Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện

Đồng hồ lặn là gì? Sự phân biệt giữa đồng hồ lặn và những đồng hồ đeo tay thông thường dựa trên những đặc điểm nào? Bài viết sau sẽ cho chúng ta biết sự khác biệt giữa chúng không chỉ dừng lại ở mức chống nước.

MỤC LỤC

› Đồng hồ lặn là gì?

› 7 đặc điểm nhận diện đồng hồ lặn

1. Đảm bảo khả năng dễ đọc

2. Núm vặn chặt và gioăng núm bảo vệ

3. Vòng bezel xoay

4. Van thoát khí Heli

5. Kính chịu lực

6. Khả năng chống từ trường

7. Chất liệu bền

› ISO 6425: Tiêu chuẩn chống nước của đồng hồ lặn liệu có cần thiết?

› Giải đáp các thông tin đến đồng hồ lặn

1. Nguồn gốc và lịch sử

2. Tại sao đồng hồ lặn ít có tính năng phức tạp? Nếu có thì là chức năng nào?

› Tham chiếu BST đồng hồ lặn nổi tiếng nhất

1. Rolex Submariner

2. Omega Seamaster

3. IWC Aquatimer

4. Titoni Seascoper

5. Doxa Sub

YouTube video

Top 7 đồng hồ lặn từ 5 – 10 triệu không nên bỏ lỡ

Đồng hồ lặn là gì?

Đồng hồ lặn “Diver watch” là tên gọi riêng 1 loại đồng hồ chuyên biệt cho nhu cầu sử dụng thiết bị để lặn biển. Được xếp vào nhóm thiết bị thể thao cần có đặc tính bền bỉ, chống nước, chịu lực tốt.

Chúng được chế tạo để chịu được áp lực nước ở độ sâu lớn và có các tính năng hỗ trợ an toàn cho thợ lặn trong suốt hành trình dưới nước.

7 đặc điểm nhận diện đồng hồ lặn

Đồng hồ lặn biển có thể nhận biết qua những đặt điểm về ngoại hình và các linh kiện bộ máy.

1. Đảm bảo khả năng dễ đọc

Đồng hồ lặn rất quan trọng đối với thợ chuyên nghiệp, họ cần theo dõi thời gian lặn, bấm giờ, cập nhật các chỉ số khác nhanh chóng để đảm bảo quy trình thám hiểm biển sâu luôn an toàn. Những phiên bản cần đảm bảo khả năng dễ đọc trong bất kỳ điều kiện nào. 

Chính vì vậy, mặt số đồng hồ lặn thường được phủ một lớp dạ quang (lên số và vạch kim), đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động ổn định khi thiếu ánh sáng. 

2. Núm vặn chặt và gioăng núm bảo vệ

Núm điều chỉnh và nắp lưng của đồng hồ có dạng vít vặn, vừa vặn hỗ trợ ngăn nước vào bên trong bộ máy. Vòng đệm (Gioăng) niêm phong nắp lưng, múm điều chỉnh, mặt kính để chống nước (thường làm bằng cao su, nhựa). 

7 đặc điểm nhận diện đồng hồ lặn - ảnh 1

3. Vòng bezel xoay

Bezel xoay sẽ có 2 loại như sau:

  • Bezel xoay một chiều (Unidirectional Rotating Bezel): Chỉ có thể xoay theo một hướng (thường là ngược chiều kim đồng hồ). Loại này phổ biến trên đồng hồ lặn để tránh việc vô tình xoay bezel làm sai lệch thời gian lặn, đảm bảo an toàn cho thợ lặn.
  • Bezel xoay hai chiều (Bidirectional Rotating Bezel): Có thể xoay theo cả hai hướng, giúp người dùng điều chỉnh nhanh chóng và chính xác thời gian cần đo mà không giới hạn hướng xoay. Loại bezel này thường thấy trên đồng hồ phi công hoặc đồng hồ đa năng.

Đồng hồ lặn biển hầu hết đều sử dụng vòng bezel xoay một chiều. Đây cũng là điểm yếu vì đồng hồ sẽ hoạt động chậm lại nếu vòng bezel vô tình bị lệch khỏi vị trí. Một số thương hiệu đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các vòng bezel xoay bên trong (hạn chế việc vô tình xoay mặt số).

Đồng hồ lặn biển hầu hết đều sử dụng vòng bezel xoay một chiều - ảnh 2

4. Van thoát khí Heli

Van khí Heli là bộ phận cần thiết cho những chiếc đồng hồ chuyên nghiệp. Công dụng chính là hỗ trợ khí Heli bị tích tụ trong thiết bị thoát ra ngoài, ngăn khí Heli xâm nhập liên tục. Đảm bảo bộ máy bên trong không bị phá hủy trong môi trường lặn cũng như sự an toàn tính mạng.

5. Kính chịu lực

Để đảm bảo một chiếc đồng hồ lặn chất lượng, mặt kính phải được làm từ vật liệu cứng cáp, dày, có thể cong hình vòm để gia tăng khả năng chịu áp lực nước. Thường sẽ sử dụng kính cứng, Hardlex (độc quyền của Seiko) và Sapphire. 

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 3

6. Khả năng chống từ trường

Đã từng có nghiên cứu tin rằng “Nước là chất nghịch từ nên không bị ảnh hưởng bởi từ tính”. Tuy nhiên thực tế, nước không phải rào cản mạnh để chống từ trường. Từ trường có thể đi qua nước nhưng cường độ của lực có sự suy giảm phụ thuộc vào loại vật liệu và khoảng cách mà từ trường phải đi qua nước.

Theo tiêu chuẩn ISO 6425, đồng hồ lặn cần có khả năng chống từ trường (anti magnet) ở mức tối thiểu là 4.800 A/m (amperes trên mét). Điều này đảm bảo đồng hồ vẫn hoạt động chính xác khi tiếp xúc với các nguồn từ trường yếu( trong môi trường làm việc, sinh hoạt).

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt hơn, nhiều mẫu đồng hồ lặn hiện đại có khả năng chống từ trường cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn như 15.000 gauss (tương đương 1.200.000 A/m), nhờ sử dụng các vật liệu chống từ đặc biệt (titanium).

7. Chất liệu bền

Vỏ, dây đeo, mặt kính đều làm từ chất liệu bền bỉ, không bị hư tổn trước áp lực nước. Một số vật liệu được sử dụng phổ biến: thép không gỉ 316L, nhựa cứng, gốm, cao su, titan, sợi carbon.

ISO 6425: Tiêu chuẩn chống nước của đồng hồ lặn liệu có cần thiết?

Đây là tiêu chuẩn quốc tế dành cho các mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng, đảm bảo khả năng chịu nước ở độ sâu ít nhất 100 mét (10ATM) mà vẫn duy trì độ chính xác như trong điều kiện bình thường. Đồng hồ đạt chuẩn ISO 6425 được phân loại theo khả năng chịu nước:

  • 10ATM (100M/10BAR): chịu nước đến 100m.
  • 20ATM (200M/20BAR): chịu nước đến 200m, đáp ứng tiêu chuẩn của các đồng hồ lặn hiện đại.
  • 30ATM (300M/30BAR): chịu nước tối đa 300m, phù hợp cho thợ lặn chuyên nghiệp, nhưng không thích hợp cho lặn bão hòa.
  • 60ATM (600M/60BAR): dùng cho thợ lặn kỹ thuật, có thể thực hiện lặn bão hòa, một hoạt động đòi hỏi thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn ở độ sâu lớn.

Giải đáp các thông tin đến đồng hồ lặn

1. Nguồn gốc và lịch sử

Đồng hồ lặn bắt đầu phát triển từ năm 1916 khi đồng hồ bỏ túi được gắn bên trong mũ bảo hiểm thợ lặn. Tuy nhiên lúc đó thợ lặn chỉ sử dụng chúng như thiết bị bỏ túi không quá quan trọng.

Phải đến 2 năm sau bài viết trên tờ New York Times về đồng hồ chiến hào. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1918, công ty Jacques Depollier & Son tại New York đã được cấp bằng sáng chế cho một mẫu đồng hồ “chống nước và chống bụi”. Trong một quảng cáo cùng năm, Depollier nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về đồng hồ chống nước cho binh lính, thủy thủ, phi công và những người hoạt động ngoài trời. Đồng hồ “DD” của Depollier hứa hẹn ngăn chặn nước, bụi và khí, và được quảng cáo với hình ảnh đặt trong bể cá, dù không đề cập đến thợ lặn.

Nền công nghiệp đồng hồ lặn bắt đầu phát triển, kêu gọi hàng loạt thương hiệu nổi tiếng dấn thân vào sân chơi. Ví như: Rolex đã tung ra chiếc đồng hồ Submarine chống nước và chống bụi đầu tiên của mình vào năm 1922. Hay Omega Marine huyền thoại vào năm 1932.

Đến năm 1935, con đường phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ và các hoạt động dưới nước cuối cùng đã đan xen vào nhau.

2. Tại sao đồng hồ lặn ít có tính năng phức tạp? Nếu có thì là chức năng nào?

Đồng hồ lặn thường có ít tính năng phức tạp vì mục tiêu chính của nó là đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác trong môi trường khắc nghiệt. Việc bổ sung thêm nhiều chức năng đôi khi gây “tác dụng ngược”, tăng nguy cơ hư hỏng hay giảm độ bền.

Thiết bị lặn sâu phải hiển thị thông tin chính xác và dễ quan sát, đặc biệt là trong những điều kiện ánh sáng yếu. Một số tính năng thêm vào có thể làm tăng số lượng bộ phận di chuyển và lỗ hở, từ đó có thể làm giảm khả năng chống nước.

Tham chiếu BST đồng hồ lặn nổi tiếng nhất

1. Rolex Submariner

Bên cạnh xây dựng hình ảnh quý ông lịch lãm, thành đạt thông qua Rolex Datejust. Rolex còn là biểu tượng cho đồng hồ lặn biển với phiên bản Rolex Submariner. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1953, Submariner được phát triển như một chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp với khả năng chống nước lên đến độ sâu 300 mét (1.000 feet). Bên cạnh đó, nó cũng được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và đã trở thành một món phụ kiện thời trang sang trọng.

Đặc trưng của dòng Rolex Submariner đó là thiết kế vỏ Oyster bền bỉ với kích thước 40mm. Sở hữu vòng bezel xoay một chiều làm bằng gốm được khắc các con số, mặt đồng hồ đơn giản, dễ đọc với cọc số phủ dạ quang. Dây đeo Oyster có hệ thống khóa an toàn Oysterlock và cơ chế mở rộng Glidelock, giúp người dùng điều chỉnh độ dài dây dễ dàng hơn.

Nhờ hệ thống chống nước Triplock với ba lớp bảo vệ và nắp lưng vặn chặt, Submariner có thể chống nước ở độ sâu lên tới 30ATM, lý tưởng cho thợ lặn chuyên nghiệp.

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 4

2. Omega Seamaster

Omega là một tay đua cừ khôi trên đường chạm đến đỉnh cao ngành chế tác. Chiếc đồng hồ lặn thương mại đầu tiên của Omega giới thiệu vào năm 1932 có tên là Marine đã đạt được tiếng vang bùng nổ, trở thành thiết bị tiên phong được quan tâm nhất. Để đến năm 1948, thương hiệu lại một lần nữa gợi nhắc về huyền thoại thông qua sáng lập BST Seamaster.

Omega Seamaster được thiết kế để phục vụ cho các thợ lặn và những người hoạt động trong môi trường biển chuyên dụng (chống nước ở độ sâu 300m, thậm chí 600m). Nhưng thời gian sau đó, nó nổi tiếng không chỉ vì khả năng chống nước tuyệt vời mà còn nhờ vào thiết kế sang trọng và sự chính xác vượt trội của bộ máy.

Seamaster có rất nhiều phiên bản khác nhau, đường kính tùy mẫu sẽ từ 41mm đến 44mm. Mặt số sẽ có hoạt tiết gợn sóng, tạo nên cảm giác liên quan đến biển cả và được bảo vệ từ mặt kính sapphire chống trầy vượt trội. Vỏ của thiết bị có thể được làm từ thép không gỉ, titanium hoặc các vật liệu cao cấp khác như vàng.

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 5

3. IWC Aquatimer

Dòng sản phẩm IWC Aquatimer của thương hiệu đồng hồ cao cấp IWC Schaffhausen được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1967. Là đồng hồ lặn chuyên nghiệp với khả năng chống nước và các tính năng hỗ trợ lặn biển. Aquatimer đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với thiết kế và công nghệ ngày càng tiên tiến. Phù hợp cho thợ lặn chuyên nghiệp, và những người yêu thích đồng hồ sang trọng.

Aquatimer có khả năng chống nước lên đến 200 mét, một con số rất ấn tượng thời bấy giờ. Dòng máy đặc biệt của IWC sở hữu vòng xoay bezel bên trong, được điều chỉnh thông qua núm vặn (nét đặc trưng của Aquatimer). Sản phẩm có đường kính lên đến 37.5mm, mang đến cảm giác mạnh mẽ và chắc chắn.

Trong những năm 1970 – 1980, IWC tiếp tục phát triển thêm cho dòng Aquatimer với cải tiến về khả năng chống nước và thiết kế mạnh mẽ hơn.

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 6

4. Titoni Seascoper

Chiếc Seascoper đầu tiên ra mắt vào năm 1963, khi đó vẫn còn mang tên Felca – Thương hiệu mẹ của Titoni. Sức hấp dẫn tuyệt đối của những phiên bản đầu 1960 nằm ở thiết kế thực tế và mặt số rõ nét, nổi bật.

Mẫu Seascoper mới nhất hiện nay là Seascope 600. Thiết bị đạt chuẩn COSC Thụy Sỹ và trang bị cả bộ máy in-house đầu tiên của thương hiệu – T10. Sản phẩm đảm bảo mức chống nước ở độ sâu từ 600 mét, dành riêng cho thợ lặn chuyên nghiệp và thiết lập tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực này.

Titoni Seascoper là sự kết hợp giữa sự chắc chắn và thiết kế thể thao. Núm điều chỉnh trang bị hệ thống gioăng độc đáo giúp đảm bảo đồng hồ không bị thấm nước. Vành gốm cho phép quay ngược chiều kim đồng hồ, dây đeo có khóa gập không chỉ thoải mái và an toàn cao nhất mà còn mang dấu ấn chất lượng của thương hiệu Titoni.

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 7

5. Doxa Sub

Doxa Sub ra mắt vào năm 1967 và nhận được sự khen ngợi khi gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế độc đáo, khả năng chống nước xuất sắc. Dòng sản phẩm trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các thợ lặn chuyên nghiệp.

Điểm thu hút ở Doxa Sub đó là thiết bị sở hữu mặt số cam sáng hiếm có trên thị trường. Cũng giúp Doxa Sub dễ dàng được biết đến nhiều hơn so với đối thủ. Bezel của Doxa không đơn thuần là để theo dõi thời gian lặn và còn giúp hiển thị thời gian lặn an toàn theo tiêu chuẩn. Cho phép những người lặn dễ dàng tính toán thời gian lặn và thời gian nghỉ an toàn. Vỏ đồng hồ có kích thước từ 42mm đến 45mm, được làm từ thép không gỉ, mang lại vẻ ngoài chắc chắn và bền bỉ, đồng thời giúp bảo vệ bộ máy bên trong trong điều kiện khắc nghiệt.

Dòng Doxa Sub nổi tiếng với khả năng chống nước từ 200 mét đến 1200 mét (tùy phiên bản), giúp đồng hồ hoạt động ổn định ở độ sâu lớn.

Đồng hồ lặn là gì? Tiêu chuẩn đánh giá & 7 đặc điểm nhận diện - ảnh 8

Tư vấn chọn mua đồng hồ lặn chuyên nghiệp

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *