Van khí Helium là gì? Có thực sự cần trên đồng hồ?

Chỉ xuất hiện trên đồng hồ lặn chuyên nghiệp, van khí Helium là một bộ phận khá thần kỳ bảo vệ cho chiếc đồng hồ thoát khỏi sự tàn phá của áp suất dưới đáy biển sâu. Tuy nhiên, cũng vì thế mà có rất nhiều ngộ nhận về công dụng cũng như ý nghĩa về mặt chống nước của đồng hồ có van khí Helium và không có van khí Helium!

 

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ?

Bộ phận van khí Helium trên đồng hồ đeo tay được thiết kế lại từ van điều áp khí Helium của các thiết bị công nghiệp để thu gọn kích thước và tích hợp thật gọn gàng vào thân vỏ của chiếc đồng hồ đeo tay. Van khí Helium trên đồng hồ được hãng Rolex và Doxa đồng sáng tạo ra vào năm 1960.

Bạn có thể xem thêm bộ sưu tập: đồng hồ Citizen chính hãng đẳng cấp Nhật Bản!

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? 1Cận cảnh van khí Helium trên thân vỏ một chiếc đồng hồ lặn của Rolex (dấu tròn)

 

Theo đó, van khí Helium không phải là một bộ phận của bộ máy, chúng không vận hành bất cứ hoạt động nào của đồng hồ cũng như mang đến khả năng chống nước cho đồng hồ. Đồng hồ được trang bị van khí Helium Không Chống Nước Tốt Hơn đồng hồ không có van khí Helium mà chỉ chống lại áp suất dưới đáy biển tốt hơn.

 

Vậy Van Khí Helium Là Gì?

Van khí Helium hay còn gọi là van thoát khí Helium là bộ phận giúp đồng hồ: Giảm Bớt Áp Lực Bên Trong Vỏ Đồng Hồ khi thợ lặn đeo đồng hồ lặn xuống nơi có áp suất lớn hơn 300 m (30 ATM) bằng cách xả khí Helium dưới đáy biển xâm nhập vào trong vỏ đồng hồ khi lặn ra bên ngoài môi trường.

= = = = = = = = = = = = = = =
Ghi chú:
cần phải hiểu rõ là van khí Helium là van giúp khí Helium (van thoát khí Heli) dưới đáy biển xâm nhập vào đồng hồ thoát ra bên ngoài chứ không phải van dùng khí Helium để chống nước xâm nhập vào trong đồng hồ. Nói chính xác, đây là van điều áp chứ không phải van chống nước.

 

Cấu Tạo Của Van Khí Helium

Khí Helium là gì? Helium hay còn gọi là Heli là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ sau hydro, tồn tại dưới dạng khí do chỉ có thể đông đặc dưới áp suất rất cao. Khí Heli được dùng nhiều trong khinh khí cầu, dùng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn.

 

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo của Van Khí Helium Tự Động Của Rolex, Doxa

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? RolexCấu tạo van khí Helium của đồng hồ Doxa/Rolex

 

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo của Van Khí Helium Omega

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? OmegaCấu tạo van khí Helium của đồng hồ Omega

 

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo của Van Khí Helium Không Tự Động

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? ManualCấu tạo van khí Helium của đồng hồ phải mở bằng tay

 

Nguyên Lý Làm Việc Của Van Khí Helium

Vì Sao Áp Lực Trong Vỏ Đồng Hồ Tăng

Khi đeo đồng hồ lặn xuống đáy biển – nơi có áp suất cao và là môi trường giàu chất khí Helium thì các bộ phận chống nước của đồng hồ trở nên vô dụng và để cho khí Helium xâm nhập thoải mái vào trong vỏ (do kích thước và khối lượng của phân tử Helium rất nhỏ).

Khí Helium xâm nhập vào vỏ đồng hồ đến mức độ nào đó thì sẽ bão hòa và tìm cách thoát ra. Nhưng vì chêch lệch áp suất giữa môi trường trong vỏ – ngoài vỏ đồng hồ + chiếc vỏ quá kín mà các phân tử khí đi vào thì dễ nhưng lại rất khó thoát ra bên ngoài.

Phân tử khí Helium bị nén bên trong không ngừng muốn thoát ra vì “chật chội” còn phân tử khí Helium bên ngoài không ngừng đi vào khiến cho vỏ đồng hồ không chịu nổi áp lực và “bùng nổ”, từ đó, thứ có sức chịu đựng yếu ớt nhất của đồng hồ là mặt kính bị thổi bay khỏi vỏ.

   Kính bị thổi bay để khí Helium được giải thoát nhưng đồng hồ đeo tay đắt tiền của chúng ta cũng bị vào nước, đồng hồ quartz đi tong, đồng hồ cơ có một số bộ phận bị hủy hoại…

Kính đồng hồ vỡ rồi? Cách giải quyết:

flat-icon-24 Bí Quyết Cấp Cứu: Làm Gì Khi Đồng Hồ Vỡ Kính

 

Bạn có thể thể hiểu hình ảnh của một chiếc đồng hồ có van khí Helium đang xả khí Helium xâm nhập vào trong vỏ ra bên ngoài như sau:

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? 2
Đáy biển có rất nhiều khí nhẹ như Hydro, Helium, chúng dễ dàng xâm nhập và làm tăng áp lực bên trong vỏ đồng hồ

 

Cách Van Khí Helium Điều Áp Cho Đồng Hồ

“Cấu tạo của van khí Helium tùy theo hãng sản xuất nhưng chúng đều có đặc điểm chung là Khe Hở/Cửa Hậu cho Helium đi ngoài ngoài khi chúng tích tụ quá đầy trong vỏ đồng hồ”

Với đồng hồ có trang bị Van thoát khí Heli, khi lặn sâu thì chúng tự động cho khí Helium thoát ra bên ngoài khi mật độ của phân tử Helium trong đồng hồ bão hòa mà không cần người dùng làm bất cứ thao tác nào. Tuy nhiên, với một số đồng hồ trang bị van khí Helium dạng núm vặn/rút thì phải vặn mở/rút núm để mở van thoát khí Heli khi lặn đến nơi có áp suất hơn 300 m.

Van khí Helium cũng có thể giúp bất cứ loại khí nhỏ-nhẹ nào như Helium, Hydro, thoát ra khỏi đồng hồ. Đối với đồng hồ có van khí Helium dạng núm vặn/rút thì khi đeo đồng hồ trên bờ hoặc lặn không quá sâu, bạn cần phải khóa chặt van để chống nước tốt hơn.

 

Đồng Hồ Lặn Không Có Van Khí Helium Thì Sao

Với các sản phẩm đồng hồ lặn thông thường (không đạt đủ tiêu chuẩn mạnh-kín để chống chịu sự xâm nhập của các khí nhỏ-nhẹ dưới đáy biển) không có van khí Helium thì rất có thể bị hủy hoại với áp lực khi lặn đến nơi có áp suất hơn 300 m.

Van Khí Helium Là Gì? Có Thực Sự Cần Trên Đồng Hồ? Seiko Không VanĐồng hồ lặn Seiko – Ví dụ về đồng hồ lặn siêu kín + siêu bền không cần van khí Helium cũng có thể lặn rất sâu

 

Với các sản phẩm lặn chuyên nghiệp đạt đủ tiêu chuẩn về độ bền, khả năng chống các loại khí nhỏ-nhẹ dưới đáy biển xâm nhập thì không có van khí Helium cũng không sao cả (ví dụ như Seiko Tuna). Thậm chí các loại đồng hồ này còn đủ độ bền và độ chống nước tốt hơn hẳn loại có van thoát khí Heli trên bờ lẫn dưới biển.

 

Cách Dùng Van Khí Helium

Đối với đồng hồ dùng van khí Helium tự động kích hoạt thì không cần chú ý điều gì nhưng đối với đồng hồ dùng van khí Helium phải mở bằng tay thì van khí Helium được xem là một cửa hậu. Khi dùng ở trên bờ, chúng ta phải đóng/vặn chặt các van khí Helium để tránh nước, bụi bẩn xâm nhập một cách tối đa.

Bạn cần tìm hiểu thêm các chức năng khác? Xem ngay:

flat-icon-25 Giải Thích Các Chức Năng Đồng Hồ Cơ Bản Đến Nâng Cao

 

Nếu như bạn không phải là thợ lặn chuyên nghiệp (làm việc ở dưới nước có áp suất lớn hơn 300 m) thì không nên và cũng không cần thiết dùng đến đồng hồ lặn có van khí Helium, thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm đồng hồ lặn thông thường, vừa tiết kiệm, vừa dễ mua lại không quá to lớn cồng kềnh.

WPGThao

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *