
Ngày 11 tháng 11 không phải lúc nào cũng an toàn để mua sắm. Có hàng loạt nguy hiểm, lợi dụng tâm lý ham khuyến mãi của chúng ta. Để tránh gặp phải những đáng tiếc tiền mất tật mang, hãy theo dõi 9 điều sau đây trước khi mua sắm.
Mục Lục |
9 nguy hiểm dễ gặp khi mua hàng ngày lễ độc thân 11 tháng 11
Trên đời không có cái gì miễn phí mà không kèm theo rủi ro, mùa sale ngày 11 tháng 11 – mùa Lễ Độc Thân (xuất phát từ Trung Quốc, phổ biến ở châu Á) cũng vậy. Sản phẩm tốt với giá rẻ hơn, có quà tặng ai mà không thích, tuy nhiên, trước khi mua bạn cần phải cân nhắc về những nguy hiểm sau đây.
Ngày 11 tháng 11 là Lễ Độc Thân do tập đoàn Alibaba Trung Quốc “lăng xê”, lấy ý nghĩa tôn vinh người độc thân chưa có gia đình/người yêu để kích cầu mua sắm, cạnh tranh với dịp Halloween ở Âu Mỹ. Sau này, ngày 11 tháng 11 đã trở thành một lễ hội mua sắm lớn trên toàn châu Á
Không Phải Chờ Đợi Giảm Giá, Đây Là Những Mẫu Đồng Hồ Giá Rẻ Nên Mua Ngay
Thứ 1 – Gặp phải hàng giả
Trường hợp mua sale ngày 11 tháng 11 gặp phải hàng giả không hề hiếm. Ngay cả khi đó là hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử lớn trong ngoài nước như Shopee, Lazada, Aliexpress, Taobao…
Lý do là vì hàng hóa trên sàn thương mại điện tử phần lớn do cá nhân, tổ chức nhỏ bán, ai cũng có thể dễ dàng mở một gian hàng online. Cứ như thế, mỗi người bán lại có rất nhiều sản phẩm đăng tải, dẫn đến bộ phận kiểm duyệt của các sàn thương mại khó lòng quản lý 100%.
Đáng sợ hơn, nhiều chỗ bán còn đầu tư comment ảo, review ảo, like ảo hòng chiếm lòng tin của khách. Đã có rất nhiều trường hợp tin tưởng vào những thủ thuật “seeding” này mà mua phải hàng giả cứ tưởng hàng thật cho đến khi gặp vấn đề.
Ngay cả khi bạn kiện cáo với sàn thương mại, việc giải quyết cũng rất mất thời gian, rắc rối và đôi khi “bó tay”. Nếu là trang website bán hàng nhỏ lẻ thì khó càng thêm khó. Món hàng giá trị cao thì chúng ta còn tiếc mà tìm phương án giải quyết, hàng giá trị thấp thì xem như bỏ luôn.
Vì thế, tốt nhất là ở bất cứ đâu cũng đừng ham giá quá rẻ. Giảm giá khoảng 30% là mức tối đa mà chúng ta có thể chấp nhận nếu không muốn mạo hiểm.
Mẹo khắc phục tham khảo: nên mua hàng ở Đại lý phân phối của hãng, ở các gian hàng có chứng thực của sàn thương mại điện tử (Lazada Mall, Shopee Mall…).
Thứ 2 – Mua giá cao mà tưởng giá rẻ
Chiêu trò để giá niêm yết cho cao rồi thiết đặt mức giá giảm 40-60% không hề xa lạ ở Việt Nam. Nhìn chung, trong ngày 11 tháng 11 ở các năm trước, giá thực của sản phẩm trung bình chỉ giảm khoảng 10-20% so với thông thường.
Như trong ảnh minh họa dưới đây, giá sale là 27.9 triệu trong khi giá thị trường trung bình chỉ 16 triệu. Vấn nạn này có thể gặp ở mọi nơi, dù có đôi khi nơi bán không hề giảm đểu, tức là giá vẫn rẻ hơn giá ngày thường của họ, nhưng điều đó thực sự khó kiểm soát.
Đó là chưa kể đến vấn đề chất lượng, hậu mãi của sản phẩm có thể bị cắt giảm. Dĩ nhiên, có cả hàng hóa bị lỗi mốt, hàng ế lâu năm chẳng ai thèm mua mới bán giảm giá cho bạn.
Mẹo khắc phục tham khảo: trước khi mua phải so sánh giá ở nhiều nơi khác nhau, xem đánh giá về sản phẩm ở nhiều nơi, hỏi kỹ chế độ-dịch vụ hậu mãi, nên mua ở nơi quen thuộc
Thứ 3 – Lừa đảo “click link” lạ trong mail/tin nhắn/facebook
Trong thời đại này có rất nhiều cách để bọn lừa đảo có được số điện thoại, email của chúng ta. Vào những dịp sale lớn trong năm như ngày 11 tháng 11, họ sẽ gửi đến cho bạn những đường link có chứa mã độc hoặc trang bán hàng fake/lừa đảo với những khuyến mãi hấp dẫn.
Lừa đảo click link không lạ, tuy nhiên, nếu gửi trong dịp thường thì chúng ta sẽ có tâm lý đề phòng. Nhưng, nếu gửi trong những dịp nào đó các ông lớn thương mại điện từ đang giảm giá rầm rầm, chắc chắn, không rất nhiều thì cũng nhiều người “dính”.
Thậm chí, có nhiều đường dây lừa đảo có tổ chức còn đầu tư vào những số điện thoại đẹp, chọn email có những cái tên na ná doanh nghiệp lớn nào đó, đặt tên fanpage có thương hiệu nổi tiếng, tên của ngân hàng… để liên hệ với bạn.
Chỉ cần click vào hay đặt mua, bạn sẽ bị đánh cắp tài khoản ngân hàng, bị cắm cookie/cái app quảng cáo, trả tiền cho hàng kém chất lượng, mất nick facebook, mất email…
Vì thế, nếu đã muốn săn sale, thì chỉ nên đến địa chỉ cửa hàng hoặc ghé trang web của nơi bán uy tín mà bạn biết, đừng bị các câu “giật tít” bắt mắt dụ dỗ.
Mẹo khắc phục tham khảo: không click vào bất cứ đường link nào được gửi bởi mail lạ, số điện thoại lạ, fanpage lạ trên máy tính lẫn điện thoại.
Thứ 4 – Lừa đảo không giao hàng sau khi thanh toán
Bạn có thắc mắc sau khi đặt hàng ở các link lừa đảo là như thế nào?
Nhìn chung thì thường có 3 trường hợp xảy ra:
- Mất tiền mà không nhận được hàng nếu thanh toán trước
- Mất tiền mua hàng giả/hàng kém chất lượng và không thể đổi trả
Có đôi khi bạn không mất tiền oan, nhưng thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, email, số điện thoại, địa chỉ) bị lộ. Và sau đó bạn sẽ được dân kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, đa cấp, các đường dây lừa đảo… liên hệ thêm hàng chục hàng trăm lần nữa.
Nói tóm lại, việc mua hàng thanh toán trước chỉ nên thực hiện ở nơi bạn quen thuộc, có uy tín cao. Hoặc ít nhất phải chấp nhận thanh toán qua kênh cho phép đòi lại tiền (nếu có bằng chứng chứng minh người bán lừa đảo) như paypal chẳng hạn. Tuyệt đối không để lộ visa, mastercard hoặc đăng nhập tài khoản ngân hàng ở web lạ.
Mẹo khắc phục tham khảo: không mua ở đâu bắt thanh toán trước khi nhận hàng.
Để lộ thông tin cho các trang website hoặc nơi bán kém uy tín, bạn sẽ dễ dàng gặp phải “ship lụi”
Thứ 5 – Gặp phải “ship lụi”
Và bây giờ thì bạn có muốn biết việc bị lộ thông tin cá nhân khi mua hàng sale ở nơi kém uy tín, link lừa đảo,… sẽ dẫn đến điều gì nhiều nhất? Tạm thời không bàn về chất lượng hàng hóa mà chỉ nói đến các rắc rối “đau đầu” khác như bị spam mail, cuộc gọi “vớ vẩn”.
Quan trọng hơn, có nhiều người còn bị “ship lụi”, tức là bạn không hề đặt hàng nhưng họ vẫn liên hệ bạn và giao hàng. Nếu không trả tiền hàng? Ok thôi, sẽ có những lời đe dọa kiểu như: “tố cáo boom hàng trên facebook cho cư dân mạng biết”, “cho số điện thoại lên trang web nhạy cảm”…
Mẹo khắc phục tham khảo: nên mua hàng ở Đại lý phân phối của hãng, ở các nơi bán lớn có tên tuổi.
Thứ 6 – Mua hàng nước ngoài giá rẻ nhưng về Việt Nam thuế/phí cao chóng mặt
Hành trình sơ lược việc mua hàng nước ngoài không qua trung gian, phí thuế sẽ phát sinh
Những trang web Âu Mỹ như amazon, jomashop, ebay không có chương trình giảm giá cho ngày 11 tháng 11 nhưng cùng thời điểm, họ thường sẽ có dịp giảm giá cho Halloween.
Và bạn biết đấy, phần lớn hàng hóa về đến Việt Nam thì bạn phải đóng thuế và phí khai báo hải quan. Nhìn chung thì giá trị dưới 2 triệu sẽ đóng thuế khoảng 10%-20 số tiền, trên 2 triệu thì sẽ đóng thuế khoảng 20%-30 số tiền. Đó là chưa kể phí ship về Việt Nam (khoảng 10-30 USD) hay thời gian chờ lâu.
Sau khi cộng hết tất cả chi phí, thuế quan, một món hàng giảm 40% hóa ra sẽ chẳng rẻ hơn mua trực tiếp ở các Đại lý chính thức, nơi bán xách tay là bao. Hãy thực sự cân nhắc, so sánh giá, bởi lẽ, mua hàng nước ngoài thì sẽ phải thanh toán trước từ 70-100%, tổng chi phí có đắt cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Còn nếu săn sale 11/11 tại nơi khai sinh ra nó là taobao hay alibaba, bạn cần có nơi mua hộ. Số tiền thanh toán cuối cùng tùy theo giá trị sản phẩm do các điều khoản hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc quy định. Phí mua hộ, thường khoảng 20-30% giá trị sản phẩm (đóng thuế, khai báo hải quan, phí ship, phí dịch vụ mua hộ).
Mẹo khắc phục tham khảo: tìm hiểu rõ phí ship (từ nước ngoài về Việt Nam+ship về tận nhà bạn), phí dịch vụ mua hộ, thuế hải quan của mặt hàng (bao gồm thuế cho giá trị mặt hàng).
Bài hay nên đọc
Thứ 7 – Thẻ VISA/MASTER CARD bị hack sạch tiền
Việc điền thông tin thẻ ở các trang không phải https, website lừa đảo đồng nghĩa với việc mất thẻ và nguy cơ bị hack tiền
Không như tài khoản ngân hàng khi thanh toán online phải điền mã gửi về điện thoại, việc thanh toán bằng VISA/MASTER CARD chỉ cần điền TÊN + SỐ THẺ + NGÀY HẾT HẠN + CVV (3 số ở mặt sau thẻ).
Như vậy, nếu bạn điền những thông tin trên để thanh toán tại một nơi không đảm bảo uy tín, hoặc website bảo mật kém, lộ thông tin thẻ xem như mất thẻ. Bạn sẽ bị “hack” tiền không thể ngăn chặn cho đến khi liên hệ ngân hàng để khóa thẻ.
Mẹo khắc phục tham khảo: tuyệt đối không thanh toán, điền thông tin thẻ VISA/MASTER CARD ở nơi lạ, uy tín chưa cao, chỉ điền thông tin ngân hàng/VISA/MASTER CARD ở trang web có dạng https
Thứ 8 – Hàng không đổi trả được
Như đã nói trên, sản phẩm được giảm giá chủ yếu là hàng tồn kho, hàng lỗi, hàng trôi bảo hành, chất lượng có ít nhiều vấn đề. Họ giảm giá là để “tống khứ” chúng đi, và dĩ nhiên là không chấp nhận đổi trả, bạn đã mua thì phải chịu.
Trong trường hợp mua hàng ở Đại lý lớn, có thể bạn sẽ vẫn được bảo hành, đổi hàng nhưng quá trình rắc rối, thường phải mất một khoản tiền (đổi hàng dưới dạng thâu lại đồ cũ với giá 70-90% khi mua hoặc bắt buộc đổi sang sản phẩm đắt tiền hơn).
Riêng sản phẩm được mua từ trang web nước ngoài, khả năng đổi trả là gần 0. Nếu bạn kiên trì vượt qua được những rắc rối thủ tục, thời gian chờ đợi để đổi hàng thành công có thể lên đến 6 tháng.
Mẹo khắc phục tham khảo: trước khi mua, phải chắc chắn rằng mua đúng size, đúng mã, hỏi rõ ràng vấn đề đổi trả, bảo hành, hậu mãi, tình trạng (cũ mới, khuyết điểm, hộp, phụ kiện,…).
Thứ 9 – Sản phẩm không giống với mô tả
Mua online trúng hàng đểu thì ngày thường cũng gặp chứ đừng nói là ngày 11 tháng 11. Có rất nhiều mặt hàng được giảm giá tưng bừng nhưng phần lớn là thương hiệu kém nổi tiếng, tiền nào của nấy.
Ví dụ như một vấn nạn trong ngành đồng hồ đeo tay này: người bán hàng lấy hàng thương hiệu Trung Quốc với giá rất rẻ, niêm yết giá cao, ghi thông tin lừa đảo là “hàng nội địa Nhật”.
Sau đó chỉ việc đợi đến các dịp lớn như Lễ Độc Thân 11 tháng 11 thì tung ra các chương trình khuyến mãi trên werbsite riêng, trên sàn thương mại điện tử.
Với chiêu này, họ đã đánh lừa được chúng ta rằng sản phẩm mua được là hàng cao cấp, đắt tiền, dù không phải thương hiệu nổi tiếng.
Rõ ràng, hãng hóa vẫn là “chính hãng” đấy thôi, vì thế, khi giảm giá 30-50% thì nhiều người sẽ bị lừa vào tròng. Bạn biết đấy, hàng Trung Quốc thì chất lượng khá vô chừng.
Vẻ ngoài có thể đẹp nhưng chất liệu kém, có thể chứa chất độc hại, chức năng không như mô tả. Đáng buồn là nhiều người mua vẫn nghĩ mình mua hàng hiệu.
Mẹo khắc phục tham khảo: nên chọn thương hiệu nổi tiếng, mua hàng ở Đại lý ủy quyền.
Lưu ý: 9 nguy hiểm đề cập ở trên không chỉ thường gặp trong ngày 11 tháng 11 mà bất cứ dịp lễ hội mua sắm lớn nào cũng có thể xảy ra. Bạn nên ghi nhớ tất cả những mẹo khắc phục để có thể an tâm hơn.
Khoản tiền nhỏ, nên chọn hàng hiệu bình dân thay vì hàng giảm giá

Lời kết – Săn sale ngày 11 tháng 11, nên hay không?
Ngày độc thân 11 tháng 11 là một dịp tốt để săn sale, vẫn sẽ có nhiều sản phẩm NGON-BỔ-RẺ để chúng ta chọn lựa. Tuy nhiên, hãy nhớ là giá thường chỉ giảm thực khoảng trên dưới 20%, nếu giảm sâu hơn nữa, sản phẩm sẽ có một vấn đề nào đó.
Ở những nơi có ưu đãi kiểu tặng voucher mua sắm, giảm giá khi mua sản phẩm thứ hai, mức độ an toàn thường cao hơn là giảm trực tiếp vào sản phẩm. Nguyên do là phương pháp này giúp các nơi bán có lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn.Tất nhiên, sự an toàn này cũng không bao giờ là tuyệt đối, chỉ nên chọn nơi có uy tín lâu năm.
Cuối cùng, ngày 11 tháng 11 là ngày Lễ Độc Thân, ý nghĩa của việc mua sắm là để bạn tự thưởng cho bản thân một món quà nào đó. Ví dụ như đồng hồ đeo tay, giá trị cao cho vẻ ngoài thêm thu hút, một chuyến du lịch nghỉ dưỡng hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe sắc đẹp để cơ thể phục hồi “độ tươi”….
BST đồng hồ cao cấp có ưu đãi ngày 11/11
30 mẫu đồng hồ ngày 11/11, tặng voucher trị giá 3 triệu
|
– Không nên mua ở nơi lạ, ít người biết đến, uy tín chưa cao |
– Không được điền thông tin thẻ tín dụng, ngân hàng ở website lạ |
– Không nên ham giá giảm hơn 30% so với trung bình của các nơi bán khác |
– Hỏi kỹ thông tin bảo hành, hậu mãi, tình trạng sản phẩm, phụ kiện đi kèm |
– Tìm hiểu phí mua hộ, vận chuyển, thuế quan, tỷ giá khi mua hàng nước ngoài |
Tham khảo thương hiệu cao cấp Hirsch và Fouetté
LFRThao
Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?