Đồng hồ Seiko Prospex Alpinist với dòng chữ “Alpinist” phản ánh liên hệ với hoạt động leo núi. Cảm hứng từ người đàn ông leo núi của Nhật Bản Yama-Otoka.
5 thông tin đáng giá về Seiko Prospex Alpinist
Là một phần quan trọng trong Seiko Prospex, Seiko Prospex Alpinist chinh phục giới mộ điệu với về công cụ hoàn hảo cho bộ môn leo núi.
Đón đọc nhiều đánh giá thú vị về BST Seiko Prospex:
- 8 điểm giúp đồng hồ lặn Seiko Pepsi trở thành biểu tượng
- 5 đặc trưng giúp đồng hồ Seiko SKX007 trở thành kinh điển
- Trên tay chiếc đồng hồ Seiko SKX013 và trải nghiệm chi tiết
1. Thiết kế dành cho những nhà thám hiểm leo núi
Năm 1959 là cột mốc Seiko Alpinist ra đời và là chiếc đồng hồ thể thao đầu tiên của Seiko. Mục đích tạo ra chúng là sẵn sàng tham gia các hoạt động ngoài trời và leo núi.
Do nhu cầu tìm chiếc đồng hồ chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất, kết cấu bền bỉ và tính năng thiết thực như la bàn.
Lịch sử và nguồn gốc ra đời
Cùng điểm qua những cột mốc lịch sử đáng giá của BST này trước khi đổi thành Seiko Prospex Alpinist vào 1995:
- 1959 chiếc Seiko Laurel phiên bản kem/đen nổi bật với mũi tên đánh dấu trên cọc số vị trí 3, 6, 9 và 12 giờ, kính vòm. Được chế tạo cho người leo núi Yama-Otoko.
- 1963 Seiko Alpinist Champion 850 ra đời với đường nét đậm ở trung tâm mặt số và mở rộng các điểm đánh dấu giờ đi kèm dây da lớn chắc chắn.
- Năm 1964, biến thể màu vàng 85899 xuất hiện nhưng không có vạch chỉ giờ ở vị trí trung tâm.
- Sau 31 năm chôn vùi, đến năm 1995, chiếc Red Alpinist dưới dòng Prospex tấn công thị trường với màu đỏ ở vị trí 6 giờ. Sử dụng chữ số Ả Rập ở vị trí 2, 4, 6, 8, 10 và 12 giờ. Bezel xoay vạch la bàn giúp xác định hướng Bắc, Nam giúp người leo núi dễ dàng xác định phương hướng. Sử dụng bộ chuyển động 4S15 Hi-beat được đánh giá cao.
- Cho đến đầu năm 2000, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của Alpinist 8F56 sử dụng la bàn bên trong tương tự như Prospex 1995. Và có một phiên bản giới hạn SSASS màu xanh lam.
- Đến 2006, Seiko khai sinh ra dòng SARB – thế hệ thứ 6 của Alpinist, phổ biến là SARB017 (xanh lá), SARB015 (màu đen, kim răng cá mập), SARB013 (màu kem). Một năm sau đó là 2007, SARB017 trở thành sản phẩm yêu thích nhất nhờ vẻ đẹp cổ điển, đa năng và lý tưởng.
- Năm 2019, thế hệ thứ 7 được khai sinh với các mẫu: SARB059, SARB061, SARB063 (bản giới hạn 500 chiếc màu đen với tên gọi Alpinist Takeshi Mizukoshi).
- Cũng trong năm đó,chiếc Seiko Alpinist SARB089 – phiên bản giới hạn 1.959 chiếc chỉ phát hành cho thị trường Hoa Kỳ cũng được đón nhận đông đảo và là chiếc đắt giá nhất.
- Đến tận năm 2020, Seiko Prospex Alpinist tái xuất với tất cả bốn bản màu (SPB117, SPB119, SPB121 và SPB123) đi cùng với những nâng cấp ấn tượng, nhưng vẫn giữ được ngoại hình giống như mẫu đầu tiên đã đem lại sự hoài niệm và đơn giản cho người đeo.
Quyết định đặt nhãn hiệu Alpinist cho Prospex cũng là một bước nỗ lực của thương hiệu Nhật Bản Seiko nhằm tạo ra một phân cấp và tổ chức rõ ràng giữa các dòng đồng hồ thể thao của Prospex.
2. Đã từng bị ngừng sản xuất vào 2018
Trước đó, theo dòng lịch sử thì Seiko Alpinist đã im hơi lặng tiếng trong suốt hơn 30 năm nhưng hãng chưa bao giờ đề cập ngưng sản xuất. Sau đó quay trở lại vào 1995.
Tuy nhiên, đến 2018 hãng công bố SARB017 Alpinist (phát hành từ 2007 đến 2018) sẽ ngưng sản xuất. Song đó trong năm này, Seiko cũng thông báo ngừng phát hành Seiko Prospex Alpinist.
Thời điểm đó, Seiko Prospex Alpinist đã khiến rất nhiều người đam mê đồng hồ tìm kiếm.
Tuy nhiên chỉ sau một năm, cụ thể là tháng 9 năm 2019 những hình ảnh đầu tiên của thế hệ Alpinist lộ diện. Chúng có logo Prospex Alpinist, có kiểu dáng gần giống với SARB017 nhưng được cải thiện bộ máy bằng 6R35.
3. Quay trở lại vào 2020 với “Baby Alpinist”
Baby Alpinist được người dùng ưu ái gọi bởi chúng có kết cấu không viền, loại bỏ viền la bàn ở bên trong, mặt số sạch hơn. Loại bỏ núm điều chỉnh ở vị trí 4 giờ cùng bộ phận bảo vệ núm để giảm kích thước còn 38mm.
Điểm khác biệt tiếp theo là sử dụng kính sapphire dáng vòm, đầu kim giây có vệt màu đỏ, các chữ số in và không có lịch ngày.
Kỷ niệm 140 năm Seiko cho ra đời “1959 Alpinist Re-Interpretation” tức vào 2021, 3 chiếc được giới thiệu tái hiện lại phiên bản Seiko Laurel Alpinist năm 1959. Phiên bản giới hạn này có 1.959 chiếc với bộ máy khác biệt là 6L35 trữ cót 45 giờ, tần số dao động 28.800 vph và 26 chân kính.
4. Bộ máy 6R trữ cót đến 72 giờ
Ngoài phiên bản đặc biệt sử dụng 6L35 thì đồng hồ Seiko Prospex Alpinist sử dụng bộ máy:
- 6R15 có mức trữ cót 50 giờ, trữ cót 50 giờ, tần số dao động 21.600 bph, 23 chân kính, sai số -15/+25 mỗi ngày. Để lên dây cót hoàn toàn, xoay núm vặn ít nhất 55 lần.
- 6R35 là bản nâng cấp từ 6R15, trữ cót đến 70 giờ, tần số dao động 21.600 bph, 24 chân kính, sai số -15/+25 giây mỗi ngày ở nhiệt độ thường 5 – 35 độ C. Bộ máy này trung bình cần bảo dưỡng 2 – 3 năm/lần.
- 6R54 là dòng hiệu suất cao, bắt đầu sử dụng từ 2023, khả năng trữ cót đến 72 giờ, 24 chân kính, tần số dao động 21.600 bph. Bộ máy này sử dụng ở Seiko Prospex Alpinist có chức năng GMT.
Có thể thấy, Seiko sử dụng bộ máy có độ chính xác cao, tương đối ổn định, nằm trong phạm vi cho phép khi có những thay đổi về điều kiện sử dụng. Đặc biệt với môi trường từ tính mạnh, đồng hồ kháng từ 4.800 Guass.
5. Chi tiết độc đáo, chất liệu bền bỉ và các tính năng đi kèm
Các chi tiết độc đáo ở mặt số
Ngoại trừ “Baby Alpinist” phát hành gần đây với 38mm thì phiên bản trước đều có kích thước mặt lớn 43mm.
Các điểm đánh dấu trên mặt số khá đa dạng: từ cọc tam giác đến số La Mã, số Ả rập. Tuy nhiên vẫn kết nối mặt số với cọc tam giác mang đặc trưng của Alpinist.
Kim đồng hồ ở phiên bản new Seiko Alpinist cũng vô cùng độc đáo với sự đối lập hoàn toàn giữa kim giờ và kim phút. Trong khi kim phút được thiết kế với sự thon dài và chia làm 3 phần khá đều nhau, còn kim giờ lại được thiết kế có vẽ ngoài hình oval khi về gần tới những con số và thêm các chi tiết tạo nên một vẻ ngoài khá giống chiếc lá vô cùng ấn tượng và thu hút. Đây là dáng kim Squelette độc đáo khá cổ điển và sang trọng.
Quay trở lại với phiên bản trong quá khứ sẽ thấy hãng sử dụng dáng kim dauphine hay Sword giảm bớt sự rối rắm đã khi đã có vàng la bàn trên mặt số.
Chất liệu bền bỉ
Đồng hồ Seiko Prospex Alpinist hoàn thiện với các chất liệu đánh giá cao:
- Thép không gỉ ở niềng và dây đeo với khả năng chống gỉ sét tốt, chịu nhiệt và va đập cao. Có lớp phủ chống phản chiếu ở phía trong mặt kính.
- Kính sapphire có độ chống trầy tốt, độ cứng cao (9 độ Mohs) vì vậy mà chịu lực tốt. Loại kính này trong và phản quang màu sắc tốt.
- Dây da tổng hợp tốt nhất với độ thoát hơi tốt, nhẹ tay hoặc dây da cá sấu được chế tạo theo quy trình vô cùng nghiêm ngặt đảm bảo những đường vân luôn luôn trong trạng thái tốt nhất.
Tính năng thiết thực
- Đầu tiên chính là khả năng kháng nước lên tới 20 ATM (tương đương 200m).
- Mặt số đồng hồ của bộ sưu tập Seiko Alpinist 1959 đều được phủ lên mình một lớp Lumibrite (chất phản quang) giúp hỗ trợ khả năng quan sát trong các môi trường thiếu hụt ánh sáng mặt trời.
- Tùy vào từng thế hệ mà đồng hồ có thêm cửa sổ hiển thị ngày hay kính Cyclops, tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện ở những phiên bản hiện đại.
- Chức năng nổi bật nhất chính là bezel xoay la bàn giúp xác định phương hướng dễ dàng, đặc biệt với ai yêu thích bộ môn leo núi.
5 mẫu đồng hồ Seiko Prospex Alpinist nổi bật và giá bán
Hiện nay, đồng hồ new Seiko Alpinist được bán với mức giá từ 18 đến 25 triệu đồng
Với những phiên bản ngưng sản xuất bán lại trên thị trường thứ cấp thì có giá cao hơn.
1. SPB121J1
Với mặt số màu xanh lá làm nền cho bộ số Ả Rập màu vàng nổi bật, thể hiện tinh thần chinh phục thiên nhiên hùng vĩ của người leo núi.
Đây là bản tiếp nối thành công của chiếc SARB017 nội địa Nhật. Cải tiến với kính lúp ở ô cửa sổ hiển thị ngày, tông vàng có vẻ nhạt hơn, đường kính mặt số tăng nhẹ từ 38mm lên 39.5mm. Sử dụng bộ máy 6R35 thay vì 6R15 của SARB017.
Phần dây đeo cũng có cải tiến đáng kể với màu sắc sáng hơn và được nhận xét là mềm mại hơn.
Mức giá SPB121J1 tham khảo: khoảng 22 triệu đồng.
Unbox đồng hồ Seiko Prospex Alpinist SPB121J1
2. SPB409J1 – Phiên bản giới hạn
Đây là chiếc đồng hồ Seiko Alpinist Prospex mới nhất ra đời vào 2023 – nhân dịp kỷ niệm 110 năm ra đời chiếc Laurel đầu tiên.
Là một trong 2 bản phát hành, cùng với SLA071J1, Seiko SPB409J1 chỉ có 3.000 chiếc trên thế giới. Với hơn 15.000 điểm bán lẻ thì việc sở hữu mẫu này không phải là điều dễ dàng.
Tổng thể mặt màu trắng với vành số la bàn, bezel xoay đặc trưng của Alpinist. Đặc biệt có thêm kim GMT, cửa sổ hiển thị ngày hình tròn ở vị trí 4 giờ mới lạ.
Đặc biệt, phiên bản này có cả dây kim loại và dây da thay thế, mang đến trải nghiệm hoàn hảo chiều lòng sở thích người đeo.
Sử dụng bộ máy 6R35 có thêm chức năng dừng kim giây (hacking second).
Mức giá tham khảo: khoảng 41 triệu đồng
3. SPB155J1
Ở đồng hồ SPB155J1 bày tỏ sự tôn kính dành cho “Green Alpinist” là SARB017. Đường kính nhỏ gọn chỉ 38mm, mặt số màu xanh lá đậm kết cấu hơi nhám, hiệu ứng gradient đậm dần từ trong ra ngoài.
Kết hợp giữa cọc tam giác và số Ả Rập màu vàng nổi bật và đầu kim giây được tô đỏ giúp người leo núi dễ dàng tìm thấy những thông tin quan trọng trên mặt số.
Dáng dây đeo Oyster chải satin cùng khóa gập và nút bấm an toàn, hạn chế trầy xước khi đeo. Ngoài ra, bộ máy 6R35 cũng giúp cho phiên bản này hoạt động bền bỉ hơn.
Mức giá tham khảo: khoảng 19 triệu đồng
4. SJE085J1 – Phiên bản giới hạn
Seiko Prospex 1959 Alpinist Re-Creation SJE085J1 mang ý nghĩa “Sự táo bạo của nhà leo núi năm 1959” được thương hiệu Nhật Bản này giới thiệu vào 2021 với 1.959 chiếc.
Rất giống như Seiko đã hồi sinh chiếc Seiko Laurel Alpinist, thực tế thì vẫn có những khác biệt.
Nói sơ qua về chiếc đồng hồ huyền thoại này chính là chiếc đồng hồ thể thao chuyên dụng đầu tiên do Seiko tạo ra. Nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc 62MAS dành cho thợ lặn mới thực sự là phiên bản đầu tiên.
Tuy nhiên, 1965 62MAS mới xuất hiện, Laurel đã phát hành trước đó 6 năm. Sự nhầm lẫn này đến từ việc 62MAS bán trên thị trường toàn cầu còn Laurel được sản xuất riêng cho thị trường Nhật Bản.
Bên trái là chiếc Laurel và bên phải là SJE085J1
Quay trở lại với chiếc SJE085J1 có gì giống và khác biệt với nguyên bản Laurel?
Điểm giống:
Cả 2 đều mang DNA đặc trưng là hình dạng cọc số tam giác ở các vị trí 3, 6, 9, 12 giờ, kim đồng hồ dáng Dauphine phủ dạ quang Lumibrite.
Ngoài ra là phần dây da dạng đeo bó khá lớn và mang phong cách thể thao. Kiểu dây này lần đầu tiên xuất hiện nhằm cấp cho phi công Đức trong Thế Chiến thứ hai. Với lớp da bê ở giữa rộng 18mm, thuôn về 2 đầu là 16mm (nằm giữa cổ tay và đồng hồ) nhằm bảo vệ da tay, dù nóng hay lạnh người đeo cũng không bị ảnh hưởng. Kiểu may nổi chữ V ghép nối kết hợp cùng khóa có chữ S nổi bụi bặm. Tổng thể khi đeo trên tay khá lớn.
Khả năng chống nước 10ATM an tâm cho trải nghiệm leo núi.
Điểm khác:
- Kích thước SJE085J1 có phần lớn hơn một chút với nguyên bản (35mm), kích thước mặt 36.6mm.
- Dòng phụ Laurel cũng như Alpinist và Diashock 17 Jewel không còn nữa. Mà thay thế bằng dòng chữ Automatic. Điều này cũng gây ra sự khó hiểu vì chiếc đồng hồ mất đi dòng chữ Alpinist – nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, có lẽ chiến lược của Seiko có thể là tập trung phân mẫu này vào dòng Prospex.
- Bổ sung thêm cửa sổ hiển thị ngày ở góc 4 giờ, trong khi nguyên mẫu không có.
- Bộ chuyển động ở nguyên bản phải lên dây cót bằng tay với tần số dao động 18.000bph và 17 chân kính. Trong khi ở bản tái hiện mới này sử dụng 6L35 với tần số dao động 28.800bvh (4Hz), 26 chân kính và dự trữ năng lượng 45 giờ.
Mức giá tham khảo: hơn 81 triệu đồng.
5. SPB249J1
Đây là chiếc đồng hồ mang vẻ đẹp tân cổ điển, có phần hiện đại hơn và phù hợp được với những dịp hội họp, sự kiện. Thậm chí có nhiều người so sánh có thể coi chúng là Baby Grand Seiko.
Xem thêm: Grand Seiko – Ông hoàng chính xác của thế giới đồng hồ
Kích thước vỏ 38mm tương thích với cả phái mạnh có cổ tay nhỏ. Kết hợp là dây đeo Oyster 3 dải cứng cáp nam tính.
Điểm đặc biệt chính là họa tiết trên mặt số, tổng thể nền xanh với đường tròn trung tâm được trang trí dạng sọc dọc tựa như họa tiết trên các bộ đồ vest Ảrmani sang trọng. Đưa vạch chỉ phút vào trong khá mới mẻ cùng với kim giây màu cam bắt mắt, tô điểm một chút dạ quang. Vì vậy mà dù xem giờ, phút hay giây vẫn thực là dễ dàng.
Tuy nhiên đừng vì vẻ ngoài đánh lừa bởi em ấy vẫn có được sức mạnh nội tại lớn của Alpinist chính là khả năng chống nước 20ATM. Bộ máy 6R35 dự trữ đến 70 giờ.
Mức giá tham khảo: hơn 22 triệu đồng.
Giải đáp những thắc mắc liên quan
Như vậy chúng ta đã đi qua những thông tin quan trọng về Seiko Prospex Alpinist. Dưới đây là các giải đáp về Seiko Alpinist Automatic.
1. Seiko Alpinist Prospex giá bao nhiêu?
Đồng hồ Seiko Alpinist Prospex Automatic có giá dao động từ $750 đến $1.200 (từ hơn 18 triệu đồng đến 30 triệu đồng). Các phiên bản giới hạn sẽ có giá lên đến trăm triệu đồng.
Seiko Alpinist Prospex không được coi là có những chiếc đồng hồ xa xỉ mà nói đúng hơn là bộ sưu tập cao cấp nổi tiếng về độ bền và tính năng.
2. Tại sao một số mẫu Seiko Alpinist có 2 núm vặn
Như đã đề cập, Seiko Alpinist một số có chức năng la bàn giúp người leo núi xác định phương hướng.
Với mẫu có bezel hướng thì việc sử dụng bezel khá đơn giản. Nhưng đối với mẫu có vành phương hướng đặt bên trong mặt nên việc trang bị thêm núm điều chỉnh ở vị trí 4 giờ nhằm thực hiện chức năng này.
Để điều chỉnh thang đo chính xác, người đeo cần hướng kim giờ của đồng hồ về phía mặt trời. Sau đó, xoay núm vặn ở vị trí 4 giờ để xoay vành bezel bên trong cho đến khi vạch Nam (West) nằm ở giữa vị trí 12 giờ và kim giờ.
3. Những ai nên mua đồng hồ Seiko Alpinist Prospex?
- Người có niềm đam mê leo núi, cần công cụ theo dõi phương hướng và chống chịu với môi trường khắc nghiệt.
- Bên cạnh đó, người dùng có thể chọn Baby Alpinist – những chiếc đồng hồ tân cổ điển, phiên bản hiện đại, phong cách lịch lãm hơn phù hợp đeo trong những dịp hội họp, gặp gỡ đối tác.
- Người yêu thích BST Alpinist, lịch sử và thương hiệu Seiko.
Thông qua bài viết trên, Hải Triều hy vọng đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về đồng hồ Seiko Prospex Alpinist.
Có thể bạn quan tâm:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đồng hồ Orient 3 sao cổ tạo nên dấu ấn trong lòng người dùng Việt
2 cách check mã (code) đồng hồ Orient chính xác, nhanh chóng
Giải mã đồng hồ Orient Triton/Neptune với 5 thông tin thú vị
Đồng hồ Orient Day Date Automatic lấy cảm hứng từ Rolex
Phân biệt đồng hồ Orient thật giả và 3 sự thật về Orient Fake
Đồng hồ Titoni của nước nào? 6 Cột mốc & giá trị bền vững
Đồng hồ Orient NEO 70s – Vẻ đẹp thể thao cổ điển những năm 70s
Orient Day Date President mang cảm hứng Rolex President
THẢO LUẬN