Đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ máy cơ là gì? Đó là những chiếc đồng hồ đeo tay hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí, không dính dáng gì đến điện tử. Đồng hồ cơ sử dụng nguồn năng lượng cơ do dây cót sinh ra, bảo vệ môi trường, tuổi thọ gần như vĩnh cửu, là thứ xứng đáng để đam mê và khao khát từ hàng trăm năm qua.
Đồng hồ cơ là gì? Giải đáp từ A-Z kiến thức về đồng hồ cơ
Lịch sử của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, xuất phát điểm là các loại đồng hồ to lớn lắp đặt trong cung điện. Qua nhiều lần nghiên cứu phát triển, thế kỷ 16 có chuyển biến mới và ghi nhận sự xuất hiện lần đầu tiên của đồng hồ đeo tay. Tuy nhiên vẫn có sự hạn chế trong mẫu mã sản phẩm.
Cho đến thế kỷ 20 mới là thời điểm đánh dấu thời đại của đồng hồ đeo tay, bộ máy nhỏ hơn, mỏng hơn, phát triển cơ chế tự động lên dây. Kèm theo sự bùng nổ của đồng hồ cơ kháng nước, chịu sốc, kính chịu nứt vỡ, vỏ chống gỉ,… cũng được cải tiến trong từng sản phẩm.
1. Đồng hồ cơ là gì?
Đó là những bộ máy được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy tạo ra từ linh kiện cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.
Ngoài ra, đồng hồ máy cơ trong tiếng Anh được gọi là Mechanical Watch. Về cơ bản, có 2 loại đồng hồ cơ (được phân biệt qua cơ chế bộ máy) là:
- Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand Winding/Hand-Wound/Manual Wind)
- Đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding).
2. Cấu tạo và cách hoạt động của máy cơ
Cấu tạo của từng dòng sản phẩm rất phức tạp nhưng về cơ bản các loại máy sẽ có một số linh kiện chính yếu đảm nhận các vai trò như sau:
1. Dây cót (Mainspring): Tiếp nhận năng lượng (lên dây cót tay hoặc bánh đà tự động lên dây) và tích trữ năng lượng. Năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển đến bánh răng truyền động và bánh răng có nhiệm vụ phân chia cho các bộ phận khác.
2. Các bánh răng truyền động (Mainwheel): Nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến những phần khác.
3. Bộ hồi: Vị trí nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến bộ dao động và tiếp nhận năng lượng đã phân bổ trả về từ bộ dao động và truyền cho nhóm bánh răng giờ, phút, giây. Các linh kiện chính gồm pallet, bánh xe gai/bánh xe thoát (Escape wheel),…
4. Bộ dao động: Chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay kim sao cho kim chuyển động đều đặn trên mỗi phần của giây. Các linh kiện chính gồm: bánh xe cân bằng (balance wheel), dây tóc (hairspring),…
5. Nhóm bánh răng giờ, phút, giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): Bộ phận nhận năng lượng đã chia thành một số phần “đều nhau” từ hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền từ bánh răng giây đến bánh răng phút rồi tới bánh răng giờ,… từ đó ta có giờ, phút, giây, lịch…
Ngoài ra, một chiếc đồng hồ cơ khí còn có các chi tiết sau:
+ Khung nền, cầu: Linh kiện có tác dụng như khung nẹp, hộp cố định lại linh kiện.
+ Linh kiện hỗ trợ như: Chân kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy,… tùy theo tính năng. Chúng có thể hỗ trợ cho các tính năng như chống ma sát, neo giữ, trượt,…
4. Phân loại đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay sẽ chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Lên dây cót bằng tay và Automatic (tự động lên dây khi đeo).
4.1 Tự động
Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót. Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 – 10 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.
4.2 Bán tự động
Là loại máy có thể tự động lên dây cót hoặc hoặc lên cót tay. Người dùng có thể chủ động lên cót nếu đồng hồ không đủ thời gian tự động tạo năng lượng.
Phân biệt máy cơ lên dây cót bằng tay và máy cơ tự động lên dây (Automatic)
Các kiểu thiết kế kinh điển của đồng hồ cơ
Với lịch sử hình thành lâu đời, đồng hồ cơ đã không ngừng phát triển và dần có nhiều cải tiến hơn, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng.
1. Đồng hồ cơ truyền thống
Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót tay và đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo).
2. Đồng hồ Open Heart
Đồng hồ Open Heart hay lộ cơ là những thiết kế mặt số với cửa sổ nhỏ để hở ra một phần bộ máy đang chuyển động. Độ chính xác của sản phẩm được quyết định bởi chi tiết bánh lắc và lo xo.
3. Đồng hồ Semi-Skeleton
Semi-Skeleton có sự tăng thêm phần lộ cơ trên nền mặt số. Tăng thêm vẻ đẹp cho các dòng máy đeo tay, giúp người dùng có thêm không gian ngắm nhìn chuyển động thời gian.
Hiện tại vẫn chưa có nhiều nguồn thông tin về Semi-Skeleton, khái niệm này vẫn đang được đánh đồng với đồng hồ Open Heart.
4. Đồng hồ Skeleton
Biến thể cuối cùng là đồng hồ Skeleton với thiết kế tổng thể mặt số được phô bày hết toàn bộ chuyển động. Giới điệu mộ chắc chắn sẽ đắm chìm trong từng chuyển động được trình diễn ngay trên tay.
Skeleton chính xác là đồng hồ khung xương với chi tiết cấu tạo phô bày hoàn toàn. Thiết kế vông cùng đặc biệt ấn tượng bởi nó đòi hỏi tính thẩm mỹ của người chế tác, thương hiệu đó.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ để bộ máy có thể vận hành ổn định
Đồng hồ đeo tay là món phụ kiện thời trang gắn kết từ nhiều linh kiện cơ khí phức tạp. Hãy cùng lưu ý một số thông tin cần thiết sau về sử dụng và bảo quản đồng hồ cơ để sản phẩm vận hành bền bỉ, chính xác và ổn định nhất.
1. Nhận diện đặc điểm máy cơ
Nhìn chung, đặc điểm nhận dạng của đồng hồ cơ như sau: kim trôi (kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc); áp tai vào mặt kính sẽ nghe thấy tiếng tích tắc đều đặn, nhiều mẫu cho thấy máy cơ ở mặt đáy hoặc là cả mặt số, hoàn toàn không cần thay pin.
2. Thời gian trữ cót và tầm quan trọng của cót đồng hồ
Thời gian hoạt động sau khi đầy cót (Thời gian trữ cót – Power Reserve) trung bình của phần lớn dòng máy khoảng 40 giờ, mẫu cao cấp có thể từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/lên dây, đồng hồ sẽ đứng máy. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.
Sản phẩm của tên tuổi có uy tín thường có sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Dòng máy càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ nhỏ, nếu đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao (Chronometer) hoặc tinh chỉnh công phu có thể sẽ sai chỉ vài ba giây mỗi ngày.
Cót cơ là nguồn năng lượng duy trì khả năng vận hành của bộ máy. Do đó, mỗi sản phẩm đều được đính kèm hướng dẫn sử dụng sao cho cót không quá căng/yếu. Phần năng lượng trữ cót này rất quan trọng để đảm bảo độ chính xác, tính bền chỉ của đồng hồ cơ.
3. Bảo quản đúng cách
Phần lớn linh kiện máy cơ làm từ kim loại, trong đó, một số linh kiện kim loại sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi từ trường. Bởi thế, chúng ta nên:
- Giữ cho đồng hồ cơ tránh xa khỏi nguồn từ trường mạnh như nam châm, loa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế… để tránh ảnh hưởng đến tính chính xác của sản phẩm.
- Do tổ hợp từ rất nhiều linh kiện nhỏ bé, đồng hồ cơ cũng rất nhạy cảm trước cú sốc, rung lắc mạnh liên tục. Dù đã trang bị nhiều chi tiết để chống va đập. Các sản phẩm cao cấp còn được đầu tư chú trọng vào tính năng này.
- Hãy lên cót thường xuyên hoặc bảo quản trong hộp xoay để giúp sản phẩm luôn vận hành ổn định nhất ngay cả khi bạn không sử dụng mỗi ngày.
4. Hướng dẫn lên dây cót đồng hồ cơ
Đối với đồng hồ lên cót tay và Automatic có tính năng lên dây thủ công: Vặn núm chỉnh khi theo chiều kim đồng hồ 15-20 vòng mỗi ngày hoặc vặn cho đến khi thấy chặt thì ngừng. Số vòng cót sẽ tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dòng máy Automatic: Đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và đeo càng nhiều giờ càng tốt. Đồng hồ Automatic thường sẽ trang bị cơ chế trượt chống căng đứt cót nên bạn có thể nhẹ nhàng thao tác mà không lo ngại ảnh hưởng đến sản phẩm.
Ngoài ra, khi đồng hồ không sử dụng thường xuyên cần trang bị thêm hộp xoay đồng hồ để bảo quản và lên cót giúp đồng hồ ổn định lâu dài hơn.
Khác biệt lớn nhất của máy cơ so với đồng hồ pin (đồng hồ thạch anh/Quartz) chính là bộ máy caliber bên trong. Cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết hơn qua các thông tin sau đây.
- Cách chỉnh ngày đồng hồ cơ (Automatic) đúng cho người mới
- Hướng dẫn cách sử dụng và lên cót đồng hồ cơ
- Đồng hồ cơ bao lâu lau dầu một lần, bao nhiêu tiền, ở đâu?
Tìm hiểu nhiều hơn về: Thuật ngữ bộ máy
Đồng hồ cơ đeo để khoe thôi, muốn tiện dùng thì nên mua máy pin hơn.
Quá tuyệt ! Bắt đầu có hứng thú.
Chào anh Robinson,
Cảm ơn anh đã quan tâm tới Hải Triều, mình có thể tham khảo các mẫu Hải Triều đang bán tại website donghohaitrieu.com anh nhé, mình có thể tới trực tiếp các chi nhánh của Hải Triều hoặc bên em có thể giao hàng tận nơi (miễn phí ship) cho mình anh nhé !
Nếu cần thêm thông tin, chị có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.
Trân trọng
Duy Trần