Caliber 8210 movement là một trong những bộ máy được đánh giá cao của nhà Citizen, ở BST Tsuyosa ra mắt năm 2023 bộ máy này cũng xuất hiện với nhiều ưu điểm vượt trội. Cùng khám phá chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu máy đồng hồ Miyota Nhật Bản phổ biến nhất hiện nay
MỤC LỤC › Thông số kỹ thuật máy Caliber 8210 sử dụng trong Citizen Tsuyosa |
Thông số kỹ thuật máy Caliber 8210 sử dụng trong Citizen Tsuyosa
Cái tên Caliber 8210 được lấy từ thuật ngữ Caliber, chỉ các bộ máy bên trong, đặc biệt là những bộ máy in-house (bộ máy do chính nhãn hàng đảm nhiệm tất cả các khâu từ thiết kế, phát triển và sản xuất).
Mặc dù có lịch sử ra đời gần 50 năm nhưng Citizen 8200 vẫn đang được sản xuất và có mặt trong nhiều sản phẩm đồng hồ, trong đó có bộ sưu tập Citizen Tsuyosa vừa ra mắt năm 2023 với bộ máy 8210.
Xem thêm các thuật ngữ bộ máy khác
- Khám phá Citizen Miyota 8215: Máy automatic Nhật phổ biến nhất
- Toàn bộ về Citizen Miyota 9015, máy đồng hồ Nhật được ưa chuộng nhất
- Giải mã đồng hồ Citizen automatic 8200 có gì đặc biệt?
Có xuất xứ từ tập đoàn Citizen, tập đoàn chuyên cấp các bộ máy và đồng hồ chất lượng bền bỉ, thiết kế đơn giản và tiết kiệm chi phí, bộ máy Caliber 8210 có các chỉ số khá tương tự với các cỗ máy anh em hệ 8200 khác.

Citizen Tsuyosa là bộ sưu tập tiêu biểu có các sản phẩm sở hữu bộ máy Caliber – Hình đồng Citizen Tsuyosa NJ0150-81E (mặt đen), NJ0155-87E (rằn ri), NJ0154-80H (demi), NJ0150-81X (mặt xanh lá), NJ0150-81A (mặt trắng), NJ0150-81L (mặt xanh dương)
Điểm qua thông số kỹ thuật của Caliber 8210:
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Thương hiệu: Miyota (Citizen)
- Tần số dao động: 21,600 vph (3hz)
- Lift Angle: 49 độ
- Thời gian trữ cót: 40-45 giờ
- Sai số: khoảng 20-40 giây/ ngày
- Chiều lên dây: Một chiều, ngược kim đồng hồ
- Lên dây: Tự động và thủ công
- Chức năng: kim giờ, phút, giây và lịch ngày (ở hướng 3:00)
- Đường kính: 11 1/2”’ (26mm)
- Độ dày: 5,2 mm
- Số chân kính: 21
- Cơ chế chống sốc Parashock
- Mạ vàng

Bộ máy mạ vàng Caliber 8210
Phân tích kỹ hơn về bộ máy Caliber 8210:
- Thời gian trữ từ 40 đến 45 tiếng, đây là thời gian trữ thường thấy ở đồng hồ cơ xuất xứ Nhật, người dùng cần đeo 8 tiếng để đồng hồ chạy liên tục khoảng một ngày.
- Chân kính 21, giảm ma sát trong bộ máy sinh ra trong quá trình hoạt động.
- Tần số dao động rơi vào 21,600 vph (3hz), sai số từ 20- 40 giây, rất thường thấy ở máy Automatic Nhật
- Khả năng chống sốc Parashock tương tự các dòng máy thuộc mã 8200 khác nhằm bảo vệ khối cân bằng và giúp bộ máy tránh khỏi các tác động ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
- Có thể vừa dây tự động và cả thủ công, hỗ trợ người dùng tiện lợi hơn trong cách sử dụng.
- Là bộ máy cơ sử dụng động năng với cơ chế lấy năng lượng từ chuyển động cổ tay của người dùng. Điều khác biệt của Caliber 8210 so với các thương hiệu đồng hồ cơ Thụy Sỹ là bộ máy có phần đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
- Sử dụng trong Citizen Tsuyosa series, bộ máy Miyota 8210 được bảo vệ bởi tiêu chuẩn chống nước 5ATM và mặt kính Sapphire chống trầy, chống va đập tuyệt vời.
- Vì là sản phẩm in-house nên sẽ không tìm thấy Caliber 8210 ở các sản phẩm của nhãn hàng khác, đây được xem là đặc trưng của Citizen khi sở hữu bộ máy độc quyền.
Chung quy lại thì bộ máy Miyota 8210 đáp ứng đầy đủ những tiêu chí từ trước đến nay nhà Citizen đề ra cho các bộ máy Automatic của mình là: Bền bỉ, độ chính xác cao, dễ bảo dưỡng và giá thành phù hợp phân khúc tầm trung. Cũng chính vì nguyên nhân này mà bộ máy này nhanh chóng tiếp cận người dùng thông qua sản phẩm đồng hồ, đặc biệt là bộ sưu tập Citizen Tsuyosa.

Bộ máy Caliber bền bỉ, ít bảo dưỡng, tiết kiệm chi phí và tính chính xác cao
So sánh Citizen Caliber 8210 với các bộ máy tương tự
Thuộc thế hệ những bộ máy 8200 của Citize, Caliber 8210 có những điểm tương đồng với 8200, 8231 và Miyota 8215, tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài sự khác biệt giữa các loại máy cho ra những đặc trưng riêng.

Mặt số với đặc trưng hiển thị ngày của bộ máy Caliber – Hình ảnh đồng hồ Citizen Tsuyosa NJ0150-81E
1. Với 8200

Bộ máy 8200
Về thông số kỹ thuật thì Citizen Caliber 8210 và 8200 gần như tương tự nhau, chỉ khác một chút khi ở 8200 có thêm chức năng hiển thị các thứ trong tuần. Trên mặt số máy 8200 sẽ hiển thị thứ bằng chữ và thông tin về ngày.
2. Với 8213

Bộ máy 8213 của Miyota
Tương tự như 8200 thì 8213 cũng có mọi thông số kỹ thuật và hoàn thiện giống với 8210, điểm đặc trưng trên Citizen 8213 là có thêm kim giây ở giữa bộ máy. Nhìn vào mặt của bộ máy Citizen 8213 sẽ có thêm một mặt phụ nhỏ ở hướng 4:00 – 5:00 chạy kim giây.
3. Với Miyota 8215

Hình ảnh 8215 được Miyota công bố trên trang bán hàng
Bộ máy Miyota 8215 được đánh giá là gần giống nhất với Caliber 8210 nhưng là phiên bản được bán ra ngoài với các thông số kỹ thuật tương tự và đôi khi chỉ khác nhau ở vị trí đặt ngày. Ở Miyota 8215 vị trí hiển thị ngày là lúc 3:00 hoặc 6:00, còn trên 8210 thì được cố định ở vị trí 3:00.
Khác với bộ máy inhouse Citizen Caliber 8210 chỉ xuất hiện trên những chiếc đồng hồ của Citizen thì Miyota 8215 movement là sản phẩm Citizen chuyên cung cấp cho bên thứ 3. Chính vì thế mà Miyota 8215 có mặt trong nhiều sản phẩm của các hãng khác, tiêu biểu có thể kể đến: Kyboe, Invicta, Lip, Laco, Perseo, Bernhardt, Camel,Timex US, Dugena, Festina, Jacques Lemans,…
Bộ máy Caliber 8210 trong bộ sưu tập Citizen Tsuyosa là bộ máy in-house được Citizen hoàn toàn đảm bảo từ khâu thiết kế đến sản xuất. Miyota 8210 đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chuẩn bao gồm: bền bỉ, độ chính xác cao, ít bảo dưỡng và giá thành rẻ của một cỗ máy xuất xứ Nhật Bản. Bộ máy này trở nên phổ biến và tăng độ nhận diện hơn hết khi bộ sưu tập Citizen Tsuyosa với mặt hình thùng trở thành trào lưu thời gian gần đây.
Tham khảo thêm bộ sưu tập đồng hồ:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Retrograde là gì? Tìm hiểu chức năng kim đồng hồ quay trở lại
ETA 2892-2 trở thành tiêu chuẩn cho nhiều thương hiệu Thụy Sỹ
Review cỗ máy 6R15 Seiko phổ biến nhất trong đồng hồ hiện đại
Slide rule – Vòng bezel xoay đa tính năng trên đồng hồ
Kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing thủ công bậc thầy
G-Shock Carbon – Vật liệu “thứ ba” đem lại sức mạnh cho Casio
Độ dày của đồng hồ đo như thế nào? Được chia thành mấy loại
Vì sao Bezel Fluted trở thành “dấu ấn nhận diện” của Rolex?
THẢO LUẬN