Lịch sử hãng đồng hồ Citizen và lý tưởng “đồng hồ công dân”

lich su hang dong ho citizen va ly tuong “dong ho cong dan”

Khi nhắc đến đồng hồ Nhật Bản, một cái tên không thể bỏ qua đó là Citizen – thương hiệu đồng hồ đứng đầu về danh tiếng lẫn chất lượng và công nghệ của xứ sở hoa anh đào. Lịch sử hãng đồng hồ Citizen từ lúc thành lập đến tận ngày nay luôn gắn liền với hành trình đem đồng hồ gần gũi hơn với người dùng.

MỤC LỤC

› Lịch sử hãng đồng hồ Citizen và cuộc hành trình tạo ra lý tưởng

1. Từ Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha và chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên

2. Citizen ra đời với lý tưởng “Được người dân yêu mến, làm việc vì người dân”

3. Những chiếc đồng hồ Citizen đầu tiên

4. Đế chế Yamaha

5. Đồng hồ Citizen điện tử xâm chiếm toàn cầu

6. Tiếp đến là đồng hồ Quartz, đồng hồ mỏng và đồng hồ leo núi với cảm biến

6.1 Đồng hồ Quartz

6.2 Đồng hồ mỏng

6.3 Đồng hồ leo núi

› Chặng đường Citizen tạo nên chiếc đồng hồ phù hợp với cuộc sống

1. Tích hợp thêm tính năng

2. Giới thiệu Super Titanium™

3. Phát triển chuyển động cơ học

4. Phát minh mới: Eco-Drive, sai số chỉ ±5s/năm

5. Nghiên cứu sử dụng giấy Washi

6. Thách thức mới về độ chính xác và các bộ máy cơ học tiếp theo ra đời

› Những logo Citizen sử dụng

1. Logo Citizen

2. Citizen Eco Drive logo

3. Citizen Promaster logo

Lịch sử hãng đồng hồ Citizen và cuộc hành trình tạo ra lý tưởng

Lịch sử hãng đồng hồ Citizen đến nay đã hơn trăm năm, một trong tam hoàng thương hiệu đồng hồ Nhật Bản được tin tưởng và yêu thích nhất hiện nay.

Tin tức về Citizen:

1. Từ Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha và chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên

Ít ai biết rằng, Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha ra đời vào năm 1918 là tiền thân đầu tiên của thương hiệu Citizen, được thành lập bởi Tổng Bí thư của Hợp tác xã đồng hồ thương mại và công nghiệp Tokyo là ông Kamekichi Yamazaki thành lập.

Mặc dù Viện này ra đời muốn trở thành trọng tâm trong sản xuất đồng hồ cơ khí của Nhật Bản do sự khác biệt trong hệ thống tính giờ của Nhật khác biệt so với phương Tây. Tuy nhiên vì chậm trễ trong việc áp dụng các yêu cầu cần thiết trong sản xuất đồng hồ cơ nên cuối cùng vẫn phải chấp nhận hệ thống kỹ thuật của phương Tây.

Lúc bấy giờ, đồng hồ sử dụng ở Nhật Bản đều là đồng hồ bỏ túi và nhập khẩu từ nước ngoài. Với quyết tâm tạo ra một sản phẩm của Nhật có thể cạnh tranh được, Viện Shokosha đã ra mắt chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên dưới cái tên “Citizen” vào 1924.

Lịch sử hãng đồng hồ Citizen: Kamekichi Yamazaki thành lập Viện nghiên cứu Shokosha, Yosaburo Nakajima đã mua lại Viện và thành lập Citizen, Shinpei Goto là người gợi ý cái tên Citizen - ảnh 1

Lần lượt: Kamekichi Yamazaki thành lập Viện nghiên cứu Shokosha, Yosaburo Nakajima đã mua lại Viện và thành lập Citizen, Shinpei Goto là người gợi ý cái tên Citizen, tất cả đều làm nên lịch sử hãng đồng hồ Citizen

Điều này là do Thị trưởng Tokyo, ông Shinpei Goto – bạn thân của Yamazaki gợi ý với mong muốn rằng đồng hồ trở thành món đồ hấp dẫn dễ dàng tiếp cận với công dân Nhật Bản thời bấy giờ. Sau này lý tưởng đó trở thành phổ biến rộng rãi cho mọi người trên khắp thế giới.

Điểm đáng chú ý là cuộc thi đồng hồ bỏ túi vào năm 1923, có sự góp mặt của Seikosha (SEIKO) và Shokosha (CITIZEN) với 2 nhà sản xuất ngoại quốc là Nardin Chronometer (Thụy Sỹ) và Waltham (Hoa Kỳ) thì cả 2 hãng đồng hồ của Nhật đều bị đánh bại. Mặc dù Seiko là ông lớn đã có 27 năm sản xuất đồng hồ trước đó.

Trong khi đồng hồ bỏ túi Citizen (sử dụng loại máy Caliber 16) còn đang trong quá trình phát triển nhưng nó đã vượt qua được nhiều bài kiểm tra và đấu với các đối thủ nặng ký khác. Đây được xem là một tín hiệu tốt cho chặng đường tạo ra lý tưởng của Citizen.

Giải thích rõ hơn về: Caliber là gì?

2. Citizen ra đời với lý tưởng “Được người dân yêu mến, làm việc vì người dân”

Nhà máy Schmid đã khai sinh ra công ty Citizen Watch Co vào 1930, được sáp nhập giữa Schmid và xưởng Shokosha. Sau này được thành lập tại Tokyo bởi Kamekichi Yamasaki – thợ kim hoàn muốn chế tạo chiếc đồng hồ của riêng mình.

Citizen nâng cao vị thế của mình một phần là nhờ vào sự hỗ trợ kỹ thuật từ Schmid – thợ đồng hồ Thụy Sỹ. Thông qua Citizen, ông đã mua lại Star Shokai (công ty do Schmid, Nakajima và Suzuki thành lập)  để dễ dàng có việc hỗ trợ kỹ thuật vào 1932. Ông bắt đầu nhập khẩu máy móc, công cụ từ 1933 và nhờ một kỹ sư ở Geneva lên kế hoạch cho các cỗ máy mới vào 1938.

Quay trở lại, kể từ khi ra đời Citizen luôn trung thành với lý tưởng truyền cảm hứng ban đầu là “Chúng tôi muốn tạo ra những chiếc đồng hồ mà nhiều người sẽ sử dụng và trân trọng trong thời gian dài”.

Đến 1995, triết lý này mới thực sự được thương hiệu kết nối trở thành lý tưởng xuyên suốt bằng cách phát triển các công nghệ tiên tiến nhất nhằm đạt được: độ chính xác vượt trội, thiết kế đơn giản và thiết thực.

3. Những chiếc đồng hồ Citizen đầu tiên

Năm 1930, công ty bắt đầu sản xuất hàng loạt đồng hồ đeo tay với linh hồn F Caliber 10 line khả năng lên dây cót tay. Năm 1935, công ty cho ra mắt dòng máy cải tiến 8 line K Caliber.

Một năm sau đó Citizen chính thức mở nhà máy sản xuất Tanashi ở Tokyo và đây cũng là nơi sản xuất chính đến thời điểm hiện tại.

Tháng 7/1936, Citizen chính thức mở rộng sản xuất và đem đồng hồ của mình du nhập vào các nước Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương. Khoảng thời gian những năm 30 này mang dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của Citizen.

Tính đến năm 1939 thì số lượng đồng hồ Citizen đã bán ra đạt 5 triệu chiếc.

4. Đế chế Yamaha

Cuối năm 1924, Citizen bắt đầu thương mại sản phẩm đầu tiên của mình, đó là chiếc đồng hồ bỏ túi sử dụng máy Caliber 16. Và kể từ đó, thương hiệu Citizen vươn lên mạnh mẽ cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc chiến này đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Nhật Bản.

Lịch sử đồng hồ Citizen: Đế chế Yamaha - ảnh 2

Trong thời gian này, thương hiệu Citizen đã bước sang một kỷ nguyên mới với sự xuất hiện của chủ tịch Eiichi Yamada. Đây là cột mốc quan trọng của lịch sử đồng hồ Citizen. Ông hiểu rằng tương lai của Citizen nằm trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, xây dựng nhiều đại lý phân phối trên toàn thế giới.

  • Năm 1936, Citizen đã mở rộng thị trường vượt ra ngoài ranh giới Nhật Bản, bằng việc xuất khẩu đồng hồ đến nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á.
  • Năm 1940, Citizen đã chuyển nhà máy sản xuất đến thị trấn nhỏ cách vị trí cũ của họ ở Tokyo khoảng 200Km. Công ty sản xuất rất nhiều thành phần, trong đó đáng chú ý là máy đo thời gian và bật lửa cho mục đích quân sự.
  • Năm 1956, Citizen đã cho ra mắt dòng đồng hồ chống sốc, chịu va đập Parashock. Một lần nữa khẳng định tên tuổi của ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản.
  • Ngay sau đó, hãng lại tiếp tục chiêu đãi mọi người bằng bữa tiệc mang tên Parawater, mẫu đồng hồ chống nước.
  • Năm 1958, Citizen giới thiệu đồng hồ báo thức đầu tiên của Nhật Bản, Citizen Alarm. Sử dụng bộ máy Caliber A-980 lên dây bằng tay. Cũng vào năm đó, Citizen đã sản xuất thành công chiếc đồng hồ tự động đầu tiên. Sử dụng bộ máy Caliber 3 KA đính kèm 21 viên đá quý.

4. Đồng hồ Citizen điện tử xâm chiếm toàn cầu

Kể từ năm 1958, 7 năm liên tiếp sau đó Citizen đã thực hiện toàn cầu hóa thương hiệu của mình. Đầu tiên là xuất khẩu đồng hồ sang Trung Quốc. Tiếp sau đó năm 1960 thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ đưa ngành công nghiệp đồng hồ vào đất nước này.

Tháng 3/1960, Citizen đã bắt tay thỏa thuận với Bulova Watch Company của Mỹ. Năm 1965, Citizen mở văn phòng đại diện ở Đức, chuẩn bị cho nước thâm nhập thị trường Châu Âu với quy mô lớn.

Năm 1964, Citizen đã lập một phòng nghiên cứu Tokorozawa nhằm phát triển dòng đồng hồ điện tử. Chỉ trong vòng 2 năm, Citizen đã cho ra mắt đồng hồ điện tử đầu tiên X-8, sử dụng máy Caliber 0800 – 25J. Pin dùng liên tục lên tới 1 năm.

Trong thời đại mà đồng hồ cơ tự động nắm thế thượng phong, đồng hồ điện tử là một làn gió mới thổi vào ngành công nghiệp đồng hồ.

Sau X-8, Citizen tung ra dòng cải tiến mới X-8 Cosmotron vào năm 1967. Hãng đã bán bộ máy này cho hơn 20 công ty ngoại quốc. Dòng X-8 được chú ý bởi đây là sáng chế đầu tiên của Citizen. Đến tháng 5/1970, Citizen nâng cấp dòng máy để đời của mình bằng thiết kế Titanium đầu tiên trên thế giới.

Citizen  X-8 Cosmotron vào năm 1967 - ảnh 3

Citizen là thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng chất liệu bền, nhẹ vào sản xuất đồng hồ. Trở thành nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất thế giới.

6. Tiếp đến là đồng hồ Quartz, đồng hồ mỏng và đồng hồ leo núi với cảm biến

6.1 Đồng hồ Quartz

Năm 1973, Citizen chính thức đặt chân vào thế giới đồng hồ Quartz với mẫu đồng hồ Citizen Quartz Crystron – sản phẩm hiển thị giờ bằng các kim đầu tiên.

Citizen Quartz Crystron 1973 - ảnh 4

Một năm sau đó hãng phát triển thêm dòng Quartz Crystron LC. Sử dụng công nghệ màn hình tinh thể lỏng LCD hiển thị ngày, thứ và giờ.

Chỉ sau 10 năm đầu tư vào đồng hồ điện tử, Citizen đã liên tiếp tung ra các mẫu đồng hồ mang tính đột phá mới và độc đáo trên thế giới. Một lần nữa khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ đồng hồ thế giới.

Năm 1974, Citizen phát triển mẫu đồng hồ sử dụng năng lượng mặt trời với mặt số Analog đầu tiên. Năm 1975 là thành công tiếp theo của Citizen khi ra mắt đồng hồ đáng tin cậy với độ sai lệch chỉ 3s/năm đánh bại đối thủ Mega lúc đó.

Hãng chỉ sản xuất giới hạn với vỏ và dây được làm bằng vàng, định giá lên đến 4.5 triệu Yên Nhật một chiếc.

6.2 Đồng hồ mỏng

Năm 1978, thế giới đang bắt đầu chuyển hướng đến sự mỏng nhẹ. Thì Citizen nhập cuộc bằng tạo tác Citizen Exceed Gold hay còn gọi là Citizen Quartz 790 là dòng đồng hồ Citizen nữ.

Khám phá: Citizen Exceed hiện nay

Citizen Quartz 790 - ảnh 5

Nguồn ảnh mạng về chiếc Citizen mỏng năm 1978

Độ dày của máy chỉ dưới 1mm cho phép Citizen giảm được đáng thiết diện của đồng hồ còn 4.1 mm.

Đến năm 1981 Citizen chính thức vượt mặt đồng hồ Thụy Sỹ với số lượng sản xuất vượt trội.

6.3 Đồng hồ leo núi

Citizen liên tục gây ấn tượng thế giới với những phát minh liên tục qua các năm.

  • 1985 ra mắt đồng hồ lặn nổi tiếng Aqualand, sở hữu cảm biến đo độ sâu.
  • Cuối những năm 80, Altichron ra đời là chiếc đồng hồ leo núi có khả năng cảm biến đo độ cao. Promaster là sản phẩm đồng hồ thể thao của Citizen ra mắt đầu năm 1990.
  • Trong thời gian đó Citizen tiếp tục giữ vị trí cao khi liên tục có lượng sản xuất đạt 100 triệu chiếc năm 1988, 200 triệu chiếc năm 1993.

Trên đây là dòng lịch sử phát triển của thương hiệu Citizen mang tầm quốc tế.

Tìm kiếm nhiều:
Citizen QuartzCitizen Eco DriveCitizen AutomaticCitizen TsuyosaCitizen Series 8Citizen Limited EditionCitizen Open HeartCitizen ChronographCitizen MoonphaseCitizen TachymeterCitizen TitaniumCitizen nữCitizen mạ vàng

Chặng đường Citizen tạo nên chiếc đồng hồ phù hợp với cuộc sống

Lịch sử đồng hồ Citizen trải qua hơn 100 năm đạt với nhiều cột mốc đáng tự hào. Và đây là những công nghệ tiên tiến mang tính cột mốc đưa Citizen trở thành thương hiệu hiện thực hóa lý tưởng “đồng hồ công dân”.

1. Tích hợp thêm tính năng

Từ 1998, Citizen ưu tiên hàng đầu trong việc sản xuất đồng hồ đạt được sự thoải mái bao gồm:

  • Lịch vạn niên có hiệu lực đến năm 2100.
  • Chức năng giờ thế giới
  • Dây đeo kim loại không gây dị ứng, nhẹ nhàng với da và khóa bấm không bị vướng móng tay.
Citizen tích hợp thêm chức năng World Time vào đồng hồ - ảnh 6

2. Giới thiệu Super Titanium™

Năm 2005, Citizen giới thiệu Super Titanium™ – vật liệu gốc được Citizen phát triển và tinh chế trong nhiều thập kỷ.

Không chỉ có khả năng chống trầy xước và ăn mòn vượt trội, chất liệu này còn siêu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm. Nhờ vào việc xử lý Duratect PTIC (nay gọi là Duratect Platinum) tạo ra được tông màu tuyệt đẹp.

Đồng hồ Citizen sử dụng Super Titanium™ - ảnh 7

3. Phát triển chuyển động cơ học

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập, Citizen đã phát triển Caliber 0910 sánh vai với Eco-Drive như một giải pháp bền vững trong bảo vệ môi trường. Xử lý mọi quy trình chế tạo từ các thành phần riêng rẽ đến lắp ráp cuối cùng đều tại Citizen.

Caliber 0910 của Citizen - ảnh 8

Là bộ máy in-house dữ trữ năng lượng 42 giờ, tần số dao động cao 28.800bph, 27 chân kính, sai số chỉ +10 đến -5s.

Đây là minh chứng về độ kiên trì không khoan nhượng đối với mục tiêu tạo ra đồng hồ cơ có độ chính xác cao cho đến bộ máy sau này là Caliber 0200.

Xem: Tổng hợp các nhà sản xuất bộ máy đồng hồ nổi tiếng nhất

4. Phát minh mới: Eco-Drive, sai số chỉ ±5s/năm

Mặc dù đã cho ra đời Eco-Drive vào 1976 mang tính cách mạng vào lúc đó nhưng hầu hết chúng đều có mức sai số ±15s/năm. Năm 2011, Citizen đã tạo nên đột phá khi công nghệ năng lượng ánh sáng này đã đạt được độ chính xác cao hơn, sai số chỉ 5s/năm.

Đồng hồ EM0892-80D, EM0899-81A sử dụng bộ máy Eco-Drive - ảnh 9

Đồng hồ EM0892-80D, EM0899-81A sử dụng bộ máy Eco-Drive

5. Nghiên cứu sử dụng giấy Washi

Tiếp tục chuỗi lý tưởng “đồng hồ công dân” và đồng hành cùng bảo vệ môi trường, Citizen đã dành nhiều năm nghiên cứu loại vật liệu trong mờ cho mặt đồng hồ.

Năm 2017, cuối cùng thương hiệu đã chọn vật liệu khá cổ xưa: washi là loại giấy truyền thống của Nhật Bản. Chúng hấp thụ ánh sáng thông qua các khoảng hở giữa các sợi có thể dùng cho đồng hồ Eco-Drive.

Chiếc Citizen AQ4100-65W Platinum Tosa Washi Paper - ảnh 10

Chiếc Citizen AQ4100-65W Platinum Tosa Washi Paper

6. Thách thức mới về độ chính xác và các bộ máy cơ học tiếp theo ra đời

Lý tưởng tiếp theo Citizen đặt ra là tạo ra chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới và thương hiệu đã thành công khi cho ra đời được bộ máy có độ chính xác hằng năm là ±1 giây.

Cụ thể năm 2019, Citizen đã chọn bộ dao động tinh thể cắt AT thay vì bộ dao động hình âm thoa trong đồng hồ thạch anh. Kết hợp cùng quy trình Liga (chế tạo vi mô) sản xuất ra bánh răng có độ chính xác đặc biệt, hiệu chỉnh nhiệt độ để tạo ra mức sai số kỳ diệu khuấy động thế giới chế tạo đồng hồ.

Đến năm 2021, Citizen đã nâng tính thẩm mỹ khi tạo ra bộ máy cơ Calibre 0200 khi sử dụng kỹ thuật trang trí La Joux-Perret của Thụy Sỹ. Sai số trung bình -3/+5s mỗi ngày, vượt qua cả tiêu chuẩn của đồng hồ Chronometer (ISO3159).

Calibre 0200 của Citizen - ảnh 11

Citizen hứa hẹn sẽ có nhiều sự phát triển mới trong tương lai.

Trước khi nhắc đến logo, Citizen có một biểu tượng là hình đại bàng với đôi cánh dang rộng biểu tượng cho cam kết song sinh.

Lý do thương hiệu chọn con vật này là vì đại bàng có thị lực cực kỳ tốt, có thể phát hiện ra con mồi từ khoảng cách 1.000m. Nó đại diện cho sự tiên liệu và hành động dựa trên tầm nhìn rõ ràng về tương lai. Đó cũng là ý nghĩa mà Citizen hướng tới phía trước, theo đuổi lý tưởng.

1. Logo Citizen

Từ 1948 – 1968: logo gốc khá phức tạp với chữ Citizen khá lạ mắt. Phía sau dòng chữ là đồng hồ bỏ túi. Có ngôi sao với chữ S phía trong, cùng các chữ viết bên ngoài màu trắng trên nền xanh.

Từ 1968 – 1988: bên cạnh dòng chữ Citizen được thiết kế đơn giản hơn với phông chữ serif thanh lịch. Hình ảnh đồng hồ vẫn còn đó, màu đỏ, điểm trắng bên trong biểu thị kim.

Từ 1988 – nay: Citizen đã làm tối giản chúng đến mức có thể nhưng không mất đi phong cách và di sản của nó. Tỷ lệ có khác hơn chút, kích thước rộng hơn, và độ dày các ký tự nhỏ hơn.

Logo Citizen trong lịch sử hãng đồng hồ Citizen qua các năm - ảnh 11

Lịch sử hãng đồng hồ Citizen gắn liền với những logo qua từng giai đoạn

2. Citizen Eco Drive logo

Citizen Eco-Drive được hãng ưu ái cho ra đời logo riêng như khẳng định về sự tân tiến và ghi dấu trong ngành chế tạo đồng hồ về công nghệ đáng tự hào này của mình.

Logo Citizen là hình ảnh quả địa cầu. Thể hiện ý nghĩa mang tầm quốc tế và độ phủ sóng, đối tượng khách hàng trên toàn thế giới cùng thông điệp đồng hành bảo vệ môi trường của thương hiệu. Không còn nghi ngờ gì nữa với lịch sử phát triển huy hoàng của mình, Citizen đã khéo nói lên thông điệp của mình qua hình ảnh logo.

Citizen Eco Drive logo - ảnh 12

3. Citizen Promaster logo

Ý nghĩa của Citizen Promaster logo là biểu trưng cho tính ứng dụng cao của dòng đồng hồ này. Đường nét hướng lên, xuống to bản thể hiện sự chắc chắn và độ bền cao, linh hoạt.

Dòng đồng hồ thể thao Promaster gồm các phiên bản dành cho quân đội, hàng không và đồng hồ lặn.

Citizen Promaster logo - ảnh 13

Trên đây là hành trình lịch sử hãng đồng hồ Citizen và lý tưởng đem lại chiếc “đồng hồ công dân” cho người dùng yêu mến cỗ máy thời gian. Thông qua đó cũng hiểu được chất lượng của đồng hồ Citizen, lý giải vì sao lại được yêu mến đến vậy.

Ngày nay, Citizen là một trong những nhóm công ty công nghiệp lớn nhất Nhật Bản, với 80 công ty con trải khắp 5 châu lục. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 3.27 tỷ USD.

Cứ 4 đồng hồ và máy đồng hồ được sản xuất ra trên thế giới thì có một cái của Citizen. Citizen tiếp tục khám phá những giới hạn mới trong lĩnh vực công nghiệp đồng hồ.

Lịch sử đồng hồ nổi tiếng khác:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

3 thảo luận
  1. Đồng Hồ Hải Triều

    Chào Anh,

    Đồng hồ Hải Triều đã nhận được yêu cầu của Anh, xin trả lời như sau:

    Nếu đồng hồ của Anh được mua tại Hải Triều, Anh vui lòng mang đồng hồ kèm phiếu bảo hành của hãng và của Hải Triều đến các showroom của Hải Triều để được nhân viên hỗ trợ chi tiết hơn nhé.

    Đồng hồ Hải Triều hiện có 08 chi nhánh:

    Chi Nhánh 1: 160-162 Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM
    Chi Nhánh 2: 190D Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp.HCM
    Chi Nhánh 3: 188A2 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp.HCM
    Chi Nhánh 4: 92/2 Nguyễn Ảnh Thủ, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM
    Chi Nhánh 5: 676 Lê Trọng Tấn, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân
    Chi Nhánh 6: 182, Đường 30/4, KP3, Phường Thanh Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
    Chi Nhánh 7: 85B Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
    Chi nhánh 8: 80 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

    Nếu đồng hồ của Anh không mua tại Hải Triều, Anh vui lòng mang đồng hồ đến các địa chỉ trung tâm bảo hành chính hãng Citizen tại Việt Nam để được các nhân viên kỹ thuật của hãng kiểm tra và xử lý nhé.

    Nếu cần thêm thông tin, Anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777.
    Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng).

    Chúc anh ngày mới vui vẻ.
    [HH]

    7 năm trước
  2. H
    Hiệp

    Tôi có một chiếc citizen atumatic bing size đã hỏng tôi muốn khôi phục lại nó vì đây là kỉ vật của ông nội tôi để lại thì tôi nên đến đâu để sửa

    7 năm trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *