Nghệ Nhân Đào Văn Dư – “Chiến Sĩ Đặc Công Đánh Giặc Bằng Đồng Hồ”

Với bộ óc sáng tạo đại tài và bàn tay khéo léo, nghệ nhân Đào Văn Dư đã biến chiếc đồng hồ bình thường trở thành kíp nổ hẹn giờ, giúp các chiến sĩ đặc công lập nên chiến công hiển hách.

 

Nghệ Nhân Đào Văn Dư – “Chiến Sĩ Đặc Công Đánh Giặc Bằng Đồng Hồ”

Một góc trong ngôi nhà của nghệ nhân Đào Văn Dư

 

Hơn 500 người thợ sửa chữa đồng hồ ở Hà Nội và khắp cả nước – những người học trò của ông trong suốt 50 năm – gọi ông là “cây đại thụ của làng đồng hồ Việt Nam”. Dân chơi đồng hồ từ Nam chí Bắc gọi ông là “phù thủy thời gian, bởi cho đến hiện nay, ở nước ta chỉ có ông là người thợ sửa chữa đồng hồ duy nhất có trong tay 7 bằng chứng nhận nghề do 7 hãng đồng lớn nhất của Thụy Sỹ cấp.

Chưa một ngày ra trận, ông vẫn được bộ đội đặc công coi là người đồng đội thực thụ của mình. Chưa một ngày mặc quân phục, ông vẫn là hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Người thợ đồng hồ có một không hai, người chiến sĩ đặc công “ngoài biên chế” – Đào Văn Dư.

 

 💡 Tham khảo thêm thông tin:

      Đồng Hồ Phi Công Là Gì? Vì Sao Chúng Được Săn Lùng

 

Đôi nét về chiến sĩ đặc công Đào Văn Dư

Nghệ nhân Đào Văn Dư, sinh năm 1938, Ông sinh ra trong một gia đình Hà Nội có cha là thợ sửa đồng hồ lâu năm nên những “cổ máy thời gian” là một phần trong tuổi thơ của ông. Năm 14 tuổi, ông đã tự mày mò sửa chữa các lỗi hư đơn giản của một số loại đồng hồ.

Nghệ nhân Đào Văn Dư

 

Khi rời ghế nhà trường, trước ngã rẽ cuộc đời, thay vì lựa chọn nghề sư phạm, ông đã chọn con đường nối nghiệp gia đình. Có lẽ, khi ra quyết định, ông không tưởng tượng được sự lựa chọn này đã dẫn dắt ông đến sự thành công lớn lao trong cuộc đời.

Năm 1960, khi Nhà nước thành lập liên doanh đồng hồ đầu tiên, ông trở thành người thợ sửa đồng hồ trẻ nhất làm việc tại Cửa hàng quốc danh – Số 2 đường Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Nhờ kinh nghiệm học hỏi từ gia đình và sự cần cù chịu khó, ông nhanh chóng đạt bậc thợ rất cao (bậc 5/7, ở tuổi 24).

Năm 29 tuổi, ông đã là trưởng phòng kỹ thuật ở cơ quan, kiêm giáo viên dạy nghề ở Trường đồng hồ Hà Nội. Chính giai đoạn này, ông dấn thân vào một sự nghiệp mới, sự nghiệp đánh Mỹ cứu nước từ hậu phương.

Ông Dư được giao nhiệm vụ cải tiến những chiếc đồng hồ chạy giờ trở thành đồng hồ đóng mạch mìn

 

Lúc bấy giờ, ông được quân đội giao cho một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là cải tiến những chiếc đồng hồ chạy giờ trở thành đồng hồ đóng mạch mìn phục vụ chiến đấu. Đồng hồ phải hẹn giờ được chính xác tới từng phút, không được chế, chịu được nước mặn, chịu va đập và dễ sử dụng,…

Xác định đây là trách nhiệm với Tổ Quốc, ông Dư không chần chừ, hứa tuyệt đối giữ bí mật và tìm mọi phương pháp để thực hiện công viêc.. Ông Dư nhớ lại: “Người gặp và giao nhiệm vụ cho tôi là một sĩ quan quân đội đến từ Cơ quan Bộ Tổng tham mưu. Ông đề nghị tôi thực hiện công việc trong một tuần. Đối với tôi, đó là mệnh lệnh quân sự. Đầu óc tôi từ phút ấy không hề nghĩ đến việc gì khác ngoài tập trung suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ”.

 

Đặc công Đào Văn Dư giải bài toán khó

Ông bắt tay giải bài toán khó từ nhiệm vụ được giao. Đầu tiên là làm thế nào tách một khối sắt thép đồng hồ nhất trở thành 2 cực (âm và dương) hay để đồng hồ có thể chạy bình thường ngay cả khi bị ngâm dưới nước và quan trọng nhất vẫn là đồng hồ phải hoạt động chính xác, không bị lỏng, chạm kim,…

Những mẫu đồng hồ Poljot được sửa đổi để trở thành các kíp nổ hẹn giờ

 

Vận dụng tối đa khả năng kỹ thuật và trình độ tay nghề, ông Dư lần lượt giải quyết các thách thức trên:

Ông khoan trên mặt kính đồng hồ một lỗ, xuyên qua và cấy vào đó một cọc nhỏ bằng đồng thau, đầu cọc chỉ cách mặt số 0.5mm để tạo thành một cực (cực còn lại chính là kim giờ của đồng hồ). Khi được hẹn giờ, kim giờ sẽ chạm vào cọc đồng, đóng mạch kích nổ khối mìn.

Ông Dư còn quyết định cắt ngắn 2 kim phút và giây, vừa để sự di chuyển của 2 kim này không làm kín mạch trước thời gian định sẵn, vừa để người dùng có thể đặt giờ chính xác tới từng phút, vừa chắc chắn đồng hồ đang hoạt động.

Còn việc chống thấm nước, ông Dư phải tìm kiếm dây thắt lưng làm bằng nhựa dẻo, đem lạng mỏng rồi quấn thành các vòng ngăn không cho nước thấm qua lỗ khoan trên mặt kính.

Để đảm bảo độ an toàn trong quá trình vận chuyển, ông cẩn thận lựa chọn các kim làm bằng thép mạ vàng, đóng chặt bằng dụng cụ chuyên dụng nên dù đồng hồ bị va đập mạnh cũng không thể rơi ra. Sau này, ông còn thêm vào một số cải tiến nhỏ như kim có gắn dạ quang, đảo mặt số đồng hồ để chiến sĩ hẹn giờ dễ dàng hơn,…

Cập nhật những thông tin mới nhất về đồng hồ <— Tại đây!

 

Đặc công Đào Văn Dư lập chiến công từ hậu phương

Sau khi thành công với nhiệm vụ được giao, suốt giai đoạn 1067-1970, ông Dư cải tiến hàng trăm chiếc đồng hồ để chuyển vào chiến trường. Những chiếc đồng hồ xem giờ bình thường, khi qua đôi bàn tay của nghệ nhân tài hoa Đào Văn Dư đã trở thành đồng hồ đóng mạch mìn, là thứ “vũ khí” lợi hại của người lính đặc công.

Những chiếc đồng hồ của ông Đào Văn Dư cải biến đã tham gia lập nên những chiến công hiển hách như đánh đắm tàu chở dầu hàng vạn tấn ở sông Lòng Tàu – Cửa Việt, trận đánh kho xăng Nhà Bè, Liên Chiểu, sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Biên Hòa,…

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đến thăm ông Dư năm 1976

 

Ông giữ đúng lời hứa, giữ bí mật nhiệm vụ quan trọng này, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông Dư mới nhận được huy hiệu “Chiến sĩ Mậu Thân 1968” và bằng chứng nhận với lời biểu dương của Bộ Tổng tham mưu: “Đã có thành tích giúp đơn vị sữa chữa, cải tiến một số phương tiện phục vụ cho chiến đấu và giành thắng lợi” (Quyết định số 873/QĐ ban hành 10/9/1979).

Ông Đào Văn Dư tu nghiệp tại Thụy Sỹ năm 1989

 

Năm 1989, ông là người Việt Nam duy nhất được WOS-TEP (Trung tâm Bổ túc nghiệp vụ Quốc tế) mời sang Thụy Sỹ theo học lớp nâng cao tay nghề, thực tập tại các hãng Rado, Omega, Longines… và được trao tổng cộng 7 bằng chứng nhận tay nghề (Diplome). Ông cũng từng là người lắp đặt hoàn thiện đồng hồ trên nóc tòa nhà Bưu điện Hà Nội.

 

 💡 Có thể bạn chưa biết?

      10 Thương Hiệu Đồng Hồ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới, Thụy Sĩ Có 8

 

DANNHAT – Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *