Tìm hiểu về lò xo cân bằng Nivachron & so sánh với Silicum

Tìm hiểu về lò xo cân bằng Nivachron & so sánh với Silicum

Khi mua đồng hồ cơ, độ chính xác của bộ máy là một yếu tố quan trọng. Trong đó, lò xo Nivachron do ETA sản xuất được đánh giá cao vì giải quyết được vấn đề từ trường – điều gây ảnh hưởng đến độ chính xác khá nhiều. Vậy Nivachron làm từ gì, nguyên lý ra sao, cùng tìm hiểu rõ hơn.

MỤC LỤC

Lò xo Nivachron là gì? Làm từ chất liệu gì?

Ưu điểm của Nivachron – Hiệu quả chống từ tính vượt trội

Các bộ chuyển động có sử dụng Nivachron

1. Rado Caliber R808

2. ETA Powermatic 80.611

3. ETA Caliber A31.L11

4. ETA/Valjoux Caliber A05.231

So sánh giữa Nivachron và Silicium: chất liệu nào tuyệt vời hơn?

Lò xo Nivachron là gì? Làm từ chất liệu gì?

Lò xo Nivachron là một dạng lò xo cân bằng, có nhiệm vụ giúp cân đối cũng như kiểm soát tốc độ dao động của bánh xe, đảm bảo độ chính xác của đồng hồ. 

Lò xo Nivachron sử dụng vật liệu cấu thành từ sự kết hợp các thành phần phức tạp và đặc tính cơ bản của Titanium. Xử lý tình trạng dây cân bằng dễ bị xoắn vào nhau nếu gặp từ trường mạnh. Bên cạnh đó còn có thể chống chịu những thay đổi nhiệt độ môi trường làm lệch độ chính xác của giờ.

Lò xo Nivachron là sản phẩm công nghệ mới mà Swatch Group kết hợp với Audemars Piguet cho ra mắt năm 2018. Swatch Group – Thương hiệu đến từ Thụy Sỹ là chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo, sản xuất, bán lẻ đồng hồ, bộ máy, linh kiện. Việc nhà máy sản xuất độc quyền của thương hiệu – ETA phát minh ra Nivachron, công bố dự định thay thế cho lò xo cân bằng Silicon đã tạo một tiếng vang lớn trong ngành đồng hồ.

tìm hiểu về lò xo nivachron có ưu điểm gì - ảnh 1

Lò xo Nivachron trong bộ máy đồng hồ

Ưu điểm của Nivachron – Hiệu quả chống từ tính vượt trội

Lò xo Nivachron là mẫu lò xo cân bằng mang tính đổi mới làm từ hợp kim titanium cùng tên. Hợp kim Nivachron sở hữu nhiều khả năng có lợi như: chống từ tính, chống biến động nhiệt độ và cả khả năng chống sốc, chịu lực tốt. 

  • Khả năng chống từ tính: Chống từ tính là ưu điểm nổi trội. Các linh kiện lắp ghép đồng hồ đa phần là kim loại nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường, đặc biệt là dây cân bằng. Khi các vòng dây bị nhiễm từ tính, chúng có xu hướng quấn lại với nhau và trở thành nguyên nhân đồng hồ chạy chậm hay nhanh bất thường. Việc sử dụng lò xo Nivachron giúp đảm bảo bộ chuyển động luôn hoạt động chính xác.
  • Khả năng chống biến động nhiệt độ: Với đồng hồ cơ, nhiệt độ cao sẽ khiến cho bộ chuyển động giảm tính đàn hồi của dây cót, đồng hồ chạy chậm hơn khi thời tiết trở nóng hoặc chạy nhanh hơn nếu trở lạnh. Nên khi chú trọng chống nhiệt cho đồng hồ, phụ kiện sẽ được gia tăng tuổi thọ, bộ di chuyển luôn trong trạng thái ổn định.
  • Khả năng chống shock, chịu lực: Titanium là hợp kim cao cấp, được sử dụng để cam kết cho chất lượng bộ máy. Titan giảm thiểu đi sự ma sát giữa các bề mặt bộ phận, chống ăn mòn cao, chống shock tốt. Là vật liệu lý tưởng được nghiên cứu trong ngành linh kiện đồng hồ.

Nhiệm vụ chính của Nivachron là điều chỉnh sự chuyển động của đồng hồ, ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, giữ đồng hồ luôn hoạt động chính xác nhất. 

YouTube video

Các bộ chuyển động có sử dụng Nivachron

Từ khi ra mắt, lò xo Nivachron đã bắt đầu được quan tâm và ghi nhận sử dụng trong nhiều bộ máy đồng hồ.

1. Rado Caliber R808

Rado Caliber lần đầu được sử dụng bên trong sản phẩm Rado Captain Cook High-Tech Ceramic Limited Edition, bên cạnh đó còn có Rado True Square Automatic Skeleton.

Các thông số liên quan đến bộ máy:

– Bộ chuyển động: Automatic

– Sản xuất: tại Thụy Sỹ

– Chân kính: 25

Tần số dao động: 21.600 vph

– Khả năng trữ cót: 80 giờ

– Sai số: 0 đến +10s/ ngày

Theo thông tin từ hãng, dòng đồng hồ sử dụng dây cân bằng Nivachron mang đặc tính chống từ tính, chịu nhiệt tốt. Điều này giúp các sản phẩm trang bị bộ chuyển động hoạt động bền bỉ hơn.

đồng hồ Rado Captain Cook High-Tech Ceramic Limited Edition sử dụng bộ máy Rado Caliber R808 - ảnh 2

Đồng hồ Rado Captain Cook High-Tech Ceramic Limited Edition sử dụng bộ máy Rado Caliber R808

2. ETA Powermatic 80.611

ETA Powermatic 80.611 là bộ máy thuộc nhà sản xuất linh kiện của Swatch Group – ETA. Bộ máy Powermatic 80 phát triển dựa trên khung cũ là ETA 2824-2.

Các thông số liên quan đến bộ máy:

– Bộ chuyển động: Automatic, cót tay

– Sản xuất: tại Thụy Sỹ

Chân kính: 25

– Tần số dao động: 21.600 vph

– Khả năng trữ cót: 80 giờ

Đây cũng là dòng máy điển hình sử dụng công nghệ lò xo cân bằng Nivachron mới nhất. Khả năng khử từ tính, chịu nhiệt tốt, lớp phủ titan cao cấp giảm ma sát giữa các bề mặt, chống ăn mòn gia tăng tuổi thọ sản phẩm.

ETA Powermatic 80.611 có sử dụng Nivachron - ảnh 3

3. ETA Caliber A31.L11

ETA Caliber A31.L11 phát triển từ sản phẩm 2893-A2 trước đó. Những thay đổi này được cho là nhờ vào việc thay đổi hợp kim cho dây cót chính móng hơn, linh hoạt hơn. Trục nòng cũng đã cải tiến để có thể chứa lò xo dài hơn.

Các thông số liên quan đến bộ máy:

– Bộ chuyển động: Automatic

– Sản xuất: tại Thụy Sỹ

– Chân kính: 21

– Tần số dao động: 25.200 vph

– Khả năng trữ cót: 72 giờ

Một nâng cấp đáng chú ý của sản phẩm đó là sử dụng dây tóc Nivachron và Silicon để hạn chế từ tính tác động làm sai lệch giờ. Nivachron là hợp kim gốc titan, còn silicon là thành phần phi từ tính. Giúp giảm sự ảnh hưởng tiêu cực của từ tính đến sự chuyển động kim quay.

4. ETA/Valjoux Caliber A05.231

Bộ vận hành ETA/Valjoux Caliber A05.231 có một sản phẩm nổi tiếng thông báo sử dụng bộ máy này là Tissot Telemeter 1938. 

Các thông số liên quan đến bộ máy:

– Bộ chuyển động: Automatic

– Sản xuất: tại Thụy Sỹ

– Chân kính: 29

– Tần số dao động: 28.800 vph

– Khả năng trữ cót: 68 giờ

Cũng là một bộ máy của ETA sử dụng lò xo Nivachron và công nghệ chống shock độc quyền Nivashock. Các tiện ích giúp cho các sản phẩm dùng bộ vận hành chạy nhanh ổn định và luôn đi đúng thời gian.

So sánh giữa Nivachron và Silicium: chất liệu nào tuyệt vời hơn?

Silicium lúc đầu là vật liệu mới trong chế tác đồng hồ. Điểm đặc trưng khiến Silicium dần trở thành tiêu chuẩn của lò xo cân bằng ở việc chúng không có từ tính nên không bị ảnh hưởng bởi từ trường. Bên cạnh đó, Silicon cũng có khả năng chống ăn mòn tốt hơn kim loại nhiều lần. 

Nivachron được nghiên cứu để cho ra mắt sau. Khác với Silicium, đây là vật liệu thuận từ, nghĩa là chúng chỉ bị từ trường hút yếu mà không bị hạn chế hoạt động. Ngoài ra, Nivachron còn chống biến động nhiệt tốt hơn, cực kỳ lý tưởng cho các dòng đồng hồ luôn tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt.

Nhìn chung, cả 2 đều là vật liệu chế tác được đánh giá cao giúp đồng hồ hoạt động bền bỉ trong nhiều kiểu môi trường. Nhưng nếu phải so sánh, Nivachron có phần nhỉnh hơn vì giá sản xuất rẻ và độ chống chịu nhiệt cao hơn. Bên cạnh đó còn khắc phục thêm một nhược điểm của Silicium đó là khá mong manh và khó xử lý khi lắp ráp.

so sánh lò xo Nivachron và lò xo Silicium - ảnh 5

Tìm hiểu thêm: Thuật ngữ bộ máy

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *