.

Phiên bản đồng hồ Cartier Santos bằng chất liệu thép

Sau đó, Cartier đã chuyển việc sử dụng vật liệu bằng kim loại quý để chế tác đồng hồ Cartier Santos bằng chất liệu thép và được đón nhận nhiệt liệt. Một lần nữa, Cartier quyết định tung chiếc đồng hồ ra thị trường, hướng tới những người trẻ và chiếc đồng hồ thép Cartier Santos đã trở thành chiếc đồng hồ biểu tượng vào thời bấy giờ.

Ngày nay, Cartier cho ra mắt nhiều phiên bản của chiếc Cartier Santos với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Sự kế thừa chiếc đồng hồ phi công đầu tiên và những bước cải tiến được khắc họa rõ nét trên chiếc Cartier Santos 100 Carbon.

Hậu duệ của những chiếc Cartier Santos có thể không còn được khám phá bầu trời như tiền thân của nó, nhưng vẫn luôn khiến chủ nhân của nó mỉm cười. Ngày càng có nhiều dòng đồng hồ phi công hơn tuy nhiên Cartier Santos vẫn giữ được bản sắc của nó mà không một chiếc đồng hồ nào có thể thay thế. Đó là một điều không thể chối cãi. Kẻ đi đầu luôn luôn chiến thắng.

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *