“Silver Wave là một trong những thợ lặn tuyệt vời nhất mà Seiko từng tạo ra và đã trở thành một phần cổ điển được sùng bái trong giới Seikoholics” – Trích dẫn cảm nghĩ của nhà sưu tập Christoph McNeil. Cùng khám phá lý do tại sao Seiko Silver Wave được “tâng bốc” như thế?
Tóm tắt về Seiko Silver Wave – đồng hồ lặn bán chuyên nghiệp đầu tiên của Seiko
Được ra mắt vào đầu thập niên 60, Seiko Silver Wave tạo tiền đề cho hàng loạt mẫu đồng hồ lặn chuyên nghiệp sau này như Seiko 62MAS, giúp Seiko trở thành thương hiệu đồng hồ Nhật Bản tiên phong trong lĩnh vực đồng hồ lặn.
1. 1961 – Seiko SilverWave J12082 là nỗ lực đầu tiên của Seiko trong lĩnh vực đồng hồ lặn
Seiko Silver Wave ra mắt năm 1961 với tên gọi JJ12082 như một phần của dòng Seikomatic. Đây là giai đoạn Seiko lần đầu tiên thử sức việc chế tạo đồng hồ lặn.
Ngay từ khi ra mắt, Seiko Silver Wave có hình dáng giống như một chiếc đồng hồ đeo tay Dress Watch bình thường nhưng đặc biệt hơn là chúng có vành bezel mỏng và núm vặn lớn. Mức chống nước tương đối cao 50m (tương đương 5ATM). Với con số lúc bấy giờ hãng đề cập thì chúng có thể đem đi lặn nông. Với thực tế hiện nay thì 5ATM chỉ phù hợp ở mức đi bơi.
Tuy nhiên không thể phủ nhận sự nỗ lực của Seiko trong khởi đầu tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng mang đi lặn.
Một điều bạn không nên nhầm lẫn, Seiko Silver Wave là loại bán chuyên nghiệp đầu tiên, ngược lại 62MAS là dòng chuyên nghiệp đầu tiên của Seiko.
Sự khác biệt này do đâu?
Mặc dù Seiko Silver Wave có đặc điểm của đồng hồ lặn nhưng chúng không được hãng chính thức giới thiệu như thế với thị trường. Ít ai thực sự sử dụng chúng để đi lặn hay bơi. Vì vậy, giới SeikoHolics chỉ có thể gọi em này là thợ lặn bán chuyên nghiệp.
Chính xác và được thừa nhận rộng rãi hơn là chiếc 62MAS huyền thoại, đây mới chính là dòng lặn chuyên nghiệp đầu tiên Seiko giới thiệu với thế giới.
Seiko Silver Wave đường kính 37mm vừa vặn, chất liệu thép không gỉ bền bỉ. Mặt số đính thêm dạ quang Lumibrite độc quyền của Seiko trên kim hình tam giác và bezel. Bên trong là bộ máy 603 với 20 chân kính.
Trong quá trình sản xuất vỏn vẹn từ 1961 – đầu 1964, ra mắt 4 phiên bản, phân biệt bằng sự kết hợp màu sắc, kiểu dáng của mặt số và vành bezel. Các chi tiết còn lại đa số giữ nguyên suốt 4 năm. Cụ thể:
- Mặt đồng hồ màu bạc với vành đồng hồ màu bạc
- Mặt đồng hồ màu bạc và vành đồng hồ màu đen
- Mặt số màu bạc hình ngôi sao với vành màu bạc
- Mặt số màu bạc hình ngôi sao với vành màu đen.
Hình ảnh chiếc Seiko Silver Wave đa dạng thiết kế về mặt số và dây đeo
Sau đó, năm 1964, Seiko thay thế và nâng cấp bằng phiên bản có giá thành rẻ hơn.
2. 1964 – Ra đời thế hệ Seikomatic SilverWave
Thế hệ Seikomatic Silver Wave ra đời với số hiệu 69799. Bề ngoài giống hệt phiên bản cũ nhưng có bộ máy 17 chân kính 2451/6001 mạnh mẽ hơn nhưng khả năng chống nước giảm còn 30m. Thời gian sản xuất có hạn, chỉ 2 năm từ 1964 – 1966. Mức giá còn rẻ hơn mẫu trước đó.
Chiếc 69799 tiếp tục xu hướng họa tiết sóng thần đằng sau lưng. Các chi tiết sắc nét. Vỏ thép không gỉ, núm điều chỉnh “quá cỡ” góc 4 giờ, chúng ta có thể thấy thiết kế này trên mẫu khác như Seiko Tuna, Seiko Rùa.
Tại thời điểm này, chỉ có một số ít lựa chọn đồng hồ lặn chuyên nghiệp cao cấp từ Rolex, Omega, Blancpain hay Zodiac.. không có nhiều mẫu “bán chuyên”. Seiko đã nhanh chóng gia nhập thị trường này, đánh dấu bước khởi đầu mới của Seiko.
5 đặc điểm thú vị về đồng hồ hồ Seiko Silver Wave
1. Lần đầu xuất hiện họa tiết “sóng thần”
Seiko Silver Wave là mẫu đầu tiên của Seiko khắc họa chi tiết sóng thần lên nắp lưng – một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với dòng đồng hồ lặn của hãng.
Dấu ấn này của thợ lặn Seiko đã tồn tại hơn 60 năm. Sóng thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên và lòng kiên cường của những người thợ lặn khi đối mặt với biển cả.
Hình ảnh bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Hokusai và cách Seiko cách điệu chúng trên Seiko Silver Wave
Họa tiết này lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng “The Great Wave off Kanagawa” của họa sĩ Nhật Bản Hokusai, tác phẩm miêu tả cảnh một cơn sóng khổng lồ đang cuốn vào bờ. Với ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên và khả năng chống chịu với những điều kiện khắc nghiệt của Seiko.
Hình ảnh sóng thần này về sau trở thành biểu tượng không thể thiếu trên những mẫu đồng hồ lặn của Seiko, từ dòng bán chuyên đến chuyên nghiệp như Seiko Diver’s 300m hay Prospex.
2. Lần đầu có vành bezel thời gian xoay bên trong
Một thiết kế độc đáo và mang tính đột phá vào thời điểm đó là đồng hồ Seiko Silver Wave có vành bezel thời gian xoay bên trong. Chúng được điều khiển bằng cách xoay núm vặn bên cạnh vỏ. Giúp bảo vệ bezel khỏi va chạm hay mài mòn khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, tăng tính thẩm mỹ và tính năng chống nước của đồng hồ.
Bây giờ, Seiko đã đưa vành bezel xoay bên ngoài ở những mẫu đồng hồ lặn thường thấy như Seiko SKX013, Seiko Pepsi, Seiko MM200…
Sự xuất hiện của vành bezel xoay bên trong Seiko Silver Wave là tiền đề quan trọng của Seiko trong lĩnh vực đồng hồ lặn như bây giờ.
Vành benzel xoay bên trong là bước đầu tiên cho Seiko sáng tạo ra kiểu vành bezel xoay bên ngoài như bây giờ
3. Nắp lưng vặn vít chặt
Seiko Silver Wave có nắp lưng vặn chặt, một cải tiến lớn của Seiko, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tương lai.
Chúng có cơ chế vít thay vì nắp lưng dạng ép chặt hay dùng chốt ở những mẫu phổ thông khác thời đó. Giúp chúng đạt độ kín tuyệt đối, ngăn ngừa việc xâm nhập của nước ở độ sâu 50m, điều mà hầu như chưa có chiếc đồng hồ nào làm được lúc ấy.
Thiết kế này đã trở thành một tiêu chuẩn trong các dòng đồng hồ lặn của Seiko sau này.
4. Cal.603 (từ cơ sở chuyển động 62xx – nổi tiếng ở 62MAS) và có cả máy “Single Quartz”
Bên trong chiếc Seiko Silver Wave này sử dụng bộ máy Seikosha Seikomatic Cal. 603 tự động. Là bộ máy cơ khí nổi tiếng và đáng tin cậy nhất của Seiko vào thời điểm đó, độ chính xác cao và bền bỉ, sai số -20 đến +40 giây một ngày.
Có 20 – 30 chân kính, tần số dao động 18.000 vph. Ngoài ra, thời điểm này chúng chưa được trang bị chức năng lên dây cót bằng tay. Hoạt động bằng năng lượng từ chuyển động của cổ tay, mang đến cho người dùng sự tiện lợi tối đa khi không cần phải lên dây cót thủ công, một cải tiến quan trọng trong giai đoạn những năm 1960.
Caliber 603 phát triển dựa trên nền tảng của chuyển động 62xx sử dụng trong dòng 62MAS, World Timers và Grand Seiko tự động ban đầu.
Đặc biệt, dòng Silver Wave còn có phiên bản sử dụng máy “Single Quartz”. Thể hiện trên mặt số là ký hiệu “thạch anh đơn” gồm 3 góc tam giác đan vào nhau. Ký hiệu này còn thể hiện trên dòng đồng hồ cổ khác của Seiko đó là Seiko Type 2.
Máy Quartz có khả năng đo thời gian chính xác hơn so với máy Cal.603, sai số chỉ khoảng vài giây mỗi tháng, điều mà các bộ máy cơ không thể so sánh được vào thời điểm đó. Việc sử dụng công nghệ Quartz cũng giúp Silver Wave giảm kích thước và trọng lượng, mang lại sự thoải mái cho người đeo.
Ký hiệu Single Quartz thạch anh đơn nổi bật
5. Kích thước gọn gàng và vẻ ngoài hoàn hảo
Sở hữu đường kính 37mm, chiều dài 44mm – hoàn hảo với mọi cổ tay nam giới. Trên dây đeo có khóa lò xo (Seiko hiện nay không sản xuất kiểu dáng này). 2 bên vấu được khoan khiến việc thay dây đeo trở nên đơn giản.
Dòng Seiko Silver Wave sử dụng kính Acrylic cho mặt số tuy không chống xước tốt như kính Sapphire nhưng vẫn đảm bảo độ sáng bóng theo thời gian dài sử dụng. Các chi tiết sắc sảo như kim giờ dài nhọn, vạch số hoàn thiện tỉ mỉ, kết hợp dạ quang độc quyền, tạo nên vẻ ngoài hoàn hảo, dễ nhìn trong điều kiện thiếu sáng.
Một điểm khó thấy ở các mẫu đồng hồ lặn bây giờ là phông chữ mềm mại trên mặt số, trông chúng có nét cổ điển hơn sơ với các mẫu bây giờ vì đa số đều thay thế bằng phông chữ đứng mạnh mẽ.
3 mẫu vintage Seiko Silver Wave nổi bật và giá bán
1. Seiko Quartz Silver Wave SNE366
Cái tên đầu tiên là mẫu Seiko Quartz Wave số hiệu SNE366 thiết kế đậm chất cổ điển nhưng vẫn có hơi thở hiện đại vượt thời gian. Bộ máy Quartz độ chính xác cao, có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời để hoạt động. Phù hợp cho người yêu thích sự tiện lợi và phong cách.
Lớp vỏ là thép không gỉ và mạ vàng PVD cao cấp. Kích thước vỏ 43mm, độ chống nước 10ATM. Sử dụng kính Hardlex độc quyền chống trầy xước và có chức năng Day – Date. Vẻ đẹp sang trọng và cao cấp.
Giá bán: dao động từ $350 (khoảng 8 triệu VND)
3 mẫu đồng hồ Seiko Silver Wave với 3 phong cách hoàn toàn khác nhau, thứ tự lần lượt trái qua phải
2. Seiko Silver Wave Cockpit (2628-0040)
Seiko Silver Wave Cockpit là phiên bản đặc biệt nhất. Lớp vỏ đường nét vuông vắn, mạnh mẽ bao bọc mặt số hình tròn, tạo cảm giác mạnh mẽ, nam tính.
Bên trong là bộ máy cơ học 7S26, tự động lên dây cót khi đeo. Tần số gần 22.000 vph, đảm bảo độ chính xác cao. Điểm khác biệt là mặt sau thiết kế nắp trong suốt, bạn có thể quan sát vẻ đẹp của chuyển động bên trong.
Giá bán: dao động từ $300 trở lên (tương đương 8 triệu VND trở lên)
3. Seiko Silver Wave SSB319P1
Mẫu đồng hồ này có thiết kế rất hiện đại và cá tính, phù hợp với đa số giới trẻ phong cách ngày nay.
là chiếc đồng hồ thể thao tích hợp những tính năng hiện đại như tính vận tốc (Tachymeter), chức năng bấm giờ thể thao (Chronograph). Với tông đen chủ đạo, mặt số cách điệu cá tính, thể hiện sự năng động rất phù hợp cho những chàng trai mê thể thao.
Kích thước 44mm, mức chống nước 10ATM có thể đi mưa, rửa tay thoải mái không lo hư hại. Chất liệu thép không gỉ bền bỉ theo thời gian.
Mức giá bán: $300 tương đương 7 triệu VND.
Tư vấn mua đồng hồ Seiko:
Seiko AutomaticSeiko QuartzSeiko DiverSeiko namSeiko nữSeiko Chronograph
Có thể bạn quan tâm các bộ sưu tập đồng hồ nổi tiếng khác:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lịch sử đồng hồ Seiko 5 – Nhìn lại hành trình từ 1963 đến nay
Cách phân biệt đồng hồ Casio Edifice thật giả đơn giản nhất
Đồng hồ Seiko Presage Quartz và 4 sự thật thú vị
5 địa điểm thu mua đồng hồ Casio, G Shock cũ giá cao, uy tín
Điều gì ở Seiko Presage Spring Drive khiến giới mộ điệu mê mẩn?
Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt đồng hồ Casio thật giả
Đồng hồ Casio có chống nước không? Cách lựa chọn hợp nhu cầu
CasiOak Edifice và 3 điều tạo nên sức hút đặc biệt
THẢO LUẬN