Cụm từ “Chronometer” phản ánh về chất lượng bộ máy có độ chính xác vượt trội trên đồng hồ. Để có chứng nhận này này, đồng hồ phải đạt được 7 tiêu chí khó nhằn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật về Chronometer là gì và những thông tin thú vị liên quan.
Chronometer là gì?
Chronometer là chứng nhận về độ chính xác trên đồng hồ, thể hiện bộ máy đã trải qua và vượt qua 7 bài kiểm tra nghiêm ngặt trong một khoảng thời gian nhất định.
Để gọi là đồng hồ Chronometer, đồng hồ Thụy Sỹ hay bất cứ thương hiệu nào phải được gửi đến COSC hoặc tổ chức cấp chứng nhận. Sau đó:
- Đồng hồ được phép gắn nhãn Chronometer lên mặt số/nắp đáy.
- Mỗi chiếc được khắc một số riêng trên bộ máy (nghĩa là không có hai mẫu Chronometer có số khắc giống nhau).
- Có thẻ chứng nhận Chronometer và bán kèm theo.
Tìm hiểu thêm về thuật ngữ bộ máy:
- Máy Powermatic 80 là gì? Các lợi ích mang lại cho người đeo
- Giải thích đồng hồ Swiss Movement – Swiss Movt là gì?
- Sự khác biệt giữa đồng hồ Japan Made và Swiss Made
Các tổ chức cấp chứng nhận Chronometer trên đồng hồ
Đồng hồ đạt chứng nhận Chronometer được cấp bởi rất nhiều tổ chức. Nổi tiếng nhất vẫn là COSC, Superlative Chronometer của Rolex, Grand Seiko Chronometer Standard và METAS.
1. ISO (International Organization for Standardization) – ISO 3159
ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ra đời vào 1947. Thông qua ISO 3159 quy định về đồng hồ đạt tiêu chuẩn Chronometer phải được xác định bởi một bên thứ 3 trung lập, độ chính xác của bộ máy phải đạt -4 đến +6 giây mỗi ngày.
2. COSC
Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sĩ chính thức – COSC thành lập vào năm 1973 với các cơ cấu và hình thức nguyên vẹn đến hiện tại. Là một tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sỹ chuyên kiểm tra máy đo thời gian do Thụy Sĩ sản xuất sau thời gian dài hoạt động liên bang Bern, Geneva, Neuchatel, Solothurn, Vaud cùng với Liên đoàn Công nghiệp Đồng Hồ Thụy Sỹ.
Hiện nay, các thử nghiệm của COSC thường áp dụng cho đồng hồ được sản xuất/lắp ráp tại Thụy Sỹ. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn của họ cũng định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế dưới dạng ISO hoặc DIN.
COSC đánh giá các bộ máy không có vỏ (đồng hồ chưa hoàn chỉnh) trong khoảng thời gian 15 ngày đối với bộ máy cơ và 13 ngày đối với bộ máy thạch anh.
Trong đó, tiêu chuẩn Chronometer tương đương với tiêu chuẩn ISO 3159 cho máy cơ và ISO 10.553: 2003 cho máy pin. Ba phòng thí nghiệm hiện kiểm tra bộ máy gửi đến để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Chronometer được đặt tại Biel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle.
Chỉ có khoảng 3% đồng hồ Thụy Sỹ xuất khẩu mỗi năm đạt được chứng nhận này. Riêng với đồng hồ cơ, 100% gửi đi chỉ có 21% đạt được. Trong đó những thương hiệu cao cấp có Rolex, Omega và Breiltling. Ở thị trường đại chúng có Tissot, Mido (tương đối ít) và các máy ETA. Những năm gần đây có Tudor, Chopard, Zenith, Panerai và Bremont.
3. HSNY™
Horological Society of New York là nơi cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho các thợ và nhà sản xuất đồng hồ với nhu cầu có được chứng nhận do một bên độc lập thứ 3.
Ban đầu, nhóm có tên là Deutscher Uhrmacher Verein (Hiệp hội đồng hồ Đức) thành lập vào 26/03/1866 do nhóm người Đức nhập cư vào Anh thành lập. Sau đó đến 1930 đổi tên thành HSNY.
Quy trình thử nghiệm của HSNY vượt qua tiêu chuẩn ISO 3159 và những đồng hồ cơ có bộ chuyển động bằng lò xo với đủ điều kiện để thử nghiệm HSNY. Cụ thể:
Điều kiện: Thử nghiệm được tiến hành ở nhiều vị trí và nhiệt độ khác nhau trong 15 ngày.
- Đầu tiên đồng hồ lên dây cót hoàn toàn, điều chỉnh theo thời gian time.gov.
- Đặt trong vị trí tủ ấm ở phòng thí nghiệm và ghi nhận thời gian.
- Sau 24 giờ, đưa đồng hồ ra khỏi lồng ấp và so sánh với thời gian tiêu chuẩn time.gov để xác định tỷ lệ sai số.
- Liên tục lặp lại trong vòng 15 ngày.
Chứng nhận: của HSNY là hình logo dáng răng cưa khi vượt qua 7 tiêu chuẩn.
- Tốc độ trung bình hằng ngày −4 đến +5s.
- Sự thay đổi tốc độ trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 2s.
- Sự khác biệt giữa tốc độ ở vị trí ngang và dọc của đồng hồ trong khoảng từ −6 đến +8 giây mỗi ngày.
- Độ lệch lớn nhất trong tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 10s mỗi ngày.
- Sự thay đổi tốc độ theo hàm của nhiệt độ là ± 0,5s mỗi độ C.
- Tiếp tục tốc độ ±5s mỗi ngày.
4. Timelab
Đây là một công ty tư nhân thành lập năm 2008 được Cộng hòa và bang Geneva ủy thác vận hành Poincon de Geneve, đảm bảo kiểm soát và chứng nhận đồng hồ bấm giờ thông qua Geneva Chronometry Observatory (Observatoire Chronométrique +).
Đối với chứng nhận Chronometer, tại đây áp dụng tiêu chuẩn ISO 3159 làm thước đo, đồng hồ được quan sát suốt 17 ngày liên tục ở buồng nóng/lạnh, tình trạng được ghi lại bằng camera quan sát công nghiệp.
Vượt qua tiêu chuẩn này mới nhận được chứng chỉ bấm giờ chính thức.
5. SLET và SLME
Chứng nhận Chronometer của SLET và SLME thực hiện theo tiêu chuẩn DIN 8319 của Đức. Chúng tương đương với tiêu chuẩn ISO 3159.
Đồng hồ được kiểm tra tại Đài quan sát Glashütte ở Sternwarte Glashütte, Đức trong 15 ngày ở các vị trí: mặt số úp, ngửa, nghiêng vị trí núm điều chỉnh sang trái, phải, lên trên, xuống dưới), tương tự như COSC.
Điểm khác biệt duy nhất là DIN 8319 yêu cầu đồng hồ phải có chức năng dừng kim giây (Hacking Stop) và chúng được kiểm tra trước khi lắp ráp hoàn chỉnh vào vỏ, bộ máy phải có ít nhất 55% linh kiện sản xuất tại Glashütte mới đạt giấy chứng nhận của Đài quan sát Glashütte.
6. Grand Seiko – Grand Seiko Chronometer Standard
Chứng nhận này của Grand Seiko (Nhật Bản) là cuộc thử nghiệm nội bộ, yêu cầu bộ máy đạt chuẩn -3 đến +5s mỗi ngày. Trong đó các bộ máy của Grand Seiko được thử nghiệm trong 17 ngày ở 6 vị trí.
Ban đầu, Grand Seiko có dòng chữ “Chronometer” trên mặt số vào 1960. Sau đó, thương hiệu này đưa ra tiêu chuẩn cao hơn vào 1998 với bộ chuyển động đạt sai số +4/-2s mỗi ngày.
7. Fleurier Quality Foundation (FQF)
Tổ chức Chất lượng Fleurier có trụ sở chính tại tòa nhà Town Hall lịch sử của thị trấn Fleurier, Thụy Sỹ, thành lập vào 2001 và bắt đầu cấp chứng nhận vào tháng 09/2004.
Muốn đạt chứng nhận FQF phải đáp ứng 5 điều kiện:
- 100% được sản xuất tại Thụy Sỹ
- Kiểm tra đầy đủ theo tiêu chuẩn ISO 3159
- Bộ máy phải thể hiện mức độ hoàn thiện cao đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ và kỹ thuật mới cho đồng hồ cơ thành phẩm như phải trang trí ở một số bộ phận nhất định, các bộ phận khác phải đánh bóng, vát…
- Vượt qua bài kiểm tra về khả năng chống sốc, bảo vệ khỏi từ trường và khả năng chống nước cùng một số tiêu chí khác.
- Vượt qua bài kiểm tra vận hành trong 24 giờ qua trình mô phỏng Fleuritest tái hiện lại các chuyển động vật lý và kiểm tra độ chính xác đồng hồ có đáp ứng độ chính xác ở mức 0 đến +5s mỗi ngày.
Các thương hiệu nhận được chứng nhận này có Chopard, Bovet, Parmigiani.
8. METAS – The Federal Institute of Metrology, Switzerland
METAS là Viện Liên bang Đo lường của Thụy Sỹ, trụ sở đặt tại Wabern (Xã Köniz) gần Bern. Được thành lập bởi METAS và Omega đặt ra tiêu chuẩn mới cao cấp và khắt khe hơn hẳn COSC là Master Chronometer.
Với 8 bài kiểm tra:
- Thử nghiệm hơn 4 ngày, đặt ở 6 vị trí khác nhau và 2 nhiệt độ xen kẽ. Tiếp xúc với từ tính 15.000 gauss. Sau đó khử từ và được kiểm tra ở nhiệt độ khác nhau nhưng ở cùng một vị trí.
- Đặt máy đồng hồ ở 2 vị trí khác nhau, chịu lực từ 15.000 gauss. Trong 30s ở mỗi vị trí được kiểm tra chuyển động bằng Microphone.
- Đặt toàn bộ trong từ trường 15.000 gauss và tương tự kiểm tra các chức năng.
- Kiểm tra độ chính xác hằng ngày bằng cách tính toán độ chênh lệch sau khi tiếp xúc với từ tính 15.000 guass ở ngày thứ 2 và 3 trong thử thách đầu tiên.
- Kiểm tra khả năng chống nước thông qua việc nhấn chìm, tăng áp lực nước và áp suất.
- Kiểm tra sai lệch khi đồng hồ được lên dây cót đầy đủ và sau khi đã ngừng chạy có đúng theo thông số kỹ thuật hay không bằng cách chụp ảnh lại.
- Xác định sai số khi đồng hồ tích cót đủ 100% và lúc còn 33%.
- Xác định hiệu suất khi đặt ở 6 vị trí khác nhau xem có bất cứ sai lệch thời gian nào hay không. Đảm bảo dù người đeo đang làm gì thì vẫn đạt được hiệu suất.
Tiêu chuẩn này thường thấy ở Omega và Tudor.
Ngoài ra còn có rất nhiều Viện khác như: Viện kiểm định đồng hồ bấm giờ Nhật Bản (JCII) của Nhật Bản, Wempe, Vipère…
Tìm hiểu thêm: Patek Philippe Seal là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn chất lượng của đồng hồ Patek Philippe
7 Tiêu chí để đạt chuẩn đồng hồ Chronometer
Mỗi bộ máy không phân biệt đồng hồ giá rẻ hay đắt tiền đều được kiểm tra riêng biệt trong thời gian mười lăm ngày. Chúng sẽ trải qua năm vị trí, ở ba nhiệt độ khác nhau. Các phép đo thực hiện hàng ngày với sự trợ giúp của máy ảnh.
Dựa vào các số đo, 7 tiêu chí sẽ được tính toán và phải đáp ứng tất cả mới có thể đạt chứng nhận là đồng hồ Chronometer. COSC không có tiêu chuẩn ISO cho đồng hồ Quartz mà sử dụng tiêu chuẩn tương đương ISO 10.553: 2003 để đánh giá độ chính xác.
7 tiêu chí xác định đồng hồ đạt chuẩn Chronometer:
Máy cơ: dây cót, tự động, tự động lên dây cót | Máy Quartz (Pin) |
Sai số trung bình: -4 / +6s [1] | Sai số trung bình hằng ngày ở 23 độ C: ±0.07 |
Chênh lệch nhanh chậm: 2s [2] | Sai số ở 8 độ C: ±0.2 |
Chênh lệch sai số giữa 2 ngày ngẫu nhiên: 5 [3] | Sai số ở 38 độ C: ±0.2 |
Chênh lệch giữa 2 vị trí H và V: -6 / +8 [4] | Chỉ số ổn định: 0.05 |
Chênh lệch sai số trung bình và ngẫu nhiên: 10 [5] | Giá trị động: ±0.05 |
Biến nhiệt: ± 6 [6] | Sai số tạm trong khi chịu các cú sốc cơ khí: ±0.05 |
Sai số lũy tiến: ± 5 [7] | Sai số lũy tiến: ±0.05 |
Không xét | Sai số bởi dư chấn: ±0.05 sau 200 cú sốc tương đương với 100g (981m/s2, 3217ft/s2) |
Bảng theo dõi tiêu chuẩn để trở thành đồng hồ Chronometer bởi COSC
Chú thích:
[1]. Đây là sai số trung bình trong mười ngày thử nghiệm đầu tiên. Dấu trừ (-) là chậm, dấu cộng (+) là nhanh.[2]. Con số này cho thấy nếu một chiếc đồng hồ có xu hướng chạy nhanh hay chậm bằng cách theo dõi tốc độ của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2s.
[3]. Thời gian thay đổi cao nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5 giây một ngày.
[4]. Trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang thì độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8s
[5]. Sự khác nhau giữa sai số lớn nhất trong ngày và sai số trung bình trong ngày không vượt quá giá trị 10s một ngày.
[6]. Thử nghiệm tại 8 độ C và 38 độ C và sai số không được lớn hơn 0.6sy mỗi ngày.
[7]. Sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không vượt quá 5s.
4 loại đồng hồ được cấp chứng nhận
Đồng hồ bỏ túi Patek Phillippe & Cie loại Savonette
Sau đây là 4 loại có thể nộp để kiểm tra và cấp chứng nhận Chronometer:
- Loại 1: Đồng hồ đeo tay có bộ dao động lò xo cân bằng.
- Loại 2: Đồng hồ bỏ túi (Lépine hoặc Savonette)
- Loại 3: Thiết bị đo thời gian cố định (đồng hồ xe, đồng hồ để bàn…)
- Loại 4: Đồng hồ đeo tay có bộ dao động thạch anh.
Hầu hết mẫu gửi đến để cấp chứng nhận Chronometer là loại I.
Độ chính xác của đồng hồ cấp chứng nhận Chronometer
Dù được cấp chứng nhận Chronometer dưới bất kỳ tổ chức nào thì mức sai số của đồng hồ chỉ rơi vào khoảng 4 đến +6 giây. Cho thấy độ chính xác vượt trội hơn thông thường.
Con số chính xác nhất hiện nay là chỉ có khoảng 3% số lượng đồng hồ của Thụy Sỹ đạt chứng nhận COSC và trở thành đồng hồ Chronometer. Một bộ máy đạt chứng nhận này không chỉ có độ chính xác mà còn làm từ vật liệu tốt và lắp ráp bởi các thợ đầy kinh nghiệm.
Những sự thật thú vị về Chronometer
1. Những thương hiệu có đồng hồ Chronometer được cấp nhiều nhất hiện nay
- Rolex nắm giữ kỷ lục về số lượng đồng hồ gửi về COSC nhiều nhất, năm 2015 thương hiệu này có 795.716 chứng chỉ.
Trong quá khứ, đồng hồ Chronometer thường do chính nhà sản xuất xác nhận và Rolex cũng vậy. Cuối 1930, thương hiệu đã thay đổi dòng chữ được khắc trên mặt số từ “Chronometer” thành “Officially Certified Chronometer”.
Khi Thụy Sỹ bắt đầu có quy định về Chronometer thì Rolex bắt đầu đặt ra tiêu chuẩn cao hơn là Rolex Superlative Chronometer.
Chứng nhận này hàm ý tiêu chuẩn nội bộ riêng thương hiệu này đặt ra vào 2015 vượt trội hơn tiêu chuẩn thông thường khi có thêm dòng chữ “Superlative” có nghĩa là “siêu”.
Với nửa tháng kiểm tra 7 tiêu chuẩn ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau. Sau đó, mỗi bộ máy được chuyển đến COSC để được cấp chứng nhận chính thức.
- Thứ 2 thuộc về Omega với 511.861 chiếc
- Breiltling xếp thứ 3 với 147.917 chiếc, trong đó có 28.499 đồng hồ thạch anh.
- Swatch có Tissot xếp thứ 4 với 96.563 và Mido xếp thứ 5 với 49.962 chiếc.
- Thứ 6 là Tudor với 23.003 chiếc.
- Thứ 7 là Chopard với 16.107 chiếc
- Zenith xếp thứ 8 với 6.824 chiếc
- Theo sau là Panerai với 6.262 chiếc
- Bremont 5.860 chiếc, Ball Watch Co có 5.031, Carl F. Bucherer có 4.577 và Titoni có 4.146
- Christopher Ward có 3.362 và Ulysse Nardin có 2.561 chiếc.
2. Chronometer và Chronograph thường dễ bị nhầm lẫn
Nhiều người nhầm lẫn giữa đồng hồ Chronograph và Chronometer, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chronograph chỉ tính năng bấm giờ, được sử dụng nhiều trên các mẫu đồng hồ thể thao.
Không phải đồng hồ nào có chứng nhận Chronometer đều có chức năng bấm giờ Chronograph. Và một chiếc có chức năng Chronograph có khả năng đạt được chứng nhận Chronometer
3. Cách nhận biết đồng hồ Chronometer
Rất đơn giản, chúng sẽ có dòng chữ Chronometer trên mặt số, vỏ, bộ máy hoặc được bán kèm một chứng nhận COSC. Hãy nhớ, có rất nhiều trường hợp cùng một thiết kế và bộ máy đồng hồ nhưng có mẫu đạt Chronometer còn mẫu kia thì không.
Một mẫu Doxa có dòng chữ Chronometer trên mặt số – Ảnh D198RAB
Khi cần mua một mẫu đồng hồ Chronometer nào đó, hãy hỏi kỹ nơi bán và tìm hiểu thông tin tại trang chủ của các thương hiệu. (Đa số phân biệt bằng đặc điểm có hoặc không có dòng chữ Chronometer). Giá của phiên bản Chronometer sẽ chênh lệch so với phiên bản thường khá nhiều.
Có thể bạn quan tâm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đồng hồ Holy Trinity là gì? Tam thánh nắm giữ ngôi vương giới đồng hồ
Perpetual Calendar – Tính năng lịch vạn niên trên đồng hồ
Strap là gì? Ưu nhược điểm của từng loại strap
Chức năng Annual Calendar trên đồng hồ là gì?
METAS – Tiêu chuẩn kiểm định khiến cả ngành đồng hồ phải “ngả mũ”
Đồng hồ chế tác là gì? Thước đo của sự xa xỉ trong giới đồng hồ
Tritium trên đồng hồ là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết
Ngọc trai là gì? Giải mã sức hút của đồng hồ ngọc trai
THẢO LUẬN