Đồng hồ chức năng Chronograph là gì? Ưu điểm và cách dùng

dong ho chuc nang chronograph la gi? uu diem va cach dung

Đồng hồ Chronograph hiện nay là dòng sản phẩm được người yêu thích thể thao tìm mua, chúng hỗ trợ người tập luyện ghi lại thời gian luyện tập mà không phải mang theo quá nhiều công cụ. Vậy Chronograph là gì và sử dụng ra sao, cùng bài viết sau làm rõ hơn nhé.

MỤC LỤC

› Chức năng Chronograph là gì?

› Các loại đồng hồ Chronograph

1. Chronograph đơn giản

2. Double Chronograph/Rattrapante Chronograph/Split Seconds

3. Flyback Chronograph

4. Mono-Pusher Chronograph/Monopizer

5. Modular Chronograph

› Hướng dẫn sử dụng chức năng Chronograph trên đồng hồ

› Lịch sử ra đời tính năng Chronograph

› Ưu và nhược điểm trên đồng hồ Chronograph

1. Ưu điểm

2. Nhược điểm cần cân nhắc

YouTube video

Chức năng Chronograph là gì?

Chronograph là tính năng được thêm vào đồng hồ đeo tay để có thể hoạt động như một chiếc đồng hồ bấm giờ. Chúng thường có 2, hoặc 3 chế độ đo và đếm thời gian khác nhau, thường sử dụng trong thể thao, các cuộc thi hoặc sự kiện cần đo đạc chính xác về thời gian.

Từ đó có thể tính toán tốc độ dựa trên thời gian di chuyển hoặc đo khoảng cách dựa trên tốc độ (áp dụng đối với đồng hồ có thêm chức năng Tachymeter).

Chức năng Chronograph là gì? Một số đồng hồ Tachymeter sẽ có chức năng Chronograph - ảnh 1

Đồng hồ Tachymeter sẽ có tính năng Chronograph. Tuy nhiên, không phải mẫu Chronograph nào cũng có tính năng Tachymeter.

Theo tiếng Hy Lạp từ Chronograph là viết tắt của“Chrono” là thời gian và “graph” có nghĩa là ghi. Chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên được phát minh vào khoảng đầu thế kỷ 17 bởi ông Louis Moinet.

Cho đến nay, gần như mọi thương hiệu đồng hồ lớn nhỏ đều có dòng Chronograph của riêng mình. Tính năng này xuất hiện ở cả đồng hồ Automatic (tự lên dây cót), Handwinding (lên cót bằng tay) và cả đồng hồ Quartz.

Tính năng này được tận dụng nhiều nhất bởi dân thể thao, tập luyện, mạo hiểm hay chỉ đơn giản là phụ kiện giúp phái mạnh trở nên lịch lãm, mạnh mẽ hơn.

Không chỉ dừng ở trong kiểu dáng hầm hố, ngày càng có nhiều mẫu Chronograph sở hữu thiết kế sang trọng, lịch lãm. Giá bán ở các loại vì thế cũng có sự thay đổi, từ vài triệu đến hàng trăm triệu cũng có.

Thuật ngữ Chronograph thường bị nhầm với Chronometer

Chronograph chỉ chức năng bấm giờ trên còn Chronometer để chỉ đồng hồ đạt chứng nhận chính thức của Thụy Sỹ là COSC, nghĩa là đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt về độ bền và chính xác trong điều kiện bất lợi.

YouTube video

Tìm hiểu rõ hơn về các bộ phận, tính năng, chất liệu, chứng nhận trên đồng hồ tại: Thuật ngữ

Các loại đồng hồ Chronograph

1. Chronograph đơn giản

Tức Chronograph truyền thống điều khiển bằng 2 nút bấm cho phép bắt đầu, dừng và đặt lại. Hầu hết các mẫu đồng hồ Chronograph ngày nay đều sử dụng 2 nút bấm này.

Chức năng bấm giờ thể hiện bằng các kim và mặt số phụ, tối thiểu phải có bấm giờ giây và bấm giờ phút. Tùy bộ máy mà bạn có thể thực hiện phép tính giữa các lần đo, thời gian đo, độ chính xác (đơn vị đo) cũng như Kích Hoạt/Dừng Lại/ Tiếp Tục được hay không.

Loại đồng hồ Chronograph đơn giản - ảnh 2

2. Double Chronograph/Rattrapante Chronograph/Split Seconds

Double Chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và đã thu nhỏ để lắp đặt vừa bên trong của một chiếc đồng hồ đeo tay. Mẫu đầu tiên có chức năng Double Chronograph ra đời vào năm 1930.

Có thể nói Double Chronograph là một loại Chronograph rất phức tạp, trong đó có Rattrapante (trong tiếng Pháp nghĩa là “chia giây”) hoặc Split Seconds Timing.

Loại Chronograph kép này gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập xảy ra đồng thời cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác được đặt ở vị trí 8 giờ hoặc ở vị trí 10 giờ để khởi động lại hai kim về vị trí 0.

Double Chronograph/Rattrapante Chronograph/Split Seconds có trên chiếc Panerai - ảnh 3

Điểm hạn chế của tính năng Chronograph trên phiên bản này là nếu bạn dừng đo thời gian thì sẽ không thể tiếp tục ngay, mà phải cho kim quay lại điểm xuất phát và bấm đo lại từ đầu.

3. Flyback Chronograph

Fly-Back là một chức năng Chronograph phức tạp ra đời năm 1923, bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe công thức 1. Chính vì vậy chúng có độ chính xác rất cao.

Chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên như: Retour-en-vol (tiếng Pháp có nghĩa là trở về), hệ thống Taylor, Permanent zero setting (tự động trở về 0).

Đồng hồ Fly-Back Chronograph có 2 nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 (khởi động, dừng, reset chức năng bấm giờ) và 4 giờ cho phép thực hiện 3 hành động (dừng, đặt lại, khởi động lại) cùng một lúc.

Flyback Chronograph có trên chiếc Baume Mercier - ảnh 4

Flyback Chronograph có trên chiếc Baume Mercier

Như vậy, điểm khác biệt của Fly-Back là chức năng Chronograph có thể được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ. Hoặc đơn giản hơn: Kích Hoạt/Dừng Lại bằng nút bấm ở 2 giờ, Reset và Khởi Động Lại cùng lúc bằng nút ở 4 giờ.

Ngay khi kết thúc quá trình bấm giờ, kim giây sẽ trở lại vị trí ban đầu ngay lập tức và bắt đầu vòng mới chỉ trong 1/100 giây.

4. Mono-Pusher Chronograph/Monopizer

Còn gọi là Chronograph một nút bấm, ra đời năm 1915. Chỉ với 1 nút duy nhất là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng bấm giờ.

Kích Hoạt/Dừng Lại/Reset chỉ qua 1 nút bấm với 3 lần bấm. Bấm một lần kim giây và kim phút bắt đầu di chuyển để bấm giờ, nhấn lần 2 là dừng bấm giờ, lần 3 là kim giây và kim phút được đặt về 0.

Giúp tối giản thao tác, gọn gàng, hạn chế vướng víu, thể hiện nghệ thuật cơ khí phức tạp có thể chinh phục mọi thứ. Nhược điểm là kim sẽ luôn dừng về 0 khi nhấn lần thứ 3, không thể tiếp tục tính giờ lại sau khi đã dừng.

Mono-Pusher Chronograph/Monopizer 1 nút bấm - ảnh 5

5. Modular Chronograph

Là bộ máy Chronograph có cơ chế kiểm soát thời gian độc lập với cơ chế bấm giờ. Bấm giờ được một bộ phận rời có thể tháo/lắp. Đây không phải là một chức năng Chronograph mà chỉ là cấu tạo, Chronograph Modular hoàn toàn có thể là 1 trong 4 loại Chronograph đã kể trên.

Nghĩa là đồng hồ bạn không hiển thị giờ vẫn có thể dùng Chronograph và ngược lại.

Trong khi đó, Integrated Chronograph nếu một trong hai chức năng Chronograph hoặc thời gian chính xảy ra vấn đề thì chức năng còn lại cũng gặp vấn đề.

Modular Chronograph có thể tạo ra những biến thể phức tạp mà không cần nghiên cứu nhiều, giá thành rẻ, dễ sửa chữa bảo dưỡng. Khuyết điểm là tiêu hao nhiều năng lượng hơn, kém chính xác hơn loại tích hợp hẳn vào máy.

Modular Chronograph là chức năng Chronograph tách biệt với bộ máy - ảnh 6

Hướng dẫn sử dụng chức năng Chronograph trên đồng hồ

Ngay cả khi nhiều người hiểu chức năng Chronograph là gì cũng không hẳn biết cách sử dụng khi trên tay khi có chức năng này. Mặc dù có nhiều loại đồng hồ Chronograph khác nhau, nhưng thực tế phổ biến và đa số vẫn là mẫu đi kèm 2 nút bấm.

Các nút bấm thường bố trí ở bên phải thân đồng hồ (điều này được lý giải bởi thói quen đeo đồng hồ bên tay trái nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp các thao tác điều chỉnh chức năng Chronograph nhanh hơn).

Các nút bấm bố trí trên đồng hồ Chronograph là gì - Ảnh 7

Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày, tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên dây cót.

  • Núm bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop).
  • Núm bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset).

Thiết kế mặt số phụ thuộc vào số thang đo Chronograph có thể 2-3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo Chronograph sẽ được bố trí như sau:

  • Thang đo 30 giây hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ.
  • Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 9 giờ.
  • Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 6 giờ.

Các bước kích hoạt sử dụng vào chế độ chức năng bấm giờ trên đồng hồ Chronograph:

Bước 1: Bấm nút khởi động chế độ chronograph ở góc 2h.

Bước 2: Để tạm dừng khi kết thúc đo ấn tiếp nút tại góc 2h thêm lần nữa.

Bước 3: Sau khi kết thúc quá trình đo, bấm nút tại góc 4h để reset thời gian về vị trí ban đầu.

Lịch sử ra đời tính năng Chronograph

Vào năm 1816 Louis Moinet – một người thợ đồng hồ người Pháp được công nhận là người đầu tiên phát minh ra nguyên lý Chronograph dưới cái tên “Compteur de Tierces”.

Louis Moinet là người phát minh ra nguyên lý Chronograph - ảnh 9

Louis Moinet là người phát minh ra nguyên lý Chronograph

Bộ đếm này phát minh để sử dụng trong chiêm tinh học vì chúng có độ chính xác cao 1/60s hơn những chiếc đồng hồ thời đó. Tuy nhiên, chiếc bấm giờ đầu tiên của ông chưa bao giờ được tung ra thị trường. Chiếc Compteur de Tierces của ông còn có tần số dao động 216.000vph (30Hz) kỷ lục suốt một thế kỷ trước khi bị phá vỡ vào 1916 là 360.000vph (50Hz).

Cho đến 1821, Nicolas Mathieu Rieussec – thợ đồng hồ của Vua Louis XVIII đã thực hiện 2 mặt khác nhau nhằm giúp vua có thể tính thời gian cho các vòng đua ngựa. Trên thực tế, nó sử dụng một chiếc bút để ghi lên mặt đĩa tròn, độ dài của cung tròn chỉ thị thời gian trôi qua. Kết quả là ông đã phát triển được chiếc đồng hồ bấm giờ thương mại đầu tiên.

Nicolas Mathieu Rieussec - thợ đồng hồ của Vua Louis XVIII - ảnh 10

Nicolas Mathieu Rieussec – thợ đồng hồ của Vua Louis XVIII

Đến giữa những năm 1800, các nhà phát minh khác như Adolphe Niocole đã tạo ra đồng hồ bấm giờ kết hợp với chức năng đặt lại (quay trở về 0) để tránh lãng phí mực.

Năm 1910, chức năng Chronograph lần đầu tiên có mặt trên đồng hồ đeo tay. Giai đoạn này nhiều phiên bản hỗ trợ tính năng trên thường dùng trong ngành quân sự, tay đua, phi công, thợ lặn, nhất là đội pháo binh để canh thời gian bắn.

Nhiều phiên bản đồng hồ ra đời chức năng Chronograph sau 1910 - Ảnh 11

Ưu và nhược điểm trên đồng hồ Chronograph

1. Ưu điểm

Đồng hồ Chronograph được yêu thích bởi các ưu điểm:

  • Linh hoạt: đầy đủ chức năng tích hợp hơn một chiếc đồng hồ 3 kim thông thường hoặc chỉ hiển thị ngày tháng.
  • Tiện dụng: Hữu ích trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể hẹn giờ chạy bộ, tập luyện… Đặc biệt với công việc chuyên nghiệp cần theo dõi chính xác thời gian, tốc độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác như phi công, đua xe…
  • Phong cách năng động: thiết kế hấp dẫn đối với những người yêu thích thể thao.

2. Nhược điểm cần cân nhắc

  • Chi phí của đồng hồ có tính năng Chronograph thường cao hơn mẫu 3 kim thông thường. Nếu không quá cần thiết, bạn không nên lựa chọn để tránh lãng phí.
  • Nếu tích hợp bộ ly hợp dọc nên đồng hồ sẽ khó bảo trì. Ngược lại nếu sử dụng hệ thống khớp nối ngang ít nhiều đến độ chính xác.
  • Về thẩm mỹ sẽ kém tinh tế hơn.
  • Càng nhiều chức năng đồng nghĩa sẽ tiêu tốn nhiều hơn năng lượng.
YouTube video

4 điều cần biết trước khi mua đồng hồ Chronograph là gì?

Dù là dòng sản phẩm khá phổ biến nhưng thực tế nhiều người lại chưa biết tính năng Chronograph là gì, sử dụng ra sao và không tận dụng hết khả năng có trên sản phẩm của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích thú vị về một trong những dòng đồng hồ đặc biệt nhất hiện nay.

Các tính năng độc đáo trên đồng hồ

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *