Trong lịch sử đồng hồ Citizen, cột mốc 1967 là thời gian mà chiếc đồng hồ Citizen Crystron treo tường đầu tiên được truyền thông, sau khi chiếc X-8 huyền thoại trình làng gây chấn động một năm trước đó.
Xem các mẫu: Đồng hồ Citizen cổ
MỤC LỤC › Citizen Crystron – Đồng hồ thạch anh dùng bóng bán dẫn › Review đồng hồ Citizen Crystron chi tiết 1. Thiết kế đa dạng, có ký hiệu Crystron trên mặt số |
Citizen Crystron – Đồng hồ thạch anh dùng bóng bán dẫn
Sau khi cuộc khủng hoảng thạch anh 1960 – 1970 xảy đến, các thương hiệu Nhật Bản lần lượt trình làng những mẫu đồng hồ Quartz, bắt đầu từ Bulova (chiếc Bulova Accutron 1960 – đồng hồ kỹ thuật số) đến Seiko (Seiko Quartz Astron – đồng hồ analog năm 1969) và sau đó là Citizen.
Mặc dù đã trình làng chiếc treo tường vào 1967 nhưng đến 1973, Citizen mới chính thức cho ra đời Citizen Crystron – chiếc đồng hồ đeo tay analog (3 kim) sử dụng bộ máy Quartz.
Chiếc đồng hồ để bàn Crystron
Cái tên Crystron có nghĩa là “khoáng thể”, chỉ tính chất thạch anh bên trong bộ máy. Là viết tắt của “Crystal” và hậu tố “tron” trong tiếng Anh, có thể hiểu nôm na là thiết bị điện tử sử dụng thạch anh. Bóng bán dẫn khuếch đại điện từ, cung cấp năng lượng cho hệ thống bánh xe và điều khiển chuyển động của kim đồng hồ.
Review đồng hồ Citizen Crystron chi tiết
1. Thiết kế đa dạng, có ký hiệu Crystron trên mặt số
Khi tìm kiếm đồng hồ Citizen Crystron khá đa dạng kiểu dáng:
- Mặt vuông, dáng thùng Tonneau hoặc dáng tròn…
- Mốc chỉ giờ có cọc đơn, số Ả Rập…
- Dây đeo kim loại: 5 dải, Milanse, ladder…
Tuy nhiên, phần lớn chúng đều có thiết kế tối giản 3 kim và chức năng hiển thị Day-Date (lịch ngày, lịch thứ) hoặc chỉ có lịch ngày. Những mẫu từ 1976 có thêm mặt điện tử LCD.
Một điểm chung nữa là Citizen Crystron sẽ có ký hiệu “CQ” cách điệu lồng vào nhau dễ nhận diện trên mặt số. Ngoài ra, ở mặt sau đồng hồ vẫn sẽ thấy ký hiệu về kiểu dáng vỏ Citizen GN 4W S (đồng hồ nắp vít và kính sapphire) hay GN 4W U (nắp lưng có rãnh ngoài), GN 3 U (kính sapphire có vỏ nắp vặn).
Kích thước đồng hồ Citizen Crystron vintage từ 36mm phù hợp được với cả nam giới cổ tay nhỏ.
Chất lượng sử dụng trong đồng hồ này cũng được đánh giá cao về độ bền như:
- Vỏ và dây đeo làm bằng thép không gỉ, khả năng chống oxy hoá cao. Vì vậy mà dù thời gian dài, mua lại từ các trang bán thứ cấp thì độ hoàn thiện khá cao.
- Không có nhiều đề cập liên quan đến loại kính Citizen Crystron sử dụng nhưng có thể phát hiện qua ký hiệu GN 4W S nói về loại kính sapphire. Kính này có khả năng chống trầy cao, độ trong tốt phản ánh đúng màu sắc của mặt số, độ cứng cao giúp đồng hồ bền bỉ hơn khi gặp tác động (9 độ Mohs sau kim cương).
- Dạ quang ở các chấm trên cọc số và kim ở một số mẫu có thể dễ dàng quan sát thời gian dù ở điều kiện tối.
Ở các mẫu đặc biệt như Citizen Crystron Quartz 8600 có thêm phần đèn nhấp nháy sau mỗi 60s, tức 60 lần mỗi giờ. Nút bấm ở vị trí 8 giờ dùng để dừng kim giây, thậm chí nếu bạn phát hiện kim giây chạy nhanh hay chậm hơn so với giờ tiêu chuẩn, bạn có thể bấm đồng bộ lại. Tất cả nhờ vào bộ đếm điện tử được tích hợp vào mạch điện nhằm ghi nhớ vị trí kim giây mọi lúc.
Đây là một trong những sản phẩm chất lượng cao, chính xác hơn nhiều so với các mẫu đồng hồ cơ học vào thời điểm đó.
Tham khảo các mẫu: Citizen Quartz
2. Bộ máy Quartz hoặc Eco-Drive chất lượng
Đồng hồ Citizen Crystron vintage sử dụng bộ máy Quartz với độ ổn định cao, sai số thấp.
Ngoài ra, còn có Eco Drive (Solar Cell) được Citizen tích hợp tấm pin mặt trời quang điện chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng. Pin trong Solar Cell có thể giữ năng lượng đến 1 tuần. Đây là một giải pháp tốt mà thương hiệu Nhật Bản này đã phát minh ra và trở thành công nghệ tiên phong để lại dấu ấn khi nhắc đến Citizen.
Cập nhật các mẫu Citizen Eco-Drive
Để sử dụng bộ máy này, thiết kế mặt số của Crystron vào thời điểm đó cũng khá mới mẻ. Các tấm pin mặt trời được sắp xếp theo một lưới đặc biệt ở trung tâm hoàn thiện mờ và hơi sần, kết nối với các mốc giờ. Để gia tăng khả năng hấp thụ ánh sáng thì kim đồng hồ cũng ngắn hơn so với bình thường.
Citizen Crystron Eco Drive cũng là chiếc đồng hồ thạch anh analog chạy bằng năng lượng ánh sáng đầu tiên. Lưu ý không phải là chiếc đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng đầu tiên trên thế giới, vì ở một thập kỷ trước Synchronar 2100 với màn hình LED mới được quảng cáo là chiếc đầu tiên.
Mức giá đồng hồ Citizen Crystron hiện nay
Đồng hồ Citizen Crystron hiện nay chỉ được tìm thấy và bán ở các trang thứ cấp như Etsy, WatchCharts… Mức giá dao động từ 2 đến hơn 31 triệu đồng tùy thuộc vào chức năng, bộ máy, độ hoàn thiện…
Là dòng đồng hồ cổ điển, số lượng phát hành không nhiều nên việc tìm kiếm mẫu mã khó khăn hơn. Ngoài ra cần cẩn trọng về nguồn gốc sản phẩm cùng độ chính hãng, chọn mua tại các nguồn uy tín để đảm bảo hơn.
Gợi ý: 10 địa điểm mua bán đồng hồ cũ chính hãng, uy tín nhất
Xem thêm các BST đồng hồ khác:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải thích nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ, từ A đến Z
Đồng hồ Bauhaus – hiện thân của nghệ thuật tối giản nước Đức
Đồng hồ G-Shock trong suốt gây sốt giới trẻ với 5 đặc điểm
Giải mã 4 đặc trưng làm nên sức hút của G-Shock GST B400
Cấu tạo đồng hồ cơ gồm mấy chi tiết? Chức năng từng bộ phận
TOP 8 các hãng đồng hồ cơ giá rẻ từ Nhật Bản, Thụy Sỹ
Giải mã ý nghĩa logo đồng hồ cát trên đồng hồ Longines
Đồng hồ G-Shock MT-G và sự tiến hóa qua từng thời kỳ
THẢO LUẬN