Kim thép xanh (Blue Hands) là gì? Quy trình tạo & Lợi ích

Kim thép xanh (Blue Hands) là gì? Quy trình tạo & Lợi ích

Trong khi nhà sản xuất tạo ra kim xanh (Blue Hands) với mục đích chống ăn mòn kim loại, còn người sử dụng lại mua vì tính thẩm mỹ.

MỤC LỤC

› Kim thép xanh (Blue Hands) là gì?

› Quy trình tạo nên Kim thép xanh

1. Phương pháp nung nhiệt thủ công

2. Phương pháp nung nhiệt “công nghiệp”

3. Phương pháp sơn phủ

› Khám phá 5 bật mí thú vị về Kim thép xanh

1. Lý do thợ thủ công chọn dải màu xanh

2. Tỷ lệ chọn lọc trong sản xuất là 25%

3. Sự mâu thuẫn giữa nhà sản xuất và người sử dụng

4 Là chi tiết khó phân biệt và dễ nhầm lẫn

5. Quá trình nung thủ công bị ảnh hưởng bởi tay nghề

Kim thép xanh (Blue Hands) là gì?

Kim thép xanh (Kim nung xanh/Blue Hands) là quá trình phủ một lớp màu xanh có thể tạo ra từ quá trình nung nhiệt hoặc sơn mài. Tác dụng chính của lớp phủ màu xanh là bảo vệ bộ phận kim đồng hồ được làm từ kim loại không bị mài mòn, oxi hóa trong quá trình sử dụng.

Nguyên lý: Khi nguyên tố Sắt (Fe) có trong thép bị nung nóng với Oxy sẽ tạo ra phản ứng hóa học để tạo ra lớp Oxit Sắt – Fe3O4 màu xanh bám lên bề mặt kim loại.

Xem đầy đủ:

Kim thép xanh (Blue Hands) là gì? Hình ảnh mới nhất

Quy trình tạo nên Kim thép xanh

Là một khách hàng, bạn phải nhận ra sự khác biệt giữa màu xanh trên những chiếc kim đồng hồ là do sử dụng phương pháp xanh hóa học hay xanh nhiệt. Các phương pháp cho ra kết quả gần giống nhau nhưng khác biệt hoàn toàn về chất lượng và giá trị.

1. Phương pháp nung nhiệt thủ công

Bước 1: Kim đồng hồ được đặt trên một lớp dăm đồng nhỏ trên khay cũng làm bằng đồng. Đồng cho phép nhiệt phân phối đều tại tất cả vị trí.

Dụng cụ sử dụng trong quá trình nung đều phải làm sạch và loại bỏ hoàn toàn tạp chất để không gây ra tình trạng khuyết / nổi bong bóng.

Quá trình tạo nên kim thép xanh bằng phương pháp thủ công

Bước 2: Bật tấm lửa bên dưới tấm nung và chờ nhiệt độ tăng lên.

Ở từng ngưỡng nhiệt độ khác nhau, kim đồng hồ bắt đầu thay đổi màu sắc từ màu rơm, cho đến vàng, nâu, xanh tím, xanh đậm (hay còn gọi là màu trung gian) trước khi đạt đến màu xanh lam ở khoảng 570-590 độ F. Sau đó là xanh nhạt, xám và nâu.

Những vị trí mỏng trên kim đồng hồ sẽ chuyển màu nhanh hơn, ngược lại, vị trí dày hơn thì lâu xanh. Người thợ đứng quan sát liên tục nhằm đảo bảo tổng thể kim đạt cùng một sắc thái.

YouTube video

Xem kỹ hơn về quá trình nung nhiệt thủ công để tạo nên kim nung xanh Blue Hands

2. Phương pháp nung nhiệt công nghiệp

Nguyên lý tương tự như Phương pháp nung nhiệt thủ công nhưng quá trình thực hiện “công nghiệp” hơn với hợp kim và mạ điện.

Về tính chất, cả hai mang lại kết quả gần như tương đương nhưng tính truyền thống và thủ công là rất cần thiết trong việc tạo nên những chiếc đồng hồ xa xỉ.

Đồng hồ cao cấp và bình dân lựa chọn nung nhiệt công nghiệp (mạ điện) để tiết kiệm chi phí.

3. Phương pháp sơn phủ

Kim thép xanh đi vào tiềm thức rằng, đây là chiếc đồng hồ chú ý đến từng chi tiết và tỏ lòng tôn kính với những thợ đồng hồ truyền thống, người được xem là bậc thầy về nghệ thuật chế tác.

Các nhà sản xuất giá rẻ vì thế đua nhau đưa kim thép xanh lên đồng hồ bằng cách sơn phủ, một phương pháp tiết kiệm chi phí và giúp sản phẩm trông có vẻ cao cấp hơn rất nhiều.

Thực tế thì quá trình này không hẳn gọi là kim thép xanh, mà chỉ là “sao chép” hình dáng của thép nung xanh thật sự.

Có thể bạn quan tâm:

Hình ảnh kim thép xanh trên đồng hồ

Khám phá 5 bật mí thú vị về Kim thép xanh

Kim thép xanh đã được sử dụng qua hàng trăm năm với nhiều thay đổi về cách thức thực hiện và lợi ích mang lại cho người dùng.

Những chiếc đồng hồ có kim thép xanh giúp tăng chiều sâu và độ tương phản, là chi tiết phân biệt giữa một sản phẩm cao cấp và bình dân.

1. Lý do thợ thủ công chọn dải màu xanh

Có nhiều dải màu sinh ra trong quá trình nung như vàng, nâu, xanh tím, xanh đậm,…nhưng thợ thủ công đã lựa chọn màu xanh lam.

Các màu sớm hơn trong quang phổ mang lại độ cứng cao, độ dẻo thấp khiến chúng giòn và dễ gãy. Ngược lại, nếu nung nhiệt độ lớn thì độ dẻo cao nhưng độ cứng thấp.

Trong khi màu xanh lam đạt được ở khoảng 280-300oC là điểm cân bằng giữa độ bền và tính thẩm mỹ.

Các dài màu trong quá trình nung thép kim xanh

2. Tỷ lệ chọn lọc trong sản xuất là 25%

Với phương pháp nung nhiệt thủ công. Nếu nung quá nhiệt độ, phần kim sẽ nhanh chóng chuyển sang nâu/đồng và bị loại bỏ ngay lập tức. Tỷ lệ loại bỏ là 75%, chỉ 25% kim thép xanh nung thành công và sử dụng.

Máy móc không thể thay thế ở khâu canh nhiệt và màu sắc, tất cả dựa vào tay nghề và kinh nghiệm của người thợ.

Kim thép xanh theo phương pháp thủ công ngày nay chỉ còn tìm thấy ở những chiếc đồng hồ xa xỉ.

Với phương pháp mạ điện, tỷ lệ thành công cao hơn nhiều và dùng rộng rãi ở hầu hết các thương hiệu.

3. Sự mâu thuẫn giữa nhà sản xuất và người sử dụng

Ở thế kỷ 16, trước khi thép không gỉ ra đời thì thợ đồng hồ nung thép xanh để hình thành màng bọc giúp bảo vệ kim, ốc không gỉ sắt và oxy hóa.

Sự tiến bộ về vật liệu thép không gỉ dẫn đến quá trình nung thép trở nên thừa thãi nhưng thợ đồng hồ nhận ra rằng, khách hàng của họ yêu thích màu xanh trên kim, ốc vì tính thẩm mỹ chứ không hẳn là công dụng mà lớp phủ mang lại.

Ngày nay, nung thép xanh vẫn là công đoạn thiết yếu và được quan tâm.

Đồng hồ thép kim xanh của Breguet

Những thương hiệu xa xỉ như Breguet vẫn miệt mài sử dụng thép kim xanh lên đồng hồ

4 Là chi tiết khó phân biệt và dễ nhầm lẫn

Kim thép xanh sản xuất theo phương pháp thủ công, mạ điện hay sơn màu xanh đều trông có vẻ giống nhau và dễ nhầm lẫn.

Nhiều chiếc đồng hồ dù là sơn màu xanh nhưng bị quảng cáo quá đà để thổi bùng giá trị, khiến khách hàng nhầm lẫn.

Bạn nên nghiên cứu kỹ tài liệu từ hãng, đại lý ủy quyền hoặc những diễn đàn uy tín để hiểu hơn về kim thép xanh, hoặc ốc nung xanh trên chiếc đồng hồ mình đang có dự định sở hữu.

Kim thép xanh trên đồng hồ Citizen Calendrier Moonphase AP1050-81A

Kim nung xanh trên đồng hồ giá bình dân – Ảnh: Citizen Calendrier Moonphase AP1050-81A

5. Quá trình nung thủ công bị ảnh hưởng bởi tay nghề

Riêng với phương pháp nung nhiệt thủ công, dù cho có quy trình rõ ràng nhưng đội ngũ nghệ nhân thường không nhất thiết để ý kỹ đến đồng hồ đo nhiệt độ.

Họ dựa vào kinh nghiệm để quan sát, điều chỉnh màu sắc theo mong muốn. Việc tạo ra các chi tiết kim nung xanh theo thủ công bị phụ thuộc nhiều vào bàn tay và con mắt lành nghề.

Tin tức liên quan:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

4 thảo luận
  1. H
    Huy

    Giờ m mới hiểu con Baume của m nó lại có kim màu xanh, lúc đầu cứ nghĩ là sơn trang trí bình thường . Giờ mới biết ts nó lại đắt thế ?

    7 năm trước
    • Đồng Hồ Hải Triều.

      Chào anh Huy!

      Bước chân vào thế giới đồng hồ, sẽ có vô vàn thứ lạ lẫm và đầy ngạc nhiên với chúng ta. Những mẫu đồng hồ trên thị có rất nhiều thiết kế khác nhau, cùng với những chất liệu rất đặc biệt, đây chính là kết quả của sự sáng tạo, khoa học và trí tuệ.

      Hải Triều tự hào là một trong những thương hiệu hàng đầu phân phối đồng hồ chính hãng với những chiếc đồng hồ đến từ tên tuổi nổi tiếng thế giới, Hải Triều luôn luôn đón chào khách hàng cho những trải nghiệm thú vị nhất về thế giới đồng hồ đa màu sắc ạ.

      Nếu cần thêm thông tin, anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
      Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.

      Cảm ơn anh và chúc anh một buổi sáng tốt lành ạ.
      Thân ái!
      [HD]

      7 năm trước
  2. T
    Trương Dũng

    Thì ra là vậy, một cách chế tạo đầy công phu để ra được một chiếc kim màu xanh cho đồng hồ. Thật sự là từ trước đến h mình chỉ tưởng nó là một loại mạ nào đó như kiểu mạ màu vàng thông thường thôi …. Bài viết hay quá, cám ơn Hải Triều nhiều <3

    9 năm trước
    • Đồng Hồ Hải Triều

      Chào anh,dạ cảm ơn anh đã quan tâm tới Hải Triều ạ
      Thân

      9 năm trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *