Bật mí thú vị về Anti Reflective Coating – Lớp phủ chống chói

Bật mí thú vị về Anti Reflective Coating - Lớp phủ chống chói

Nhược điểm lớn nhất trên đồng hồ kính Sapphire là tình trạng chói khi đi dưới nắng. Và lớp phủ Anti Reflective Coating sinh ra để khắc phục điều này.

MỤC LỤC

› Anti Reflective Coating là gì?

Nguyên lý hoạt động

Phương pháp và phân loại lớp phủ

› Làm cách nào để biết đồng hồ của mình có lớp phủ AR?

› Tầm quan trọng của lớp phủ chống chói trên đồng hồ

Anti Reflective Coating là gì?

Anti Reflective Coating (AR) là lớp phủ chống phản chiếu được phủ lên mặt kính Sapphire để khắc phục nhược điểm gây chói do loại vật liệu này gây ra, giúp tăng tính dễ đọc cho người dùng.

Cụ thể,

Sapphire là kính chống trầy xước vượt trội được sử dụng rộng rãi trên các dòng đồng hồ cao cấp. Nhược điểm lớn của nó là gây ra tình trạng chói khi đi dưới nắng mặt trời.

Hãy thử tưởng tượng bạn cần phải xoay cổ theo tay nhiều góc khác nhau, thậm chí phải khum cổ tay sát khuôn mặt mới có thể biết bây giờ là mấy giờ khi đi dưới ánh sáng ban ngày nếu như mặt kính đồng hồ không có lớp phủ chống chói Anti Reflective Coating.

Tìm hiểu chi tiết: Kính Sapphire Crystal là gì?

Lớp phủ Anti Reflective Coating là gì?

Nguyên lý hoạt động của lớp phủ chống phản chiếu

Cơ chế hoạt động của lớp phủ Anti Reflective Coating rất phức tạp, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích điều này một cách đơn giản nhất.

Nguyên lý hoạt động dựa vào khoa học vật lý quang học.

Khi có ánh sáng chiếu vào bề mặt, thủy tinh có xu hướng phản xạ và gây chói.

Tại thời điểm này, nhiệm vụ của lớp phủ Anti Reflective Coating là làm các bước sóng ánh sáng lệch pha với nhau, khiến đỉnh của một sóng A thẳng hàng với đáy của sóng B, kết quả là chúng triệt tiêu nhau và giảm (hoặc loại bỏ) tình trạng phản xạ (nguyên nhân gây chói).

Xem thêm các: Công nghệ trên đồng hồ đeo tay

Phương pháp và phân loại lớp phủ Anti Reflective Coating

Lớp phủ Anti Reflective Coating tạo thành từ các lớp trong suốt khác nhau bằng quá trình lắng đọng hơi vật lý (PVD). Phương pháp này giúp mặt kính dù có thêm lớp phủ nhưng vẫn giữ được độ trong suốt ban đầu.

Có 3 cách để nhà sản xuất đưa lớp phủ vào mặt kính:

Lớp phủ đơn mặt ngoài: Được phủ lên mặt ngoài của kính Sapphire.

  • Ưu điểm dễ thi công, giảm độ chói tốt hơn do phủ bên ngoài. Giá thành cũng tương đối rẻ.
  • Nhược điểm là lớp phủ dễ bị trầy, hao mòn trong quá trình dùng.

Lớp phủ đơn mặt trong: Phủ ở mặt trong của kính Sapphire.

  • Ưu điểm dễ thi công, giá thành rẻ và không bị hao mòn, trầy trong quá trình dùng (trừ trường hợp tháo kính ra để sửa chữa).
  • Nhược điểm là vẫn xuất hiện tình trạng chói nhẹ.

Lớp phủ kép: Phủ ở cả hai mặt trong và ngoài của kính Sapphire. Các hãng đồng hồ phân khúc cao thường lựa chọn phương pháp này.

  • Ưu điểm khó thi công và cần kỹ thuật lắng đọng hơi vật lý hiện đại để tăng lớp phủ. Độ phủ được giảm tối đa giúp đọc thời gian dễ dàng ngay cả khi nhìn trực tiếp dưới ánh mặt trời.
  • Nhược điểm là giá thành đắt gấp đôi so với lớp phủ đơn.

Ngoài ra, còn có thêm các loại coating khung vỏ nhằm làm gia tăng độ cứng, một số công nghệ coating vỏ đồng hồ đáng chú ý đó là mạ vàng PVDDiamond-like carbon Coating

Đọc thời gian dễ dàng nhờ lớp phủ Anti Reflective Coating

Trải nghiệm đọc thời gian dễ dàng nhờ vào lớp phủ chống chói Anti Reflective Coating

Làm cách nào để biết đồng hồ của mình có lớp phủ AR?

1. Xem bảng mô tả kỹ thuật

Là cách nhanh và chính xác nhất để biết chiếc đồng hồ mình cần có lớp phủ chống phản chiếu hay không. Các hãng như Orient, Longines, Tissot,… đều đưa thông tin này lên website của họ như một cách minh chứng cho chất lượng.

2. Xem thông qua hiệu ứng màu sắc

Anti Reflective Coating có 3 màu sắc hiển thị khi đi dưới nắng. Bằng cách nghiêng mặt số theo nhiều chiều khác nhau, bạn sẽ nhìn thấy các lớp màu sau:

Lớp phủ AR xanh: Đây là hiệu ứng màu thường gặp nhất.

Lớp phủ AR đỏ: Ít gặp hơn nhưng cũng khá phổ biến.

Lớp phủ AR trong suốt: Không nhìn thấy và được các hãng đồng hồ cao cấp lựa chọn. Ưu điểm của lớp màu trong suốt là tăng tính dễ đọc, không làm ảnh hưởng đến thiết kế dự định ban đầu từ nhà sản xuất.

Màu sắc của lớp phủ Anti Reflective Coating

Tầm quan trọng của lớp phủ chống chói trên đồng hồ

Tùy theo ngân sách và nhu cầu sử dụng mà bạn nên lựa chọn đồng hồ kính Sapphire có lớp phủ đơn hoặc kép, màu xanh / đỏ / trong suốt. Anti Reflective Coating là “người hùng thầm lặng”, không vô hại mà còn giúp bạn:

  • Dễ đọc thời gian khi đi dưới nắng, đặc biệt là khi lái xe
  • Không bị chói, khó chịu cho người đối diện
  • Không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho đồng hồ

Một số thương hiệu như Seiko sẽ hạn chế sử dụng kính Sapphire lên đồng hồ, một phần cũng vì nguyên nhân gây chói. Seiko tự sản xuất độc quyền loại kính cứng Hardlex Crystal và vẫn đảm bảo tính năng chống trầy xước ở mức cao.

Tin tức liên quan:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *