GMT trên đồng hồ là gì? Đồng hồ GMT là gì? Nhiều mẫu đồng hồ, đặc biệt là mẫu đồng hồ cơ hoặc đồng hồ cao cấp trên mặt số thường bắt gặp từ “GMT”, điều này thể hiện rằng nó có đến 2 múi giờ chạy độc lập với nhau, hỗ trợ xem thời gian ở nhiều thành phố trên thế giới.
Đồng hồ GMT là gì?
Ảnh đồng hồ Citizen NB6031-56E
Đồng hồ GMT là cách gọi những chiếc đồng hồ có 2 múi giờ khác nhau, xác định dựa trên chuẩn Múi Giờ GMT (viết tắt của Greenwich Mean Time nghĩa là “Giờ Trung bình tại Greenwich”). Có tổng cộng 24 múi giờ được hiển thị.
Ngoài ba kim giờ phút giây thông thường, mặt đồng hồ GMT sẽ có thêm một kim giờ thứ 2 (nằm ở trung tâm hoặc mặt phụ tùy mẫu). Kim giờ này sẽ cho biết thời gian ở một nơi được thiết đặt bất kỳ.
Khung thời gian tương ứng với kim giờ thứ hai này là 24 giờ hoặc tên gọi các thành phố tương ứng với 24 múi giờ. Đặc trưng của khung thời gian này là xoay được bằng núm hoặc vòng bezel. Từ đây suy ra, GMT trên đồng hồ là chức năng Múi giờ thứ 2.
Giờ GMT là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0, cứ lấy thời gian GMT làm chuẩn, thời gian trên các đường kinh tuyến khác sẽ là (+) nhanh hơn) hoặc (-) chậm hơn. Tổng cộng có 24 kinh tuyến tương ứng với 24 múi giờ, ví dụ, Hà Nội là GMT +7 tức thời gian ở đây sẽ chạy trước Greenwich 7 tiếng đồng hồ.
Trước đó dù ở thế kỷ XIX vẫn chưa có nhiều người nhận thức được Trái Đất quay quanh Mặt Trời dẫn đến có sự thay đổi thời gian trên thế giới. Vào 1884, sau nhiều cuộc đàm phán đã thiết lập chia Trái Đất thành 24 múi giờ.
Xem thêm các tính năng độc đáo trên đồng hồ
Công dụng thực tế của đồng hồ GMT là gì? Có cần thiết không?
Chiếc Seiko Presage SSK015J1 với chức năng GMT cho phái mạnh
Công dụng của đồng hồ GMT đó chính là giúp ta theo dõi được thời gian ở ít nhất 2 nơi cùng lúc.
- Tiện lợi cho người thường xuyên đi du lịch, làm việc với đối tác nước ngoài,….
- Cần thiết cho những người có đôi tay bận rộn không tiện cầm nắm, điều khiển thêm vật gì khác, ví dụ như phi công.
- Chúng còn được hoan nghênh bởi những người chơi đồng hồ, thích chức năng độc đáo, đặc biệt nếu đó là đồng hồ cơ.
- Nếu phối hợp thêm vòng bezel xoay kết hợp việc ghi nhớ múi giờ hoặc vòng xoay trên mặt số, chúng ta còn có thể biết thêm thời gian cho ít nhất 24 thành phố khác trên thế giới cực kỳ nhanh mà không cần internet, điện thoại.
Hiện nay, có khá nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ GMT, trong đó đồng hồ cơ chiếm số đông, nổi bật nhất phải kể đến Rolex, IWC, Omega, Breitling, …. Đại diện Nhật Bản thì có Orient, Seiko, Citizen đều có dòng này. Giá cho đồng hồ GMT của các thương hiệu tên tuổi thường trên 10 triệu.
Tuy nhiên, nếu không có chúng, bạn vẫn có thể biết được điều đó với chiếc điện thoại, đó là chưa kể đến hiện nay múi giờ GMT là đã bị thay thế bởi múi giờ UTC.
Nhận dạng đồng hồ GMT và các kiểu đồng hồ GMT thường gặp
Một số điểm chung của đồng hồ GMT:
- Có 4 kim trung tâm: 1 kim 12h, 1 kim GMT (kim 24h), 1 kim giờ, 1 kim phút
- Kim GMT (kim 24h) có thể thiết đặt riêng được
- (Thường có) Một vòng quay (vòng Bezel hoặc vòng 24h bên trong) xoay hai chiều
- Núm chỉnh có 4 nấc, 1 nấc đóng, 3 nấc để thiết đặt thời gian
Cụ thể hơn, đồng hồ GMT thường được trình bày theo 3 cách bên dưới:
1. Đồng hồ có vòng bezel xoay 24 múi giờ GMT
Ảnh đồng hồ Longines Spirit Zulu Time L3.802.4.63.2, Longines Spirit Zulu Time L3.802.4.93.2, Longines Spirit Zulu Time L3.802.4.93.6
Đồng hồ có 1 kim giờ nằm ở trung tâm, mũi kim thường có hình tam giác hoặc màu khác với các kim còn lại, kim này gọi là kim GMT, chúng cho biết múi giờ thứ 2. Để kim GMT xoay hết 1 vòng xoay sẽ có mất 24 giờ. Múi giờ thứ 2 có thể thiết đặt độc lập với múi giờ thứ 1 (thời gian giờ, phút, giây thông thường).
Đi kèm với Kim GMT là vòng Bezel có khung thời gian 24 giờ xoay được (gọi là GMT Bezel). Nếu bạn nhớ được các thành phố tương ứng với 24 múi giờ GMT, bạn có thể sử dụng vòng Bezel kết hợp kim GMT để xem giờ cùng lúc cho 24 thành phố tương ứng 24 múi giờ GMT.
2. Bên trong có vòng xoay 24 múi giờ GMT
Chiếc Doxa D181TBU có GMT Inner Ring
Loại này tương tự như đồng hồ có bezel xoay 24 múi giờ GMT, có 1 kim GMT ở trung tâm nhưng khác ở chỗ thay vì có vòng Bezel xoay (nằm ngoài mặt kính) thì lại có 1 vòng xoay 24 giờ đặt dưới mặt kính (gọi là GMT Inner Ring).
GMT Inner Ring và GMT Bezel có công dụng tương đương nhau. Để xoay GMT Inner Ring, chúng ta sẽ thực hiện thông qua một núm chỉnh (khác với núm chỉnh thời gian). Cũng như GMT Bezel, để sử dụng GMT Inner Ring, bạn cần phải nhớ được các thành phố tương ứng với 24 múi giờ GMT.
3. Bên trong có vòng xoay 24 thành phố
Vẫn có Kim GMT ở trung tâm nhưng kiểu này sẽ có 1 vòng xoay 24 thành phố với thứ tự được sắp xếp tương ứng với thời gian tăng giảm theo giờ GMT. Vòng này gọi (World Time Ring hoặc City Ring), ngoài thành phố, trên World Time Ring có thể sẽ có thêm cả khung thời gian 24 giờ tương ứng.
Chúng ta sẽ sử dụng một núm (khác với núm chỉnh thời gian) để xoay World Time Ring. Với World Time Ring, bạn chỉ cần nhớ múi giờ/thành phố của Kim GMT tương ứng với 1 trong số 24 thành phố nào có trên World Time Ring, không cần phải nhớ thêm múi giờ của thành phố nào nữa, thao tác còn lại chỉ là xoay World Time Ring.
Cách sử dụng đồng hồ GMT căn bản
Nhìn chung, hầu hết các kiểu đồng hồ GMT đều có cách sử dụng không quá khác biệt. Chúng đều cho biết ít nhất 2 múi giờ tương ứng ở 2 nơi khác nhau, thiết đặt tự do. Để biết thêm thời gian ở múi giờ khác, bạn cần phải nhớ múi giờ tương ứng với thành phố bên dưới:
Bảng đối chiếu múi giờ GMT ở các thành phố tương ứng (cần phải nhớ nếu muốn dùng Bezel GMT/GMT Inner Ring/World Time Ring)
1. Cách xem giờ đồng hồ GMT
- Kim giờ phút giây chỉ thời gian chính, hiển thị theo định dạng 12 giờ (trên mặt số đồng hồ)
- Kim GMT cho biết Múi Giờ Thứ 2, hiển thị theo định dạng 24 giờ (ở bezel hoặc mặt số)
- Để xem múi giờ thứ 3, bạn phải nhớ được múi giờ của Kim GMT thuộc thành phố nào/múi giờ nào.
Ví dụ: Kim GMT đang hiển thị giờ Hà Nội, Hà Nội sẽ giống với Bangkok, múi giờ +7, xoay vòng bezel/vòng World Time sao cho Kim GMT chỉ đúng số 7 hoặc chữ Bangkok. Lúc này, đối chiếu múi giờ GMT (tham khảo “Bảng đối chiếu múi giờ GMT”) để biết được thời gian ở các thành phố còn lại.
Giờ Việt Nam là GMT cộng mấy là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi sử dụng đồng hồ GMT. Việt Nam đang sử dụng múi giờ GMT+7, điều đó có nghĩa khi đồng hồ Greenwich chỉ điểm 0 giờ, lúc đó Việt Nam đang 7 giờ sáng.
2. Cách chỉnh đồng hồ GMT
Tùy thuộc vào mẫu đồng hồ (vị trí rút núm là nấc nào, xoay theo chiều nào…). Hãy theo dõi tài liệu kèm theo hoặc tra cứu mẫu mã/bộ máy để có cách chỉnh đúng.
Phần lớn các mẫu (dùng máy ETA 2893 – Xem thêm: Bộ máy ETA, Orient, Seiko chẳng hạn) khi chỉnh thời gian chính thì Kim GMT sẽ được đồng bộ theo, sau đó, Kim GMT vẫn có thể chỉnh riêng được. Số còn lại, ví dụ như Rolex GMT, khi chỉnh kim GMT thì kim thời gian chính sẽ được đồng bộ theo, sau đó, kim giờ thời gian chính sẽ được chỉnh riêng.
“Do giờ GMT chỉ có 24 múi giờ nên phút sẽ dùng chung cho cả 2 múi giờ, nếu phút thời gian chính đã đúng, bạn chỉ cần chỉnh đúng múi giờ thứ 2 hoặc múi giờ chính căn cứ theo giờ GMT là ổn.”
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về đồng hồ GMT, giờ GMT là gì, cách xem giờ GMT trên đồng hồ.
Có thể bạn quan tâm:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá bộ máy Titoni T10 in-house kỷ niệm 100 năm thành lập
Tính năng Small second là gì, giải mã mặt số “giây nhỏ” trên đồng hồ
Đồng hồ Skeleton là gì? Giải mã sức hút của đồng hồ Skeleton
Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì? Công dụng, giá trị COSC
Đồng hồ Hand winding là gì? Điểm khác biệt với Automatic
Kim cương là gì? Ý nghĩa kim cương trong làm ăn, phong thủy
Đồng hồ cơ là gì? Tất cả những điều cần biết trước khi mua đồng hồ cơ
Tìm hiểu về lò xo cân bằng Nivachron & so sánh với Silicum
THẢO LUẬN