Ra đời trong giai đoạn nền công nghiệp đồng hồ có nhiều biến chuyển lớn, đồng hồ Citizen Cosmotron “sớm nở tối tàn” nhưng vẫn để lại nhiều dấu ấn thú vị.
Tham khảo các mẫu: Đồng hồ Citizen cổ xưa
MỤC LỤC › 5 thông tin cần biết đồng hồ Citizen Cosmotron 1. Citizen Cosmotron có nghĩa là gì? 2. Là “nạn nhân” bị xóa sổ bởi cuộc khủng hoảng thạch |
Các BST được tìm kiếm kiếm nhiều nhất:
Citizen TsuyosaCitizen Limited EditionCitizen Eco DriveCitizen lộ cơCitizen mạ vàngCitizen MoonphaseCitizen Titanium
5 thông tin cần biết đồng hồ Citizen Cosmotron
1. Citizen Cosmotron có nghĩa là gì?
Citizen Cosmotron ngụ ý về sản phẩm thực sự của công nghệ chạy đua với không gian, tạo ra bằng bộ máy có độ chính xác cao. Đây chắc hẳn là tầm nhìn lúc đó của dòng này, chỉ đáng tiếc thời gian sản xuất của dòng này lại chỉ vỏn vẹn dưới 10 năm.
2. Là “nạn nhân” bị xóa sổ bởi cuộc khủng hoảng thạch anh
Citizen Cosmotron là chiếc đồng hồ cơ điện tử được thương hiệu Nhật Bản này giới thiệu vào 1966. Chiếc đồng hồ sử dụng công nghệ kết hợp mạch pin mới với bộ cân bằng và dây tóc thông thường.
Công nghệ âm thoa này được phát triển ban đầu tại Hoa Kỳ bởi Bulova, biến 360 rung động mỗi giây của một âm thoa thành chuyển động tròn mang lại độ chính xác nhiều hơn. Lúc bấy giờ, đây là chiếc đồng hồ cơ tốt nhất không thể sánh kịp, tương đương với Hisonic 218.
Tuy nhiên, công nghệ thạch anh đã sớm làm lu mờ chất lượng bộ máy đo thời gian của âm thoa. Vì vậy mà cả Hisonic và Cosmotron đều chỉ được sản xuất trong thời gian ngắn ngủi.
Tìm hiểu về: Cuộc khủng hoảng thạch anh
3. Bộ chuyển động cơ điện tử điều khiển bằng bóng bán dẫn
Có thể nói Citizen Cosmotron là mắt xích còn thiếu giữa đồng hồ cơ và thạch anh. Chúng sử dụng nguồn năng lượng pin thay vì sử dụng dây cót chính trong thùng, điểm khác là cơ chế cân bằng và bộ thoát được cải tiến mạnh mẽ nhằm thay thế. Đây là công nghệ tạm thời vào thời điểm đó, trước khi đồng hồ Quartz phát triển mạnh mẽ và xóa sổ công nghệ này.
Giải thích kỹ hơn về bộ chuyển động này
Như bạn đã biết, mỗi chiếc đồng hồ máy cơ sẽ có bánh răng cân bằng đóng vai trò kiểm soát và giải phóng năng lượng từ dây cót chính, cơ chế này đã áp dụng từ 1800 đến nay.
Từ 1966 đến 1976, bánh răng cân bằng thay vì là một bộ điều chỉnh thì được phát triển thành động lực thúc đẩy năng lượng. Đây chính là bộ chuyển động mà đồng hồ Citizen Cosmotron áp dụng.
Cụ thể, bánh xe cân bằng chuyển động bắt nguồn từ sự tương tác giữa các từ trường tạo ra bởi dòng điện chạy qua cuộn dây tĩnh và nam châm vĩnh cửu được cố định trên bánh xe cân bằng.
Sau Hamilton khi sử dụng phương thức chuyển mạch tiếp xúc tinh vi thì Citizen, ESA cho ra đời chuyển mạch diode (LIP) và transistor giải quyết được vấn đề tin cậy, khả thi về mặt thương mại.
Citizen Cosmotron là chiếc đồng hồ đeo tay điện tử đầu tiên có động cơ cân bằng loại nam châm chuyển động và được điều khiển bởi bóng bán dẫn”.
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Bộ máy điện cân bằng Hamilton 500 từ năm 1957 (nguồn ảnh:http://www.analogshift.com); Citizen Cosmotron 0802; ESA 9150 Dynotron (nguồn ảnh:http://www.thewatchspot.co.uk); Seiko 3702A EL-370. Citizen, ESA và Seiko đều là những ví dụ về chuyển động kiểm soát cân bằng điện tử sử dụng bóng bán dẫn.
Các bộ chuyển động sử dụng trong Citizen Cosmotron
Bộ máy | Thông số liên quan | Thông tin đáng chú ý |
Cal 0801 | 18.000 bph 25 chân kính | Ra đời 1966 Xuất hiện ở đồng hồ có chữ “X8 Electric” trên mặt số |
Cal 0802 | 18.000 bph | Ra đời 1969 và vẫn sản xuất đến 1972, đồng hồ có chữ “X8 Chrono Master” trên mặt số |
Cal 0840 | 21.600 bph 12 chân kính | Ra đời 1969, mẫu đồng hồ đầu tiên có chữ “Cosmotron” và “transistor” trên mặt số |
Cal 0880 | 18.000 bph 12 chân kính | Ra đời 1969, mẫu đồng hồ đầu tiên có chữ “Cosmotron” và “transistor” trên mặt số |
Cal 0820 | 18.000 bph | Ra đời 1969, là bộ máy đồng hồ đạt chứng nhận JCA (Hiệp hội đồng hồ bấm giờ Nhật Bản), được đánh số. Đồng hồ sử dụng vỏ titan (99.65% titan) |
Cal 4840 | 18.000 bph 12 chân kính | Ra đời vào 1971, đồng hồ Citizen Cosmotron đầu tiên có lịch ngày |
Cal 78xxx (7801A, 7802A, 7803A, 7804A và 7806A) | 8 chân kính | Ra đời năm 1972, Chữ X8 bị loại bỏ trên mặt số. Thiết lập ngày, thứ nhanh chóng 7803 với số vỏ 7800-870xxx gọi là Cosmotron Special có vỏ liền khối. |
Cal 08xx | Sử dụng trong dòng đồng hồ Caravelle Transitorised từ 1969, chữ X8 bị loại bỏ | |
IC-12 sau gọi là 5800 | 43.200 bph | Chính thức sử dụng từ giữa năm 1970 |
Đến mẫu cuối cùng Citizen Cosmotron lại sử dụng bộ chuyển động GX thuộc Hisonic, không giống với các bộ máy khác sử dụng trước đó mà pin được đặt ở vị trí cực dương. Tần số dao động 360hz tạo ra chuyển động mượt mà, tương tự như chuyển động của một chiếc Spring Drive hiện đại.
4. Đa dạng màu sắc, thiết kế
Đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc mặc dù thuộc dòng Cosmotron nhưng không phải đồng hồ nào cũng có dòng chữ này trên mặt số mà đến 1969 mới chính thức xuất hiện.
Phiên bản đầu tiên của Citizen Cosmotron chính là X8 Electric, đến 1969 đổi thành Chronomaster X8 hoặc chỉ X8. Tiếp đến đổi từ Electric X8 thành Electronic X8. Nên dù trong trạng thái nào, chúng vẫn là dòng Cosmotron.
Mặc dù thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng thiết kế của Citizen Cosmotron khá đa dạng từ vuông, tròn đến gần như bầu dục…, màu sắc từ trắng, đen, xanh dương, xanh lá, cam… Kích thước trung bình từ 36mm
Cọc đơn, dáng kim thanh mảnh cùng vỏ hoàn thiện bằng thép không gỉ gia tăng độ bền bỉ cho đồng hồ. Một vài bản sử dụng cọc La Mã khá cổ điển, logo đại diện cho Cosmotron cũng khá thú vị và đẹp mắt.
Cosmotron xuất hiện nhiều nhất với các mẫu dây kim loại từ dáng Milanese, nhiều dải ghép với nhau dễ dàng ôm theo cổ tay. Tuy nhiên bạn vẫn dễ dàng thay thế với dây da ngày nay.
Mặt kính làm bằng chất liệu Acrylic nên nhẹ, độ trong khá và dễ dàng thay thế khi bị trầy xước.
Phần núm điều chỉnh cũng tùy vào mẫu mà đặt ở vị trí 3 giờ hoặc 4 giờ.
Citizen Electronic Cosmotron có đa dạng các mẫu mã dù thời gian sản xuất ngắn ngủi
5. Các chức năng đáng chú ý
Đồng hồ Citizen Cosmotron ngoài chức năng xem giờ, phút, giây cơ bản thì các mẫu sau có tích hợp thêm lịch thứ, ngày.
Hầu hết đồng hồ giai đoạn này đều đề cập có khả năng chống nước nhưng chúng ta không thể mong đợi với một mẫu ở nửa thế kỷ trước. Vì vậy, nếu sở hữu bạn không nên mang chúng đi bơi.
Một số mẫu có sử dụng dạ quang ở kim và vạch chỉ giờ, đến hiện nay nó vẫn hoạt động nhưng không quá sáng, chắc có lẽ vì không sử dụng nhiều lớp phát quang.
Mức giá đồng hồ Citizen Cosmotron hiện nay
Cosmotron thuộc mẫu đồng hồ Citizen cổ xưa nên hiện nay xuất hiện nhiều chỉ ở các trang bán thứ cấp, mua đi bán lại trên diễn đàn.
Mức giá đồng hồ Citizen Cosmotron dao động từ vài triệu đồng, một mức giá khá hời để sở hữu. Điều quan trọng là hãy chọn mua tại điểm bán uy tín.
Hy vọng thông tin về đồng hồ Citizen Cosmotron đã giúp ích cho độc giả yêu mến dòng đồng hồ này. Đón đọc các thông tin thú vị khác tại: Đánh giá BST đồng hồ.
Các dòng đồng hồ Citizen cổ khác:
Tìm kiếm nhiều:
Citizen Auto DaterCitizen JetCitizen FormaCitizen Crystroncitizen cổ bọc vàngCitizen GN 4W SCitizen 7 cổ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện
Seiko Chronos Quartz – Hậu bối đáng tự hào của Silverwave
Review đồng hồ Seiko Monster & sự khác biệt qua 4 thế hệ
Cách tra số seri đồng hồ Seiko đơn giản, ai cũng làm được
TOP 25+ các hãng đồng hồ nam nổi tiếng nhất tại Việt Nam
Đồng hồ Seiko Lucent và 4 lý do tạo nên sức hút mãnh liệt
Kintaro Hattori – Cuộc đời & ngã rẽ của nhà sáng lập Seiko
Seiko Astron – Thành tựu thạch anh và tiền đề GPS Solar
THẢO LUẬN