Kim cương là gì? Ý nghĩa kim cương trong làm ăn, phong thủy

Kim cương là gì? Ý nghĩa kim cương trong làm ăn, phong thủy

Kim cương là loại vật liệu phổ biến ngành trang sức và đồng hồ đeo tay. Trên thực tế, vẫn có nhiều khách hàng chưa thật sự hiểu rõ kim cương là gì? Tại sao chúng lại được sử dụng nhiều đến thế?

Tham khảo: Các mẫu đồng hồ kim cương chính hãng

MỤC LỤC

› Kim cương là gì?

› Tất tần tật về kim cương

1. Quá trình hình thành

2. Khối lượng (Carat)

3. Độ trong suốt

4. Màu sắc

5. Độ cứng

6. Hình dáng

7. Chất lượng

› Ý nghĩa của kim cương trong ngành thời trang

1. Giá trị cao

2. Tính thẩm mỹ

3. Chất lượng tốt

4. Mang tính phong thủy

5. Giữ giá theo thời gian

› Giá trị của kim cương trong lĩnh vực đồng hồ

Kim cương là gì?

Kim cương là loại khoáng sản có những tính chất vật lý hoàn hảo, được tồn tại dưới một trong hai dạng biến thể của Cacbon (dạng còn lại là than chì). Với độ cứng cực kỳ cao và khả năng khúc xạ ánh sáng tốt nên kim cương được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và kim hoàn.

Hiện nay có 2 loại kim cương: kim cương thiên nhiên và kim cương nhân tạo.

  • Kim cương thiên nhiên là khoáng sản quý hiếm được tìm thấy trong lòng đất cách đây từ 2500 trước. Chúng có khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất lớn.
  • Kim cương nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, thành phần vật lý và hóa học giống tương tự như kim cương thiên nhiên, khó có thể phân biệt bằng mắt thường sự khác biệt. Độ cứng của chúng thậm chí còn cứng hơn cả kim cương thiên nhiên.

Kim cương nhân tạo khác với kim cương giả vì giả không làm từ hợp chất Cacbon. Để sản xuất kim cương nhân tạo đòi hỏi phải trang bị nhiều thiết bị tiên tiến để tạo ra môi trường chế tạo giống như thiên nhiên.

Kim cương là loại khoáng sản có những tính chất vật lý hoàn hảo, được tồn tại dưới một trong hai dạng biến thể của Cacbon  - ảnh 1

Chắc chắn có nhiều người vẫn chưa biết kim cương là gì

Tất tần tật về kim cương

Là vua của đá quý, kim cương luôn gắn liền với giá trị, mức độ đẳng cấp, giá thành cao ngất ngưỡng và nhiều người sử dụng. Để có được điều này thì kim cương có nhiều đặc tính mà đá quý khác không thể theo kịp.

1. Quá trình hình thành

Kim cương hình thành ở những nơi có độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.

Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

2. Khối lượng (Carat)

Carat là đơn vị tính trọng lượng của kim cương, 1 Carat = 200 milligram. Viên kim cương càng to thì giá trị càng lớn

Ví dụ: 2 viên kim cương nặng tổng cộng 2 Carat có giá bán thấp hơn 1 viên kim cương nặng 2 Carat.

Khối lượng (carat)Giá 1 carat (USD)Giá tổng cộng (USD)
0,5 carat3.0001.500
1,0 carat6.0006.500
1,5 carat8.50012.750
2,0 carat13.00026.000
3,0 carat17.00051.000
5,0 carat23.000115.000

3. Độ trong suốt

Độ trong suốt của kim cương được đánh giá bằng những vết trầy xước, vết gãy,… khi nhìn dưới kính lúp 10 lần. Bởi vết trầy, gãy,…  làm ảnh hưởng đến tính chất của tinh thể và giảm khả năng khúc xạ ánh sáng.

Chỉ 20% kim cương thiên nhiên đủ điều kiện làm trang sức và kim hoàn. Phần còn lại (chiếm 80%) cung cấp cho ngành công nghiệp khác cần đến kim cương.

Những viên kim cương chất lượng đến tay người dùng dường như không có vết trầy xước nào, hoặc vết trầy không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Độ trong suốt càng cao giá thành bán ra càng đắt.

4. Màu sắc

Các tạp chất thường gặp nhất là nitơ, chúng hòa lẫn vào những tinh thể kim cương và khiến kim cương có màu vàng hoặc nâu. Hầu như kim cương nào cũng có màu, ít hay nhiều bởi không gì là hoàn hảo.

Theo tiêu chuẩn GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì kim cương không màu là “D” và màu vàng là “Z”. Để xác định màu thì con người sử dụng phương pháp quang học. Cụ thể:

  • D-F: Kim cương không màu.
  • G-J: Kim cương cần như không màu.
  • K-M: Kim cương không có màu.
  • N-Y: Kim cương có màu vàng nhạt hoặc nâu.
  • Z: Kim cương có màu vàng nhạt (rất hiếm và có giá trị rất cao).

Tùy theo màu sắc sẽ ảnh hưởng đến giá trị của kim cương và những màu bạn thường gặp nhất hiện nay là: Vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu,…

5. Độ cứng

Kim cương là vật thể cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên, nó đạt điểm tối đa là 10 trên thang đo độ cứng Mohs. Vì cứng nhất nên không có vật thể nào có thể cắt được kim cương.

Kim cương là vật thể cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên - ảnh 2

Đạt độ cứng tuyệt đối trong thang đo độ cứng nên kim cương có giá trị vĩnh cửu theo thời gian, không bị phá vỡ, bào mòn khi gặp kim loại khác

Trong quá trình chế tác, con người sử dụng kim cương để đánh bóng hoặc cắt những viên kim cương khác. Độ cứng cao đồng nghĩa với thời gian sử dụng vĩnh cửu, không bị phá vỡ, bào mòn,…

Kim cương phù hợp để làm những món hàng về trang sức, phụ kiện, đồng hồ,… vì kim cương không bị trầy xước khi sử dụng. Đây là yếu tố giúp kim cương có giá trị cao và giá thành đắt đỏ.

6. Hình dáng

Nếu kim cương ở dạng thô sẽ không đẹp và ít chiết quang. Theo công trình nghiên cứu của Marcel Tolkowsky thì kim cương đẹp, khúc xạ ánh sáng tốt nhất khi được cắt thành hình tròn với 57 mặt khác nhau.

Bao gồm 33 mặt cắt bên trên và 24 mặt cắt bên dưới. Kim cương không chỉ là một môn khoa học đòi hỏi độ chính xác cao, mà còn là môn vật lý và nghệ thuật trình diễn để phát huy hiệu quả của kim cương.

Ngoài hình tròn phổ biến thì kim cương có thêm một số hình khác như: Hình bánh mì, trái tim, hình vuông, hoa hồng,…

7. Chất lượng

Chất lượng kim cương được đánh giá dựa trên hệ thống chất lượng 4C:

  • Carat: khối lượng.
  • Clarity: độ trong suốt.
  • Color: màu sắc.
  • Cut: cách cắt.

Hiện nay đã có thêm hệ thống chất lượng 6C, bao gồm: Cost (Giá cả) và Certificate (Giấy chứng nhận, kiểm định).

Chất lượng kim cương được đánh giá dựa trên hệ thống chất lượng 4C - ảnh 3

4C, 6C,… là những hệ thống đo lường chất lượng kim cương phổ biến nhất

Có 4 tổ chức đủ khả năng thẩm định chất lượng của một viên kim cương là:

  • GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ): Có uy tín nhất và là nơi đưa ra tiêu chuẩn về ngành kim cương.
  • AGS (American Gemological Society – Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ): Có ảnh hưởng nhưng mức độ không bằng GIA.
  • IGL (Phòng thí nghiệm Đá quý Thế giới): Là nơi được tôn trọng nhất trong giới khoa học nhưng cũng là nơi bị chỉ trích nhiều bởi sự thiếu công bằng khi đánh giá kim cương tại những quốc gia nghèo.
  • EGL (Phòng thí nghiệm Đá quý châu Âu): Tương tự như IGL.

Ý nghĩa của kim cương trong ngành thời trang

Trang sức và đồng hồ sử dụng nhiều nhất về kim cương trong các sản phẩm của mình. Bạn dễ dàng mua nhẫn kim cương, đồng hồ kim cương,… đến từ những thương hiệu lớn.

Người dùng cũng thường biết đến kim cương qua trang sức và đồng hồ. Có 5 lý do giải thích cho việc người dùng cực kỳ thích kim cương khi đeo lên tay như:

1. Giá trị cao

Kim cương có giá thành đắt, đi kèm là sự sang trọng, đẳng cấp dành cho giới nhà giàu. Bởi vì để một viên kim cương hình thành phải trải qua hàng tỷ năm lắng đọng các khoáng chất trong tự nhiên.

2. Tính thẩm mỹ

Kim cương hoàn thiện sẽ có màu sắc đẹp, độ trong suốt cao, khả năng khúc xạ ánh sáng tốt. Điều này mang đến vẻ ngoài bắt mắt, lấp lánh sang trọng, nhất là khi kết hợp cùng trang sức và đồng hồ.

3. Chất lượng tốt

Chất lượng kim cương gần như là vĩnh cửu, rất khó bị trầy xước hơn những loại đá quý thông thường. Tuy nhiên, chất lượng nhất vẫn là kim cương thiên nhiên chứ không phải là kim cương nhân tạo.

4. Mang tính phong thủy

Là loại đá quý đứng đầu “ngũ đại bảo thạch” gồm: Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc lục bảo, Opal nên ý nghĩa kim cương trong phong thủy là khả năng lực tẩy uế, xua tan đều rủi và mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân.

5. Giữ giá theo thời gian

Sự khan hiếm dần ngoài thiên nhiên giúp kim cương ngày càng có giá trị. Việc đính lên trang sức hay đồng hồ sẽ làm giữ giá theo thời gian.

Giá trị của kim cương trong lĩnh vực đồng hồ

Riêng đồng hồ đeo tay ngành hàng sử dụng kim cương sôi động nhất với nhiều phân khúc giá và đa dạng thương hiệu. Đồng hồ kim cương là sự kết hợp giữa nghệ thuật kim hoàn và phụ kiện đeo tay thời trang.

Đồng hồ kim cương được đề cao về tính thẩm mỹ, thời trang, giá trị cao, gắn liền với phong cách sang trọng và đẳng cấp dành cho người đeo. Tương tự như trang sức, kim cương giúp giữ giá cho đồng hồ.

Đồng hồ đính kim cương sang trọng và được giới thượng lưu yêu thích - ảnh 4

Đồng hồ kim cương sử dụng những viên kim cương chuẩn chất lượng về độ cứng, độ trong suốt, khả năng khúc xạ ánh sáng trong kim hoàn

Đồng hồ sử dụng 2 loại kim cương chủ yếu là nhân tạo và kim cương thiên nhiên. Những thương hiệu cao cấp Thụy Sỹ sẽ sử dụng kim cương thiên nhiên.

Người mua nên phân biệt giữa kim cương thiên nhiên, kim cương nhân tạo và đá pha lê để tránh nhầm lẫn. Những mẫu đồng hồ kim cương thiên nhiên sẽ có phiếu chứng nhận kim cương kèm theo hoặc có chữ Diamond trên mặt đồng hồ.

Xem thêm các mẫu đồng hồ đính kim cương

Tìm hiểu: Vật liệu chế tác trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *