LVMH Group sở hữu 70 thương hiệu xa xỉ nhất hành tinh

LVMH Group là gì, sở hữu những thương hiệu nào?

Theo Forbes, nhà sáng lập LVMH Group là tỷ phú Bernard Arnault đã vượt qua tỷ phú Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới kể từ năm 2024.

MỤC LỤC

› LVMH là gì?

› LVMH sở hữu những thương hiệu nào?

› Tìm hiểu về CEO LVMH – Tỷ phú giàu nhất thế giới

› Lịch sử LVMH Group và chiến lược mua bán, sáp nhập độc đáo

1. Quá trình thành lập

2. Quá trình mua bán và sáp nhập

3. Giá trị tập đoàn, gồm doanh thu và lợi nhuận

LVMH là gì?

LVMH hay Moët Hennessy Louis Vuitton là tập đoàn quốc tế của Pháp chuyên về các sản phẩm xa xỉ. Lĩnh vực kinh doanh chính là rượu và rượu mạnh (20%), thời trang và hàng da (34%), nước hoa và mỹ phẩm (16%), bán lẻ chọn lọc (cửa hàng miễn thuế, 25%), đồng hồ và đồ trang sức (5%).

Riêng nền công nghiệp đồng hồ, LVMH Group là tập đoàn đồng hồ lớn thứ 3 thế giới, xếp hạng sau The Swatch Group (chủ sở hữu Breguet, Blancpain, Longines, Tissot, Rado,…) và Richemont Group (chủ sở hữu A.Lange & Söhne, IWC, Schaffhausen, Jaeger -Lecoultre,…).

LVMH là gì?

LVMH sở hữu những thương hiệu nào?

Các nhãn hiệu do LVMH được chia thành 5 nhóm chính, gồm:

Thời trang: Louis Vuitton, Dior, Celine, Givenchy, Fendi, Donna Karan, Berluti, Marc Jacobs, Kenzo, Emilio Pucci, Thomas Pink, Loewe, StefanoBi, Nowness.

Nước hoa và mỹ phẩm: Parfums Christian Dior, Parfums Givenchy, Guerlain, Kenzo Perfume, Acqua di Parma, Perfume Loewe, Fresh, Benefit Cosmetics, Make Up for Ever,…

Đồng hồ và trang sức: TAG Heuer, Chaumet, Zenith, Fred, Montres Christian Dior, De Beers LV, Hublot, BVLGARI, Tiffany & Co

Cửa hàng bán lẻ, miễn thuế: DFS, Sephora, La Samaritaine, Le Bon Marché, Miami Cruise Line Services

Rượu:

  • Cognac: Hennessy
  • Champagne: Moët & Chandon, Dom Pérignon, Mercier, Veuve Clicquot-Ponsardin, Krug, Maison Ruinart
  • Vodka: Belvedere
  • Whisky: Glenmorangie, Ardbeg
  • Vang: Château d’Yquem, Domaine Chandon (California, Argentina và Úc), Cloudy Bay (New Zealand), Cape Mentelle, Terrazas de los Andes, Cheval des Andes, Newton Vineyard, Numanthia
  • 10 Cane, Wenjun

Nhật Báo tài chính: Les Echos (tờ báo lớn của Pháp)

Trong đó có những thương hiệu trải qua lịch sử hàng trăm năm như Hâteau d’Yquem (1593), Moët & Chandon (1743), Hennessy (1765), Louis Vuitton (1853), Tag Heuer (1850), whisky Scotland Glenmorangie (1843),…

Kiến thức liên quan:

LVMH sở hữu những thương hiệu nào?

Tìm hiểu về CEO LVMH – Tỷ phú giàu nhất thế giới

Tỷ phú người Pháp, Ông Bernard Arnault là nhà sáng lập và điều hành LVMH Group. Theo Forbes, Ông Bernard Arnault vượt Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới vào ngày 10/02/2024 với tài sản ròng đạt 218 tỷ USD.

Bernard Arnault cũng là người giàu nhất trong giới thời trang châu Âu, vượt qua cả Amancio Ortega, ông chủ của Inditex (đơn vị sở hữu hàng loạt hãng thời trang nhanh như Zara, Pull&Bear,….). Những năm trước đó, Amancio Ortega luôn dẫn đầu là người đàn ông giàu nhất châu Âu .

Bernard Arnault sinh ngày 5/3/1949 và có năm người con.

  • Delphine Arnault (sinh tháng 4/1975): Nữ giám đốc và phó chủ tịch điều hành Louis Vuitton, chủ tịch và giám đốc điều hành của Dior.
  • Antoine Arnault (sinh tháng 4/1977): Phó chủ tịch và cựu giám đốc điều hành Christian Dior SE. Ông còn điều hành Công ty cổ phần kiểm soát LVMH và quản lý tài sản cho gia đình Arnault.
  • Ba người con nhỏ tuổi của ông là Frédéric Arnault, Jean Arnault và Alexandre Arnault cũng nắm giữ các chức vụ quan trọng tại những công ty thành viên.

Bernard Arnault có một cuộc sống xa hoa trên cương vị là người giàu nhất thế giới nhờ kiểm soát số lượng lớn (41,4%) cổ phiếu tại tập đoàn xa xỉ LVMH Group. Ông nắm giữ các bất động sản ở Beverly Hills, Trousdale Estates, Hollywood,… đi du lịch bằng máy bay riêng, sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng hào nhoáng ở vùng duyên hải Saint-Tropez nước Pháp.

Ông chủ tập đoàn LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy

Lịch sử LVMH Group và chiến lược mua bán, sáp nhập độc đáo

Qua hơn 4 thập kỷ, Bernard Arnault dẫn dắt LVMH trở thành đế chế thời trang hàng đầu thế giới nhờ chiến lược kinh doanh độc đáo thông qua quá trình mua bán, sáp nhập những công ty hàng hóa xa xỉ đang gặp khó khăn về tài chính, sau đó tái cấu trúc nhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành để giữ bản sắc riêng vốn có của từng thương hiệu.

1. Quá trình thành lập

LVMH thành lập năm 1987 dưới sự sáp nhập của hãng thời trang Louis Vuitton và Moet Hennessy, (một công ty thành lập sau năm 1971 từ cuộc sáp nhập giữa các nhà sản xuất rượu champagne Moët & Chandon và nhà sản xuất rượu cognac Hennessy).

Ngay sau khi LVMH Group thành lập, Bernard Arnault với tư cách là người đứng giữa hai cuộc xung đột của giám đốc điều hành Moët Hennessy – Alain Chevalier và Racamier – chủ tịch Louis Vuitton đã nhanh chóng bỏ ra 1,5 tỷ đô la để nắm giữ 24% cổ phần tại LVMH vào tháng 7/1988 nhằm nắm giữ quyền sở hữu các sản phẩm nước hoa của Dior (Christian Dior) mà lúc đó ông đang sở hữu.

Không lâu sau, để đáp trả tin đồn tập đoàn Louis Vuitton đang mua lại cổ phiếu của LVMH Group để trở thành cổ đông lớn nắm giữ quyền chi phối, Bernard Arnault đã chi tiếp 600 triệu USD để mua 13,5% cổ phần của LVMH, khiến ông trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn.

Tháng 1/1989, Bernard Arnault chi thêm 500 triệu đô để kiểm soát tổng cộng 43,5% LVMH cùng 35% quyền bỏ phiếu và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Từ đó, Arnault lãnh đạo LVMH group thông qua một kế hoạch phát triển đầy tham vọng, biến nó thành một trong những tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất trên thế giới, cùng với người khổng lồ Thụy Sỹ Richemont và Kering của Pháp. Trong mười một năm, giá trị thị trường của LVMH đã nhân lên ít nhất là mười lăm lần với doanh thu và lợi nhuận tăng 500%.

2. Quá trình mua bán và sáp nhập

LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy là “gã khổng lồ” trong nghệ thuật đàm phán và từng bị xem là “cá lớn nuốt cá bé”.

Những cuộc mua lại và sáp nhập nổi tiếng của tập đoàn LVMH được liệt kê theo các cột mốc như sau:

1987: Louis Vuitton 

Thương hiệu thời trang của Pháp được thành lập vào năm 1854, Louis Vuitton trở thành một phần của LVMH vào năm 1987.

Thương hiệu Louis Vuitton

1988: Givenchy

Thương hiệu cao cấp về thời trang quần áo may sẵn thành lập năm 1952, Givenchy trở thành một phần của tập đoàn LVMH vào năm 1988.

1993: Berluti

Thương hiệu giày, đồ da và quần áo may sẵn dành cho nam thành lập năm 1895 bởi Alessandro Berluti người Ý. LVMH đã mua lại vào năm 1993.

1993: Kenzo

Thương hiệu quần áo nam, nữ cao cấp thành lập năm 1970 tại Pháp được LVMH mua lại năm 1993 với giá 30 triệu USD.

1994: Guerlain

Thương hiệu nước hoa, mỹ phẩm và chăm sóc da lâu đời nhất trên thế giới được bắt đầu tại Pháp và thuộc sở hữu, quản lý của gia đình Guerlain từ 1828 (năm thành lập) đến 1994, sau đó được LVMH mua lại.

1996: Celine

Thương hiệu phụ kiện, quần áo may sẵn, đồ da cao cấp thành lập năm 1945 tại Pháp. Tỷ phú Arnault mua lại Céline vào năm 1987 nhưng mãi đến 1996, Celine mới sáp nhập vào tập đoàn với giá 540 triệu USD.

Thương hiệu Celine

1996: Loewe

Nhà sản xuất đồ da chất lượng cao và quần áo may sẵn của Tây Ban Nha được thành lập vào năm 1846.

1997: Marc Jacobs

LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy sở hữu lượng lớn cổ phần của Marc Jacobs kể từ năm 1997, đây là thương hiệu thời trang thành lập năm 1984 có trụ sở tại New York. Nhà sáng lập Marc Jacobs đồng thời giữ chức vụ giám đốc sáng tạo thời trang nữ cho Louis Vuitton giai đoạn 1997 – 2013.

1997: Sephora

Chuỗi mỹ phẩm cao cấp của Pháp thành lập năm 1969. Sephora được tập đoàn LVMH bảo trợ chính thức kể từ tháng 7/1997 và liên tục mở rộng ra trên toàn cầu cho đến ngày nay.

1999: Thomas Pink

Một chuyên gia về áo sơ mi cao cấp ở nước Anh được thành lập năm 1984. Thương hiệu đã về tay LVMH Group vào thời điểm năm 1999, tập đoàn đã phải chi trả 30 triệu bảng Anh cho nhà sáng sập Thomas Pink là gia đình Mullen người Ireland.

1999: Tag Heuer

Công ty đồng hồ lâu đời và sang trọng bật nhất Thụy Sỹ, được thành lập năm 1860 với những sản phẩm chất lượng cao do giới chuyên gia bình chọn. Để đổi lấy 50,1% quyền sở hữu Tag Heuer, gia đình Bernard Arnault đã phải chi trả hơn 739 triệu USD vào năm 1999.

Thương hiệu Tag Heuer

1999: Gucci Group

Tháng 6/1999 lộ ra thông tin LVMH đã mua 5% cổ phần tại Gucci Group, một tập đoàn thời trang xa xỉ của Ý, tuy nhiên chủ tịch Bernard Arnault cho rằng đó là cổ phần thụ động và công ty chưa có ý định sở hữu Gucci Group.

Tuy nhiên vào ngày 26/1/1999, số lượng cổ phần nắm giữ của LVMH tại Gucci Group tăng đột biến lên 34,4%.

Vào tháng 9/1999, Pinault-Printemps-Redoute (hiện nay là Kering, một tập đoàn hàng hóa xa xỉ đa quốc gia có trụ sở tại Pháp) đã chi trả 806 triệu USD để mua lại phần lớn cổ phần Gucci Group từ tay LVMH.

Hiện LVMH đang lên kế hoạch bán phần nhỏ cổ phần còn lại của mình tại Gucci Group với giá 12 triệu USD cho một tổ chức tài chính.

Sự kiện ghi nhận quá trình thâu tóm không thành công giữa LVMH Group và Gucci Group.

Cập nhật quá trình thoái phần vốn còn lại tại Gucci Group ở đây: https://www.thefashionlaw.com/the-battle-for-the-gucci-group-part-i/

2000: Emilio Pucci

Thương hiệu thời trang sang trọng của Ý nổi tiếng với họa tiết hình học rực rỡ được thành lập năm 1947 tại Florence. Ông chủ LVMH đã chi một khoảng tiền lớn (không được tiết lộ) vào năm 2000 để sở hữu 67% cổ phần Emilio Pucci. Gia đình Pucci tiếp tục bán 33% cổ phần còn lại cho LVMH vào tháng 6/2021. Giá trị cuộc chuyển nhượng vẫn tiếp tục giữ kín cho đến ngày nay.

2000: Rossimoda

Công ty thời trang của Ý thành lập năm 1977. Dù LVMH nắm giữ phần nhỏ cổ phần vào năm 2000 nhưng sau đó đã giành quyền kiểm soát duy nhất trong công ty Rossimoda.

2001: La Samaritaine

LVMH thâu tóm 55% cổ phần của La Samaritaine, một lâu đài bách hóa (bao gồm cả bất động sản trên đó) nằm bên cạnh sông Seine mang tính biểu tượng của nước Pháp vào năm 2001. Giá trị chuyển nhượng rơi vào khoảng 256 triệu USD. LVMH sau đó thâu tóm thêm 45% cổ phần còn lại và chính thức là đơn vị sở hữu duy nhất tại La Samaritaine vào năm 2010.

Tòa lâu đài La Samaritaine
Bên trong lâu đài La Samaritaine

2001: Fendi

Công ty thời trang nước Ý thành lập vào năm 1925 tại thành phố Rome. Vào tháng 7/2000 – cả LVMH lẫn Prada đều mua lại cổ phần tại Fendi.

Vào tháng 12/2021, LVMH mua cổ phần sở hữu Prada giúp số lượng nắm giữ tại Fendi lên 51%. Tháng 2/2003, công ty tiếp tục thâu tóm để tăng số lượng cổ phần đang nắm giữ lên đến 84%.

2001: DKNY

Năm 2001, DKNY – thương hiệu thời trang có trụ sở tại New York được thành lập năm 1984 đã bán 89% cổ phần của mình cho LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy.

Tháng 12/2016, LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy đã chuyển giao số cổ phần tại DKNY cho tập đoàn may mặc G-III với giá 650 triệu USD.

2001: Hermès

Năm 2001, LVMH bắt đầu mua cổ phần tại công ty đối thủ là Hermès, một thương hiệu thời trang xa xỉ và lâu đời bậc nhất nước Pháp, thành lập năm 1837. Thông qua công ty con, LVMH sở hữu 4,9% cổ phần Hermès. Sau đó, thông qua các trung gian tài chính, mỗi công ty con của LVMH đã nắm giữ dưới 5% cổ phần Hermès.

Năm 2010, thông báo gây ngạc nhiên cho thị trường tài chính lẫn giới thời trang rằng, LVMH đang nắm giữ tổng cộng 14,2% cổ phần tại Hermès. Con số tăng lên 22,6% vào năm 2012 và 23,1% vào năm 2013.

Cuộc điều ra của Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính Pháp đã diễn ra và phát hiện LVMH bí mật mua lượng lớn cổ phần tại công ty đối thủ Hermès với mục đích xây dựng cổ phần và kiểm soát trong công ty thiết kế mang tính biểu tượng chứ không phải nhằm mục đích đầu tư tài chính.

Dưới sự can thiệp của tòa án, LVMH Group đưa ra thông báo sẽ phân phối 23% lượng cổ phần đang nắm giữ tại Hermès cho những tổ chức và cổ đông, đồng thời cam kết trong 5 năm tới không mua thêm cổ phiếu Hermès.

Kể từ ngày 31/12/2015, toàn bộ cổ phiếu đã được phân phối và LVMH Group chính thức không còn nắm giữ lượng cổ phiếu nào tại Hermès.

Cập nhật toàn bộ diễn biến liên quan đến vụ kiện ở đây: https://www.thefashionlaw.com/hermes-vs-lvmh-a-timeline-of-the-drama/

Thương hiệu Hermès

2009: EDUN

LVMH đã mua 49% cổ phần vào tháng 5/2009 tại EDUN, một đơn vị chuyên tìm nguồn cung ứng sản xuất trên khắp châu Phi, được thành lập vào năm 2005 bởi Ali Hewson và Bono. Tuy nhiên vào tháng 6/2018, tập đoàn không tiếp tục sở hữu và đã thoái toàn bộ vốn trở lại cho nhà sáng lập.

2010: Moynat

Moynat, nhà sản xuất rương xa xỉ và lâu đời nhất thế giới, thành lập năm 1849 bởi Octavie và François Coulombier. Hãng thậm chí có tuổi đời lớn hơn Louis Vuitton 5 tuổi. LVMH đã hoàn thành mua lại Moynat vào năm 2010.

2011: Bvlgari

Gia đình Bulgari, chủ sở hữu thương hiệu trang sức xa xỉ nước Ý được thành lập năm 1884 đã quyết định bán 50,4% cổ phần kiểm soát để đổi lấy 3% nắm giữ tại tập đoàn LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy.

Thương hiệu Bvlgari

2013: Loro Piana

Thành lập năm 1924, Loro Piana đã trở thành công ty quần áo và dệt may sang trọng nước Ý. Tháng 12/2013, 80% cổ phần Loro Piana đã trao tay LVMH Group với giá trị 2 tỷ Euro.

2013: Nicholas Kirkwood

Năm 2004, một công ty giày dép được thành lập tại Anh.

Năm 2013, LVMH đã mua lại 52% cổ phần ở công ty này.

Tháng 9/2020, Kirkwood thông báo rằng họ sẽ mua lại toàn bộ quyền sở hữu thương hiệu từ tay LVMH trong một giao dịch cuối năm 2020.

2013: JW Anderson

LVMH mua số lượng cổ phần thiểu số tại JW Anderson với giá trị chưa tiết lộ. Đây là thương hiệu thời trang ready-to-wear được đánh giá là mang tính trực giác cao nhất tại London.

2015: Repossi

Thương hiệu trang sức cao cấp, lâu đời nước Ý do gia đình điều hành kể từ năm 1957. Vào tháng 11/2025, họ đã bán 41.7% cổ phần cho LVMH, sau đó bán thêm 27.3%. Qua hai lần chuyển nhượng, LVMH hiện đang nắm giữ 69% quyền kiểm soát tại Repossi.

2016: Rimowa

Vào tháng 10/2016, LVMH chi trả 640 triệu Euro để mua lại 80% cổ phần tại Rimowa. Đây là công ty hành hành lý (chuyên sản xuất vali) của Đức với chất lượng bền bỉ. Thành lập năm 1989, Rimowa tạo ra tiêu chuẩn đặc biệt cao cấp và luôn cải tiến không ngừng để trở thành người bạn đồng hành suốt đời.

2017: Christian Dior

Một sự kiện mang tính lịch sử trong ngành thời trang là LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy đã chi 13.1 tỷ USD để mua lại Christian Dior, thương hiệu thời trang cao cấp thành lập năm 1946 tại nước Pháp. Đây là cổ đông lớn duy nhất được tuyên bố tại Christian Dior SA.

Thương hiệu Christian Dior

3. Giá trị tập đoàn, gồm doanh thu và lợi nhuận

LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy là nơi làm việc của 145,247 nhân viên trên khắp thế giới.

Vào năm 2022, LVMH đã báo cáo doanh thu của công ty đạt 87 tỷ USD với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh rơi vào khoảng 23 tỷ USD. Bất chấp suy thoái kinh tế và hậu covid, LVMH Group vẫn ghi nhận hiệu suất kinh doanh tăng trưởng kỷ lục nhờ vào nhu cầu nắm chi tiêu và giữ tài sản thông qua các mặt hàng xa xỉ từ nhóm người giàu.

LVMH Louis Vuitton Moet Hennessy còn là công ty châu Âu duy nhất lọt TOP 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới (trên 500 tỷ USD). Những công ty dẫn đầu từ trước đến nay vốn được thống trị bởi nhóm ngành công nghệ như Apple, Microsoft, Alphabet (Google), Meta Platforms (Facebook), Tesla,…

Tin tức liên quan:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *